Giáo án ngữ văn 11 _ GV: Nguyễn Viết Phương

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Cho học sinh thấy được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh

* Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích một tác phẩm thuộc thể kí của Lê Hữu Trác.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

* SGK, SGV, Tư liệu văn học .

* Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học.

C. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

* Đọc hiểu văn bản

* Phát vấn, đàm thoại.

* Phân tích, tổng hợp

D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Ổn định lớp

- Chỗ ngồi, sĩ số:

- Tâm thế học bài

2. Kiểm tra

Kiểm tra sự chuẩn bị đầu năm : Sách vở, đồ dùng học tập.

3. Bài mới

 

 

doc157 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 _ GV: Nguyễn Viết Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 3 / 09 / 2007 Tiết PPCT : 1 vào phủ chúa trịnh Lê hữu trác ( Tiết 1) A. Mục tiêu bài học * Cho học sinh thấy được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh * Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích một tác phẩm thuộc thể kí của Lê Hữu Trác. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị đầu năm : Sách vở, đồ dùng học tập... 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt * Đọc văn bản, đàm thoại, phát vấn : HS đọc phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi. GV: Nêu vắn tắt tiểu sử cuộc đời Lê Hữu Trác ? HS : Căn cứ phần tiểu dẫn SGK, trả lời- tên, hiệu, quê quán, những hoạt động chính... GV: Nêu quá trình sáng tác của Lê Hữu Trác ? HS : Nêu lĩnh vực Y học và lĩnh vực Văn học ( tên tác phẩm, nội dung...) GV: Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích “ A. Tác giả- Tác phẩm 1. Về tác giả - Cuộc đời : Lê Hữu Trác 1724-1791 hiệu là Hải Thượng Lãn Ông người làng Liêu Xá nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên. Ông và làm nghề thày thuốc vừa dạy họ. Phần lớn cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn với quê ngoại ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. - Sáng tác : + Về lĩnh vực Y học : ông có bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh ” gồm 66 quyển, tác phẩm vừa có giá trị y học vừa có giá trị văn học + Về Văn học : ông có “Thượng kinh kí sự”, ( Hán) hoàn thành năm 1783 ( xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”) ghi chép những chuyện có thật tả quang cảnh phủ chúa xa hoa... qua đó tác giả bộc lộ phẩm cách trong sạch, thanh cao không màng danh lợi của bản thân 2. Về tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh” ? HS : Phần cuối trong tác phẩm “ Hải Thượng y tông lĩnh” * HS đọc đoạn trích- tìm hiểu, giải thích các từ Hán Việt * Hướng dẫn tìm hiểu nội dung- nghệ thuật GV: Nêu bố cục của đoạn trích ? HS : Nêu bố cục 2 phần ( tả quang cảnh ohủ chúa- quá trình kê đơn bắt mạch... ) GV: Quang cảnh phủ chúa được kể và miêu tả như thế nào ? HS : Nêu quang cảnh phủ chúa, nêu cảm nghĩ của tác giả * Nhận xét chung về ý nghĩa của việc miêu tả Đoạn “ Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch kê đơn cho Trịnh Cán 3. Đọc- chú thích - Đọc theo giọng kể chuyện có bộc lộ cảm xúc kín đáo... - Giải thích một số từ ( SGK tr 4-8) B. Nội dung- Nghệ thuật I. Bố cuc - Từ đầu... “cho thật kĩ” : Quang cảnh phủ chúa - Còn lại : Bắt mạch kê đơn II. Phân tích 1. Quang cảnh phủ chúa - Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương...hành lang quanh co nối nhau liên tiếp... =>Suy nghĩ : ...chỗ nào mình cũng từng biết...mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. 4. Luyện tập củng cố * Nêu khái niệm thể loại truyện kí ? ( HS xem bài “ Đại Việt sử kí toàn thư ” của Ngô Sĩ Liên- Lớp 10, trả lời câu hỏi ) * Chú ý : Tính chất kịch trong tình huống, tình tiết; sự kiện có tính chất hiện thực, sát thực tế.. 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : Phần tiếp theo của bài “ Vào phủ...” Yêu cầu tìm hiểu- chuẩn bị : + Thái độ tác giả... + Nghệ thuật kể chuyện... + Sưu tầm TL... E. Rút kinh nghiệm ************************************************************************** Ngày soạn : 3 / 09 / 2007 Tiết PPCT : 2 vào phủ chúa trịnh Lê hữu trác ( Tiết 2- Tiếp theo...) A. Mục tiêu bài học * Cho học sinh thấy được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh * Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích một tác phẩm thuộc thể kí của Lê Hữu Trác. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra - Tóm tắt đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh ” ? Y/c : Nêu được các ý chính- quang cảnh phủ chúa và bắt mạch kê đơn 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt * Đọc văn bản, đàm thoại, phát vấn : GV: Cảnh phòng trà được miêu tả như thế nào ? HS : Căn cứ phần I, nêu các dẫn chứng trong tác phẩm...kèm theo nhận xét về cách miêu tả và ý nghĩa của đoạn văn GV : Nêu quá trình bắt mạch kê đơn của Lê Hữu Trác ? HS : Nêu tình cảnh người bệnh và sự chuẩn đoán bệnh của Lê Hữu Trác và của những lang y khác GV: So sánh cách chuẩn đoán, kê đơn của Lê Hữu Trác với các vị lang y khác * HS : Căn cứ vào cách chữa bệnh, kê đơn và những suy nghĩ của Lê Hữu Trác, từ đó tìm hiểu tấm lòng “lương y” của ông -Cảnh phòng trà : cảnh các đồ vật sang trọng, tên gọi “ phòng trà” -Cảnh phòng ăn : bát đũa bằng bạc, bàn ăn, cảnh trí đợc bày biện sáng sủa sang trọng, quí phái => Nhìn chung khung cảnh phủ chúa hiện lên trong vẻ sang trọng giàu có, quí phái và phong lưu. Khung cảnh được nhà văn miêu tả tỉ mỉ, sát thực sinh động và có ý nghĩa 2. Bắt mạch kê đơn *Người bệnh : chừng 5, 6 tuổi, rốn lồi to, da thời xanh, chân tay yếu đuối.... *Chuẩn bệnh : -Có bệnh nặng cần phải dùng các loại thuốc trị bệnh mạnh để chế ngự ( quan Chánh đường và các lang y khác- “ cách trị bệnh của cụ khác chúng ta nhiều lắm”) - Do lâu ngày ở trong cung cấm, không chịu vận động cho nên người suy nhược, yếu đuối và trở thành căn bệnh kinh niên trầm trọng =>Cần phải bồi bổ kết hợp với vận động để tăng cường sức khỏe qua đó có thể đẩy lùi bệnh ( theo LHT) Nhận xét : Qua việc kể chuyện và miêu tả trong tác phẩm, Lê Hữu Trác đã cho người đọc thấy một cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa, đồng thời còn thấy một tấm lòng trị bệnh cứu người *Chia nhóm thảo luận về suy nghĩ của Lê Hữu Trác khi ông kê đơn thuốc GV : Nêu đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm ? HS : Nêu 2 ý tính chân thực và đặc trưng của thể kí như : xung đột, tính tập trung... * Hướng dẫn đánh giá chung đáng kính của một vị lương y chân chính không vì hoàn cảnh mà làm trái với lương tâm của mình. 3. Giá trị Nghệ thuật -Cách miêu tả sinh động khách quan, sát với thực tế làm cho người đọc cảm thấy bị cuốn hút vào câu chuyện -Tác phẩm đã mang sắc thái của thể loại truyện kí, tình tiết sự kiện và xung đột tập trung cao tạo được sự hấp dẫn đối với người đọc C. Tổng kết -Về nội dung : Tác phẩm đã kín đáo bộc lộ quan điểm, thái độ phê phán của Lê Hữu Trác đối với cảnh sống xa hoa của vua chúa thời bấy giờ, đồng thời bày tỏ được đạo đức của một vị lương y chân chính. -Về Nghệ thuật : Tác phẩm có đặc điểm của thể kí, có cách miêu tả, kể chuyện sát với thực tế; có tính tập trung cao 4. Luyện tập củng cố * Nêu khái niệm thể loại truyện kí ? ( HS xem bài “ Đại Việt sử kí toàn thư ” của Ngô Sĩ Liên- Lớp 10, trả lời câu hỏi ) * Chú ý : Tính chất tập trung trong tình huống, tình tiết; sự kiện có tính chất hiện thực, sát thực tế... 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : “ Từ ngôn ngữ chung...” Yêu cầu tìm hiểu- chuẩn bị : + Thái độ tác giả... + Nghệ thuật kể chuyện... + Sưu tầm TL... E. Rút kinh nghiệm ************************************************************************** Ngày soạn : 4 / 09 / 2007 Tiết PPCT : 3 từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ( Tiết 1) A. Mục tiêu bài học * Cho học sinh thấy đặc điểm các yếu tố của ngôn ngữ, các nguyên tắc và các phương thức chuyển đổi của ngôn ngữ * Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích một vấn đề ngôn ngữ ( trong giao tiếp và trong các tác phẩm văn học). B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị đầu năm : Sách vở, đồ dùng học tập... 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt * Đàm thoại, phát vấn : GV: Nêu yếu tố chung của ngôn ngữ ? HS : Nêu 4 yếu tố, lấy ví dụ... GV: Nêu qui tắc và phương thức chung của ngôn ngữ ? HS : Nêu qui tắc, lấy ví dụ, phân tích ví dụ... GV: Lời nói cá nhân có đặc điểm gì ? HS : Nêu 5 đặc điểm, lấy ví dụ... I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội -Yếu tố chung : +Các âm và các thanh ( các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...) Ví dụ : a, e, i, o...thanh huyền “ ` ”, “ ´ ”... +Các tiếng ( các âm tiết ) do sự kết hợp của các âm và thanh theo qui tắc nhất định. Ví dụ : “nhà”, “cửa”, “sông”, “suối”, “núi’, “đồi”... +Các từ. Ví dụ : Đất nước, đẹp đẽ, xanh xanh... +Các ngữ cố định ( thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ : Thuận buồm xuôi gió, xuôi chèo mát mái... -Qui tắc và phương thức chung +Qui tắc cấu tạo các kiểu câu, ví dụ câu ghép có quan hệ từ nguyên nhân- kết quả ( Vì ta khăng khít cho người dở dang- Truyện Kiều) +Phương thức chuyển nghĩa của từ II. Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân (Lời nói của cá nhân) 1. Giọng nói : Khi nói, giọng nói của mỗi cá nhân có đặc điểm riêng không giống nhau 2. Vốn từ ngữ cá nhân : mỗi cá nhân có một thói quen dùng một số từ ngữ nhất định, tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của bản thân như trình độ, lứa tuổi, quan hệ xã hội, vốn sống... Ví dụ : “ Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời. Sợ bác nói *HS nêu kết luận chung là hãi- Ma Văn Kháng... 3. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc : Các trường hợp như gộp từ, tách từ, chuyển loại từ...của cá nhân. Ví dụ : “ Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi ” ( Xuân Diệu ) 4. Việc tạo ra các từ mới : Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung. Ví dụ : ốp lát, sân chơi, số hóa... 5. Vận dung qui tắc và phơng thức chung sáng tạo. Ví dụ : “ Tình thư một bức, phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem ” III. Kết luận Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các qui tắc chung 4. Luyện tập củng cố * Nêu các nội dung cơ bản cùng các ví dụ minh họa * Thử phân biệt một số ví dụ- làm bài tập 1, 2, 3 SGK tr.13 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : Chuẩn bị bài làm văn số 1 Yêu cầu: + Yêu cầu chung : Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận (MB-TB-KL) + Lập dàn ý cho một số đề bài sau - Đề 1 : Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay ? - Đề 2 : Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm học đi đôi với hành E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn : 5 / 09 / 2007 Tiết PPCT : 4 viết bài làm văn số 1: nghị luận xã hội A. Mục tiêu bài học * Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết đợc bài nghị luận xã hội có nội dung sát thực tế đời sống và học tập của học sinh * Rèn kĩ năng nghị luận về một vấn đề xã hội B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV... * Giáo án, Bài soạn. C. Phương pháp tiến hành * Ra đề, lập dàn ý, xây dựng biểu điểm * Coi kiểm tra, chấm bài D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt *GV Đọc và chép đề, nhắc nhở HS *GV giám sát quá trình làm bài của HS *GV Xây dựng Đáp án I. Đề bài 1. Câu 1 (2đ) : Kể tên các thể loại văn học đã học ở lớp 10 2. Câu 2 (8đ) : Tinh thần học tập thời nay đã phát huy được điều gì của lối học tập ngày xa II. Giám sát làm bài * Yêu cầu học sinh làm bài đúng như qui chế thi, kiểm tra * Xử lí các biểu hiện bất thường, nếu có * Thu bài, kiểm đếm số lượng bài viết * Có thể gợi ý một số vấn đề của đề bài trong khuôn khổ cho phép III. Đáp án- Biểu điểm 1. Đáp án Các ý chính cần nêu a. Nêu đặc điểm về cách học tập ngày xưa -Đặc điểm nổi bật là số môn học ít, chủ yếu là học chữ và luận văn -Cách học vì thế mà đơn giản chỉ là học thuộc bài ( người xa có câu “ chi hồ giả giã”, hay “nhân chi sơ, tính bản thiện”...)-Hình thức tổ chức học tập theo hoàn cảnh của từng vùng và thi cử cũng chỉ tuân thủ một kiểu là nhà nước (PK) cứ vài năm lại tổ chức một lần để tuyển chọn người có tài về văn chương *GV Xây dựng Biểu điểm Tuy vậy, với truyền thống hiếu học, ham hiểu biết ông cha ta đã không ngừng tìm tòi và khám phá tri thức. Đã có nhiều gương sáng trong học tập như Mạc Đĩnh Chi, Lê Văn Hưu, Lê Hữu Trác, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... b. Những bài học quí về gương học tập -Thứ nhất là không ngừng tìm tòi sáng tạo, vừa tìm hiểu kiến thức của cha ông, vừa sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần mới cho dân tộc. Chẳng hạn như Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra tư tưởng Nhân nghĩa mang màu sắc riêng của dân tộc, ông đã gắn Lí tưởng của đạo Nho với quyền lợi của dân tộc, với truyền thống nhân ái của nhân dân ; Nguyễn Du đã sáng tạo ra một tác phẩm bất hủ, tác phẩm của ND được thế giới công nhận là nền tảng văn hóa của nhân loại... -Thứ hai là cha ông ta đã xây dựng được truyền thống học tập và truyền cho các thế hệ, trong đó có cả những cách học độc đáo. Câu chuyện về gương học tập của Mạc Đĩnh Chi là một bài học có ý nghĩa cho mọi thời đại, cách học của Lương Thế Vinh cũng là một ví dụ đáng khâm phục và ngợi ca... ... 2. Biểu điểm 1. Điểm 7, 8 Nắm chắc nội dung yêu cầu của đề. Đáp ứng đầy đủ các ý trong đáp án. Văn viết sáng tạo, có cảm xúc, dẫn chứng phong phú 2. Điểm 5, 6 Nêu đầy đủ ý trong đáp án, lời văn mạch lạc, rõ ràng. Tuy nhiên còn mắc một vài lỗi nhỏ về câu, chữ 3. Điểm 3, 4 Nêu được các ý chính mà lời văn còn khô khan, diễn đạt vụng, chưa thoát ý, hoặc nêu được một số ý cơ bản với lời văn tương đối rõ 5. Điểm 0, 1, 2 Lạc ý hoàn toàn, hoặc chỉ nêu sơ sài một vài câu rời rạc, chưa nêu được ý nào trong đáp án 4. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Lập dàn ý chi tiết cho đề bài số 1 Tìm hiểu các dạng đề trắc nghiệm * Soạn bài : “ Tự tình II...” Yêu cầu : Tìm hiểu về tác giả-tác phẩm Tìm hiểu các biện pháp miêu tả, các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ... Tìm hiểu tâm trạng HXH qua bài thơ E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn : 6 / 09 / 2007 Tiết PPCT : 5 tự tình hồ xuân hương A. Mục tiêu bài học * Thấy được vài nét về tác giả- tác phẩm. Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc của HXH. Đồng thời thấy tài năng thơ Nôm của bà : Thơ Đường luật viết bằng Tiếng Việt, cách dùng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo và tinh tế... * Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích một tác phẩm của HXH B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Suy nghĩ của Lê Hữu Trác có ý nghĩa gì ? Yêu cầu trả lời : Tác phẩm đã kín đáo bộc lộ quan điểm, thái độ phê phán của Lê Hữu Trác đối với cảnh sống xa hoa của vua chúa thời bấy giờ, đồng thời bày tỏ được đạo đức của một vị lương y chân chính... 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt * Đọc văn bản, đàm thoại, phát vấn : HS đọc phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi. GV: Nêu vắn tắt cuộc đời HXH ? HS : Căn cứ phần tiểu dẫn SGK, trả lời- tên, hiệu, quê quán, những hoạt động chính... GV: Nêu quá trình sáng tác của HXH ? HS : Nêu tên tác phẩm, nội dung, thể loại, chữ viết...) GV: Giới thiệu xuất xứ tác phẩm Tự tình II ? A. Tác giả- tác phẩm 1. Tác giả * Cuộc đời : Chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Thăng Long. HXH có nhiều bạn trong đó có Nguyễn Du . Cuộc đời, tình duyên của bà nhiều éo le, ngang trái * Sáng tác : Gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Hiện còn tập Lưu hương kí với 24 bài chữ Hán, 26 bài chữ Nôm. Giọng thơ vừa trào phúng vừa trữ tình, đồng thời đậm đà chất văn học dân gian. Chủ đề nổi bật là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ. 2. Tác phẩm Bài Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của HXH * HS đọc bài thơ- tìm hiểu, giải thích các từ Hán Việt * Hướng dẫn tìm hiểu nội dung- nghệ thuật GV: Nêu kết cấu bài thơ ? HS : Nêu bố cục 4 phần ( hoặc 2 phần tả cảnh- ngụ tình ) GV: Yếu tố thời gian gợi lên điều gì ? HS : Liên hệ đến khung cảnh đêm khuya để tìm hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình GV: Nhân vật trữ tình cảm thấy mình thế nào ? HS : Giải thích từ “ Trơ”, nhịp câu thơ... GV: N/v trữ tình rơi vào tình cảnh thế nào ? HS : Tìm hiểu nội dung ẩn dụ qua các từ “say”, “tỉnh”, “xế”, “khuyết”... GV: Câu luận có hình ảnh gì, tính chất thế nào, cách miêu tả ra sao ? HS : Tìm hiểu, phân tích các hình ảnh “rêu”, “đá”, “đâm”, “xiên”...cách đảo ngữ... GV: Tác giả bộc lộ tâm trạng gì, vì sao lại có tâm trạng như vậy ? HS : Nêu nội dung và tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng của hình ảnh 3. Đọc- chú thích -Giọng thơ truyền cảm, hướng vào nội tâm -Giải thích một số từ khó ( theo SGK) B. Nội dung-Nghệ thuật 1. Kết cấu : ( 4 phần- hoặc 2 phần) 2. Phân tích a. Đề : “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non” -Thời gian : vào khuya ( hướng nội) -Trống : Văng vẳng- âm thanh ở xa, nhẹ ; dồn- nhịp nhanh, hối thúc... -Nhân vật trữ tình : Hồng nhan- đẹp/ Trơ với nước non ( Nhịp 1-3-3)=> bộc lộ niềm bẽ bàng ( buồn chán) của bản thân đối với thế giới xung quanh * Như vậy 2 câu đề giới thiệu tình cảnh lẻ loi cô đơn của ngời phụ nữ 2. Thực : “ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” -Tâm trạng “ Say”, “tỉnh”, chán chường -Trăng “ xế ”, “ khuyết”, hình ảnh ẩn dụ * Với các hình ảnh ẩn dụ, hai câu thực diễn tả tâm trạng chán chường của người phụ nữ trước tình cảnh muộn mằn và thiếu thốn trong lĩnh vực tình duyên của bản thân. 3. Luận : “ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” -Rêu/xiên, đá/đâm ( đảo ngữ ), thể hiện sự khao khát mạnh , mãnh liệt -Nhận xét : Hình ảnh ẩn dụ, có tính chất tượng trng kết hợp với biện pháp đảo ngữ, hai câu thơ nói đến sự khao khát vươn lên, phá vỡ những sự gò bó chật hẹp của khuôn khổ, điều đó thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân. 4. Kết : “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con” -Tâm trạng : “ngán” -tình cảnh chán chường, ngán ngẩm -Tình : “mảnh”, “tí” , “con con”-Tình yêu quá nhỏ bé và thiếu thốn =>Như vậy, câu kết của bài thơ chính là một nỗi niềm than thở của nhân vật trữ tình trước tình cảnh hẩm hiu của nhân vật trữ tình . Qua *GV hướng dẫn tổng kết ( Nhận xét chung về ý nghĩa của việc miêu tả và cách miêu tả ) đó bài thơ đã nói lên những khát vọng mãnh liệt trong tình yêu lứa đôi của HXH nói riêng và của những ngời phụ nữ nói chung. III.Tổng kết 1.Nghệ thuật Bài thơ đã có nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo và đặc sắc như việc sử dụng từ ngữ, sử dụng cách đảo, đối kết hợp với âm thanh, hình ảnh sát thực tế, vì vậy mà bài thơ đã diễn tả tâm lí một cách tự nhiên và sâu sắc 2.Nội dung Bài thơ là tiếng nói khát vọng của HXH, của ngời phụ nữ trong vấn đề tình duyên và đồng thời còn là một niềm cảm thông đối với người phụ nữ sống trong xã hội xưa. Qua đó tác phẩm còn có ý nghĩa đề cao những giá trị và những quyền lợi chính đáng của người phụ nữ vốn phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. 4. Luyện tập củng cố * Nêu các biện pháp nghệ thuật của bài thơ ( Đảo , đối, từ thuần Việt và các thủ pháp NT khác...) * Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : Câu cá mùa thu Yêu cầu: + Phân tích được tư tưởng của NK đối với thời thế và đối với lí tưởng của đạo Nho + Phân tích được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên + Hiểu được tâm trạng tác giả E. Rút kinh nghiệm *************************************************************************** Ngày soạn : 10 / 09 / 2007 Tiết PPCT : 6 câu cá mùa thu nguyễn khuyến A. Mục tiêu bài học * Thấy được vài nét về tác giả- tác phẩm. Cảm nhận được bức tranh thu ở nông thôn với nhiều nét đặc sắc, hấp dẫn qua đó hiểu được tình cảm của nhà thơ đối với cuộc sống * Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích một tác phẩm chữ Nôm của NK B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra GV: Đọc thuộc bài thơ Tự tình II của HXH và phân tích tâm trạng tác giả ? Yêu cầu trả lời : Yêu cầu thuộc từng từ trong bài thơ - Nêu được tâm trạng chán chường cho cảnh tình duyên của bản thân cũng như niềm cảm thông của HXH với số phận hẩm hiu của người phụ nữ xưa... 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt * Đọc văn bản, đàm thoại, phát vấn : HS đọc phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi. GV: Nêu vắn tắt cuộc đời NK ? HS : Căn cứ phần tiểu dẫn SGK, trả lời- tên, hiệu, quê quán, những hoạt động chính... GV: Nêu quá trình sáng tác của NK ? HS : Nêu tên tác phẩm, nội dung, thể loại, chữ viết...) GV: Giới thiệu xuất xứ tác phẩm “Mùa thu câu cá” ? * HS đọc bài thơ- tìm hiểu, giải thích các từ Hán Việt * Hướng dẫn tìm hiểu nội dung- nghệ thuật GV: Nêu kết cấu bài thơ ? HS : Nêu bố cục 4 phần ( hoặc 2 phần tả cảnh- ngụ tình ) A. Tác giả- tác phẩm 1. Tác giả * Cuộc đời : Nguyễn Khuyến (1835-1909), có tên là Thắng sinh tại Hoàng Xá, ý Yên, Nam Định, sống chủ yếu tại Yên Đổ, Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 1864 đỗ đầu kì thi Hương, 1871 đỗ đầu thi Hội và thi Đình (nên gọi là Tam nguyên Yên Đổ). Làm quan 10 năm rồi ở tại quê nhà. Ông có tài nhưng không hợp tác với thực dân Pháp. * Sáng tác : Gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn. Thơ ông nói lên tình yêu quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống cực khổ của người dân. Đóng góp nổi bật đối với văn học là mảng thơ chữ Nôm... 2. Tác phẩm Bài Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ thu của NK 3. Đọc- chú thích -Giọng thơ truyền cảm, hướng vào nội tâm -Giải thích một số từ khó ( theo SGK) B. Nội dung-Nghệ thuật 1. Kết cấu : ( 4 phần- hoặc 2 phần) 2. Phân tích a. Đề : “ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo GV: Tả mùa thu bằng những hình ảnh gì ? HS : “Ao”, “Nước”,“Thuyền” cùng các trạng thái, tính chất... GV: Như vậy, câu đề giới thiệu điều gì ? HS : Mùa thu ở nông thôn với những nét đặc trưng... GV: Câu thực tả cái gì ? HS : “Sóng”, “Lá”... GV: Câu thực tả khung cảnh như thế nào ? HS :Tìm hiểu, phân tích các hình ảnh “gợn”, “vèo... GV: Câu luận miêu tả điều gì ? HS : Nêu các hình ảnh “Trời”, “Mây”, “ngõ”. Đồng thời phân tích ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh đó (cảnh đẹp, cuộc sống yên ả, thanh bình- tâm hồn tác giả thanh cao...) GV: Hình ảnh ở câu kết nói lên điều gì ? HS : Nêu nội dung và tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng của hình ảnh- Hòa với cuộc sống dù nhà thơ đã từ quan- thể hiện tư tưởng nhập thế của nhà thơ *GV hướng dẫn tổng kết ( Nhận xét chung về ý nghĩa của việc miêu tả và cách miêu tả ) Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” -Thời gian : Giữa thu ( lạnh lẽo), nước trong-vẻ thanh thoát... -Thuyền : Tẻo teo, gợi cảm giác bé nhỏ, cụ thể của cảnh vật, có ý nghĩa tô điểm cho bức tranh của cuộc sống... * Như vậy 2 câu đề giới thiệu hình ảnh mùa thu ở nông thôn với những nét rất đặc trưng.. 2. Thực : “ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” Cá đâu đớp động dưới chân bèo” -“Sóng” : biếc, gợn...(rất nhỏ) -“Lá” : đưa vèo...(nhanh, nhẹ, thanh, mảnh) * Hình ảnh đem lại cảm giác vô cùng tĩnh lặng và thanh thoát. Đồng thời qua cách miêu tả, người đọc có thể cảm nhận được sự quan sát cảnh thu rất tinh tế của nhà thơ. 3. Luận : “ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” -“Trời” : Xanh ngắt-đặc trưng; -“Mây” : Lơ lửng-vẻ yên tĩnh của trời mây -“Ngõ” : Vắng teo -Nhận xét : Với vài hình ảnh tượng trưng, tác giả đã phác họa lên một khung cảnh rộng lớn có cả thiên nhiên, con người trong một không gian tĩnh lặng mà thanh cao, dường như nhà thơ đang bị hút vào cuộc sống của một thôn quê yên ả và thanh bình. 4. Kết : “ Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp

File đính kèm:

  • docGiao an Vao phu chua Trinh.doc
Giáo án liên quan