Giáo án Ngữ văn 11-Ban cơ bản_Phan Hữu Tín

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Kết hợp giữa diễn dịch và qui nạp.

- Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc132 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11-Ban cơ bản_Phan Hữu Tín, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:1 TIẾT: 1 TÊN BÀI: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Kết hợp giữa diễn dịch và qui nạp. - Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Hãy cho biết vài nét về tác giả - tác phẩm? - Sự nghiệp sáng tác của ông? ? Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được tác giả miêu tả ntn? ? Cung cách sinh hoạt ntn? ? Phân tích những lời nhận xét của tác giả để thấy được thái độ của ông đối với quang cảnh và cách sinh hoạt nơi đây? ? Cách lí giải và kê đơn cho Thế tử chứng tỏ LHT là một thầy thuốc ntn? ? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? HS ĐỌC PHẦN GHI NHỚ TIỂU DẪN: Tác giả: - LHT(1724-1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê trấn Hải Dương(Hưng yên). - Danh y: chữa bệnh, soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc. - Nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm: -“TKKS” là tập kí sự bằng chữ Hán, được xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. ND (SGK). - Kí sự: là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh. - Đoạn “VPCT” nói việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch kê đơn cho Trịnh Cán. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh: Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh: - Vào phủ chúa: qua nhiều lần cửa, nhiều dẫy hành lang, cây cối um tùm, danh hoa đua thắm. - Bên trong: Đại đường, Quyển bồng, Gác tía. - Nội cung: trướng gấm màn che, ghế rồng sơn son thiếp vàng… [ Cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng. Cung cách sinh hoạt: - Kẻ hầu người hạ tấp nập, bảy tám thầy thuốc túc trực. - Lời lẽ hết sức cung kính khi nhắc đến chúa Trịnh và thế từ, tiêu xài sang trọng. - Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”. [ Lễ nghi, khuôn phép, quyền uy tột đỉnh, hưởng thụ xa hoa, lộng lẫy. Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của tác giả: - Không đồng tình, dửng dưng trước lối sống xa hoa, hưởng lạc nơi đấy. - Là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm. - Là thầy thuốc có lương tâm và đức độ. [ Là thầy thuốc tài năngcó phẩm chất cao quý. Đặc sắc nghệ thuật: Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn. [ Giá trị hiện thực sâu sắc. GHI NHỚ: (SGK-Tr9) E. Củng cố: Lí do khiến cho LHT kê đơn bốc thuốc như vậy? F. Dặn dò: - Học bài “vào phủ chúa Trịnh”. - Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. TUẦN:1 TIẾT: 2 TÊN BÀI: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của XH và lời nói riêng của cá nhân. - Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung. - Có ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của XH, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. - C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Kết hợp giữa gợi tìm, vấn đáp. - Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG ? Ngôn ngữ là gì? ? Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp cho con người điều gì? ? Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố nào? ? Thế nào là lời nói của cá nhân? ? Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở những mặt nào? CHO NGHE VÀI ĐOẠN NHẠC-NHẬN BIẾT GIỌNG ? Ghi nhớ? THẢO LUẬN 3 BT – Tr 13 NGÔN NGỮ-TÀI SẢN CHUNG CỦA XH: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng XH. Muốn giao tiếp với nhau, XH phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua: Các yếu tố ngôn ngữ chung: Các âm và các thanh. Các tiếng. Các từ. Các ngữ cố định. Các qui tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ: Qui tắc cấu tạo các kiểu câu. Phương thức chuyển nghĩa từ. LỜI NÓI-SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN: Khi giao tiếp, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Lời nói được tạo ra nhờ các yếu tố và qui tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân. Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở: Giọng nói cá nhân. Vốn từ ngữ cá nhân. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc. Việc tạo ra các từ ngữ mới. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. Ỉ Biểu hiện rõ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân( ở các nhà văn nổi tiếng). ã GHI NHỚ: ( SGK – Tr 13 ) LUYỆN TẬP: Từ “thôi” _ chấm dứt, kết thúc một hoạt đông nào đó( VD: thôi học,…).Ú Nguyễn Khuyến dùng từ “thôi” với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đồi, cuộc sống(chết). Trật tự sắp xếp các từ rất riêng: - Các cụm danh từ(rêu từng đám, đá mấy hòn): DT trung tâm đứng trước định từ và DT chỉ loại. - Vị ngữ đi trước chủ ngữ. Ú Tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ. E. Củng cố: F. Dặn dò: Chuẩn bị làm bài viết số 1( Nghị luận XH – Tr 14). Xem SGK trước. TUẦN:1 TIẾT: 3-4 TÊN BÀI: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 – NGHỊ LUẬN Xà HỘI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Cũng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II lớp 10. - Viết được bài văn NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của HS THPT. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. - C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Làm bài viết tại lớp với hai phần: trắc nghiệm lí thuyết văn học và nghị luận xã hội. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * Đề 1: Bài tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba-1442”: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. * Đề 2: Bác Hồ từng dạy: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Em hiểu và vận dụng lời dạy đó như thế nào trong học tập và cuộc sống? E. Củng cố: F. Dặn dò: Soạn bài thơ “Tự tình”. TUẦN:2 TIẾT: 5 TÊN BÀI: TỰ TÌNH II – Hồ Xuân Hương A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH. - Thấy được tài năng thơ Nôm của HXH: thơ Đường viết bằng tiếng Việt, cách dùgn từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Kết hợp giữa vấn đáp, gợi mở, phân tích. - Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG ? Phần Tiểu dẫn đã giới thiệu những nét chính nào trong cuộc đời và sự nghiệp của HXH? HS ĐỌC BÀI THƠ GV: nói sơ về thể loại bài thơ ? Câu đầu cho chúng ta thấy nữ sĩ đang ở trong hoàn cảnh nào? Mang tâm trạng gì? ? Câu 2, tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nhằm mục đích gì? GV: Từ xưa đến nay, con người thường dùng gì để giải sầu? [rượu] ? Còn nữ sĩ thì ntn? Kết quả? ? HXH tiếp tục làm gì để giải sầu? Kết quả? ? Rêu và đá là những thứ bé nhỏ và vô tri; nhưng ở đây chúng ntn? Qua đó nói lên điều gì(bằng nghệ thuật nào)? Sơ đồ: Buồn " thấm thía nỗi đau" khát vọng. ? Nhưng khi gặp cuộc sống thực tế, thì ntn? ? Câu 7 có gì đặc biệt không? Hai từ “lại” có giống nghĩa nhau không? ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong câu thơ cuối? Hiệu quả của nó? HS ĐỌC GHI NHỚ TIỂU DẪN(SGK-Tr 18): - HXH quê ở làng Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu-Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở khinh thành Thăng Long. - Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ. Cuộc đời của bà gặp nhiều éo le, ngang trái. - Sáng tác của HXH gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. -HXH là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất VHDG từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng. - Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm của HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. TÌM HIỂU VĂN BẢN: Hai câu đề: - Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn + thời gian: đêm khuya + âm thanh: trống canh dồn " bước đi dồn dập của thời gian, tâm trạng con người thì rới bời, cô đơn. - Trơ cái hồng nhan với nước non + trơ + hồng nhan: thật rẻ rúng, mỉa mai. + Đảo ngữ “trơ”: tủi hổ, bẽ bàng. + Tương phản: hồng nhan > < nước non: sự thách thức " bản lĩnh của người phụ nữ trước cuộc đời. Hai câu thực: - Cụm từ “say lại tỉnh”: gợi lên cái vòng quẩn quanh của duyên số"càng thấm thía nỗi đau. - Mối tương quan giữa hình tượng: vầng trăng(sắp tàn) – khuyết chưa tròn " sự đồng nhất giữa trăng và người: nhân duyên không trọn vẹn. Hai câu luận: - Đảo ngữ: xiên ngang, đâm toạc được đặt lên đầu câu. - Dùng các động từ mạnh: xiên, đâm. Ỉ Một sức sống mãnh liệt; tuy phẫn uất, nhưng đầy khát vọng sống hạnh phúc. Hai câu kết: - Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại + ngán: chán ngán, ngán ngẫm. + lại 1: thêm một lần nữa. + lại 2: trở lại. " Sự éo le khi mùa xuân của thiên nhiên thì trở lại; còn tuổi xuân của con người thì không bao giờ trở về. - Mảnh tình san sẻ tí con con " nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh sự nhỏ bé dần: Mảnh " san sẻ " tí " con con: càng xót, tội nghiệp. GHI NHỚ(SGK-Tr 19) E. Củng cố: Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH. Các em hãy phân tích điều đó? F. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ “Tự tình II”, phần phân tích. - Soạn bài “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến. TUẦN:2 TIẾT: 6 TÊN BÀI: CÂU CÁ MÙA THU Thu điếu – Nguyễn Khuyến A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh VN và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ. - Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của NK.. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Kết hợp giữa đọc sáng tạo, vấn đáp, gợi tìm, diễn giảng. - Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG ? Cho biết vài nét sơ lược về cuộc đời NK? ? Sáng tác của ông? ? ND thơ văn? ĐỌC BÀI THƠ ? Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu ntn? ? Cảnh sắc mùa thu được miêu tả ntn về màu sắc, đường nét? ? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào? ? Tóm lại, không gian mùa thu ntn? ? Có lẽ tác giả không chỉ đơn thuần là câu cá, vậy tác giả có tâm trạng ntn? = mùa thu lạnh hay lòng nhà thơ lạnh? ? Các em có cảm nhận ntn về tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước? = Kín đáu gửi gắm tâm sự yêu nước trong giai đoạn kiểm duyệt gắt gao… ? Ngôn ngữ trong bài thơ ntn? [ không còn là tùng, trúc, cúc, mai…] ? Cách gieo vần có gì đặc biệt? Gợi cho ta cảm thấy mùa thu ntn? ? Trong bài thơ, có nghe thấy âm thanh gì không? [ có – nhưng nhỏ ] ? Không gian phải ntn thì chúng ta mới nghe thấy những âm thanh đó? [ tĩnh ] ? Đây là nghệ thuật gì? TIỂU DẪN: - NK(1835-1909) hiệu là Quế Sơn, quê ở Yên Đổ(Hà Nam). Từng đỗ đầu cả ba kì thi nên đgl Tam nguyên Yên Đổ. Làm quan được hơn 10 năm, sau đó về dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà. - Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn trên 800 bài, gồm cả thơ, văn, câu đối. Đóng góp nổi bật là thơ Nôm. - ND thơ văn(SGK). ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: Cảnh thu: - Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu: từ chiếc thuyền câu, mặt ao " bầu trời " ngõ trúc " thuyền câu Ú từ gần " cao xa " gần: từ khung cảnh ao hẹp, không gian mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. - Cảnh sắc mùa thu: + Màu: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng. + Đường nét chuyển động: sóng “hơi gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo”, tầng mây lơ lửng. Ú Dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật mùa thu ở làng quê Bắc Bộ. [ Không gian mùa thu tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Cảnh thu đẹp nhưng đượm buồn. Tình thu: - Câu cá để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. - Không gian tĩnh lặng, cô quạnh, uẫn khúc trong tâm hồn nhà thơ. [ Tâm hồn gắn bó thiết tha với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng thầm kính nhưng không kém phần sâu sắc. Thành công về nghệ thuật: - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng. - Cách gieo vần độc đáo(vần eo) để gợi tả không gian và tâm trạng. - Nghệ thuật lấy động tả tĩnh. GHI NHỚ: (SGK – Tr 22) E. Củng cố: F. Dặn dò: TUẦN:2 TIẾT: 7 TÊN BÀI: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận. - Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Kết hợp giữa qui nạp. - Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG ? Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai? ? Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì? ? Tác dụng của việc lập dàn ý? ? Xác lập luận điểm của đề 1? ? Xác lập luận cứ cho các luận điểm ở đề 1? ? Sắp xếp các luận điểm, luận cứ vừa tìm được ở đề 1? ĐỌC GHI NHỚ ? Phân tích và lập dàn ý đề 1? PHÂN TÍCH ĐỀ: 1. Về kiểu đề: _ Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể. _Đề 2 &3 là đề mở. 2. Vấn đề cần nghị luận: _ Đề 1: suy nghĩ về việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. _ Đề 2: tâm sự của Hồ Xuân Hương. _ Đề 3: một vẻ đẹp của bài thơ câu cá màu thu. LẬP DÀN Ý: * Tác dụng của việc lập dàn ý: SGK- tr 23. 1. Xác lập luận điểm: _ Vấn đề cần nghị luận: việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. _ Yêu cầu về nội dung: từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra: + Người VN có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới. + Người VN cũng kg ít điểm yếu: thếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành sáng tạo hạn chế. + Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là việc thiết thực để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ XXI. _ Yêu cầu về phương pháp: sd thao tác lập luận bình luận, giải thích, chứng minh; dùng dẫn chứng thực tế XH là chủ yếu. 2. Xác lập luận cứ: 3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ: GHI NHỚ: SGK tr -24 LUYỆN TẬP: 1. Đề 1: _ Phân tích đề: dạng đề định hướng rõ nội dung nghị luận. _ Vấn đề cần nghị luận: giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. _ Yêu cầu về nd: + Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh(Trịnh Cán) + Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía, dự cảm về sự suy tàn của triều Lê-Trịnh thế kỉ XVIII _ Lập dàn ý: GV hướng dẫn E. Củng cố: Vai trò của việc lập dàn ý? F. Dặn dò: Trả lời các câu hỏitrong bài “Thao tác lập luận phân tich” TUẦN:2 TIẾT: 8 TÊN BÀI: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích . - Biết phân tích một vấn đề XH và VH.. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Kết hợp giữa tái tạo, vấn đáp, nêu vấn đề. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG ? Xác định ND ý kiến đánh giá của tác giả đối với Sở Khanh? ? Các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm? ? Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích? ? Thế nào là phân tích trong văn nghị luận? Yêu cầu của thao tác này? ? Cách phân chia đối tượng? HS ĐỌC GHI NHỚ Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích: ND ý kiến đánh giá của tác giả đối với Sở Khanh: là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cho sự đồi bại trong XHPK. Các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: - Sống bằng nghề đồi bại, bất chính. - Là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm nghề đồi bại, bất chính: giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ, hiếu thảo; trở mặt một cách trơ tráo, thường xuyên lừa gạt, tráo trở. Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: sau khi phân tích bộ mặt lừa bịp, tráo trở của SK, người viết tổng hợp và khái quát bản chất của hắn “…XH này”. Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức và mqh bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Phân tích bao giờ gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận. Cách phân tích: * Cách phân chia đối tượng: - Ngữ liệu 1 - mục 1: dựa trên cơ sở quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng(những biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, bần tiện của SK). - Ngữ liệu 1 - mục 2: quan hệ nội bộ của đối tượng (đồng tiền vừa có tác dụng tốt vừa có átc dụng xấu). - Ngữ liệu 2 - mục 2: quan hệ nguyện nhân-kết quả (bùng nổ dân số " ảnh hưởng đến đời sống con người). Quan hệ nội bộ của đối tượng(ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ dân số đến con người) Ghi nhớ(SGK-Tr27) Luyện tập: BT 1 – Tr 28: Các qh làm cơ sở để phân tích: Qh nội bộ của đối tượng( diễn biến, các cung bậc tâm trạng của Thúy Kiều): đau xót, quẩn quanh và hoàn toàn bế tắc. Qh giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: bài thơ Lời kĩ nữ – Xuân Diệu với Tì bà hành – Bạch Cư Dị. BT 2 – Tr 28: GV hướng dẫn E. Củng cố: F. Dặn dò: Soạn bài thơ Thương vợ Tuần: 3 Tiết: 9 Bài: THƯƠNG VỢ Trần Tế Xương MỤC TIÊU: Giúp HS: - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ. - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu ức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của VHDG. PHƯƠNG PHÁP: GV hướng dẫn HS đọc, gợi tìm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. TIẾN TRÌNH: * Kiểm tra bài cũ: 1. Mục đích của phân tích là gì? 2. Yêu cầu của việc phân tích? * Giới thiệu bài mới: Thời Gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT ? Cho biết vài nét về cuộc đời của TTX? ? Sự nghiệp? = Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn quê ở Hải Dương nhưng sinh ra ở Nam Định; có lúc ông gọi là(mẹ mày, cô gái nuôi một thầy đồ, mình) ĐỌC BÀI THƠ ? Cảm nhận của các em về hình ảnh bà Tú qua 4 câu thơ đầu? = lựa chọn chi tiết KG, TG để ghi nhận công lạo của vợ. ? Câu thơ này có điều gì đặc biệt?( nuôi đủ, cách đếm) ž chồng = con ž ông xem mình thuộc dạng ăn theo, ăn bám. HS THẢO LUẬN * Câu thơ này có sử dụng hình ảnh nào của VHDG không? Ýù nghĩa của nó?( Con cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non). ? Bà Tú làm việc trong những môi trường ntn? = Câu 3 & 4: đối nhau. ? Khái quát về hình ảnh bà Tú? ? Thái độ của nhà thơ được thể hiện ntn? Tìm những từ ngữ thuộc VHDG? = (Chồng gì anh vợ gì tôi, Chẳng qua là cái nợ đời đó thôi); âu đành phận - cam chịu ž cũng là hình ảnh phụ nữ VN. ? Theo các em, hai câu cuối, tác giả chửi ai? = Tuy không giúp được gì cho vợ, nhưng TX đã thấy rõ nỗi vất vả, cảm thông, tự chửi ž thương vợ. HS ĐỌC GHI NHỚ TIỂU DẪN(SGK – Tr 29) - TTX(1870-1907) thường gọi là Tú Xương quê ở Nam Định). - Sáng tác: khoảng trên 100 bài, chủ yếu là chữ Nôm, gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, phú, câu đố… với hai mảng: trào phúng và trữ tình đều bắt nguồn từ tâm huyết với nước, với dân, với đời. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: Hình ảnh bà Tú: - Quanh năm buôn bán ở mom sông + “Quanh năm”: là suốt cả năm, từ năm này sang năm khác. + “mom sông”: cũng là nơi đầu sóng, ngọn gió. žCông lao vất vả của bà Tú. - Nuôi đủ năm con / với một chồng ž sự đảm đang, chu đáo với chồng con của bà Tú. - Lặn lội thân cò khi quãng vắng + “thân cò”(hình ảnh VHDG) + Đảo ngữ(lặn lội) ž nỗi đơn chiếc, vất vả, gian truân của bà Tú. - Eo sèo mặt nước buổi đò đông ž gợi cảnh chen chúc, bươn bảtrên sông nước. [ Hình ảnh một bà Tú chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con. Thái độ của nhà thơ: - Một duyên hai nợ âu đành phận ž duyên một – nợ hai ž TX tự coi mình là cái nợ đời mà vợ phải gánh chịu. - Năm nắng mười mưa dám quản công ž hóa thân vào vợ để an ủi, cảm thông. - Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. ž TX tự chửi mình là người vô tình ž Xa hơn là phê phán những người đàn ông bạc bẽo, ít quan tâm đến vợ con ž Và cả XH TD-PK ngột ngạt. GHI NHỚ(SGK – Tr 30) * CỦNG CỐ: 1. Cảm nhận của các em về hình ảnh bà Tú? 2. Các em cảm nhận ntn về con người TX? * DẶN DÒ: - Học thuộc bài thơ và phần phân tích. - Soạn bài “Khóc Dương Khuê”â – Nguyễn Khuyến. Tuần: 3 Tiết: 10 (Đọc thêm) Bài: KHÓC DƯƠNG KHUÊ Nguyễn Khuyến MỤC TIÊU: Giúp HS thấy được: - Tình bạn chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. - Sử dụng thành công các biện pháp tu từ. PHƯƠNG PHÁP: GV hướng dẫn HS đọc, gợi tìm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. TIẾN TRÌNH: * Kiểm tra bài cũ: 1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Thương vợ” – Tú Xương và cho biết cảm nhận của các em về hình ảnh bà Tú? 2. Nỗi lòng của ông Tú? * Giới thiệu bài mới: Thời Gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT ? Cho biết vài nét về Dương Khuê? ĐỌC BÀI THƠ ? B

File đính kèm:

  • docGIAO AN WORDNGU VAN 11CB.doc
Giáo án liên quan