Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 9 Tiết : 26,27 Đọc văn: CA DAO HÀI HƯỚC

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 -Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa

 -Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh,hóm hỉnh trong các bài cadao hài hước

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1.Kiến thức :

Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh hóm hỉnh

2.Kỹ năng:

 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao

 3.Thái độ : Toân trọng tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động .

C.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm,quy nạp,bình giang

D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

 1.Ổn định: 10a1 10a2

 2. Bài cũ: 10a1 10a2

Ở phần ca dao than thân,yêu thương ,tình nghĩa trong bài ca dao 1 ,đó là lời than của ai?Than thở về điều gì?Vì sao?Và than thở như thế nào?

 -Bài ca dao số 4 là lời than của ai?Những chi tiết nào được lặp đi lặp lại?Cách biểu hiện tình cảm của người con gái có gì đặc biệt?

 3.Bài mới : Ca dao không chỉ có lời than thân trách phận mà nó còn là tiếng cười hài hước dí dỏm của nhân dân lao động hướng đến nhiều đối tượng khác nhau với nhiều mục đích khác nhau .Bài học trong tiết học này sẽ minh họa điều đó.

 

docx2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 9 Tiết : 26,27 Đọc văn: CA DAO HÀI HƯỚC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 11/10/ 2011 Tiết : 26,27 Ngày dạy: 13/10/ 2011 Đọc văn: CA DAO HÀI HƯỚC A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa -Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh,hóm hỉnh trong các bài cadao hài hước B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 1.Kiến thức : Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh hóm hỉnh 2.Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao 3.Thái độ : Toân trọng tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động . C.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm,quy nạp,bình giang D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1.Ổn định: 10a1……………………………………10a2…………………………………………… 2. Bài cũ: 10a1……………………………………10a2………………………………………… Ở phần ca dao than thân,yêu thương ,tình nghĩa trong bài ca dao 1 ,đó là lời than của ai?Than thở về điều gì?Vì sao?Và than thở như thế nào? -Bài ca dao số 4 là lời than của ai?Những chi tiết nào được lặp đi lặp lại?Cách biểu hiện tình cảm của người con gái có gì đặc biệt? 3.Bài mới : Ca dao không chỉ có lời than thân trách phận mà nó còn là tiếng cười hài hước dí dỏm của nhân dân lao động hướng đến nhiều đối tượng khác nhau với nhiều mục đích khác nhau .Bài học trong tiết học này sẽ minh họa điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Tiết 1: ? Em hiểu thế nào là ca dao? ( nêu đinh nghĩa về ca dao- dân ca)? ? Những đặc điểm cơ bản của ca dao? Bài 1: ? Bài ca dao số 1 được viết theo hình thức nào? ? Cách nói của chàng trai về lễ vật dẫn cưới có gì đặc biệt? Qua đó, em thấy gì về gia cảnh và con người của chàng trai? Liên hệ với một số bài ca dao có cùng chủ đề? ? Em hiểu gì về nghĩa của từ “sang” trong lời đánh giá của cô gái về lễ vật dẫn cưới của chàng trai? Đó là lời đánh giá trang trong hay là lời biểu lộ tấm lòng bao dung của cô gái cùng chung cảnh ngộ với chàng trai? ? Nêu cảm nhận về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo? (họ cười điều gì? cười ai? ý nghĩa của tiếng cười?) ? Khái quát chung về những biện pháp nghệ thuật của bài ca dao trên? Tiết 2: (?) Bài ca dao số 2 chế giễu đối tượng nào trong xã hội? Mức độ chế giễu ra sao và thái độ của tác giả dân gian đối với những người đó ntn? (?) Tiếng cười bật ra từ đâu? (?) Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao hài hước thường sử dụng là gì? ? Nêu ý nghĩa của các bài ca dao? I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Khái niệm: Cho HS nhắc lại 2.Đặc điểm của ca dao: 2.Phân loại: Bài 1: Ca dao tự trào. Bài 2: Ca dao hài hước, châm biếm. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc văn bản 2. Tìm hiểu văn bản: a): Bài 1: Tiếng cười tự trào: * Chàng trai dẫn cưới: - Toan dẫn: voi-trâu-bò. - Nhưng: voi-sợ quốc cấm. trâu-sợ máu hàn bò-sợ họ nhà nàng co gân - miễn có thú 4 chân : dẫn con chuột béo "Lối nói khoa trương, phóng đại+giảm dần(voi-trâu-bò); cách nói đối lập(ý định-việc làm); lập luận hài hước, hóm hỉnh, thông minh(miễn là có thú bốn chân) * Cô gái thách cưới: Một nhà khoai lang: Củ to Củ nhỏ Củ mẻ Củ rím, củ hà à Lối nói giảm dần. Giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu. à Thông cảm được cái nghèo của chàng trai. => Tiếng cười vượt lên cảnh ngộ b) : Bài 2: Chế giễu loại đàn ông lười nhác vô tích sự: Làm trai cho đáng sức trai. Khom lưng chống gối >< gánh hai hạt vừng " Yếu đuối, không đáng sức trai àVừa phóng đại, cường điệu, vừa nói giảm => Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân, nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật : - Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình - Cường điệu, phóng đại, tương phản - Dùng ngôn từ đời thường mà đầy hàm ý b. Ý nghĩa văn bản : Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca dao dân ca III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng 4 bài ca dao trong sách - Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới trong bài số 1. Qua đó cho biết tiếng cười tự trào đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào ? - Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, ăn quà vặt, nghiện rượu chè, tệ nạn đa thê, tảo hôn, mê tín dị đoan E. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docxca dao hài hước.docx