I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
+ Kiến thức chung:
Giúp học sinh:
- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
+ Kiến thức trọng tâm:
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “ tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Về kĩ năng:
Biết cách cảm thụ và phân tích một tác phẩm thuộc thể loại kí sự.
3. Về tư tưởng:
- Qua đó giáo dục học sinh có thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.Trân trọng lương y, có tâm có đức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 11 tập 1
- SGV Ngữ văn 11 tập 1
- Giáo án
- Tài liệu tham khảo khác
252 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Thượng kinh kí sự )
-Lê Hữu Trác-
Ngày soạn :
Giảng ở các lớp :
Lớp
Ngày giảng
Học sinh vắng
Ghi chú
11A
11B
11C
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức: + Kiến thức chung:
Giúp học sinh:
- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
+ Kiến thức trọng tâm:
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “ tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Về kĩ năng:
Biết cách cảm thụ và phân tích một tác phẩm thuộc thể loại kí sự.
3. Về tư tưởng:
- Qua đó giáo dục học sinh có thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.Trân trọng lương y, có tâm có đức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 11 tập 1
- SGV Ngữ văn 11 tập 1
- Giáo án
- Tài liệu tham khảo khác
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nêu vấn đề + Đọc hiểu + Phát vấn + Giảng bình + Phân tích + Tích hợp môi trường.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức(1’)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ(3’)
Bước 3: Nội dung bài mới:
Lời vào bài(1’)
Chúng ta đã được học một số thể loại của văn học Trung Đại (Thơ Đường luật, tiểu thuyết, truyện) ở chương trình lớp 10. Lớp 11 chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về các thể loại của VHTĐ, bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về thể kí qua đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” – Trích “ Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác.
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10’
15’
15’
2’
15’
15’
6’
5’
GV: Em hãy tóm tắt những ý chính trong phần tiểu dẫn.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho hs và yêu cầu hs đọc và tóm tắt
GV: Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả ntn? Qua những chi tiết cụ thể nào? Phân tích những chi tiết đó để thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm?
GV dẫn dắt, gợi mở HS phát hiện, phân tích
? Qua nh÷ng chi tiÕt trªn, anh (chÞ ) cã nhËn xÐt g× vÒ quang c¶nh cña phñ chóa?
-Hs nhËn xÐt ,®ánh gi¸ .
- Gv tæng hîp
Hết tiết 1
Củng cố- Dặn dò
GV: Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết đặc sắc nào?
HS phát hiện, bình
GV chốt...
Ví dụ: Thánh thượng đang ngự ở đấy”, “chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông cung thế tử” , “hầu trà”, “phòng trà ” .
“nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.
GV: Qua việc phân tích trên em có nhận xét gì về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa?
GV: Tích hợp môi trường
? Những chi tiết miêu tả không gian phủ chúa có liên quan đến việc chẩn đoán bệnh của Lê Hữu Trác như thế nào?
GV: Nhân cách con người Lê Hữu Trác được bộc lộ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó bộc lộ nhân cách gì của ông?
Minh hoạ:
+ Đoán được chính xác căn bệnh của thế tử
+ Nói thẳng nguyên nhân căn bệnh và cách chữa bệnh; sự giàng co…nhưng ông đã gạt đi sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc
GV: Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác phẩm là gì?
GV minh hoạ...
GV: Hướng dẫn HS tổng kết
Gv: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ( SGK)
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả Lê Hữu Trác ( 1724 – 1791 )
- Biệt hiệu: Hải Thượng Lãn Ông LHT
- Là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
2. Thượng kinh kí sự
- Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in 1885.
- Tả quang cảnh ở Kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy, thế lực của nhà chúa
3. Đoạn trích: Tác giả vào phủ để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
* Quang cảnh trong phủ chúa
* Chi tiÕt quang c¶nh:
+ RÊt nhiÒu lÇn cöa
+ Lèi ®i quanh co, qua nhiÒu d·y hµnh lang
+ Canh gi÷ nghiªm nhÆt (lÝnh g¸c , thÎ tr×nh )
+ C¶nh trÝ kh¸c l¹ (c©y cèi um tïm, chim kªu rÝu rÝt, danh hoa ®ua th¾m )
+ Trong phñ lµ nh÷ng “Đại đường”, “ Quyển bồng”, “G¸c tÝa” , kiÖu son, m©m vµng chÐn b¹c...)
+ Căn phòng nơi Trịnh Cán và Trịnh Sâm ở phải đi qua 5,6 lần trướng gấm.
+ Néi cung thÕ tö cã sËp vµng, ghÕ rång , nÖm gÊm , mµn lµ…
- NhËn xÐt:
-> Lµ chèn th©m nghiªm , kÝn cæng ,cao tưêng
-> Chèn xa hoa, tr¸ng lÖ, léng lÉy kh«ng ®âu s¸nh b»ng
-> Cuéc sèng hưëng l¹c(cung tÇn mÜ n÷, cña ngon vËt l¹)
-> Kh«ng khÝ ngét ng¹t ,tï ®äng( chØ cã h¬i ngưêi, phÊn s¸p, hư¬ng hoa)
* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
+ Vµo phñ ph¶i cã th¸nh chØ ,cã lÝnh ch¹y thÐt ®êng
+ Trong phñ cã mét guång m¸y phôc vô ®«ng ®¶o; người truyÒn b¸o rén rµng, ngêi cã viÖc quan ®i l¹i nh m¾c cöi .
+ Lêi lÏ nh¾c ®Õn chóa vµ thÕ tö ph¶i cung kÝnh lÔ phÐp ngang hµng víi vua
+ Chóa lu«n cã phi tÇn hÇu trùc t¸c gi¶ kh«ng ®îc trùc tiÕp gÆp chóa “ph¶i khóm nóm ®øng chê tõ xa”.
+ThÕ tö cã tíi 7- 8 thÇy thuèc tóc trùc, cã ngêi hÇu cËn hai bªn, t¸c gi¶ ph¶i l¹y 4 l¹y
-> Đã lµ nh÷ng nghi lÔ khu«n phÐp cho thÊy sù cao sang quyÒn quÝ ®ến tét cïng.
-> Lµ cuéc sèng xa hoa hëng l¹c, sù léng hµnh với những quyền uy cña phñ chóa.
=> Những chi tiết miêu tả không gian trong phủ chúa cho thấy đây là một môi trường thiếu ánh sáng. Môi trường này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của Trịnh Cán
b. Nhân cách, con người Lê Hữu Trác
- Tài năng, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm.
-Ông là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ
-Là người có những phẩm chất cao quý: khinh thường lợi danh,yêu thích tự do và lối sống giản dị, thanh đạm
c. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự
Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc sinh động, lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ, tạo nên được chất hiện thực của tác phẩm.
III. Tổng kết
Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
Bước 4. Củng cố bài giảng(1’)
+ Giá trị hiện thực của tác phẩm
+ Thái độ của tác giả
+ Ngòi bút kí sự sắc sảo
Bước 5. Dặn dò(1’)
- Nắm nội dung bài
- Chuẩn bị: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Tiết : 3
Tõ ng«n ng÷ chung ®Õn lêi nãi c¸ nh©n
Ngày soạn:
Giảng ở các lớp :
Lớp
Ngày giảng
Học sinh vắng
Ghi chú
11A
11B
11C
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
+ Kiến thức chung:
- Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng trong của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
- Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
+ Kiến thức trọng tâm:
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung( âm, tiếng, từ, ngữ cố định,...) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm ( cụm từ, câu, đoạn, văn bản)
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Trong lời nói cá nhân vừa có những yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội, vừa có nét riêng, có sự sáng tạo của cá nhân.
2. Về kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.
- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân trong lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội.
- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân. Rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân.
3. Về tư tưởng:
- Qua đó giáo dục HS vừa có thái độ tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào phát triển ngôn ngữ xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 11 tập 1
- SGV Ngữ văn 11 tập 1
- Giáo án
- Tài liệu tham khảo khác
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc hiểu + Nêu vấn đề + Phát vấn + Thảo luận + Luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức(1’)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ(3’
Bước 3: Nội dung bài mới
Lời vào bài(1’)
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của xã hội. Nhưng ngôn ngữ tồn tại trong mỗi cá nhân riêng. Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới.
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15’
15’
2’
6’
Tìm hiểu mục I
GV: Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội?
GV:
Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào?
Ơ mỗi phương diện, gv yêu cầu hs minh hoạ
HS: Xem ví dụ SGK
GV đưa vd minh hoạ:
: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất...”
Tìm từ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển , phân tích...
Tìm hiểu mục II
Khi giao tiếp cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp úng nhu cầu giao tiếp.Vậy cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở các phương diện nào?
GV: Hướng dẫn HS hiểu qua các ví dụ SGK
GV: Cho học sinh đọc ghi nhớ ( SGK)
Luyện tập
GV: Hướng dẫn làm bài tập tại lớp
Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám....” Cách sắp đặt như thế đạt hiệu quả giao tiếp ntn?
I. NGÔN NGỮ- TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau phải sử dụng phương tiện giao tiếp, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng .
- Các yếu tố ngôn ngữ chung:
+ Các âm và các thanh.
+ Các tiếng
+ Các từ
+ Các ngữ
- Các quy tắc,các phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
+ Phương thức chuyển nghĩa từ: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh
II. LỜI NÓI- SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN.
1. Giọng nói cá nhân: mỗi người có một giọng nói riêng tuy vẫn dùng các âm, các thanh chung thuộc ngôn ngữ cộng đồng.
2. Vốn từ ngữ cá nhân: mỗi cá nhân có vốn từ ngữ riêng trong tài sản chung.
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung: sáng tạo trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, tách từ, gộp từ....
4. Việc tạo ra các từ mới: cá nhân tạo ra từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung
5. Việc vận dụng linh hoạt ,sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
* Ghi nhớ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP
1. Bài 1
Từ thôi:
- Nghĩa gốc: chấm dứt kết thúc một hoạt động nào đó
- Nghĩa chuyển: chấm dứt cuộc đời, cuộc sống cách nói tránh, nói giảm để giảm nhẹ nổi đau nhưng thực chất đầy đau đớn, mất mát.
2. Bài 2
Từ ngữ quen thuộc song sắp xếp trật tự khác thường:
- Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đèu sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn)
- Bộ phận vị ngữ đứng trước chủ ngữ
Mục đích : làm nổi bật tâm trạng phẩn uất của thiên nhiên cũng như con người.
Bước 4 : Củng cố bài giảng ( 1’)
Chốt lại kiến thức cơ bản
Bước 5: Dặn dò
- Làm bài tập 3 (trang 3)
- Soạn bài: Tự Tình ( Bài II)- Hồ Xuân Hương
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Tiết: 04 Tù t×nh
( Bài II)
- Hồ Xuân Hương -
Ngày soạn :
Giảng ở các lớp :
Lớp
Ngày giảng
Học sinh vắng
Ghi chú
11A
11B
11C
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
+ Kiến thức chung:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cãch dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
+ Kiến thức trọng tâm:
- Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
- Khả năng Việt hoá thơ Đường : dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca.
2. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Về tư tưởng:
- Qua đó giáo dục HS cảm thông với số phận éo le của người phụ nữ trong xã hội cũ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 11 tập 1
- SGV Ngữ văn 11 tập 1
- Giáo án
- Tài liệu tham khảo khác
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc hiểu + Phát vấn + giảng bình + tích hợp + Phân tích
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức(1’)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ(3’)
Bước 3: Nội dung bài mới
Lời vào bài(1’)
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, khao khát sống mãnh liệt.Tự tình II là một bài thơ như thế.
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10’
2’
8’
6’
5’
5’
Tìm hiểu tiểu dẫn
GV: gọi hs đọc phần tiểu dẫn ở sgk
Yêu cầu học sinh nêu những ý chính
Gv giảng thêm...
- Con người Xuân Hương : sắc sảo, cá tính và rất có bản lĩnh “Bất chấp mọi thói thường-Dám viết dám làm không cần ai biết”...
- Thơ Hồ Xuân Hương : gồm cả thơ chữ Nôm và chữ Hán; trào phúng (“câu thơ nhạo báng”) nhưng đậm chất trữ tình, là tiếng nói đồng cảm và bênh vực đối với người phụ nữ...
GV đọc mẫu, yêu cầu hs đọc
Nhận xét và hướng dẫn hs đọc
Yêu cầu hs tìm hiểu bố cục bài thơ
Nhân vật trữ tình hiện ra lẻ loi giữa không gian mênh mông của đêm khuya đang vẳng lại tiếng trống báo canh giờ dồn dập. Như muốn mượn men rượu để lãng quên thực tại nhưng say rồi lại tỉnh, muốn tìm đến thiên nhiên để vợi bớt sự lẻ loi thì trăng đã xế bóng.
- Ấy thế mà trong cái nhìn của nhân vật trữ tình vẫn hiện lên một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, đang vươn lên, vùng dậy mạnh mẽ.
- Nhưng rốt cuộc lại là một nỗi ngán ngẩm trào dâng trong lòng người.
Tìm hiểu chi tiết
GV:
Cảm nhận chung của em về bài thơ?
Hai câu đề đã cho chúng ta thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng ntn?
Tại sao nói tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua sự cảm nhận thời gian, không gian ? Phân tích cảm nhận của nhân vật trữ tình về thời gian, không gian?
“Đêm khuya”: vừa là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình trong những suy tư, trăn trở vừa gợi ra một không gian vắng lặng, yên tĩnh. Âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh càng làm cho không gian thêm quạnh hiu. Trong không gian vắng lặng ấy, con người cảm thấy cô đơn, lẻ loi.
GV: Không chỉ cảm nhận về thời gian, không gian, nhân vật trữ tình còn ý thức được điều gì về cảnh ngộ của mình ? Anh/chị hãy phân tích câu 2 (từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật, nhịp điệu) để làm sáng tỏ ý thức về cảnh ngộ và tâm trạng của nhà thơ.
GV: Từ “trơ” – trong văn cảnh câu thơ - không chỉ là bẽ bàng, tủi hổ mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức. Nó đồng nghĩa với từ “trơ” trong câu thơ sau của Bà Huyện Thanh Quan : “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”(Thăng Long thành hoài cổ) à bản lĩnh, cá tính Xuân Hương.
GV: Tóm lại, hai câu thơ đầu thể hiện những tâm trạng nào của Hồ Xuân Hương ?GV:
Để tiếp tục cho lời tự tình của mình, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào? những biện pháp nghệ thuật nào?
Những hình ảnh, từ ngữđó bộc lộ tâm trạng gì của Hồ Xuân Hương?
Chẳng những không “tiêu sầu” mà còn “càng sầu thêm” bởi “say lại tỉnh”, sau mỗi lần tỉnh lại thêm thấm thía nỗi đau duyên phận. “Lại” : lặp lại, quay lại. “Say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, trở đi trở lại, bế tắc của số phận. Biết bao xót xa, chán nản, thất vọng trong một chữ “lại”... Trăng cũng không đem lại niềm vui, thậm chí còn khiến nhà thơ thêm buồn khi soi chiếu vào cuộc đời mình. Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn” hay chính là cảm nhận về thân phận của nhà thơ : tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên chưa trọn vẹn. Thật là cay đắng.
GV: Như vậy, tâm trạng của nữ sĩ trong hai câu thực là gì ?
Phân tích sự sắp xếp ngôn từ độc đáo trong 2 câu luận? Ý nghĩa?
GV:
Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được gợi qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất, phản kháng dữ dội của con người. Những sinh vật nhỏ bé, còn hèn mọn hơn cả “cỏ nội, hoa hèn” như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên, lại còn “xiên ngang mặt đất”. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để đâm toạc chân mây”.
GV:
Tâm trạng HXH bộc lộ trực tiếp qua từ nào? Từ xuân trong hai câu kết có ý nghĩa ntn?
Tâm trạng, nỗi lòng nhà thơ được bộc lộ ntn trong hai câu kết?
GV tham gia bình...
GV: Hai câu thơ có thể được viết ra từ tâm trạng của một người gặp nhiều trắc trở, éo le, ngang trái trong tình duyên : hai lần mang thân đi làm lẽ và cả hai lần hạnh phúc đều đến và đi quá nhanh. Câu thơ là cảnh ngộ và tâm trạng bi kịch của nữ sĩ : càng khát khao hạnh phúc càng thất vọng, mơ ước càng lớn thực tại càng mỏng manh.
GV:
Bài thơ đã khép lại bằng tâm trạng nào của Xuân Hương .
Tổng kết
Hãy nhận xét chung về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Quê làng Quỳnh Đôi ,tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng long
-Bà là người có cuộc đời tình duyên ngang trái, éo le hai lần lấy chồng (ông Phủ Vĩnh Tường và Tổng Cóc) thì cả hai lần đều làm lẽ và chồng đều qua đời sớm.
- Tác phẩm thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ.
Hồ Xuân Hương được tôn là “Bà chúa thơ Nôm”
2. Tự tình II nằm trong chùm Tự tình, tập trung thể hiện cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẩn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
+ Hình thức nghệ thuật : đây là bài thất ngôn bát cú Đường luật. Bố cục : 04 phần - Đề, Thực, Luận, Kết.
+ Thể loại : thơ trữ tình. Bài thơ trực tiếp bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình qua cách cảm nhận không gian, thời gian, cảnh vật và duyên phận. Do đặc trưng thể loại nên trong thơ - ngoại cảnh cũng là nội tâm. Trong cảnh có tình, trong tình thấy cảnh.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hai câu đề
-Thời gian: đêm khuya
-Không gian: rộng lớn(nước non)
-Tâm trạng : buồn tủi, xót xa
-Văng vẳng trống canh dồn: tiếng trống canh gấp gáp liên hồi -> Nhân vật trữ tình đã cảm nhận được bước đi vội vã, hối hả, gấp gáp như giục giã, thôi thúc của thời gian qua nhịp dồn dập, liên hồi của tiếng trống canh. Đó cũng chính là tâm trạng rối bời, vừa lo âu vừa buồn bã của con người ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đời người.
- Câu 2:
+ Đảo ngữ
+ ngắt nhịp: 1/3/3
+ cái: rẻ rúng
+ đối
- “Trơ” (phơi ra, bày ra) “cái hồng nhan” (kiếp hồng nhan phận hẩm duyên ôi) “với nước non” (cuộc đời, không gian mênh mông) thể hiện sự dãi dầu sương gió.
- “Trơ” : trơ trọi, lẻ bóng. Thủ pháp đối : “cái hồng nhan” >< “nước non” tô đậm cảm giác đơn côi, trống vắng.
- “Trơ” : bẽ bàng, tủi hổ. Thủ pháp đảo + nhịp điệu 1/3/3 của câu thơ càng nhấn mạnh vào sự bẽ bàng của duyên phận.
à Câu thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình cảnh của chính mình.
-> Cảm giác cô đơn, trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời.
b. Hai câu thực
-Say lại tỉnh: càng say lại càng cảm nhận được hiện tại, càng chua chát, đau xót về thân phận bạc bẽo, hẩm hiu
-Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn : tả cảnh song cũng là tâm trạng. Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn cũng như tác giả tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn, chịu cảnh phận éo le, ngang trái.
-> Một nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng.
c. Hai câu luận
- Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.
- Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận làm nổi bật sự vùng lên, phá ngang của thân phận đất đá, cỏ cây- những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn song không chịu mềm yếu ->
sự phẩn uất phản kháng của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất của tâm trạng...Bên cạnh đó, những động từ mạnh xiên, đâm được kết hợp với những bổ ngữ ngang, toạc độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà còn là phản kháng -> sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình cảnh bi thương nhất.
d. Hai câu kết
Ngán: chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẻo.
Xuân: mùa xuân, tuổi xuân.-> mùa xuân có sự tuần hoàn còn tuổi trẻ một đi không trở lại.
- Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” mang hai nghĩa khác nhau. Từ “lại” thứ nhất mang ý nghĩa thêm lần nữa, từ “lại” thứ hai có nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Xuân Hương cảm nhận sự chảy trôi của thời gian, đời người với bao xót xa, tiếc nuối.
- Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến Mảnh tình – san sẻ – tí – con con nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Mảnh tình đã bé lại còn “san sẻ” thành ra ít ỏi chỉ còn “tí con con” nên càng xót xa tội nghiệp.
- Hai câu thơ thể hiện tâm trạng của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ, bạc bẻo, trớ trêu -> Ngán ngẩm, buông xuôi. Đó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa .
III. Tổng kết
- Về nghệ thuật: từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm.
- Về nội dung: Bài thơ nói lên bi kịch cũng như khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Bước 4: Củng cố bài giảng(1’)
- Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẩn uất của Hò Xuân Hương
- Ý nghĩa nhân văn toát ra từ bài thơ là gì?
Bước 5: Dặn dò(1’)
- Nắm chắc nội dung bài
- Chuẩn bị: Bài viết số 1 (Nghị luận xã hội)
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Tiế
File đính kèm:
- thu 11.giao an.doc