Giáo án Ngữ văn 11 Chuẩn kiến thức kỹ năng từ tiết 1 đến tiết 20

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

Giúp học sinh: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

2. Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh cách cảm thụ và phân tích một tác phẩm thuộc thể loại ký sự.

3. Thái độ

Giúp học sinh có thái độ:

- Phê phán lối sống xa hoa, lãng phí

- Trân trọng lương y, có tâm đức.

 

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên

- Giáo án, Sgk, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy

- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11

- Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11

- Sách luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn.

 

III. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

2. Bài mới

* Lời vào bài: (1’)

Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng, mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại Kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua Thượng Kinh Kí Sự (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng và nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích “ Vào Phủ Chúa Trịnh” trích Thượng Kinh Kí Sự.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Chuẩn kiến thức kỹ năng từ tiết 1 đến tiết 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 8/ 2011 Ngày dạy: 15/ 8/ 2011 Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 17/ 8/ 2011 Lớp dạy: 11C Tiết 1. Đọc văn VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích: Thượng Kinh Kí Sự ) - Lê Hữu Trác - I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức Giúp học sinh: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. 2. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh cách cảm thụ và phân tích một tác phẩm thuộc thể loại ký sự. 3. Thái độ Giúp học sinh có thái độ: - Phê phán lối sống xa hoa, lãng phí - Trân trọng lương y, có tâm đức. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Giáo án, Sgk, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy - Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11 - Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - Sách luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới * Lời vào bài: (1’) Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng, mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại Kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua Thượng Kinh Kí Sự (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng và nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích “ Vào Phủ Chúa Trịnh” trích Thượng Kinh Kí Sự. * Nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn và trình bày những nét khái quát về tác giả và tác phẩm? HS: Khai thác tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi của GV GV giảng thêm về kí: kí hay còn gọi kí sự là một loại tác phẩm ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh. Kí Trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm: “Công dư tiệp kí” của Vũ Phương Đề (thế kỉ XVIII) là tác phẩm mở đầu cho thể kí ở Việt Nam. Sau đó là: “Cát Xuyên tiệp bút” của Trần Tiên, “Bắc hành tùng kí” của Lê Quýnh, “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đ́ình Hổ. Nhưng phải đến “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác mới thực sự là tác phẩm kí hoàn chỉnh. HS: Lắng nghe, ghi nhớ GV: Yêu cầu HS đọc, xác định vị trí và tóm tắt các ý chính của đoạn trích? HS: Đọc chậm răi, thể hiện được những suy nghĩ của tác giả trước uy quyền và cuộc sống của phủ chúa Trịnh. GV: Lần đầu tiên bước vào trong phủ chúa có nhiều quang cảnh hiện lên trước mặt tác giả. Vậy theo em hãy cho biết quang cảnh nơi phủ chúa được tác giả miêu tả như thế nào? HS: Lắng nghe câu hỏi, phát hiện các chi tiết miêu tả quang cảnh trong phủ chúa. GV: Nhận xét, tổng hợp GV: Qua đó em có nhận xét gì về quang cảnh trong phủ chúa? HS: Trả lời GV: Quang cảnh trong phủ chúa thật xa hoa, lộng lẫy. Vậy song song với quang cảnh tráng lệ đó là cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? Hãy phát hiện các chi tiết, rút ra nhận xét? HS: Phát hiện các chi tiết, phân tích, nhận xét GV nhấn mạnh: Đó là những nghi lễ, khuôn phép cho thấy sự cao sang quyền qúy đến tột cùng. Là cuộc sống xa hoa hưởng lạc, sự lộng hành của phủ chúa. Là cái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua . I. Tìm hiểu chung (15’) 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác (1724- 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. - Quê quán: Làng Liêu Xá- Đường Hào- phủ Thượng Hồng- Trấn Hải Dương (nay thuộc Yên Mĩ- Hưng Yên) - Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học, đỗ đạt, làm quan. - Ông vừa là một danh y, vừa chữa bệnh, vừa soạn sách lại mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. 2. Tác phẩm: Thượng Kinh Kí Sự - Tập kí sự viết bằng chữ Hán - Tác phẩm: Thượng Kinh Kí Sự ( kí sự lên kinh) là tập kí sự bằng chữ Hán viết 1782, hoàn thành năm 1783 khắc in 1885. xếp cuối bộ “ Y tông tâm lĩnh” - Nội dung: miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa, cuộc sống xa hoa và quyền uy thế lực của nhà chúa. 3. Đoạn trích - Vị trí: Đến kinh đô Lê Hữu Trác được xếp đặt ở nhà người em của Quận Huy - Hoàng Đình Bảo. Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho Thế tử Cán. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. - Đọc và giải nghĩa từ khó: Chú ý các chú thích chân trang. - Tóm tắt theo sơ đồ: Thánh chỉ ð Vào cung ð Nhiều lần cửa ð Vườn cây, hành lang ð Hậu mã quân túc trực ð Cửa lớn, đại đường, quyền bổng ð gác tía, phòng trà ð Hậu mã, quân túc trực ð Qua mấy lần trướng gấm ð Hậu cung ð Bắt mạch kê dơn ð Về nơi trọ. - Cách khai thác đoạn trích: Tìm hiểu theo chủ đề. II. Đọc- hiểu 1. Cuộc sống nơi phủ chúa (25’) a. Quang cảnh nơi phủ chúa. - Rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm - Lối đi quanh co, qua nhiều dãy hành lang - Canh giữ nghiêm nhặt (lính gác, thẻ trình) - Cảnh trí khác lạ (cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, hoa đua thắm …). - Trong phủ là những gác tía, kiệu son, mâm vàng chén bạc… - Nội cung thế tử có sập vàng, ghế rồng, nệm gấm, màn là… => Tóm lại, đây là chốn thâm nghiêm, kín cổng, cao tường. Chốn xa hoa, tráng lệ, lộng lẫy. Cuộc sống hưởng lạc (cung tần mĩ nữ, của ngon vật lạ). Không khí ngột ngạt, tù đọng ( chỉ có hơi người, phấn sáp, hương hoa). b. Cung cách sinh hoạt: - Vào phủ phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường - Trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo: người truyền báo rộn ràng, quan đi lại như mắc cửi - Lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử phải cung kính, lễ phép ngang hàng với vua - Chúa luôn có phi tần hầu trực, tác giả không được trực tiếp gặp chúa, phải khúm núm đứng chờ từ xa - Thế tử có tới 7- 8 thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên, tác giả phải lạy 4 lạy => Tóm lại, tác giả đã vẽ được bức tranh chi tiết về cảnh sống xa hoa, giàu sang tột đỉnh, tách biệt hẳn với bên ngoài nơi chúa ở. Nhưng đó cũng là khung cảnh vàng son quyền quý đầy tù hãm, thiếu không khí. 3. Củng cố: (2’) Qua bài học em có suy nghĩ gì về cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa thời Lê- Trịnh? 4. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (2’) a. Bài cũ: - Nắm được thân thế, sự nghiệp của tác giả Lê Hữu Trác - Nắm được nội dung đoạn trích - Nắm vững quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa b. Bài mới: - Chuẩn bị tiết 2: Vào phủ chúa Trịnh (Trích: Thượng kinh kí sự) (tiếp theo) - Yêu cầu: Tóm tắt kĩ văn bản, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • docTIẾT 1 - V￀O PHỦ CHᅳA TRINH.doc
  • docTIẾT 2 - V￀O PHỦ CHᅳA TRINH.doc
  • docTIẾT 3 - TỪ NGᅯN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NᅮI C￁ NHᅡN.doc
  • docTIẾT 5 - TỰ TINH II.doc
  • docTIẾT 6 - CᅡU C￁ M￙A THU.doc
  • docTIẾT 7 - PHᅡN TᅪCH ĐỀ, LẬP D￀N Ý B￀I VĂN NGHỊ LUẬN.doc
  • docTIẾT 8 - THAO T￁C LẬP LUẬN PHᅡN TᅪCH.doc
  • docTIẾT 9 - THƯƠNG VỢ.doc
  • docTIẾT 10 - VỊNH KHOA THI HƯƠNG.doc
  • docTIẾT 11 - KHᅮC DƯƠNG KHUᅧ.doc
  • docTIẾT 12 - TỪ NGᅯN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NᅮI C￁ NHᅡN.doc
  • docTIẾT 13 - B￀I CA NGẤT NGƯỞNG.doc
  • docTIẾT 14 - B￀I CA NGẤT NGƯỞNG (tiếp theo).doc
  • docTIẾT 15 - SA H￀NH ĐOẢN CA.doc
  • docTIẾT 16 - LUYỆN TẬP THAO T￁C LẬP LUẬN PHᅡN TᅪCH.doc
  • docTIẾT 17 - LẼ GH￉T THƯƠNG.doc
  • docTIẾT 18 LẼ GH￉T THƯƠNG.doc
  • docTIẾT 19 - ĐỌC THᅧM2.doc
  • docTIẾT 20- TRẢ B￀I SỐ 1.doc
Giáo án liên quan