Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 4 tiết 11+12- Truyện an dương vương và mị châu - trọng trủy

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Hiểu được bài học giử nước,nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành cổ Loa và mối tình Mị Châu Trọng thủy

-Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

-Bi kịch nước mất nhà tan va bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết truyện ADV và MC-TT

-Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn giữa mối quan hệ riêng với chung,nhà với nước,cá nhân với cộng đồng

-Sự kết hợp hài hòa “cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng,hư cấu nghệ thuật của dân gian

2. Kĩ năng

- Đọc ( kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian

- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại

3. Thái độ:

Đề cao ý thức cảnh giác với âm mưu của kẻ thù trong công cuộc giữ nước

C. PHƯƠNG PHÁP:

-Nêu vấn đề ,diễn giảng ,thảo luận nhóm ,phát vấn .

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp: 10a2

 2. Kiểm tra bài cũ:

-Nguyên nhân Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù ?Hãy phân tích.

- Nét nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm Đăm Săn ? Hãy minh họa trong đoạn trích.

 

 3. Bài mới: GV trích dẫn ca dao :

Ai về qua huyện Đông Anh

Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương

Cổ Loa –Thành ốc khác thường

Trải bao nhiêu năm tháng thăng trầm trong lịch sử vẫn còn đây sừng sững dấu tích của một triều đại, của một đoạn sử bi hùng gắn liền với những truyền thuyết mà mỗi người dân Việt Nam ai cũng biết: Truyền thuyết ADV –Mỵ Châu-Trọng Thủy

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 4 tiết 11+12- Truyện an dương vương và mị châu - trọng trủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn: 6/9/2011 Tiết PPCT: 11+12 Ngày dạy: 8/9/2011 TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG TRỦY ( Truyền thuyết) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Hiểu được bài học giử nước,nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành cổ Loa và mối tình Mị Châu Trọng thủy -Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ Kiến thức -Bi kịch nước mất nhà tan va bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết truyện ADV và MC-TT -Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn giữa mối quan hệ riêng với chung,nhà với nước,cá nhân với cộng đồng -Sự kết hợp hài hòa “cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng,hư cấu nghệ thuật của dân gian Kĩ năng - Đọc ( kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian - Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại Thái độ: Đề cao ý thức cảnh giác với âm mưu của kẻ thù trong công cuộc giữ nước C. PHƯƠNG PHÁP: -Nêu vấn đề ,diễn giảng ,thảo luận nhóm ,phát vấn . D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 10a2 ………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: -Nguyên nhân Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù ?Hãy phân tích. - Nét nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm Đăm Săn ? Hãy minh họa trong đoạn trích. ………………………………………………………………………………………… 3. Bài mới: GV trích dẫn ca dao : Ai về qua huyện Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương Cổ Loa –Thành ốc khác thường Trải bao nhiêu năm tháng thăng trầm trong lịch sử vẫn còn đây sừng sững dấu tích của một triều đại, của một đoạn sử bi hùng gắn liền với những truyền thuyết mà mỗi người dân Việt Nam ai cũng biết: Truyền thuyết ADV –Mỵ Châu-Trọng Thủy HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Tiết 1 Hãy nêu những đặc trưng cơ bản và gía trị ý nghĩa của thể loại truyền thuyết. +HS tóm tắt nội dung trả lời, GV chốt lại HS tự ghi. ? Nêu vài nét vắn tắt về cụm di tích lịch sử Cổ Loa? +HS dựa vào đoạn văn 2 phần tiểu dẫn để tóm tắt. +GV nhận xét kỹ năng tóm tắt của HS và chốt ý. ?VB có thể chia bố cục làm mấy phần? Chỉ rõ từng giai đoạn và nêu ý chính của từng phần? +HS nêu cách chia và tìm ý chính từng phần, GV chốt lại cách chia hợp lý. - GV hướng dẫn HS tóm tắt VB(chỉ nêu tình tiết cơ bản). ? Tìm các chi tiết liên quan đến nhân vật ADV? ? Phân tích lý giải tại sao ADV được Rùa Vàng giúp đỡ? Tiết 2 ? Giải thích sự mất cảnh giác của nhà vua? ? Việc dân gian sáng tạo chi tiết Rùa Vàng kết tội Mỵ Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái nhằm mục đích gì? -HS thảo luận nhóm -> trình bày ý kiến về hai cách đánh giá nêu ở câu hỏi 2/43 -> chọn ý kiến đúng nhất. ? HS thảo luận chi tiết Rùa Vàng kết tội Mỵ Châu và ADV chém chết nàng thể hiện thái độ gì của nhân dân? ? Vậy tại sao sau khi chết nhân dân lại hư cấu để máu nàng hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch? Bày tỏ thái độ gì và nhắn gửi chúng ta điều gì? ? Hình ảnh “ngọc trai giếng nước” gợi cho em những suy nghỉ gì? có phải để ca ngợi mối tình thủy chung của Mỵ Châu – Trọng Thủy không? +HS trình bày ý kiến. +GV chốt vấn đề. (?) Đoạn trích đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? -> HS nêu, GV giảng thêm, cho ví dụ minh họa. ? Nêu ý nghĩa của đoạn trích? - Hướng dẫn HS tự học. I. TÌM HIỂU CHUNG - Thể loại: Truyền thuyết - Xuất sứ: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy được trích trong Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái - Tập truyện dân gian được sưu tập vào cuối thế kỉ XV II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc – hiểu chú thích Tìm hiểu văn bản a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước - Thành “ đắp tới đâu lại lở tới đấy” - Được Rùa giúp đỡ: Xây được thành, chế được nỏ thần -> Chiến tháng Triệu Đà, buộc hắn phải cầu hòa => Có sự giúp đỡ của thần linh, dân gian ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc b. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ * Bi kịch nước mất, nhà tan: - Hai cha con An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà: Kết tình thông gia - Mất cảnh giác: Mất nỏ thần -> Mất nước - Trước sự kết tội của Rùa vàng: vua giết Mị Châu -> nhà tan => Sự dứt khoát, quyết liệt và sự tỉnh ngộ muộn màng của nhà vua * Bi kịch tình yêu tan vỡ: - Vì âm mưu xâm lược của Triệu Đà-> Mối tình éo le => Cái chết bi thảm của Mị Châu- Trọng thủy vì sự tác động chi phối của chiến tranh * Thái độ của tác giả dân gian: - Không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của ADV-> nêu lên bài học lịch sử: phải cảnh giác với kẻ thù - Phê phán hành động vô tình phản quốc nhưng cũng độ lượng vì sự ngây thơ cả tin của Mị Châu - Hình ảnh “ngọc trai - nước giếng” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa nhân ái của nhân dân đối với nhân vật trong truyện 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhuyễn cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao - Xây dựng nhân vật truyền thuyết tiêu biểu b. Ý nghĩa văn bản: - Truyện giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Chỉ ra những hư cấu nghệ thuật, phân tích ý nghĩa của chúng - Nêu quan điểm của mình về ý kiến: “ Truyền thuyết này là tiếng nói ngợi ca tình yêu chung thủy và phản kháng chiến tranh - Soạn bài: “Lập dàn ý bài văn tự sự” theo câu hỏi trong SGK E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTruyện An dương...doc