I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Cũng cố và nâng cao kiến thức về 2 phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
-Có kĩ năng phân biệt, phân tích và sử dụng 2 phép tu từ nói trên
-Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành ở lớp
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-SGK, SGV
-Thiết kế bài học
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Tổ chức kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và thực hành
IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ
1-Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
2-Đặc trung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
3-Giới thiệu bài mới
Thế nào là phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ? Ta đã tìm hiểu ở THCS, Tuy nhiên, rất dễ có sự lẫn lộn giữa 2 phép tu từ này. Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều đó
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 15 tiết 45- Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Tiết 45 THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
@Ä{Ã?
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Cũng cố và nâng cao kiến thức về 2 phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
-Có kĩ năng phân biệt, phân tích và sử dụng 2 phép tu từ nói trên
-Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành ở lớp
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-SGK, SGV
-Thiết kế bài học
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Tổ chức kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và thực hành
IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ
1-Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
2-Đặc trung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
3-Giới thiệu bài mới
Thế nào là phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ? Ta đã tìm hiểu ở THCS, Tuy nhiên, rất dễ có sự lẫn lộn giữa 2 phép tu từ này. Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều đó
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Thế nào là BPNT ẩn dụ? Cho ví dụ?
® Gọi tên sự vật này bằng tên một sự vật khác có quan hệ tương đồng
Yêu cầu học sinh phát hiện các BPNT ẩn dụ ở 2 câu ca dao?
Nêu ý nghĩa của 2 câu ca dao?
BPNT ẩn dụ được thể hiện như thế nào ở các câu thơ, văn (BT2)?
Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn (2) / 136, phát hiện BPNT ẩn dụ và giải thích rõ?
Hãy cho vài ví dụ trong câu ca dao có sử dụng BPNT ẩn dụ?
-Cháy nhà mới ra mặt chuột
-Đi một ngày đàng học một sàng khôn
-Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang
Thế nào là BPNT hoán dụ?
® Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi
Yêu cầu học sinh đọc BT1/136
Đầu xanh, má hồng là ai? Có quan hệ như thế nào với nhau?
Câu thơ có ý nghĩa như thế nào?
® Câu thơ ám chỉ Thuý Kiều còn trẻ mà chịu cảnh đoạn trường
Có các kiểu hoàn dụ nào?
-Bộ phận chỉ đoàn thể
-Vật dụng chỉ đối tượng sử dụng
-Vật chứa và vật bị chứa
Hãy chỉ ra các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong câu ca dao?
BT3/137
Đoạn tham khảo:
Cơn bão đã đi qua. Sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hàng ngày thì vẫn còn tiếp diễn. Đây là cảnh người mẹ mất con, vợ mất chồng, gia đình tan nát. Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh
-Sóng, biển: cuộc sống ® hoán dụ
-Cơn bão trong cuộc sống hàng ngày: sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày ® ẩn dụ
-Những đôi mắt trẻ thơ: những đứa trẻ ® hoán dụ
I-Ẩn dụ:
VD1: Thuyền ở có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng kăhng đợi thuyền
® Thuyền: người con trai ® có nét tương đồng
® Bến: người con gái với tấm lòng son sắt, thuỷ chung Þ có nét tương đồng
VD2: Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
-Bến cũ, con đò: người có quan hệ gần gũi
VD3:
(1) Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
-Lửa lựu: sắc hoa lựu chói như lửa
(2) Văn nghệ ngòn ngọt ® trau chuốt, hoa mĩ
Sự phè phỡn thoả thuê ® không có ý nghĩa, giá trị
Tình cảm gầy gò ® thiếu thốn, không có tình cảm
Làm thành người ® tạo ra con người mới, làm chủ xã hội, chủ thiên nhiên, àm chủ cuộc đời mình
(3) Từng giọt long lanh rơi ® cái đẹp của sáng Xuân, cái đpẹc ảu cuộc sống
(4) Thác: gian khổ trong cuộc sống
Thuyền ta: con người
(5) Phù du: cuộc sống trôi nổi, lầm than
Phù sa: cuộc sống mới, đủ đầy
BT3/136
II-Hoán dụ:
*BT1/136
(1) Đầu xanh: tuổi trẻ
Má hồng: người thiếu nữ
® quan hệ gần gũi
(2) Áo nâu: người nông dân
Áo xanh: người công nhân
Nông thôn: người dân ở nông thôn
Thị thành: người dân ở thị thành
*BT2/137
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau Thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào
-Thôn Đoài, Thôn Đông: người ở Thôn Đoài và người ở Thôn Đông ® Hoán dụ
-Cau Thôn Đoài: người Thôn Đoài
-Trầu không thôn nào: người ở thôn nào ® Ẩn dụ
*BT3/137
Viết đoạn văn có biện pháp hoán dụ, ẩn dụ
(Học sinh tự trình bày)
*DẶN DÒ:
-Chuẩn bị: trả bài viết số 3
-Nội dung đề bài, dàn ý bài viết
File đính kèm:
- Ngu Van 10 cobanT45van anh.doc