Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Từ ấy của Tố Hữu

A. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

-Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.

-Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.

B. Phương pháp giảng dạy

-Đọc sáng tạo

-Gợi mở

-Phân tích và tổng hợp

-Hướng dẫn học sinh tự học

C. Phương tiện dạy học

-Giáo án giảng dạy (viết tay và powerpoint)

-SGV, SGK Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản, NXB: Giáo dục

-Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản, NXB: Hà Nội

D. Tiến trình dạy học

- Kiểm tra bài cũ (2’)

 Em hãy đọc thuộc và cho biết nội dung chính của bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

- Bài học mới

+ Lời vào bài (2’)

Tố Hữu là một trong năm tác gia lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị, đậm đà bản sắc dân tộc. Thơ ca của ông luôn bám sát từng chặng đường của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc nên ông làm thơ là để cổ vũ chiến đấu, phục vụ chính trị và phục vụ sự nghiệp cứu nước cứu dân. Hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn lớp ta tìm hiểu bài thơ “Từ ấy”, để thấy được niềm vui của Tố Hữu khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 42096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Từ ấy của Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Hoàng Ngọc Phụng Ngày soạn: 26/2/2011 Ngày dạy: /2/2011 Lớp: 11A5 Bài dạy: TỪ ẤY “TỐ HỮU” Mục tiêu bài học Giúp học sinh: -Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. -Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu…trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ. Phương pháp giảng dạy -Đọc sáng tạo -Gợi mở -Phân tích và tổng hợp -Hướng dẫn học sinh tự học Phương tiện dạy học -Giáo án giảng dạy (viết tay và powerpoint) -SGV, SGK Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản, NXB: Giáo dục -Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản, NXB: Hà Nội Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ (2’) J Em hãy đọc thuộc và cho biết nội dung chính của bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. Bài học mới + Lời vào bài (2’) Tố Hữu là một trong năm tác gia lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị, đậm đà bản sắc dân tộc. Thơ ca của ông luôn bám sát từng chặng đường của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc nên ông làm thơ là để cổ vũ chiến đấu, phục vụ chính trị và phục vụ sự nghiệp cứu nước cứu dân. Hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn lớp ta tìm hiểu bài thơ “Từ ấy”, để thấy được niềm vui của Tố Hữu khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Câu 1.Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu. Câu 2.Em thử kể tên những tác phẩm của Tố Hữu đã được học ở lớp dưới. -Ông còn sáng tác thêm hai tập thơ nữa vào lúc cuối đời: Một tiếng đờn, Ta với ta. Câu 3.Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ “Từ ấy”? Câu 4.Bài thơ “Từ ấy” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? -GV mời 2 HS đọc diễn cảm bài thơ Câu 5.Theo em, bài thơ “Từ ấy” có thể được chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần? -GV phân biệt: Bút pháp nghệ thuật và biện pháp nghệ thuật +Bút pháp: Tự sự và trữ tình +Biện pháp: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa... Câu 1.Ở hai câu thơ đầu, theo em, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó ra sao? -“Từ ấy”- là từ chỉ thời gian, nó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Tố Hữu? Câu 2.Em có nhận xét gì về cách sử dụng những hình ảnh ẩn dụ- tượng trưng trong hai câu đầu? Ý nghĩa của chúng ra sao? -Trong tập “Từ ấy”, Tố Hữu còn có những câu thơ nói về việc đi tìm và bắt gặp lí tưởng Cách mạng. Ví dụ: “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” -Tố Hữu còn dùng những hình ảnh khác để chỉ “lí tưởng” như: Kim nam châm, ánh sáng, đôi mắt thần… -Nếu “mặt trời” của tự nhiên tỏa ra ánh sáng, đem lại sự sống cho trái đất, thì “mặt trời chân lí”- Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu đem lại tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phảià giúp Tố Hữu nhận thức đúng về cuộc sống, chỉ cho nhà thơ cách hành động đúng trong thời đại của mình. Nên Tố Hữu đón nhận lí tưởng Cộng sản cũng vui sướng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời vậy. Câu 3.Ở hai câu thơ tiếp, theo em, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó ra sao? Câu 4.Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nó ra sao? -GV gợi mở: Em có nhận xét gì về hình ảnh “một vườn hoa lá”? Tác giả đem so sánh “Hồn tôi” với “một vườn hoa lá” nó gợi cho em liên tưởng gì đến tâm trạng của nhà thơ? -Tố Hữu không chỉ đón nhận lí tưởng Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất. Tác giả so sánh tâm hồn của mình với “một vườn hoa lá”, trong vườn ấy có hương thơm của cây lá, không khí trong lành và có cả tiếng chim hót vui vẻ. Câu 5.Em có nhận xét gì về nhịp thơ trong khổ 1? Tác dụng của nó như thế nào? Câu 6.Trong câu thơ đầu của khổ hai, em thấy có từ ngữ nào đặc biệt? Nhà thơ đã nhận thức được điều gì? -Tố Hữu thuộc giai cấp tiểu tư sản. Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tiểu tư sản có phần đề cao “chủ nghĩa cá nhân” (cái tôi) tức chỉ biết lợi ích của giai cấp mình. Khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, Tố Hữu nói “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” là ông muốn khẳng định quan niệm mới, tiến bộ về lẽ sống, phải gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” và “cái ta” thì mới chiến thắng được kẻ thù. Câu 7.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó ra sao? -“Trăm nơi”- có phải là đại từ chỉ nơi chốn không? Em có thể cho biết nghĩa của nó trong câu thơ? -Em có thể cho biết nghĩa của từ “hồn khổ” trong câu thơ? -GV gợi ý thêm: Tác giả đã dùng biện pháp tăng tiến để người đọc từ từ thấy được từng mục đích của mình. -Em hiểu nghĩa của từ “khối đời” như thế nào? -Qua câu thơ: “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” tác giả muốn khẳng định điều gì? -Ngoài điệp từ “để” ra, trong khổ thơ, theo em, tác giả còn sử dụng điệp từ nào? Tác dụng của nó ra sao? -Một khi con người đã nhận thức đúng về vấn đề thìà họ hành động cũng đúng. Tố Hữu ở đây cũng vậy. Câu 8.Đọc lại khổ thơ, em hãy cho biết nhịp thơ ở khổ cuối có gì thay đổi giữa các dòng thơ? -Ba dòng đầu nhịp thơ nhanh là lời khẳng định, là niềm vui vì ước nguyện đã thành hiện thực. Nhưng dòng cuối cùng là sự đồng cảm của nhà thơ trước những cảnh đời nhỏ bé, đáng thươngà nhịp thơ chậm và buồn Câu 9.Ở khổ thơ cuối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nó như thế nào? -Chỉ ra các đại từ thân tộc? Điệp từ “là” kết hợp với các đại từ thân tộc có tác dụng nhấn mạnh điều gì? Từ đó, em có cảm nhận gì về tâm trạng tác giả? -Em hiểu nghĩa của các cụm từ: “Kiếp phôi pha” và “cù bất cù bơ” như thế nào? Qua việc dùng những từ này, thể hiện tấm lòng của Tố Hữu như thế nào đối với những người lao động, những em nhỏ bơ vơ? -Chính vì được lí tưởng của Đảng soi rọi, dẫn đường nên nhà thơ đã thấy được những “kiếp phôi pha”, những em nhỏ “cù bất cù bơ”. Nên ông càng hăng say hoạt động cách mạng, góp phần thay đổi số kiếp của họ. Và họ cũng là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ. Chẳng hạn, đó là hình ảnh của cậu bé Lượm trong “Lượm”, em bé bán bánh trong “Một tiếng rao đêm”. -GV củng cố, dặn dò: (1’) + Nắm được trọng tâm bài học: Mạch vận động của tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ: Niềm vui giác ngộ lí tưởngà nhận thức mới về lẽ sốngà chuyển biến trong tình cảm. +Trả bài trong tiết tới: Học bài “Từ ấy” +Đọc trước và thử trả lời câu hỏi Sách giáo khoa bài: “Tiểu sử tóm tắt” I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả Tố Hữu (15’) -Tố Hữu (1920- 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế -Ông sinh trưởng trong một gia đình tiểu tư sản, có truyền thống Nho học, cha mẹ lại yêu thích ca dao dân caà Tố Hữu thuộc rất nhiều ca dao dân ca. -Quê hương ông là nơi có những điệu hò ngọt ngào, đằm thắmà nuôi dưỡng tâm hồn ông. ÄChính yếu tố quê hương và gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến chất trữ tình trong thơ ông. -Năm 1937, ông được giác ngộ và bắt đầu hoạt động Cách mạng -Năm 1938, được kết nạp vào Đảng cộng Sản. Từ đó, sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp Cách mạng, thơ ông phản ánh chân thực và sinh động những chặng đường Cách mạng của dân tộc Việt Namà chất chính trị trong thơ ông -Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở: +Phong cách trữ tình chính trị, đậm đà bản sắc dân tộc. +Cảm hứng (tình cảm chủ yếu) của thơ ông là cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi. -Các tập thơ chính: +Từ ấy (1937- 1946) +Việt Bắc (1946- 1954) +Gió lộng (1955- 1961) +Ra trận (1962- 1971) +Máu và hoa (1972- 1977) -Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. 2.Tác phẩm “Từ ấy” (15’) a. Xuất xứ - Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy” -Tập thơ “Từ ấy” có ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, và Giải phóng b.Hoàn cảnh sáng tác -Kỉ niệm ngày ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng, với bao niềm vui, cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu đã viết bài thơ “Từ ấy” (1938) c.Chủ đề -Bài thơ “Từ ấy” thể hiện: Niềm vui sướng, say mê khi đón nhận ánh sáng mặt trời chân lí, là lời tâm nguyện của một thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng, nguyện gắn bó với quần chúng và đấu tranh cho những người lao khổ. d.Bố cục (3 phần) -Phần 1: Niềm vui sướng của Tố Hữu khi đón nhận lí tưởng Cách mạng (khổ 1) -Phần 2: Nhận thức của Tố Hữu về lẽ sống, về mối quan hệ với cuộc sống (khổ 2) -Phần 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu (khổ 3) II.Đọc hiểu văn bản 1.Niềm vui sướng của Tố Hữu khi đón nhận lí tưởng Cách mạng (khổ 1) (15’) “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…” -Hai câu đầu: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” +Bút pháp tự sựà Tố Hữu kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. + “Từ ấy”- là từ chỉ thời gian, nó là mốc thời gian đánh dấu Tố Hữu được giác ngộ lí tưởng Cách mạng +Hình ảnh ẩn dụ- tượng trưng: “Nắng hạ”- cái nắng rực rỡ và ấm ápà tượng trưng cho lí tưởng Cách mạng “Mặt trời chân lí”: “mặt trời”- tỏa ra ánh sáng, đem lại sự sống cho trái đất; “chân lí”- cái đúng, lẽ phảià tượng trưng cho lí tưởng Đảng ấm áp, vĩnh viễn và đúng đắn như một chân lí. + “Tim”- tâm hồn, nhận thức của con người +Kết hợp với các động từ mạnh: “Bừng”- ánh sáng phát ra đột ngột “Chói”- ánh sáng có sức xuyên mạnh à Khẳng định sức mạnh của lí tưởng Cách mạng như nắng mặt trời, xua tan những u muội trong lòng người ÄHai câu thơ đầu: Niềm vui được cảm nhận bằng khối óc, trái tim, lí trí và tình cảm của nhà thơ -Hai câu tiếp: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…” +Bút pháp trữ tình lãng mạnà biểu hiện những cảm nhận bay bổng trong tâm hồn nhà thơ +Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “Hồn tôi” với “một vườn hoa lá” “Hồn tôi”- tâm hồn Tố Hữu “Một vườn hoa lá”- mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá có hoa, lại đậm đà “hương” sắc, có tiếng “chim” hót “rộn” ràng. è Tác dụng: Niềm vui vô hạn của người thanh niên Tố Hữu trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Cuộc sống mới của nhà thơ giờ đây tràn ngập màu sắc, âm thanh và niềm vui. +Nhịp thơ: Nhanh và gấp gápà niềm vui sướng dâng trào Tiểu kết 1: Lí tưởng của Đảng đã làm thay đổi nhận thức của người thanh niên Tố Hữu, nhà thơ cảm thấy cuộc sống tràn ngập vui sướng, hạnh phúc và nó đem lại cảm hứng sáng tạo cho nhà thơ trẻ. 2.Nhận thức của Tố Hữu về lẽ sống, về mối quan hệ với cuộc sống (khổ 2) (20’) “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. -Câu thơ: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” +Động từ “buộc”à ý nghĩa ẩn dụ, là ý thức tự nguyện gắn bó, thắt chặt lòng mình với mọi người ÄSự hòa nhập giữa “cái tôi” và “cái ta”, là quan điểm mới, tiến bộ của Tố Hữu. -Ba câu thơ: “Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. +Điệp từ “để”- giới từ chỉ mục đích +Kết hợp với những hình ảnh: “Trăm nơi”, “Hồn khổ”, “Khối đời”à Tác dụng: “Trăm nơi”- là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi. à “Để tình trang trải với trăm nơi”- tình cảm của nhà thơ trải rộng khắp muôn nơi, hòa vào tình cảm của mọi người, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới. “Hồn khổ”- hoán dụ bộ phận chỉ toàn thể, là hình ảnh người lao động khổ cực. à “Để..bao hồn khổ”- sự đồng cảm của Tố Hữu với những người lao động nói chung Ä“Để…gần gũi nhau”- Mục đích cuối cùng, là tình thương yêu con người của Tố Hữu. “Khối đời”- là một ẩn dụ, chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. à “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”- có thể hiểu theo hai cách: ¶ Khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. ¶Cũng có thể hiểu, đây cũng là lời khẳng định đoàn kết là sức mạnh chiến thắng kẻ thù. +Điệp từ “với”à góp phần khẳng định nhận thức đúng đắn của nhà thơ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Tiểu kết 2: Tố Hữu đặt mình giữa dòng đời, và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ ấy, ông đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới- sức mạnh cộng đồng. 3.Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu (khổ 3) (15’) “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ…” -Nhịp thơ thay đổi: Từ nhanh sang chậmà tâm trạng của nhà thơ: vuià buồn thương cảm. -“Tôi đã”- là lời khẳng định, là niềm vui vì ước nguyện đã thành hiện thực -Điệp từ “là” kết hợp với các đại từ thân tộc: “con, em, anh”à nhấn mạnh tình thân yêu ruột thịt, tình cảm gia đình đầm ấm ÄTố Hữu đã cảm nhận được mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. - “Vạn”- số từ ước lệ, chỉ số lượng đông đảo -“Kiếp phôi pha”- cuộc đời dãi dầu sương gióà chỉ kiếp sống vất vả cơ cực của những người lao động -Hình ảnh những em nhỏ “Không áo cơm cù bất cù bơ”- bơ vơ, không chốn nương thân, lang thang kiếm sống ÄTấm lòng xót thương của nhà thơ trước những số phận khổ đau, nhỏ bé, bất hạnh; hay đó là lòng căm giận của nhà thơ trước những ngang trái, bất công của cuộc đời. Tiểu kết 3: Tố Hữu không chỉ tìm thấy lẽ sống mới, mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình cảm với quần chúng lao khổ (giai cấp nông dân và giai cấp công nhân). III. Tổng kết (4’) 1.Nội dung -Bài thơ là tuyên ngôn cho tập “Từ ấy” và đời thơ Tố Hữu, thể hiện quan điểm nhận thức về cuộc sống và trong sáng tác. Đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối quan hệ của cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. 2.Nghệ thuật -Thể thơ thất ngôn với giọng điệu trang trọng -Cách ngắt nhịp linh hoạt- thể hiện những cung bậc khác nhau của cảm xúc -Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, hình ảnh tươi sáng -Sử dụng dày đặc những hình ảnh ẩn dụ- tượng trưng, các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ… Ý kiến của giáo viên hướng dẫn giảng dạy …………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………

File đính kèm:

  • docTieu su tom tat Giao an 11.doc
Giáo án liên quan