Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 10 tiết 29- Ca dao hài hước

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào phúng hóm hỉnh, thông minh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

- Có kĩ năng tiếp cận và phân tích nghệ thuật gây cười trong ca dao hài hước.

- Trân trọng tâm hồn lạc quan của nhân dân lao động và yêu quý tiếng cười của họ qua chùm ca dao hài hước.

II- TRỌNG TÂM:

- Tiếng cười lạc quan của nhân dân lao động qua chùm ca dao hài hước.

- Kĩ năng tiếp cận và phân tích nghệ thuật gây cười trong ca dao hài hước.

III- CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên:

- SGK, SGV

- Giáo án

- Tài liệu tham khảo

- Bảng phụ, tranh ảnh minh họa

2) Học sinh:

- SGK

- Vở soạn bài

IV- PHƯƠNG PHÁP:

- Phát vấn

- Trao đổi, gợi mở

- Giảng bình

- Thảo luận

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 10 tiết 29- Ca dao hài hước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tiết PPCT: Tuần 10 Tiết 29 - Ngày dạy: 6/11/2012 - Ngày soạn: 01/11/2012 - Lớp dạy: 10A14 CA DAO HÀI HƯỚC I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào phúng hóm hỉnh, thông minh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan. - Có kĩ năng tiếp cận và phân tích nghệ thuật gây cười trong ca dao hài hước. - Trân trọng tâm hồn lạc quan của nhân dân lao động và yêu quý tiếng cười của họ qua chùm ca dao hài hước. II- TRỌNG TÂM: - Tiếng cười lạc quan của nhân dân lao động qua chùm ca dao hài hước. - Kĩ năng tiếp cận và phân tích nghệ thuật gây cười trong ca dao hài hước. III- CHUẨN BỊ: 1) Giáo viên: - SGK, SGV - Giáo án - Tài liệu tham khảo - Bảng phụ, tranh ảnh minh họa … 2) Học sinh: - SGK - Vở soạn bài IV- PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn - Trao đổi, gợi mở - Giảng bình - Thảo luận … V- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: - VIỆC LÀM I: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ => Cảm nhận của em về bài ca dao sau: “Muối ba năm muối đang còn mặn …………………………………. ………………………. mới xa” (Gợi ý: - Sáng tạo được các hình ảnh mang tính chất biểu tượng: + Muối mặn + Gừng cay => Biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thủy, sắt son cho dù đã phải trải qua biết bao nhiêu thử thách, gian nan, cực khổ của đời người … - Sử dụng cách nói đặc biệt: + Xa nhau – ba vạn sáu ngàn ngày – một trăm năm (một đời người) => Nói xa cách nhưng thực chất đó là lời thề thủy chung son sắt, keo sơn gắn bó, không bao giờ thay đổi của tình cảm vợ chồng …) => Giáo viên nhận xét và cho điểm - VIỆC LÀM II: Vào bài mới Như vậy, qua kho tàng ca dao, dân ca, chúng ta càng thêm trân trọng và yêu quý hơn đời sống tâm hồn của nhân dân lao động trong xã hội cũ. Trong sự khó khăn, lam lũ của cuộc sống, trong sự mỏng manh nổi trôi của số phận, họ vẫn đến với nhau, cùng nhau chia sẻ , cảm thông bằng tình người ấm áp, thiết tha. Và điều đặc biệt hơn, người dân lao động vẫn vô cùng lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng ở phía trước. Chúng ta đã đi qua thế giới đẹp đẽ trong mơ ước của truyện cổ tích, tiếp xúc với tiếng cười châm biếm của truyện cười. Và bài học hôm nay, một lần nữa chúng ta lại cùng nhau đi vào cảm nhận nụ cười hóm hỉnh của nhân dân lao động trong xã hội xưa thông qua chùm ca dao hài hước! HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT => Yêu cầu học sinh nhắc lại một số đặc điểm về thể loại ca dao mà em đã biết? (- Lời thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả đời sống tinh thần của nhân dân lao động (than thân, yêu thương tình nghĩa, tinh thần lạc quan …) - Thường làm theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể - Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, diễn đạt qua một số môtip quen thuộc …) => Vậy để thấy được những nét tương đồng và dị biệt của chùm ca dao hài hước, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích một số văn bản tiêu biểu! - Học sinh đọc văn bản (Đọc theo vai đối đáp nam – nữ với giọng đọc vui tươi, dí dỏm) - Em hãy xác định hướng đi vào cảm nhận văn bản? (Căn cứ vào lời đối đáp giữa chàng trai và cô gái) => Đây là tiếng cười (Tự cười mình) mang ý vị hài hước, vui vẻ của nhân dân lao động trong cảnh nghèo. Lời đối đáp của chàng trai – cô gái về việc dẫn cưới và thách cưới có rất nhiều điều lạ lùng. Rõ ràng, cưới xin là công việc hệ trọng của một đời người (chẳng phải người xưa đã từng quan niệm: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà – Cả ba việc ấy thật là khó khăn” đó sao!) nhưng chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu bài ca dao để nghe chàng trai và cô gái này họ nói với nhau những gì! - Đọc lại lời dẫn cưới của chàng trai. => Em có nhận xét gì về cách nói của chàng trai qua các lễ vật dẫn cưới: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò? Nó gợi cho em liên tưởng gì tới ý định của chàng trai khi dự định tổ chức đám cưới với cô gái? (Lễ vật dẫn cưới ở đây hơn hẳn “một con lợn béo” của chàng trai trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” quen thuộc) => Qua cách nói khoa trương, phóng đại ấy, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình? - Nhưng rõ ràng là trên thực tế, chàng trai không có những lễ vật to lớn đến dường ấy. Vậy chàng trai trong bài ca dao này đã dùng cách nói như thế nào để phủ nhận những lễ vật cưới xin cao sang như vậy? => Người ta cho rằng, qua cách nói ấy nó bộc lộ rất rõ cho sự khéo léo và vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân vật chàng trai. Vì sao có thể nói được như vậy? => Vậy các hình ảnh: Voi – trâu – bò – chuột được sắp xếp theo chiều hướng như thế nào? Tiếng cười bật lên ở đây là nhờ nhân tố nào? (Người ta cười vì lễ vật dẫn cưới không giống ai của chàng trai, nhưng cũng cười vì chàng ăn nói khéo quá. Rõ ràng, chàng dâng lễ không chỉ để tỏ tấm lòng với cô gái mà còn muốn làm một lễ cưới thật đàng hoàng, “mời dân mời làng”, mời tất cả họ hàng gần xa của cô gái. Lời nói và tấm lòng của chàng trai này đôn hậu, giản dị, mộc mạc hơn cách nói và thái độ khoa trương của chàng trai trong bài “Lí ngựa ô” quen thuộc: “Ngựa ô anh thắng kiệu vàng – Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh”) => Em hãy thử đặt mình vào vị trí của cô gái và tưởng tượng thái độ của cô gái lúc đó sẽ như thế nào? *THẢO LUẬN CẢ LỚP: Thông thường, trong cuộc sống, người ta vốn không ưa những loại người “Mười voi không được bát nước xáo”, “Thùng rỗng kêu to”, tức là những kẻ khoác lác, huênh hoang, nói nhiều, hứa nhiều nhưng không làm được gì. Chàng trai trong bài ca dao này cũng nói khoác, vậy mà người đọc lại thấy đáng yêu. Vì sao lại như vậy? - Nội dung dẫn cưới của chàng trai thật khéo léo, tế nhị thì lời thách cưới của cô gái cũng không kém phần duyên dáng! - Học sinh đọc lại lời thách cưới của cô gái. (Rõ ràng là cô gái đang rất yêu, rất thương chàng trai nghèo mà khéo nói. Vì vậy “một con chuột béo” đối với cô cũng đã đủ đầy nên cô mới “lấy làm sang” (nghĩa là vừa giàu có, vừa đàng hoàng, lịch sự) và câu nói “Nỡ nào em lại phá ngang…” chứa đựng biết bao tình cảm của cô dành cho chàng trai mà mình yêu thương) => Vậy em hãy phân tích sự đặc biệt trong lời thách cưới của cô gái? Qua lời thách cưới ấy, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm của cô gái dành cho chàng trai? (Cả chàng trai và cô gái trong bài ca dao này đều nói năng hết sức thông minh, hóm hỉnh và trên hết là có một trái tim yêu thương chân thành và hết sức nhân hậu, bao dung …) => Một đám cưới có thể sẽ không có gì hoặc có cũng không đáng giá song cô gái vẫn biết cách chia sẻ niềm vui, vẫn đối đãi chu tất, vẹn toàn cho mọi đối tượng, từ làng xóm đến họ hàng, từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ con người nói chung đến cả những giống gia súc, gia cầm quen thuộc … *THẢO LUẬN CẢ LỚP: 1) Có ý kiến cho rằng: Bài ca dao nói về một đám cưới không có gì nhưng hóa ra lại có tất cả. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? 2) Qua bài ca dao đó, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động trong xã hội xưa? 3) Bài ca dao chứa đựng một triết lí nhân sinh cao đẹp của người xưa, đó là triết lí gì? (Mối quan hệ giữa của cải vật chất và tình cảm con người) 4) Bài ca dao còn nhằm phê phán hủ tục gì trong xã hội xưa? Từ đó thể hiện ước muốn xây dựng thuần phong mĩ tục gì? 5) Vậy căn cứ vào nội dung cơ bản của bài ca dao, em hãy chọn một nhan đề phù hợp nhất để đặt cho văn bản? - Âm hưởng toát lên từ tiếng cười trong ca dao hài hước không chỉ nhằm mục đích giải trí đơn thuần, mà nó còn chứa đựng tính chiến đấu mạnh mẽ thông qua việc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó chính là mục đích hướng tới của bài ca dao số 2! - Học sinh đọc lại bài ca dao số 2. => Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các hình ảnh: Làm trai – khom lưng chống gối – gánh hai hạt vừng? Thủ pháp nghệ thuật tạo nên tiếng cười châm biếm ở đây là gì? (Làm trai trong xã hội xưa gắn liền với chí tang bồng, nợ công danh, với khát vọng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Những dòng chữ đầu tiên của bài ca dao phản ánh chí làm trai oai hùng, đầy kiêu hãnh. Người đọc đang tự đặt ra câu hỏi, phải chăng chàng trai ở đây đang “khom lưng chống gối” để gánh vác sơn hà như trong những câu ca dao xưa: - Làm trai cho ………………… Phú Xuân …………. cũng từng - Làm trai cho ………………… Xuống Đông …………. Đoài yên - Làm trai quyết chí tang bồng Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam … Ấy vậy mà kết quả cho động tác đầy gắng sức, mệt mỏi ấy chỉ là để “gánh hai hạt vừng”. Tiếng cười châm biếm toát lên từ sự kết thúc bất ngờ ấy!) => Vậy giá trị châm biếm của bài ca dao là gì? *THẢO LUẬN CẢ LỚP: Qua việc phân tích hai bài ca dao trong chùm ca dao hài hước, em hãy rút ra những kết luận sau đây: 1) Mục đích của ca dao hài hước? 2) Thủ pháp gây cười thường gặp trong ca dao hài hước? 3) Ý nghĩa của ca dao hài hước đối với đời sống của nhân dân lao động trong xã hội xưa? CA DAO HÀI HƯỚC I- HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU: 1) Bài ca dao số 1: a) Nội dung dẫn cưới của chàng trai: - Sử dụng lối nói khoa trương, phóng đại: Dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò => Một đám cưới đầy đủ, linh đình Khao khát chăm lo chu đáo cho hạnh phúc riêng tư. - Dùng các hình ảnh đối lập: + Dẫn voi + sợ quốc cấm + Dẫn trâu + sợ họ máu hàn + Dẫn bò + sợ co gân => Cách nói khéo léo để phủ định những đồ dẫn cưới cao sang. => Sự lo toan cho hạnh phúc lứa đôi và sức khỏe của họ hàng nhà gái => Minh chứng cho tình yêu, lối sống biết lo xa, có trách nhiệm của chàng trai. - Cách nói giảm dần với kết thúc bất ngờ: Dẫn voi => trâu => bò => chuột => Bật lên tiếng cười hài hước, vui vẻ. - Trước lời nói chân tình dường ấy, có lẽ cô gái sẽ vừa buồn cười, vừa cảm động, nhận ra nét duyên thầm, tính tình vui vẻ, trào lộng của chàng trai. Từ đó, cô không thể không chấp nhận đồ sính lễ. - Chàng trai nói khoác nhưng ý thức được mình đang nói khoác và cũng chẳng che giấu người nghe sự nói khoác ấy vì mục đích của nó là để cho vui. Đồng thời qua cách nói ấy, ta cảm nhận được sự thông minh, khéo léo, tế nhị trong cư xử; sự quan tâm, sống có trách nhiệm đối với những người thương yêu của chàng trai. Người đọc dễ dàng cảm thông, chia sẻ với anh cũng chính là vì vậy! b) Lời thách cưới của cô gái: - Thách cưới: một nhà khoai lang - Sử dụng lối nói giảm dần: + củ to: mời làng + củ nhỏ: họ hàng + củ mẻ: trẻ nhỏ + củ rím, củ hà: lợn, gà => Sự cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh nghèo khổ của chàng trai. => Đó là con người biết tằn tiện, lo toan, quán xuyến chu đáo mọi công việc gia đình. - Rõ ràng về mặt vật chất, đám cưới giữa chàng trai và cô gái này thực sự không có gì đáng giá. Song họ lại có cái cần thiết nhất cho cuộc sống hạnh phúc của một gia đình, đó chính là tình cảm lứa đôi chân thành, tha thiết; là sự cảm thông, chia sẻ giữa những con người cùng cảnh ngộ để cùng lạc quan và hi vọng ở tương lai tươi sáng ở phía trước … Nó gợi cho ta nhớ đến một bài thơ rất đẹp viết về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến – bài thơ “Bạn đến chơi nhà”! - Cho dù cuộc sống còn nghèo khó, vất vả nhưng họ không tự ti, mặc cảm mà vẫn vô cùng lạc quan, chia sẻ và cảm thông với những con người cùng cảnh ngộ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn có thể tìm thấy niềm vui sống, luôn biết vượt lên hoàn cảnh để hi vọng và tin tưởng vào tương lai. - Chứa đựng một triết lí sống cao đẹp: Luôn đặt tình người lên trên của cải vật chất. - Phê phán hủ tục thách cưới trong xã hội xưa, mong muốn xây dựng một thuần phong mĩ tục: Thách cưới chỉ nên xem đó là việc làm mang ý nghĩa tượng trưng. - Hạnh phúc trong cảnh nghèo. 2) Bài ca dao số 2: - Hình ảnh: + Con người + Động tác + Việc làm Làm trai khom lưng, gánh hai hạt (Sức khỏe, ý chí, chống gối vừng hoài bão, khát vọng) (Sự nặng nề, (Vật bé nhỏ, vất vả, cố hết tầm thường, sức mình …) ko đáng kể) Thủ pháp cường điệu hóa, phóng đại, đối lập với cách kết thúc bất ngờ. Châm biếm, phê phán, nhắc nhở những người con trai lười nhác, yếu đuối cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. II- KẾT LUẬN VỀ CA DAO HÀI HƯỚC: 1) Mục đích: - Giải trí - Châm biếm, phê phán 2) Thủ pháp gây cười chủ yếu: Phóng đại, cường điệu hóa, kết thúc bất ngờ … 3) Ý nghĩa: - Tinh thần lạc quan - Trí thông minh, hóm hỉnh … - VIỆC LÀM III: Củng cố và hướng dẫn học bài + Học sinh về nhà học bài cũ + Sưu tầm thêm các bài ca dao hài hước trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam + Soạn bài mới: Đọc thêm: “Lời tiễn dặn” (Trích “Tiễn dặn người yêu” – Truyện thơ của dân tộc Thái)

File đính kèm:

  • docCa dao hai huoc.doc
Giáo án liên quan