Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 27, Tiết 79,80,81- Tình cảnh lẻ loi cuả NGƯời chinh phụ

 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 * Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn khổ cuả người chinh phụ khi chinh phu vắng nhà ra trận, sự đồng cản sâu sắc của tác giả và dịch giả đối với khát vọng lứa đôi cuả người phụ nữ.

 * Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, âm điệu tha thiết triền miên cuả đoạn trích.

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - S GK, SGV

 -Thiết kế bài học .

 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ

 2. Giới thiệu bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 27, Tiết 79,80,81- Tình cảnh lẻ loi cuả NGƯời chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình cảnh lẻ loi cuả NGƯời chinh phụ (Trích Chinh Phụ Ngâm) A.mục tiêu bài học * Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn khổ cuả người chinh phụ khi chinh phu vắng nhà ra trận, sự đồng cản sâu sắc của tác giả và dịch giả đối với khát vọng lứa đôi cuả người phụ nữ. * Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, âm điệu tha thiết triền miên cuả đoạn trích. B. phương tiện thực hiện - S GK, SGV -Thiết kế bài học . C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Phương pháp Nội dung chính GV: Cho H/S cần đọc phần tiểu dẫn SGK Tr 86. GVH: Phần tiểu dẫn có nội dung gì cần chú ý ? GVH: Nội dung chính của Chinh Phụ Ngâm ? GVH: Dựa vào SGK, em hãy nêu một vài đặc điểm của thể Ngâm khúc ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết vị trí và bố cục đoạn trích ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết chủ đề của đoạn trích ? GVH: Những động tác của người chinh phụ có gì đặc biệt ?Những câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì ? GVH: Hình ảnh ngọn đèn, hoa đèn gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh biẻu tượng quen thuộc nào ? GVH: Những hành động gượng đốt hương, gượng soi hương, gượng gảy đàn…nói lên điều gì ? GV: Cho HS đọc diễn cảm 8 câu tiếp theo GVH: Tâm trạng chuyển biến của người chinh phụ chuyển biến như thế nào ? GVH: Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa, giá trị của những từ láy: thăm thẳm, đau đáu… GVH: Anh (chị) hãy nhận xét ý nghĩa của hai câu cuối ? GVH:Lời của người chinh phụ được diễn tả trực tiếp qua những câu thơ nào ? GV: Anh (chị) hãy đọc phần ghi nhớ trong SGK, học thuộc lòng đoạn thơ. I. Giới thiệu chung 1. Tác Giả, Dịch Giả: HSĐ&TL: A, Tác giả Đặng Trần Côn (?--?), khoảng đầu TK XVIII. * Quê ở làng Nhân Mục (làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. B, Dịch giả Đoàn Thị Điểm ( 1705-1748), hiệu Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Hưng Yên). * Bà nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lập gia đình khá muộn (năm 37 tuổi), chồng bà là Nguyễn Kiều, vừa cưới xong thì chồng bà đi sứ sang Trung Quốc. Có thể bà dịch Chinh Phụ Ngâm trong thời gian này. * Lưu ý: cũng còn giả thuyết bản dịch Nôm do Phan Huy ích (1700 – 1822) dịch ? 2. Tác phẩm: * Có nội dung rất phong phú và sâu sắc: - Theo tài liệu sử vào đầu đời vua Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra…bắt lính…ĐTC cảm động viế.. - CPN nói lên sự oán ghét chiến tranh pk phi nghĩa, thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. - Nguyên tác là thể Ngâm khúc (có nguồn gốc từ TQ, làm theo thể trường đoản cú, tức các câu dài ngắn không đều. - Bản diễn Nôm: thể loại Ngâm khúc, thể thơ song thất lục bát (04 câu một khổ) cứ thế kéo dài, kết hợp vần chân và vần lưng, vần trắc với vân bằng) 3. Vị trí đoạn trích: HSPB: => Từ câu 193 đến 216. Diễn tả tâm trạng của chinh phụ khi chinh phu xa nhà. a. Bố cục Đoạn trích chia làm 02 phần: -16 câu đầu: Từ “Dạo hiên vắng…phím loan ngại chùng” Nỗi cô đơn của chinh phụ trong cảnh một mình một bóng bên đèn, ngoài hiên. - 8 câu còn lại: Từ “Lòng này gửi...tiếng trung phun mưa” Niềm nhớ thương chồng ở phương xa khiến lòng nàng thêm ảm đạm. b. Chủ đề - Diễn tả chân thành tâm trạng cô đơn, buồn nhớ, oán trách, khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. II. Nội dung chính 1. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng người chinh phụ - Một mình ở nhà, lẻ loi ngoài hiên, đi đi lại lại, quanh quẩn, buông rèm, cuốn rèm bao nhiêu lần. Những động tác đó lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa của nàng chỉ để biểu lộ tâm trạng cô đơn lẻ loi của nàng. Nỗi lòng không biết chia sẻ cùng ai. - Câu hỏi tu từ “đèn biết chăng; đèn chẳng biết” là lời than thở, nỗi khắc khoải chờ đợi và hi vọng, trong nàng day dứt không yên. Đó cũng là lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt, rất thương, rất dằn vặt. HSPB: - Gợi đến hình ảnh ngọn đèn không tắt của người thiếu nữ trong ca dao: “Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt” - Dùng cảnh vật tự nhiên để diễn tả tâm trạng, dùng cái khách quan để diễn tả cái chủ quan vẫn là biện pháp quen thuộc của văn chương trữ tình trung đại. + Tiếng gà…chỉ sự thao thức cả đêm nhớ chồng. + Hàng loạt động từ: gượng, gảy, soi, đốt…gắn liền với các đồ vật đàn, hương, gương => vốn để chỉ những thú vui tao nhã, thói quen trang điểm của những người phụ nữ trẻ bây giờ tiến hành miễn cưỡng, gượng gạo. Đốt hương tìm thanh thản mà tâm hồn mê man, bấn loạn, soi gương mà không cầm được nước mắt… 2. Nỗi buồn dàn trải mênh mang HSPB: Theo logíc diễn biến tâm trạng, người chinh phụ cuối cùng sẽ gửi nỗi lòng của mình đến chồng. + Hình ảnh ước lệ: non Yên (núi Yên Nhiên ở tận phương Bắc TQ) + Nghìn vàng: chỉ vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn, sự thuỷ chung của của người phụ nữ. + Thăm thẳm vốn là từ chỉ độ sâu=>chuyển nghĩa: chỉ độ cao gợi ra miền không gian vô tận, bát ngát hơn, mênh mông không giới hạn. (so sánh thơ Quang Dũng) + Đau đáu: nỗi nhớ không nguôi, day dứt, tha thiết, miên man, như đang tan chảy theo giọt mưa, sương, và tiếng trùng ra rả. => Đoạn thơ cực tả tâm trạng buồn chán, nhớ nhung của người chinh phụ qua cả ngoại cảnh và tâm trạng. Đó cũng có thể coi như một đoạn độc thoại nội tâm. - Hai câu cuối mang tính khái quát, triết lí về một quy luật: cảnh buồn người thiết tha lòng, cách nói ngược từ cái nhìn chủ thể. Câu thơ gợi nhớ đến câu Kiều, sâu sắc mà uyển chuyển hơn: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu… + Lời của người chinh phụ được thể hiện qua những câu thơ sau: + Đèn có biết dường bằng chẳng biết Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi + Lòng này gửi gió đông có tiện …Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. => Việc đưa những lời trực tiếp đó làm cho lời văn trở lên sinh động hơn và góp phần làm nổi bật bi kịch tinh thần của người chinh phụ. III. Củng cố - Chép phần ghi nhớ (SGK) Lập dàn ý bài văn nghị luận A.mục tiêu bài học * Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận. * Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế. Đồng thời rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận B. phương tiện thực hiện - S GK, SGV -Thiết kế bài học . C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Phương pháp Nội dung chính GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn SGK GVH: Anh (chị) hãy cho biết việc lập dàn ý bài văn nghị luận có tác dụng gì ? GVH: Anh (chị) hãy dựa vào gợi ý của SGK lập dàn ý cho đề bài ở mục II ? GVH: Anh (chị) hãy chọn một trong hai đề bài ở phần luyện tập để lập dàn ý đầy đủ I. Tác dụng của việc lập dàn ý HSĐ&TL - Nắm được trọng tâm để triển khai hợp lí, bao quát được những nội dung chủ yếu, tránh được tình trạng xa đề, lạc ý, bỏ sót ý. - Chủ động thời gian làm bài, thời gian sẽ không quá thừa với luận điểm này, quá thiếu với luận điểm kia. - Đảm bảo được tính mạch lạc cân đối giữa các phần trong bài viết. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận 1, Tìm ý cho bài văn HSPB: Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn a, Xác định luận đề b, Xác định các luận điểm c, Tìm luận cứ cho luận điểm 2, Lập dàn ý HSPB: a, Mở bài: Theo SGK… b,Thân bài: Theo SGK….. c, Kết bài: Theo SGK….. * Thực hành lập dàn bài theo yêu cầu đề ra trong SGK HSPB: a, Mở bài: - Trong cuộc sống, giá trị vật chất và giá trị tinh thần đều cần thiết cho con người. Thiếu chúng nhân loại không thể tồn tại. - Trong các món ăn tinh thần, sách chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Thử hình dung nếu một ngày sách biến hết khỏi hành tinh này thì con người sẽ trở lên đau khổ cô đơn biết nhường nào ? - M.Go rơ ki đã đúng khi đề cao sách: “ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” b, Thân bài: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu con người: + Từ khi con người phát minh ra giấy và mực.. thì sách luôn là bạn đồng hành cùng nhân loại. + Sách lưu giữ những giá trị tinh thần vô giá: đời sống nhân loại qua những thời kì lịch sử, những nguyên tắc đối nhân xử thế, những ước mơ của con người ngàn xưa… + Sách là kho bách khoa, là cẩm nang kì diệu con người. + Sách mở rộng những chân trời mới + Sách đưa con người phiêu du ngược thời gian về với những nền văn minh cổ xưa, với những Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo BaBiLon… - Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách: + Những kẻ độc tài phi nhân tính thường căm thù sách: Tần Thuỷ Hoàng, Hít-le… + Tuy nhiên không phải cuốn sách nào cũng có giá trị. Có loại sách tốt nhưng cũng có loại đem lại nguy hại cho con người. Cần có sự tỉnh táo khi chọn sách. - Cần kết hợp giữa thực tế và văn chương. c, Kết bài: - Sách có một khả năng vô hạn trong việc nâng cao tầm hiểu biết cho con người. - Mãi mãi sách là người bạn đồng hành không thể thiếu của con người. III. Luyện tập HSTL&PB

File đính kèm:

  • docNgu Van 10 Tuan 27.doc