Giáo án ngữ văn 11 Chiếu cầu hiền- Ngô Thì Nhậm năm 2008

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: T1: học sinh nắm được hoàn cảnh ra đời, những đặc điểm thể loại chiếu cầu hiền tài trong văn học phương Đông. Vai trò của người hiền tài đối với sự phát triển của đất nước.

T2: hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài. Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người viết.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

3. Thái độ: giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và thái độ sống đúng đắn.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo. Soạn bài.

Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại;phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm.

- Học sinh: Học bài, soạn bài .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC THAO TÁC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 1

2. Kiểm tra bài cũ: 3 Phân tích quá trình hình thành trong nhận thức của người nông dân từ người nông dân trở thành người nghĩa sĩ trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 Chiếu cầu hiền- Ngô Thì Nhậm năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC TIẾT GIẢNG: 25 - 26 NGÀY SOẠN: 12. 10. 2007 CHIẾU CẦU HIỀN Ngô Thì Nhậm I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: T1: học sinh nắm được hoàn cảnh ra đời, những đặc điểm thể loại chiếu cầu hiền tài trong văn học phương Đông. Vai trò của người hiền tài đối với sự phát triển của đất nước. T2: hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài. Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người viết. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề. 3. Thái độ: giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và thái độ sống đúng đắn. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo. Soạn bài. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại;phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm. - Học sinh: Học bài, soạn bài . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC THAO TÁC DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2.. Kiểm tra bài cũ: 3’ Phân tích quá trình hình thành trong nhận thức của người nông dân từ người nông dân trở thành người nghĩa sĩ trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu 3. Bài mới: Chiếu cầu hiền 3.1. Lời vào bài: 3.2. Tiến trình dạy bài mới: TL HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT T1 T2 HĐ 1: Gv hướng dẫn tìm hiểu chung TT1: Gv cho học sinh đọc Tiểu dẫn sgk sau đó rút ra những nét chính về tác giả, văn bản. - Thể loại. - Hoàn cảnh ra đời - Đối tượng hướng đến của bài chiếu và mục đích. - Bố cục (Học sinh Y – TB – Kh) TT2: Gv giảng thêm về cách ứng xử của các sĩ phu nói chung và sĩ phu Bắc Hà để học sinh hiểu vấn đề. HĐ 2: Gv hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. TT1: Gv gọi học sinh đọc văn bản TT2: Gv hỏi: - Mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử được thể hiện như thế nào qua đoạn mở đầu? (Học sinh Y – TB – Kh) - Tác giả mượn lời ai để nêu lên mối quan hệ đó. (Học sinh Y – TB – Kh) TT3: Gv giảng nhấn mạnh về ý nghĩa của lời dạy Khổng Tử đối với các sĩ phu để thấy rõ sức thuyết phục và cái tài của người viết. TT4: Gv cho học sinh đọc lại đoạn 2 và hỏi: - Các cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà? (Học sinh Y – TB – Kh) - Các thể hiện của tác giả như thế nào? Có nói thẳng hay không? Vì sao (Học sinh Kh) - Câu hỏi người viết đặt ra có ý nghĩa gì? (Học sinh Kh). - Nhận xét thái độ cầu hiền của Nguyễn Huệ. (Học sinh Y – TB – Kh) - Tính chất của triều đại mới được thể hiện như thế nào qua cách viết của Ngô Thì Nhậm? (Học sinh TB – Kh) TT 5: Gv giảng về lời Khổng Tử để thể hiện quyết tâm cầu hiền của vua Quang Trung. TT 6: Gv cho học sinh đọc đoạn cuối và xác định - Những điểm chính trong đường lối cầu hiền và nhận xét. (Học sinh TB – Kh) HĐ 3: Gv hướng dẫn học sinh tổng kết. Học sinh hoạt động nhóm. Học sinh đọc văn bản Học sinh làm việc cá nhân. Học sinh làm việc cá nhân. Học sinh làm việc cá nhân. Học sinh làm việc cá nhân. Học sinh làm việc theo bàn, thảo luận, phát hiện vấn đề. Học sinh làm việc cá nhân. Học sinh làm việc cá nhân. Học sinh làm việc cá nhân. Học sinh làm việc cá nhân I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) người làng Tả Thanh Oai. - Năm 1775 đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Đốc Đồng trấn Kinh Bắc dưới triều chúa Trịnh. - Khi đi theo phong trào Tây Sơn, ông được trọng dụng có nhiều đóng góp cho nhà Tây Sơn 2. Văn bản - Thể loại: chiếu. Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. - Hoàn cảnh và mục đích sáng tác: khoảng 1788 – 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà cộng tác với triều đại Tây Sơn. - Bố cục: + Đoạn 1: Từ đầu đến “ý trời sinh ra người hiền vậy”. Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử. + Đoạn 2: Tiếp theo đến … buổi đầu cho trẫm hay sao ?”. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và thái độ cầu hiền của vua Quang Trung. + Đoạn ba: Phần còn lại. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung. II. Đọc hiểu 1. Mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử - Trước hết, Ngô Thì Nhậm chỉ ra quy luật xuất xử của người hiền và mối quan hệ giữa họ với nhà vua là : + Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng. + Không làm như vậy là trái đạo trời, trái quy luật cuộc sống. - Để làm rõ điều đó, tác giả đã mở đầu bài chiếu bằng việc mượn lời Khổng Tử để ví người hiền như sao sáng trên trời, và quy luật của tinh tú là các sao đều phải chầu về sao Bắc Cực (Bắc thần tượng trưng cho thiên tử). * Việc mượn lời Khổng Tử trong sách Luận ngữ có sức thuyết phục đối với sĩ phu Bắc Hà bởi theo quan niệm của Nho gia, Khổng Tử là ông thánh, lời Khổng Tử là lời dạy của thánh hiền, là chân lí bất di bất dịch. 2. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và thái độ cầu hiền của vua Quang Trung 2.1. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà - Khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, sĩ phu Bắc Hà có các cách ứng xử như sau : + Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng : “lui về nơi rừng suối làm dân thường, bất hợp tác, làm bậc cao ẩn giấu kín danh tiếng không xuất hiện suốt đời”. + Những người ra làm quan với Tây Sơn thì hoặc sợ hãi im lặng hoặc làm việc cầm chừng : “các anh tài tại triều đình thì giữ lời ngậm tăm như ngựa đứng trong hàng nghi lễ”. - Tuy nhiên, tác giả không nói thẳng những điều đó bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh hoặc lấy trong kinh điển Nho gia, hoặc mang ý nghĩa tượng trưng. Cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị, vừa có tính chất châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người viết có kiến thức sâu rộng, tài hoa, am hiểu Nho học, khiến người nghe không những không tự ái mà còn nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chưa đúng của mình. - Sau khi chỉ ra thực tế về cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, người viết đặt câu hỏi theo thế lưỡng đao, khiến người nghe không thể không thay đổi cách sống : “Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng ? Hay là đương thời loạn lạc, họ chưa thể phụng sự vương hầu ?”. Nói Nguyễn Huệ là người “ít đức”, xem đương thời là “thời loạn lạc”, cả hai điều ấy đều không đúng với hiện thực bấy giờ. Vậy thì các bậc hiền tài chỉ còn một cách là phải ra phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới. 2.2. Thái độ cầu hiền của Nguyễn Huệ - Trước hết, tác giả thay lời vua Quang Trung để bày tỏ thái độ cầu hiền hết sức thành tâm, khiêm nhường : “Trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi”. - Tiếp theo, tác giả chỉ ra tính chất của thời đại (triều đại mới tạo lập, mọi sự đang bắt đầu) và cũng thẳng thắn tự thừa nhận những điều bất cập của triều đại mình : “Kỉ cương triều đình còn nhiều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan. Dân khốn khổ còn chưa hồi sức, việc giáo hóa đạo đức chưa thấm nhuần”. - Từ đó, tác giả chỉ ra sau buổi đại định, công việc thì nhiều và nặng nề, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các bậc hiền tài. Để nói rõ điều này, tác giả dùng hình ảnh cụ thể “làm nên ngôi nhà lớn không phải chỉ một cành cây” và chỉ ra sự thực “xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ”. - Cuối đoạn, tác giả mượn lời Khổng Tử trong sách Luận ngữ “một ấp mười nhà tất có người trung tín” để khẳng định rằng nhân tài trong nước không những có mà có rất nhiều. Vậy tại sao lại “không có người kiệt xuất hơn đời để giúp rập chính sự buổi đầu cho trầm ư ?”. Điều đó thể hiện quyết tâm cầu hiền của Nguyễn Huệ. 3. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung vừa rộng mở, vừa đúng đắn. Những điểm chính trong đường lối ấy là : - Tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ quan liêu lớn nhỏ đến dân chúng trăm họ đều được phép dâng thư tỏ bày công việc. - Cách tiến cử cũng rộng mở và dễ làm, gồm ba cách : + Tự mình dâng thư tỏ bày công việc ; + Các quan tiến cử ; + Dâng thư tự cử. - Cuối cùng, tác giả kêu gọi những người có tài đức hãy cùng triều đình gánh vác việc nước và hứa hẹn : “Những ai có tài đức, đều nên đưa ra thi thố, để được rỡ ràng chốn vương đình, một lòng cung kính để cùng hưởng phúc tôn vinh”. Tóm lại, các biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung vừa cụ thể, vừa dễ thực hiện. III. Tổng kết (sgk) 3.3. Củng cố: 3’: Chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn và thái độ của vua Quang Trung. Nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Học bài, soạn bài “ Xin lập khoa Luật” – Nguyễn Trường Tộ IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docGiao an 11(2).doc