Giáo án Ngữ văn 10 trường trung học phổ thông Vĩnh Long

I/ Mức độ cần đạt

- Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.;

- Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1/ Kiến thức

- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn), ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.

- Phong cách ngô ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính cụ thể, tính cụ thể hóa.

2/ Kĩ năng

- Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng.

- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt được được hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng,.

III/ Tiến trình dạy học

1/ Ổn định lớp, nắm sỉ số:

2/ Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc lòng đoạn trích “nỗi thương mình” và phân tích nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt vọng của Kiều ?

3/ Vào bài mới: Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Không chỉ vậy, ngôn ngữ còn là công cụ để xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương, ngôn ngữ mang phong cách là ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì ? Phong cách của nó mang những đặc trưng nào ? Cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay: “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 trường trung học phổ thông Vĩnh Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY -----***----- Trường THPT Vĩnh Long Họ và tên GSh: Nguyễn Thị Mộng Tuyền Lớp Môn Ngữ văn 10 Họ và tên GVHD: Lê Thị Kim Phụng Tiết thứ: 84 Ngày soạn: 07/03/2012 TÊN BÀI DẠY PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT --------------***--------------- I/ Mức độ cần đạt - Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.; - Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1/ Kiến thức - Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn), ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu. - Phong cách ngô ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính cụ thể, tính cụ thể hóa. 2/ Kĩ năng - Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng. - Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt được được hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng,... III/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định lớp, nắm sỉ số: 2/ Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc lòng đoạn trích “nỗi thương mình” và phân tích nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt vọng của Kiều ? 3/ Vào bài mới: Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Không chỉ vậy, ngôn ngữ còn là công cụ để xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương, ngôn ngữ mang phong cách là ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì ? Phong cách của nó mang những đặc trưng nào ? Cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay: “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV gọi HS đọc VD trang 97 SGK và cho biết những từ in đậm có tác dụng gì ? - Nhận xét, chốt ý Những từ in đậm được tác giả sử dụng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm. ?. Ngôn ngữ nghệ thuật là gì ? Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ. ?. Có mấy loại ngôn ngữ nghệ thuật ? - Nhận xét, chốt ý Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật có thể chia thành ba loại: - Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự…. - Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ ( nhiều thể loại khác nhau)… - Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…. ?. Em hãy nêu những nét giống và khác nhau giữa ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ kịch ? - Nhận xét, chốt ý Giống: đều là ngôn ngữ nghệ thuật Khác: Ngôn ngữ tự sự: có tính chất gần với ngôn ngữ tự nhiên hằng ngày Ngôn ngữ thơ: cô động, súc tích, có vần điệu. Ngôn ngữ kịch: Dùng nhiều ước lệ HS đọc VD trang 98 SGK ?. Mục đích của bài ca dao trong SGK có phải là cung cấp những kiến thức về cây sen không ? ?. Mục đích của bài ca dao là gì ? ?. Qua đó, em hãy cho biết những chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật ? - Nhận xét, chốt ý Mục đích chính của bài ca dao không phải cung cấp hiểu biết về cây sen. Bài ca dao tuy có nói đến nơi sinh sống, các bộ phận của cây sen nhưng mục đích chính là xây dựng hình tượng cây sen để thể hiện cảm xúc thẩm mĩ về cây sen và bộc lộ tư tưởng thẩm mĩ: cái đẹp có thể tồn tại và bảo vệ trong môi trường của cái xấu. - Chức năng thông tin VD: trong bài ca dao trên, chức năng thông tin là qua bài ca dao, ta có thể biết về nơi sinh sống của cây sen, cấu tạo, màu sắc của cây sen. - Chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc. Đây là chức năng tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ tự nhiên, hằng ngày. VD: chức năng thẩm mĩ của bài ca dao là ca ngợi, bộc lộ tư tưởng thẩm mĩ: cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong môi trường có nhiều cái xấu => giáo dục tư tưởng cho HS giữ gìn nhân cách, phẩm chất tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh - GV cho HS thảo luận nhóm (3ph) Yêu cầu: Em hãy cho biết biện pháp tu từ được sử dụng trong hai VD và tác dụng của biện pháp tu từ đó ? Cách diễn đạt nào cụ thể, sinh động và gợi cảm hơn ? - Nhận xét, chốt ý + Ta lớn lên => ẩn dụ => sự đi lên, phát triển, lớn mạnh + Khói lửa => ẩn dụ => vừa gợi chiến tranh vừa gợi sự gian khó + Bàn chân(1) => ẩn dụ => bước tiến, sự đi lên + Bàn chân(2) => hoán dụ => con người + Mặt trời cách mạng => ánh sáng, lí tưởng cách mạng + Trưởng thành => lớn mạnh, đi lên, phát triển. Về ý nghĩa thì cả hai đoạn đều giống nhau. Song, cách diễn đạt trong VD1 cụ thể, sinh động, hàm súc và gợi cảm hơn. - Diễn giảng Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học còn giúp ta diễn đạt những hình ảnh trừu tượng thành dễ cảm nhận. VD: Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều (“Thơ duyên”- Xuân Diệu) Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: ẩn dụ, so sánh, câu hỏi tu từ, nói giảm, nói tránh…. VD1:Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển đông trước mặt ! ( “Ta đi tới”- Tố hữu) " Biện pháp so sánh VD2: Em là ai ? cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng ? (“Người con gái Việt Nam”- Tố Hữu) " Sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ VD3: Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi! Lượm ơi (“ Lượm”- Tố Hữu) " Nói tránh để giảm sự đau thương Tính hình tượng gắn liền với tính đa nghĩa có nghĩa là từ những từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật sẽ có thể gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau và quan hệ mật thiết với tính hàm súc. Tính hình tượng cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn VD: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (“Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương) " Qua hình tượng bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ. Người viết chỉ dùng một vài câu mà đã gợi ra những hình tượng khác nhau: bánh trôi nước, thân phận người phụ nữ ?. Qua các VD trên, em hiểu như thế nào về tính hình tượng ? ? Thế nào là tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật - Nhận xét, chốt ý Gọi là tính truyền cảm để phân biệt với tính cảm xúc trong ngôn ngữ sinh hoạt. Trong ngôn ngữ sinh hoạt, những yếu tố diễn đạt cảm xúc như ngữ điệu, từ ngữ… mang tính cảm xúc tự nhiên của người nói. Trong ngôn ngữ nghệ thuật, người nói sử dụng ngôn ngữ không chỉ để diễn đạt cảm xúc của mình mà còn gây hiệu quả lan truyền cảm xúc Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là gợi ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết với người đọc. VD1: Một hòn gạch nóng nung tâm huyết Mẩu bánh mì con nuôi chí bền ( Tố Hữu) Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa đông băng giá ( Chế Lan Viên) => Cùng nói về những ngày Bác ở Pari nhưng Tố Hữu và Chế Lan Viên lại có cách diễn đạt rất khác nhau VD2: cùng tả về trăng nhưng “hồn viá” của trăng lại rất khác nhau qua ngòi bút của từng nhà thơ: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá ( Xuân Diệu) Ta nằm trên vũng đọng vàng khô ( Hàn Mặc Tử) Vầng trăng vằng vặc giữa trời ( Nguyễn Du) ?. Thế nào là tính cá thể hóa ? - Nhận xét, chốt ý - Tính cá thể như một tính chất tự nhiên của người nói ( đặc điểm cấu âm, giọng nói, từ ngữ, cách nói…) để ta có thể nhận biết người này với người khác. - Tính cá thể hóa được hiểu là “ Dấu ấn phong cách của tác giả” - Tính cá thể hóa thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung ( ngữ âm, từ vựng, cú pháp) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ, thể hiện một giọng điệu riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn - Tính cá thể còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật (Vd: lời nói của Chí Phèo khác lời nói của Bá Kiến…); ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm. - Tính cá thể hóa tạo cho ngôn ngữ nghệ thật những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK - Giáo dục tư tưởng cho HS: vận dụng ngôn ngữ nghệ thuật vào việc viết văn, sáng tác,.... đề bài làm thêm sinh động và gợi cảm - Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật ? Bài tập 2 ?. Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao ? - Nhận xét, chốt ý Tính hình tượng được xem là tiêu biểu nhất trong các đặc trưng vì: - Tính hình tượng là phương tiện tái hiện, tái tạo cuộc sống thông qua chủ thể sáng tạo của nhà văn. - Tính hình tượng là mục đích sáng tạo nghệ thuật, vì : + Tác phẩm nghệ thuật đưa người đọc vào thế giới của cái đẹp, thông qua những xúc động hướng thiện trước thiên nhiên và cuộc sống + Người đọc có thể hình thành những phản ứng tâm lí tích cực từ đó làm thay đổi cách cảm, cách nghĩ cũ kĩ, hình thành quan niệm nhân sinh và khát vọng sống tốt hơn, hữu ích hơn. -Tính hình tượng được thực hiện hóa thông qua một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật ( từ ngữ, câu, đoạn, âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh) => gây cảm xúc - Tính hình tượng thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm ( vận dụng sáng tạo ngôn ngữ) => mang dấu ấn của cá tính sáng tạo nghệ thuật. Bài tập 3 ? Lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó ? - Nhận xét, chốt ý a/ Canh cánh: thường trực, day dứt, trăn trở, băn khoăn. b/ Kẻ đã vãi trên mình ta thuốc độc Giết màu xanh cả trái đất thiêng liêng. + Vãi: gợi cảm giác nhiều hơn => hành động đáng căm giận. + Giết: hành vi tội ác mù quáng * Nhận xét: dùng các từ như trên không chỉ gọi đúng tâm trạng, miêu tả đúng hành vi mà còn thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết. - Đọc - Trả lời Những từ in đậm được tác giả sử dụng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm. - Trả lời Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong ngôn ngữ nghệ thuật - Trả lời Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự…. Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ ( nhiều thể loại khác nhau)… Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…. - Trả lời Giống: đều là ngôn ngữ nghệ thuật Khác: Ngôn ngữ tự sự: có tính chất gần với ngôn ngữ tự nhiên hằng ngày Ngôn ngữ thơ: cô động, súc tích, có vần điệu. Ngôn ngữ kịch: Dùng nhiều ước lệ - Đọc - Trả lời Không - Trả lời Xây dựng hình tượng cây sen để thể hiện cảm xúc thẩm mĩ về cây sen và bộc lộ tư tưởng thẩm mĩ: cái đẹp có thể tồn tại và bảo vệ trong môi trường của cái xấu. - Trả lời Chức năng thông tin Chức năng thẩm mĩ - Thảo luận - Trình bày + Ta lớn lên => ẩn dụ => sự đi lên, phát triển, lớn mạnh + Khói lửa => ẩn dụ => vừa gợi chiến tranh vừa gợi sự gian khó + Bàn chân(1) => ẩn dụ => bước tiến, sự đi lên + Bàn chân(2) => hoán dụ => con người + Mặt trời cách mạng => ánh sáng, lí tưởng cách mạng + Trưởng thành => lớn mạnh, đi lên, phát triển. Về ý nghĩa thì cả hai đoạn đều giống nhau. Song, cách diễn đạt trong VD1 cụ thể, sinh động, hàm súc và gợi cảm hơn. - Lắng nghe - Trả lời Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm để chỉ cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm trong một văn cảnh nhất định . - Trả lời Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích,... như chính người nói (viết) Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là gợi ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết với người đọc. - Trả lời Tính cá thể hóa tạo cho ngôn ngữ nghệ thật những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp. - Đọc - Trả lời Tính hình tượng được xem là tiêu biểu nhất trong các đặc trưng vì: - Tính hình tượng là phương tiện tái hiện, tái tạo cuộc sống thông qua chủ thể sáng tạo của nhà văn. - Tính hình tượng là mục đích sáng tạo nghệ thuật, vì : + Tác phẩm nghệ thuật đưa người đọc vào thế giới của cái đẹp, thông qua những xúc động hướng thiện trước thiên nhiên và cuộc sống + Người đọc có thể hình thành những phản ứng tâm lí tích cực từ đó làm thay đổi cách cảm, cách nghĩ cũ kĩ, hình thành quan niệm nhân sinh và khát vọng sống tốt hơn, hữu ích hơn. -Tính hình tượng được thực hiện hóa thông qua một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật ( từ ngữ, câu, đoạn, âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh) => gây cảm xúc - Tính hình tượng thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm ( vận dụng sáng tạo ngôn ngữ) => mang dấu ấn của cá tính sáng tạo nghệ thuật. - Trả lời a/ Canh cánh: thường trực, day dứt, trăn trở, băn khoăn. b/ Kẻ đã vãi trên mình ta thuốc độc Giết màu xanh cả trái đất thiêng liêng. + Vãi: gợi cảm giác nhiều hơn => hành động đáng căm giận. + Giết: hành vi tội ác mù quáng * Nhận xét: dùng các từ như trên không chỉ gọi đúng tâm trạng, miêu tả đúng hành vi mà còn thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết. I/ Ngôn ngữ nghệ thuật 1/ Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong ngôn ngữ nghệ thuật 2/ Phân loại - Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự…. - Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ ( nhiều thể loại khác nhau)… - Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…. 3/ Chức năng: ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin, mà điều quan trọng là nó còn thực hiện chức năng thẩm mĩ II/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1/ Tính hình tượng - Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. VD1: Ta lớn lên rồi khói lên rồi trong khói lửa Chúng nó chẳng còn mong được nữa Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn Đã bước dưới mặt trời cách mạng. VD2: Dân tộc ta đã trưởng thành trong chiến tranh. Kẻ thù khôn còn hi vọng để ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ, to lớn của một dân tộc từng bị áp bức ở hầm mỏ và nông thôn. - Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học còn giúp ta diễn đạt những hình ảnh trừu tượng thành dễ cảm nhận. - Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: ẩn dụ, so sánh, câu hỏi tu từ, nói giảm, nói tránh…. - Tính hình tượng gắn liền với tính đa nghĩa và quan hệ mật thiết với tính hàm súc * Kết luận: Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm để chỉ cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm trong một văn cảnh nhất định 2/ Tính truyền cảm - Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích,... như chính người nói (viết) - Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là gợi ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết với người đọc. 3/ Tính cá thể hóa - Tính cá thể hóa tạo cho ngôn ngữ nghệ thật những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp. * Ghi nhớ (SGK) III/ Luyện tập Bài tập 1 - So sánh: Lòng em như chiếc lá khoai, Đổ bao nhiêu nước, ra ngoài bấy nhiêu. ( Ca dao) - Ẩn dụ: Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu (“ Thuyền và biển” – Xuân Quỳnh) - Hoán dụ: Áo chàm đưa buổi phân li, Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay. (“ Việt Bắc” – Tố Hữu) Câu hỏi tu từ: Bước dò bước, không biết sau hay trước ? Tim hồi hộp, vì sao ? Ai hẹn ước; Ai đang về ? Dáng đó thấp hay cao ? Mắt sáng ngời, như lửa hay như sao ? Người hay mộng, ngoài vào hay trong tới ? Giáng từ trên hay là vườn từ dưới ? (“Huế tháng tám” – Tố Hữu) Nói giảm, nói tránh Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến) Bài tập 2 Tính hình tượng được xem là tiêu biểu nhất trong các đặc trưng vì: - Tính hình tượng là phương tiện tái hiện, tái tạo cuộc sống thông qua chủ thể sáng tạo của nhà văn. - Tính hình tượng là mục đích sáng tạo nghệ thuật, vì : + Tác phẩm nghệ thuật đưa người đọc vào thế giới của cái đẹp, thông qua những xúc động hướng thiện trước thiên nhiên và cuộc sống + Người đọc có thể hình thành những phản ứng tâm lí tích cực từ đó làm thay đổi cách cảm, cách nghĩ cũ kĩ, hình thành quan niệm nhân sinh và khát vọng sống tốt hơn, hữu ích hơn. -Tính hình tượng được thực hiện hóa thông qua một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật ( từ ngữ, câu, đoạn, âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh) => gây cảm xúc - Tính hình tượng thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm ( vận dụng sáng tạo ngôn ngữ) => mang dấu ấn của cá tính sáng tạo nghệ thuật. Bài tập 3 a/ Canh cánh: thường trực, day dứt, trăn trở, băn khoăn. b/ Kẻ đã vãi trên mình ta thuốc độc Giết màu xanh cả trái đất thiêng liêng. + Vãi: gợi cảm giác nhiều hơn => hành động đáng căm giận. + Giết: hành vi tội ác mù quáng * Nhận xét: dùng các từ như trên không chỉ gọi đúng tâm trạng, miêu tả đúng hành vi mà còn thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết. 4/ Củng cố PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT PHONG CÁCHNGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI CHỨC NĂNG TÍNH HÌNH TƯỢNG TÍNH TRUYỀN CẢM TÍNH CÁ THỂ HÓA 5/ Dặn dò Học bài và làm các bài tập còn lại Chuẩn bị đoạn trích “ Chí khí anh hùng” (trích truyện Kiều của Nguyễn Du) Duyệt của GVHD GSh thực hiện Lê Thị Kim Phụng Nguyễn Thị Mộng Tuyền

File đính kèm:

  • docgiao an(1).doc
Giáo án liên quan