Giáo án Ngữ văn 11- Câu cá mùa thu

A. Mục tiêu cần đạt:

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

- Trình bày những nội dung chính và một số đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Phân tích được vẻ đẹp trong tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.

- Thấy được tài năng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.

2. Về kỹ năng:

- Kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình

- Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân

3. Về thái độ:

- Yêu mến quê hương, cảnh đẹp làng quê đất nước Việt Nam

- Trân trọng tài năng, tấm lòng, tình cảm của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 17139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11- Câu cá mùa thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2010 Ngày dạy: 10/09/2010 Lớp dạy: 11A5 Tiết: 4 CÂU CÁ MÙA THU Nguyễn Khuyến A. Mục tiêu cần đạt: Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: 1. Về kiến thức: - Trình bày được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến. - Trình bày những nội dung chính và một số đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Phân tích được vẻ đẹp trong tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ. - Thấy được tài năng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ. 2. Về kỹ năng: - Kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình - Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân 3. Về thái độ: - Yêu mến quê hương, cảnh đẹp làng quê đất nước Việt Nam - Trân trọng tài năng, tấm lòng, tình cảm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. B. Thiết kế bài học: I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: soạn giáo án, tìm tài liệu. - Học sinh: chuẩn bị bài theo định hướng sách giáo khoa. II. Tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH. Hãy lí giải và chứng minh điều đó? 2. Dẫn vào bài mới: Nguyễn Khuyến là nhà thơ có học vấn uyên bác. Ông đã đỗ đầu ba kỳ thi và người đời thường gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ. Chỉ có 13 năm ra làm quan, còn lại cuộc đời ông gắn bó với quê hương làng mạc – làng Yên Đổ, một làng ở vùng chiêm trũng của tỉnh Hà Nam. Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Khuyến cũng gắn bó một cách sâu sắc với hiện thực nông thôn. Có thể nói, thơ Nguyễn Khuyến là bức tranh toàn cảnh về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trước Cách mạng. Nhà thơ Xuân Diệu đã rất đúng khi phong cho ông là “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”. Chỉ riêng chùm thơ về mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm cũng đã thấy được những nét đặc sắc của quê hương làng cảnh Việt Nam. Bài Thu điếu là một trong những bài thơ hay và tiêu biểu nhất viết về mùa thu của ông. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khát quát về tác giả và văn bản. - Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tác giả. + GV: Gọi 1 HS đọc tiểu dẫn SGK, và cho biết phần tiểu dẫn giới thiệu những gì về nhà thơ Nguyễn Khuyến? + HS: Đọc bài, theo dõi và gạch chân những ý chính, một bạn trả lời câu hỏi và bạn khác bổ sung. Cả lớp theo dõi và ghi bài. - Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về Bài thơ “Câu cá mùa thu”. + GV hỏi: Em hãy nêu xuất xứ và thể loại của bài thơ? + HS dựa vào tiểu dẫn để trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: a. Cuộc đời: - NK sinh 1835 – 1909, hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng - Quê quán: Sinh ở quê ngoại, xã Hoàng Xá, Ý Yên, Nam Định. Sống chủ yếu ở quê nội: làng Và, Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. - Con người: Từng thi đỗ đầu trong cả ba kỳ thi nên được gọi là Tam nguyên Yên Đổ, ông chỉ làm quan hơn 10 năm, thời gian còn lại dạy học ở quê nhà. - Là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, một mực không hợp tác với kẻ thù. b. Sự nghiệp: - Sáng tác của NK gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn trên 800 bài (chủ yếu là thơ). - Nội dung: + Tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè. + Cuộc sống của người nông dân khổ cực chất phác. + Châm biếm đả kích thực dân xâm lược, bọn tay sai. -> Đóng góp nổi bật nhất ở mảng thơ Nôm với hai đề tài: thơ viết về làng quê và thơ trào phúng. 2. Bài thơ “Câu cá mùa thu” - Nằm trong chùm gồm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản + GV đọc mẫu bài thơ, hướng dẫn HS đọc chậm, nhẹ nhàng, trầm tĩnh. + GV: Điểm nhìn của tác giả có gì đặc sắc? từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào? + HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. + GV: Liên hệ với bài Vịnh mùa thu , cảnh thu cũng được đón nhận từ cao xa tới gần rồi từ gần tới cao xa. Trời thu xanh ngắt mấy tần cao/ Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu/ Nước biếc trông như từng khói phủ/ song thưa để mặc bóng trăng vào/Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái/ Một tiếng trên không ngỗng nước nào. + GV: Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? + HS: trả lời: Màu sắc, đường nét, chuyển động, hòa sắc tạo hình. - GV bình thêm: Phải khẳng định rằng, tác giả rất tinh tế trong cảm thụ, phân sắc các gam màu của mọi biểu hiện trong thế giới làng quê này. Mọi âm thanh, hình khối, đường nét, màu sắc và sự vận động của mọi sự vật trong cái thế giới làng quê đều có thể đi vào tác phẩm NK một cách dễ dàng, dễ dàng mà nên thơ và có hồn. - GV: Em hãy nêu nhận xét về không gian trong câu cá mùa thu. Không gian ấy góp phần diễn ta tâm trạng như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời: không gian yên tĩnh, vắng lặng. - GV: Cho HS thảo luận: hình ảnh Cá đâu đớp động dưới chân bèo cho em cách hiểu như thế nào? - HS: Thảo luận và phát biểu: + đâu có cá: - từ đâu với nghĩa là đâu có mang tính chất phủ định + cá đớp mồi đâu đó – từ đâu với nghĩa là đâu đó mang tính chất khẳng định. - GV: Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng. - GV hỏi: Qua Câu cá mùa thu, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của NK đối với thiên nhiên, đất nước? - HS suy nghĩ trả lời. - GV mở rộng, nhấn mạnh: đây là bài thơ tả cảnh để tả tình, mượn cảnh để nói tình theo lối đề vịnh. Có ao thu với thuyền câu, nhưng nhà thơ hầu như không hứng thú với việc câu cá mà đắm say với không khí, cảnh sắc mùa thu. Cảnh sắc mùa thu trong và tĩnh gần như tuyệt đối, với những biểu hiện tinh vi, nhỏ nhặt của cảnh vật càng làm tăng thêm chiều sâu thanh vắng của cảnh sắc mùa thu. Người xưa đã có người lấy việc câu cá làm việc đợi thời, đợi chờ người phò tá xứng đáng. NK lấy cớ đau mắt bỏ quan về làng năm 49 tuổi vì không muốn hợp tác với triều đình bất lực, bán nước của nhà Nguyễn. bài thơ là khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn nhà thơ có phẩm chất thanh cao. - HS nghe, ghi ý chính. - GV hỏi: Nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong bài? + GV: Cách gieo vần trong bài gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu? + GV: Một trong những đặc sắc của nghệ thuật phương Đông? + HS trả lời. - GV: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Cảnh thu: Điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. - Điểm nhìn bắt đầu từ chiếc thuyền câu -> mặt ao -> bầu trời-> tới ngõ trúc -> trở về với ao thu và thuyền câu điểm nhìn từ gần tới cao xa rồi lại từ cao xa trở lại gần. -> Như vậy, từ một khung ap hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. * Nét riêng của cảnh sắc mùa thu: - Không khí mùa thu gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật: + Màu sắc: nước – trong veo, sóng – biếc, trời – xanh ngắt, lá – vàng. + Đường nét chuyển động: sóng – hơi gợn tí, lá – khẽ đưa vèo, tầng mây – lơ lửng + Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi. + Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”. - Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ, cái hồn dân dã đơch gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, “ngõ trúc quanh co”. -> Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt. Bức tranh là cái đẹp của sự phát hiện và khám phá bằng con mắt thơ của thi nhân, những cái bình thường đã trở nên lung linh sống động trong những hình ảnh thơ. Nhưng quan trọng nhất đây là vẻ đẹp của hồn thơ dân dã, đậm màu dân tộc mà dường như người VN nào cũng có ít nhiều trong tâm hồn mình. Ở đây, NK đã thức dậy trong ta cái hồn quê, đã trả lại cho ta cái vẻ đẹp thuần khiết VN. 2. Tình thu: Tâm sự của nhà thơ - Không gian trong Câu cá mùa thu: + Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng. ngõ trúc quanh co khách vắng teo. + Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh: sóng – hơi gợn tí, mây – lơ lửng, lá – khẽ đưa. + Có một tiếng động duy nhất, tiếng cá đớp mồi. -> Nghệ thuật lấy động tả tĩnh Và dù hiểu theo cách nào thì tiếng cá đớp mồi cũng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. - Tâm trạng của nhà thơ: + Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. sự vắng lặng trong tâm hồn thể hiện qua sự cảm nhận độ trong veo của nước, cái “hơi gợn” của sóng, độ rơi “khẽ” của lá. + Sự tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Cái lạnh, cái buồn của không gian thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh, cái buồn từ tâm hồn nhà thơ thấm vào cảnh vật, thật khó mà tách bạch. - Cảnh thu đẹp, trong sáng thanh đạm, mang vẻ đẹp đồng quê dân dã cho thấy tâm hồn gắn bó tha thiết với quê hương đất nước. - Cảnh thu tĩnh lặng, không gian vắng, gam màu xanh với cái se lạnh của mùa thu gợi nỗi cô quạnh, uẩn khuất trong tâm hòn nhà thơ. -> Như vậy, từ ao thu nhỏ, nước trong veo đến chiếc thuyền câu, lá vàng, sóng biếc là một hồn thu thanh đạm, tinh khiết, đó là hình ảnh một làng quê thật quạnh quẽ, trống vắng, cảnh sắc như gợi ra cuộc sống của những con người chân quê ở đây có cái gì nhỏ bé, ẩn nhẫn. -> Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. 3. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu khả năng biểu đạt - Cách gieo vần rất thần tình, vừa là hình thức chơi chữ, vừa biểu đạt nội dung. Không gian trong bức tranh được thu hẹp nhỏ dần, khép kín phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khuất của thi nhân. - Đặc sắc của nghệ thuật phương Đông: lấy động tả tĩnh. III. Tổng kết 1. Nội dung: Cảnh mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. Cảnh đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả 2. Nghệ thuật: Thơ thu Nguyễn Khuyến đã có những nét vẽ hiện thực, hình ảnh, từ ngữ đậm đà chất dân tộc (Thơ xưa khi viết về mùa thu thường dùng hình ảnh ước lệ sen tàn cúc nở, lá ngô đồng rụng, rừng phong lá đỏ.) IV. Luyện tập.

File đính kèm:

  • docCau ca mua thu.doc
Giáo án liên quan