A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp học sinh:
-Nhận thức được những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần, các thời kỳ phát triển, và một số nét truyền thống của nền văn học dân tộc.
-Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
- Phương tiện thực hiện: sử dụng sgk, sgv, bảng phụ để giảng phần II
- Cách thức: thực hiện dạy - học bài này theo phương pháp tích hợp và phương pháp phân tích (để chứng minh các luận điểm)
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
I. Ôn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
III. Bài mới.
1. Lời vào bài: ở THCS các em đã được học nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng của nền văn học VN từ xưa đến nay. Lên THPT các em sẽ tiếp tục đào sâu phân tích ở tầm sâu rộng hơn. Bài đầu tiên là bài văn học sử, bài này có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt nó giúp các em có cái nhìn khái quát nhất, hệ thống hoá nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác nó giúp cho các em ôn tập tất cả những gì đã học ở THCS.
2. Tiến trình dạy học.
132 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Trường THPT Trần Phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2007
Tiết 1: Đọc văn
TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp học sinh:
-Nhận thức được những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần, các thời kỳ phát triển, và một số nét truyền thống của nền văn học dân tộc.
-Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
- Phương tiện thực hiện: sử dụng sgk, sgv, bảng phụ để giảng phần II
- Cách thức: thực hiện dạy - học bài này theo phương pháp tích hợp và phương pháp phân tích (để chứng minh các luận điểm)
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
I. Ôn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
III. Bài mới.
Lời vào bài: ở THCS các em đã được học nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng của nền văn học VN từ xưa đến nay. Lên THPT các em sẽ tiếp tục đào sâu phân tích ở tầm sâu rộng hơn. Bài đầu tiên là bài văn học sử, bài này có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt nó giúp các em có cái nhìn khái quát nhất, hệ thống hoá nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác nó giúp cho các em ôn tập tất cả những gì đã học ở THCS.
Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu các bộ phận hợp thành của nền VHVN.
Thao tác 1: Dựa vào sgk, hãy xác định VHVN bao gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
Thao tác 2: Hãy kể tên một số tác phẩm VHDG đã học ở THCS? Các tác phẩm VHDG có những đặc điểm gì? (Ai sáng tác, hình thức lưu truyền)
Thao tác 3: Hãy nêu các thể loại VHDG đã học ở THCS? Cho ví dụ?
Thao tác 4: Vị trí của nền VHDG trong nền VHVN?
Thao tác 5: Văn học viết có những điểm gì khác với VHDG?( Người sáng tác, hình thức lưu truyền…
Thao tác 6: Văn học viết gồm những thành phần nào?
Thao tác 7: Hãy kể tên một số TPVH chữ Hán? Đặc điểm đáng lưu ý?
Thao tác 8: Hãy kể tên một số TPVH chữ Nôm đã học ở THCS? Đặc điểm?
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu các thời kỳ phát triển nền VHVN. (Gv đưa ra một số tác phẩm đã học ở THCS và yêu cầu hs sắp xếp tương ứng với các giai đoạn phát triển trong sgk.G)
Thao tác 1: Dựa vào sgk hãy nêu những ý chính (tình hình xã hội và văn hoá )
Thao tác 2: Tình hình xã hội có gì đáng lưu ý, văn học có điểm gì mới?
Thao tác 3: Dựa vào sgk hãy nêu ra những nét chính về tình hình xã hội và văn học nước ta trong giai đoạn này?
I. Các bộ phận, thành phần của nền văn học.
Hai bộ phận: văn học dân gian
Văn học viết.
Văn học dân gian.
- Do người bình dân sáng tác và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng
- Các thể loại VHDG: sgk.
- Vị trí quan trọng:
+ Góp phần gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
+ Nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
+ Nguồn thi liệu cho văn học viết.
Văn học viết.
- Do tầng lớp trí thức sáng tác, lưu truyền bằng hình thức chữ viết, mang dấu ấn cá nhân.
- Đến đầu thế kỉ XX gồm 2 thành phần chủ yếu: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Văn học chữ Hán.
- Ra đời ngay từ buổi đầu của văn học viết.
Bao gồm thơ và văn.
Đậm đà tính dân tộc.
b.Văn học chữ Nôm.
Ra đời vào khoảng thế kỉ XIII.
Bao gồm thơ và phú.
* Những năm 20 của thế kỷ XX: văn học viết bằng chữ Quốc ngữ (thay cho chữ nôm)
→ Hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết phát triển song song và có ảnh hưởng qua lại sâu sắc.
II. Các thời kỳ phát triển của nền văn học.
Thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (văn học trung đại)
Đất nước giành được độc lập.
- Nền văn học phát triển dưới các triều đại PK.
+ Văn học dân gian và văn học viết có lúc hoà hợp (tkỉ X – XVT), Có Lúc đối lập ở các xu hướng (tkỉ XVI – xix)
- Văn học chữ Nôm ngày càng phát triển và có vị trí quan trọng.
- Ảnh hưởng văn học và tư tưởng Trung Hoa – Bị chi phối bởi quan niệm thẫm mĩ chung thể hiện qua hệ thống thi pháp tương ứng.
2.Thời kỳ đầu thế kỉ XX đến CMTháng Tám 1945.
- Sự xâm lược của thực dân Pháp – xã hội VN thay đổi về mọi mặt.
- Văn học diễn ra nhiều cuộc cách tân về thể loại, hình thức, nội dung…
- Văn học VN bước vào thời kỳ hiện đại → sáng tác, phê bình văn học trở thành hoạt động chuyên nghiệp.
3.Thời kỳ từ CMT8 đến hết thế kỷ XX.
Từ CMT8 đến 1975.
- Văn học được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc đã chi phối đến văn học.
- Văn học phục vụ kháng chiến.
Từ sau 1975 đến hết TKỉ XX.
- Sau ĐH Đảng VI, văn học đã có sự đổi mới sâu sắc, toàn diện.
Văn học được đa dạng hoá từ nội dung đến hình thức.
Hết tiết 1.
Ngày soạn: 26/8/2007
Tiết 2: ĐỌC VĂN
TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY-HỌC.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của văn học VN? Mỗi giai đoạn nêu một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu một số nét đặc sắc của vhvn.
Thao tác 1: Tâm hồn VN thể hiện ntn trong văn học? Lý giải lý do vì sao lòng yêu nước và tự hào dân tộc lại là một trong những nét đặc sắc? Biểu hiện (tổ 1 trình bày)
Thao tác 2: Dựa vào sgk ba tổ còn lại trình bày và chứng minh qua một số thể loại cho nét thứ hai. Còn 2 nét còn lại chứng minh bằng một tác phẩm đã học.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS củng cố, luyện tập.
Thao tác 1: Gọi hs đọc phần ghi nhớ trong sgk
Thao tác 2: Cho hs làm bài tập 2, 3, 4 bằng hình thức bài tập nhanh - gv sửa.
III. Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học VN.
1.Văn học VN đã thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn Việt Nam.
2.Văn học VN tồn tại và phát triển với rất nhiều thể loại.
3. Văn học VN luôn tiếp thu mọi luồng văn hoá Đông - Tây nhưng có chọn lọc và luôn giữ gìn bản sắc dân tộc.
4. Nền văn học VN có một sức sống dẻo dai và mãnh liệt.
IV.Củng cố, luyện tập.
1. Củng cố.
Nền VHVN gắn bó chặt chẽ với vận mệnh đất nước, vận mệnh nhân dân, thân phận con người.
Ngày càng được dân chủ hoá, hiện đại hoá nhưng luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá riêng.
2. Luyện tập.
Bài tập 1, 2, 3.
D. Dặn dò.
Về nhà học bài và soạn bài văn bản
Ngày soạn: 26/8/2007
Tiết 3: Làm văn VĂN BẢN
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Hiểu khái quát về văn bản và đặc điểm của văn bản
- Vận dụng sự hiểu biết về văn bản vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.
Cụ thể:
+ Biết dựa vào tên văn bản để hình dung khái quát về nội dung văn bản. Từ đó vận dụng vào việc đọc cũng như tìm mua, tìm đọc sách báo.
+ Hình thành thói quen xác định mục đích, tìm hiểu kĩ về người nhận văn bản để lựa chọn nội dung và cách viết phù hợp thông qua việc trả lời các câu hỏi trước khi viết văn.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học.
- Phương tiện: + sử dụng sgk, sgv
+ sử dụng bảng photo phát ngữ liệu cho hs
Cách thức tiến hành:
Tiến hành dạy học theo phương pháp quy nạp
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I. Ôn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Hãy nêu các bộ phận hợp thành văn học VN mỗi bộ phận cho ba ví dụ?
Hãy trình bày một số nét đặc sắc truyền thống của VHVN. Chứng minh.
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát về văn bản.
Thao tác 1: Ba văn bản trên được tạo ra trong loai hoạt động giao tiếp nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng ở mỗi văn bản?
Thao tác 2: Từ việc tìm hiểu ba ví dụ trên, em hãy rút ra khái niệm văn bản.
Thao tác 3: Ba văn bản trên viết cho đối tượng nào? viết về cái gì? nhằm mục đích gì? phân tích sự lựa chon ngôn ngữ của mỗi văn bản.
Thao tác 4: Từ việc phân tích các ví dụ trên, hãy nêu các yếu tố chi phối quá trình tạo lập văn bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của văn bản.
* Gv chỉ ghi tiêu đề sau khi tiến hành xong thao tác 3
Thao tác 1: Theo các em ví dụ 4 có thể xem là văn bản không? vì sao?
(Văn bản 4 không thể coi là văn bản vì đề tài không thống nhất, mục đích không rõ ràng)
Thao tác 2: Vấn đề trong ví dụ 1, 2, 3 được triển khai như thế nào?
(triển khai nhất quán và rõ ràng)
Thao tác 3: Sau khi phân tích 3 văn bản hãy rút ra đặc điểm đầu tiên của văn bản.
Thao tác 3: Trong các ví dụ 2, 3 nội dung của văn bản triển khai ntn qua từng câu từng đoạn? Đặc biệt văn bản 3 có kết cấu như thế nào?
(Các câu trong ví dụ 2, 3 đều thể hiện nhất quán một chủ đề, các câu có quan hệ nghĩa rõ ràng, liên kết chặt chẽ với nhau. Văn bản 3 có kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài)
Thao tác 5: hãy nêu lên đặc điểm thứ 2 của văn bản?
I. Khái quát về văn bản.
1. Khái niệm văn bản.
a. Tìm hiểu ngữ liệu.
- Tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị - xã hội.
- Dung lượng:
+ Văn bản 1: 1 câu
+ Văn bản 2: 4 câu
+ Văn bản 3: nhiều câu
b. Khái niệm.
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn tạo thành.
2. Những yếu tố chi phối quá trình tạo lập văn bản.
a. Tìm hiểu ngữ liệu.
- Văn bản 1:
+ Đối tượng: mọi người
+ Nội dung: ảnh hưởng của môi trường sống đến con người.
+ Mục đích: truyền đạt kinh nghiệm sống.
Văn bản 2:
+ Đối tượng: lời của cô gái nói với mọi người.
+ Nội dung: lời than thân của cô gái.
+ Mục đích: tạo sự hiểu biết và gợi sự cảm thông của mọi người với số phận người phụ nữ.
- Văn bản 3:
+ Đối tượng: toàn thể quốc dân đồng bào
+ Nội dung: lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Mục đích: kêu gọi, khích lệ, thể hiện quyết tâm của mọi người trong kháng chiến chống Pháp.
a. Các yếu tố chi phối quá trình tạo lập văn bản.
Đối tượng tiếp nhận văn bản.
Nội dung thông tin.
Thể thức cấu tạo và quy tắc ngôn ngữ được vận dụng trong văn bản
Mục đích của văn bản.
II. Đặc điểm của văn bản.
Văn bản có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cản và mục đích.
2. Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức.
3. Văn bản có tác giả.
IV. Củng cố, luyện tập.
Củng cố.
Nắm được khái niệm văn bản, các yếu tố chi phối quá trình tạo lập văn bản
Hiểu và phân tích được các đặc điểm của văn bản
Luyện tập.
- Hs làm bài tập 5 trong sgk.
D. Dặn dò.
- Học bài và soạn bài " Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt".
Ngày soạn: 27/8/2007
Tiết 4: Làm văn
PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Hiểu đặc điểm cơ bản của các kiểu loại văn bản và phương thức biểu dạt ở THCS để nhận diện, phân tích và tạo lập các loại văn bản này.
- Thấy được sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa các phương thức biểu đạt trong một loại văn bản, nhưng cũng thấy được phương thức chủ đạo của văn bản đó.
- Có ý thức vận dụng hiểu biết các loại văn bản và phương thức biểu đạt vào trong đọc văn và làm văn một cách phù hợp.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học.
1. Phương tiện thực hiện: sgv, sgk, sbt và một số văn bản hs đã gặp ở THCS.
2. Cách thức tiến hành: cho các em hoạt động nhóm để tiếp xúc với văn bản và trả lời câu hỏi, kết hợp với ôn tập kiến thức cũ từ đó nắm được nội dung bài học.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv giúp hs ôn lại các đặc điểm dã học ở THCS.
Thao tác 1: em đã học các kiểu văn bản nào? Đọc kĩ các đặc điểm của mỗi phương thức biểu đạt – xác định ptbđ đó chủ yếu dùng cho kiểu văn bản nào?
(Cho hs điền vào ô hoặc tham khảo bt 1, 2 trong sgk)
Hoạt động 2: Giúp hs thấy được sự đan xen trong các ptbđ trong một văn bản qua việc tìm hiểu mục 2/ sgk.
(Chia lớp làm 4 nhóm, hai nhóm tìm hiểu đoạn 1, hai nhóm tìm hiểu đoạn 2)
Thao tác 1: Các đoạn văn trên kết hợp các ptbđ nào? ptbđ chính, vì sao?
Hoạt động 3: Giúp hs nhận diện các kiểu văn bản qua việc tìm hiểu mục 3/ sgk
I. Ôn lại khái niệm và các phương thức biểu đạt.
- PTBĐ: Là cách thức phản ánh và tái hiện đời sống của người viết, người nói, mỗi ptbđ phù hợp với một mục đích, ý đồ phản ánh, tái hiện nhất định và được hiện thực hoá bởi một thao tác chính nào đó.
- Có 6 kiểu văn bản được phân loại theo ptbđ:
+ Văn bản tự sự
+ Văn bản miêu tả
+ Văn bản biểu cảm
+ Văn bản điều hành
+ Văn bản thuyết minh
+ Văn bản lập luận
II. Tìm hiểu các ngữ liệu.
Đoạn 1: Ptbđ chính: tự sự
Tự sự + miêu tả: làm phong phú, sinh động đối tượng, sự việc được trình bày.
Đoạn văn 2: Ptbđ chính: Thuyết minh (giới thiệu cây sầu riêng và những đặc điểm của nó)
Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
3.
- Hai văn bản có điểm giống nhau và khác nhau.
+ Giống nhau: cùng viết về đối tượng là chiếc bánh trôi nước.
+ Khác nhau:
Văn bản 1: chiếc bánh chỉ được hiểu theo nghĩa đen - tỉ mỉ, chính xác, khách quan – VB thuyết minh.
Văn bản 2: không chỉ là chiếc bánh mà còn là hình ảnh người phụ nữ VN trong xã hội PK. Chỉ điểm qua một số nét tiêu biểu của sự vật nhân đó mà nói lên tình cảm của người viết → VB biểu cảm + miêu tả.
IV. Củng cố
Gv có thể đưa thêm một số văn bản cho học sinh nhận diện
D. Dặn dò.
- Nắm được đặc điểm của các kiểu vb để nhận diện và tạo lập được vb.
- Soạn bài " Khái quát văn học dân gian Việt Nam".
Ngày soạn: 29/8/2007
Tiết 5: Đọc văn
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
Nhận thức được vhdg Việt Nam có vị trí và vai trò trong lịch sử hình thành và phát triển của vhdt.
Nắm được một số đặc trưng cơ bản và nhớ được những định nghĩa ngắn gọn về các thể loại chính của vhdg Việt Nam.
Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về bộ phận văn học này.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
I. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
II. Cách thứ tiến hành: tổ chức dạy - học theo phương pháp quy nạp.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Gv đưa văn bản và học sinh nhận diện bằng cách xác định ptbđ chính trong văn bản.
III. Bài mới.
Lời vào bài: nhà thơ NKĐiềm có viết: khi ta lớn lên đất nước đã có rồi. Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể…"Có lẽ đối với bất cứ người dân VN nào lớn lên cũng đều qua lời ru câu hát của bà. Lời ca ấy, câu thơ ấy chính là một trong những biểu hiện của vhdg, một bộ phận rất quan trọng trong nền vhdt. Để giúp các em hiểu hơn về bộ phận văn học này, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài" Khái quát vhdg VN"
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu vhdg trong tiến trình vhdt.
Thao tác 1: Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm vhdg?
Thao tác 2: Vhdg còn có tên gọi là vh bình dân, theo các em vì sao vhdg lại có tên gọi như vậy?
Thao tác 3: Vì sao vhdg Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc?
Thao tác 4: Gv sử dụng bảng phụ để hs tự rút ra các giá trị cơ bản của vhdg.
- Những câu tục ngữ, ca dao trên cung cấp cho em những tri thức gì?
- Những câu chuyện dân gian như Thánh Gióng, Trầu cau, … để lại cho em những bài học g ì?
- Nhận xét về ngôn từ trong các câu ca dao, tục ngữ?
Hoạt động 2: hướng dẫn hs tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của vhdg.
Thao tác 1: vhdg được sáng tác và lưu truyền bằng hình thức nào?
Thao tác 2: vì sao phương thức truyền miệng vẫn được duy trì ngay cả khi đã có chữ viết?
Thao tác 3: lấy ví dụ hình thức diễn xướng của vhdg?
Thao tác 4: theo em thế nào là sáng tác tập thể?
Thao tác 5: chính đặc trưng thứ nhất này đã tạo nên đặc điểm gì nổi bật ở vhdg?
Thao tác 6: tìm một số tác phẩm vhdg có tính dị bản.
(gv dùng bảng phụ cho hs tiếp xúc với các tác phẩm có tính dị bản)
Thao tác 6: Ngôn ngữ văn học dân gian có gì khác với ngôn ngữ viết?
Hoạt động 3: hướng dẫn hs tìm hiểu những thể loại chính của vhdg?
Thao tác 1: hãy nêu một số thể loại vhdg mà em đã học, cho ví dụ?
I. Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc.
1. Văn học dân gian là văn học của quần chúng lao động.
- Nó được sáng tác, giữa gìn, lưu truyền bởi những người bình dân.
- Nó thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp dân chúng.
2. Văn học dân gian Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc.
- Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một nền văn học riêng.
3. Một số giá trị cơ bản của vhdg Việt Nam.
- Cung cấp những tri thức về tự nhiên, xã hội góp phần hình thành nhân cách con người VN.
- Bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hoá dân tộc.
- Vhdg có những giá trị thẩm mĩ to lớn.
II. Một số đặc trưng cơ bản của vhdg Việt Nam.
1. Tính truyền miệng và tập thể của vhdg.
a. Tính truyền miệng.
- Vhdg được sáng tác và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.
- Phương thức truyền miệng của vhdg do nhu cầu sáng tác và hưởng thụ văn học trực tiếp.
- Tạo nên hình thức diễn xướng.
b. Tính tập thể.
(sgk)
→ tạo nên hai đặc điểm nổi bật.
* Về phương diện hình thức tồn tại.
- Tác phẩm vhdg thường có dị bản.
* Về phương diện nội dung.
- Vhdg quan tâm tới những gì là chung cho cả cộng đồng người, là tiếng nói chung của cộng đồng.
- Vhdg có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh… lặp di lặp lại.
2. Về ngôn ngữ và nghệ thuật của vhdg.
- Vhdg dùng ngôn ngữ nói làm phương tiện sáng tác. - giản dị và mang nhiều đặc điểm của ngôn ngữ nói.
- Cách nhận thức và phản ánh hiện thực có nhiều điểm khác biệt với văn học viết: phản ánh hiện thực một cách kì ảo chỉ có trong tưởng tượng.
III. Những thể loại chính của vhdg Việt Nam.
Có 12 thể loại chính C ( sgk)
IV. Củng cố, luyện tập.
Cho hs làm bảng so sánh vhdg và vh viết về các phương diện sau: lịch sử phát triển, tác giả, cách thức sáng tác và lưu truyền, nội dung tư tưởng, thể loại.
D. Dặn dò.
Các em về học bài và soạn bài " Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ"
Tiết 7: Làm văn
Ngày soạn: 31/8/2007
PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Nắm được cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Vận dụng sự hiểu biết nói trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
Cụ thể:
+ Trước khi đọc văn bản, phải nhận biết văn bản đó được dùng để giao tiếp trong lĩnh vực nào với mục đích gì.
+ Vận dụng những hiểu biết về phong cách chức năng ngôn ngữ để viết các văn bản thuộc các loại thể khác nhau.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
I. Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án, ngữ liệu phát cho hs.
II. Cách thức thực hiện: sử dụng phương pháp phát vấn cùng phân tích.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Phân tích một số đặc trưng cơ bản của vhdg?
III. Bài mới.
Ở THCS các em đã được học rất kỹ về phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu việc phân loại văn bản theo một tiêu chí khác đó là phân loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
Thao tác 1: Phong cách chức năng ngôn ngữ gồm những loại nào?
Thao tác 2: căn cứ vào tên gọi của mỗi văn bản, hãy xác định văn bản được sử dụng khi nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Thao tác 1: Gv hướng dẫn hs tìm ví dụ trên sgk và trong thực tế.
Thao tác 2: Gọi một hs lên bảng viết tờ đơn, sau đó cho lớp nhận xét, sửa lỗi (nếu cón)
I. Các loại văn bản phân loại theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Gồm có 6 loại văn bản:
+ Văn bản sinh hoạt
+ Văn bản hành chính
+ Văn bản khoa học
+ Văn bản báo chí
+ Văn bản chính luận
+ Văn bản nghệ thuật
II. Luyện tập.
Bài 1: hs tự làm
Bài 2: hs làm, gv sửa lỗi.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nắm vững chức năng của từng loại văn bản.
D. Dặn dò.
- Các em về nhà làm bài 4 và học bài. Soạn bài " Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt"
Tiết 8: Tập làm văn
Ngày soạn: 1/9/2007
LUYỆN TẬP VỀ CÁC KIỂU VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
Nắm vững và lí giải được đặc điểm của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ở THCS.
Thấy được vai trò, tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức thực hiện.
I. Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án.
II. Cách thức thực hiện: đi từ thực hành sau đó ôn lại kiến thức đã học.
C.Tiến trình tổ chức dạy - học.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Nêu các loại văn bản được phân loại theo phong cách chức năng ngôn ngữ? Hoàn cảnh sử dụng, cho ví dụ
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1.
Thao tác 1: Gọi hs lên bảng làm (mỗi em viết một đoạn)
Thao tác 2: Yêu cầu cả lớp nhận xét cách viết của bạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập 2
Thao tác 1: Yêu cầu hs xác định ptbđ của từng đoạn? giải thích.
(cả lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung)
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập 3.
* Bài tập 1.
Yêu cầu hs viết dược một đoạn văn bản (có thể sưu tầm) chỉ ra các phương thức biểu đạt, ptbđ chính.
* Bài tập 2.
Đoạn 1: thuyết minh
Đoạn 2: nghị luận
Đoạn 3: miêu tả
Đoạn 4: điều hành
Đoạn 5: biểu cảm
Đoạn 6: tự sự
* Bài tập 3.
Hs tự làm
D. Dặn dò.
Nắm vững 6 kiểu văn bản theo phương thức biểu đạt.
Soạn bài " Chiến thắng Mtao Mxây"
Ngày 3/9/2007
Tiết 9+ 10: Đọc văn.
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích sử thi" Đăm săn" )
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Hiểu được ý nghĩa của đề tài chiến tranh và chiến công của người anh hùng trong đoạn trích.
- Biết phân tích các đặc điểm ngôn ngữ nói đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ trần thuật của người kể sử thi, các biện pháp so sánh, phóng đại nhằm mục đích làm sáng tỏ tính lí tưởng và âm điệu hùng tráng của thi pháp thể loại sử thi anh hùng
B .Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án, tltk.
II. Cách thức tiến hành: tiến hành bằng phương pháp phát vấn, thảo luận.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
Sử thi Đăm Săn là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên " người ta thích nghe truyện Đăm săn, nghe mãi không thôi, nghe ba bốn bận vẫn không chán". Tác phẩm mang vẻ đẹp kì diệu một đi không trở lại.Ta sẽ cảm nhận điều này trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về sử thi và sử thi Đăm Săn.
Thao tác 1: nhắc lại khái niệm sử thi, dựa vào phần tiểu dẫn nêu những hiểu biết về sử thi? (sử thi có mấy loại, nội dung phản ánh)
Thao tác 2: Sử thi anh hùng có những đề tài nào?
Thao tác 3: hãy tóm tắt nội dung, xác định vị trí đoạn trích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản.
Thao tác 1: phân vai cho hs đọc chú ý đọc đúng giọng điệu của sử thi.
Thao tác 2: Đoạn trích có rất nhiều chi tiết, em hãy tìm và tóm tắt các chi tiết ấy?
(Gv sử dụng bảng phụ để trình chiếu cho các em)
Thao tác 3: xác định các nhân vật và sự kiện? Vai trò của các nhân vật trong quá trinh diễn biến của sử thi?
(Trình bày trên bảng phụT)
Thao tác 4: Hãy tìm những chi tiết so sánh tính cách và hành động của hai tù trưởng trong trận đấu? Qua đó, nhận xét về thái độ của hai tù trưởng?
Thao tác 5: theo em trận đấu diễn ra trong mấy hiệp? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để khắc hoạ nhân vật?
Thao tác 6: Đăm Săn là người như thế nào?
Thao tác 7: hình ảnh Đăm Săn trong lễ ăn mừng hiến thắng được miêu tả ntn? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
Thao tác 8: Cảnh ăn mừng chiến thắng được miêu tả như thế nào? Thể hiện khát vọng gì của người cổ đại?
Thao tác 9: Cách đối đáp của ĐS với dân làng mtao mxây có gì đặc biệt? ý nghĩa.
Thao tác 10: Em hiểu gì về quan niệm của người cổ đại về chiến tranh?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết.
I.Giới thiệu chung.
1. Khái quát về sử thi dân gian.
- Khái niệm: sgk
- Phân loại:
+ Sử thi anh hùng
+ Sử thi thần thoại
* Sử thi anh hùng:
Gồm 3 đề tài chính: hôn nhân, chiến tranh, lao động xây dựng.
2. Sử thi Đăm Săn.
- Đề tài chiến tranh.
- Tóm tắt: sgk
II. Đọc - hiểu đoạn trích.
1. Đọc văn bản.
Đoạn trích gồm hai phần:
Đăm Săn chiến thắng và thu phục dân làng Mtao Mxây.
Tổ chức ăn mừng chiến thắng.
Hình tượng nhân vật Đăm Săn.
a. Trong cuộc chiến:
Đăm Săn Mtao Mây
* Lúc thách đấu:
+ Thách thức + Ngạo nghễ, lo sợ,
Quyết liệt, dứt khoát. chần chừ.
* Trong trận đấu:
- Hiệp 1:
+ Bình thản, mỉa mai + Múa trước thể
kẻ thù. hiện sự kém cỏi
nhưng vẫn huyên
hoang.
- Hiệp 2:
File đính kèm:
- Giao an Nang cao 10.doc