Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 13 tiết 38 tiếng việt- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1.Kiến thức :

- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng ngôn ngữ sinh hoạt

- Những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

2. Kỹ năng :

- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày

- Tự nhận thức về cách thức giao tiếp của cá nhân trong các tình huống sinh hoạt đời thường

- Trình bày suy nghĩ về đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày

- Ra quyết định sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp

3. Thái độ : có ý thức sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày phù hợp

C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, phát vấn, thảo luận nhóm

D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 1.Ổn định: 10a1 10a2 .

 2. Bài cũ: 10a1 10a2

 ? Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có mấy dạng? Đặc điểm của từng dạng là gì?

3. Bài mới:

 Trong cuộc sống hằng ngày ,con người luôn luôn cần có sự trao đổi ngôn ngữ .Chúng ta đã sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp từ lâu nhưng chưa có điều kiện để hiểu rõ ý nghĩa và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh họat.Mục đích tiết học này giúp các em hiểu rõ điều đó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 13 tiết 38 tiếng việt- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: 6 /11 /2011 Tiết PPCT: 38 Ngày dạy: 9 /11 /2011 Tiếng Việt PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức : - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng ngôn ngữ sinh hoạt - Những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2. Kỹ năng : - Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày - Tự nhận thức về cách thức giao tiếp của cá nhân trong các tình huống sinh hoạt đời thường - Trình bày suy nghĩ về đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày - Ra quyết định sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp 3. Thái độ : có ý thức sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày phù hợp C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, phát vấn, thảo luận nhóm D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Ổn định: 10a1……………………………………10a2……………………………………….. 2. Bài cũ: 10a1……………………………………10a2……………………………………… ? Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có mấy dạng? Đặc điểm của từng dạng là gì? 3. Bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày ,con người luôn luôn cần có sự trao đổi ngôn ngữ .Chúng ta đã sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp từ lâu nhưng chưa có điều kiện để hiểu rõ ý nghĩa và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh họat.Mục đích tiết học này giúp các em hiểu rõ điều đó. Họat động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hướng dẫn hs tìm hiểu ngữ liệu: -GV cho HS đọc đọan độc thọai trong ngữ liệu ở mục I.1(Chú ý thể hiện đúng giọng điệu),sau đó trả lời các câu hỏi -Cuộc hội thọai diễn ra ở đâu ?Khi nào?Nhân vật giao tiếp là ai? -Nội dung và mục đích giao tiếp là gì? -Từ ngữ ,câu văn trong đọan hội thọai có đặc điểm gì?(dẫn chứng) Hướng dẫn hs hình thành khái niệm ? Ngôn ngữ sinh hoạt là gì? ? Ngôn ngữ sinh họat biểu hiện ở các dạng nào?Cho ví dụ? ? Dạng nói có mấy hình thức? ? Dạng viết có mấy hình thức? ? Trong tác phẩm văn chương có xuất hiện ngôn ngữ sinh họat không?Vậy theo em,có gì khác nhau giữa ngôn ngữ sinh họat trong tự nhiên và ngôn nữ sinh họat trong văn chương? -GV hướng dẫn HS phân biệt tác giả bắt chước ngôn ngữ sinh họat trong tự nhiên nhưng cải biến lại phù hợp với đặc trưng ,phù hợp với thể lọai : (theo gợi ý SGK 10 –tr 165) Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập:Hs thảo luận theo nhóm,gv chỉ định 1 em trong mỗi nhóm trình bày: -Câu ca dao 1 trong bài 3a: ? Thế nào là “nói cho vừa lòng nhau”?;”Lựa lời mà nói “nghĩa là thế nào? -Câu b: ? Xác định ngôn ngữ sinh họat ở dạng nào?Thời gian giao tiếp?Chủ thể giao tiếp ?Mục đích của người nói?Đặc điểm từ ngữ ? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Khái niệm: a. Tìm hiểu ngữ liệu (SGK) -Cuộc hội thọai diễn ra ở khu tập thể X ,vào buổi trưa. -Nhân vật giao tiếp :Lan ,Hương ,hùng ,mẹ Hương ,người đàn ông. -Nội dung hội thọai :Tập trung việc đi học chậm của Hương. -Mục đích hội thọai :Giục Hương đi học -Từ ngữ hội thọai :Quen thuộc ,gần gũi trong sinh họat hàng ngày. -Câu văn :Tỉnh lược CN,câu cảm thán ,câu cầu khiến. b. Ghi nhớ 1 (SGK)/ 2.Các dạng biểu hiện : - Dạng nói:Độc thọai ,đối thọai ,đàm thọai. - Dạng viết :Thư từ ,nhật ký ,hồi ký , tốc ký. - Dạng tái hiện lời nói: Những tác phẩm văn học. II. LUYỆN TẬP: Phân tích câu ca dao: Cặp câu ca dao thứ nhất: - Lời nói là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyến sử dụng. - “Lựa lời”" lựa chọn từ ngữ và cách nói " việc sử dụng lời nói một cách có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. “Vừa lòng nhau” " thể hiện sự tôn trọng, giữ phép lịch sự, làm vui lòng người nghe. " Ý nghĩa của câu ca dao trên: khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng và có văn hóa. Cặp câu ca dao thứ hai: + Phép so sánh đối chiếu giàu hình tượng, dễ hiểu: vàng- thử lửa, than … + Người ngoan: người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp. + Lời: lời nói, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. " Cách sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng lời nói là một thước đo quan trọng cho thấy phẩm chất và năng lực của con người. b. Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích: - Dạng ngôn ngữ: lời nói tái hiện. - Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ: quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau). "Ý nghĩa: làm VB sinh động, mang đậm dấu án địa phương và khắc họa được những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Vận dụng kiến thức: Nhận xét ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè - Làm bài tập trong tiết phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tt E. RÚT KINH NGHIỆM .

File đính kèm:

  • docphong cách ngôn ngữ sinh hoạt.doc