A.Mục tiêu cần đạt (Như tiết 50)
B.Phương tiện thực hiện(Như tiết 50)
C.Cách thức tiến hành(Như tiết 50)
D.Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:Nêu những nét chính về cuộc đời và con người Nam Cao?
3.Bài mới
Họat động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
GV: Em hãy cho biết tác phẩm CP ra đời trong hoàn cảnh nào?
Truyện viết về nhiều người thực, việc thực ở làng Đại Hoàng quê hương của tác giả mà tác giả nghe kể hoặc chứng kiến. Tuy vậy khi sáng tác, NC đã lựa chọn và hư cấu để xây dựng thành những điển hình nghệ thuật bất hủ.
Em hiểu như thế nào về nhan đề của Truyện ngắn Chí phèo, tại sao tp lại phải đổi tên mấy lần, việc đổi tên ấy cho em hiểu điều gìvà có ý nghĩa gì?
Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm?
Gv: Bố cục tc phẩm chia làm mấy phần?
1 Hình ảnh làng Vũ Đại
Hs trả lời câu hỏi : Vì sao nói hình ảnh làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng ?
Đội Tảo, vây cánh kình nhau với Bá Kiến vay Bá kiến năm mươI đồng nhưng không trả, Bá kiến sai chí phèo đòi nợ, Đội tảo vẫn thù Bá Kiến.
Năm Thọ, bị Bá kiến cho đI ở tù rồi về làng đòi một thẻ mang tên khác và đI mất. Binh Chức : Hiền lành bị áp bức bực mình đI lính nhưng vợ xinh và ở nhà vợ trở thành vợ công rồi hắn về vì can án giết người, Bá kiến phảI bao che và hắn trở thành tay chân của Bá Kiến, năm ngoáI Binh chức chết, năm nay nảy ra Chí Phèo.
Nhân vật Bá Kiến trong truyện được tác giả miêu tả là người như thế nào?
Chí phèo trước khi đi ở tù.
Theo em trước khi đi ở tù Chí phèo là người như thế nào ? Em có nhận xét gì về Chí phèo Khi chưa bị Bá Kiến đẩy đI ở tù vì ghen tuông vu vơ ?
Phần hai: Tác phẩm.
I. Đọc tìm hiểu chung.
1. Hoàn cảnh sáng tác.
Truyện viết về nhiều người thực, việc thực ở làng Đại Hoàng quê hương của tác giả mà tác giả nghe kể hoặc chứng kiến. Tuy vậy khi sáng tác, NC đã lựa chọn và hư cấu để xây dựng thành những điển hình nghệ thuật bất hủ.
2. Nhan đề tác phẩm
+ Cái lò gạch cũ: Biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng chí phèo, nó gắn liền với chủ đề chính của tp.
+ Đôi lứa xứng đôi: Lê văn Trương một nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ tự ý đổi tên => chủ ý tới mối tình Thị Nở Chí phèo, hiểu sai chủ đề tp, tạo sự giật gân gây tò mò cuốn hút cho người đọc.
+ Năm 1946, Nam Cao đổi thành Chí phèo khi cho in vào tập truyện Luống cày.
3. Tóm tắt(Gv gọi hs tóm tắt trên lớp)
4.Bố cục
Táp phẩm chia làm 2 phần
-Trước khi gặp Thị Nở
- Sau khi gặp Thị Nở
II. Đọc hiểu văn bản.
1 Hình ảnh làng Vũ Đại
+ Là không gian nghệ thuật của truyện Chí phèo, nơi các nhân vật sống và hoạt động. Làng vào loại trung bình ở dồng bằng Bắc Bộ, có hơn 2000 dân, xa phủ, xa tỉnh.
+ Làng Vũ Đại là nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra âm thầm mà quyết liệt, không khí ngột ngạt, căng thẳng, tối tăm ảm đạm. Đó là mâu thuẫn giữa : Giai cấp địa chủ cường hào với người nông dân ; giữa giai cấp địa chủ với nhau.
- Giai cấp địa chủ : Cao nhất là Bá Kiến, “bốn đời làm tổng lí”, uy thế nghiêng trời. Rồi đến đám cường hào, chúng kết thành bè cánh xung quanh một người như cánh ông Bá Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bát Tùng .tất cả tạo thành cáI thế Quần ngư tranh thực. Đám cường hào môt mặt ngấm ngầm chia bè pháI để trị nhau, cho nhau ăn bùn, một mặt chúng đu lại với nhau để áp bức bóc lột người nông dân.
- Giai cấp nông dân : là những người thấp cổ bé họng, suốt đời bị áp bức bóc lột. Họ hiền lành lương thiện chỉ è cổ làm để nuôI bọn cường hào. Nếu không chịu thì họ đành chấp nhận bỏ làng mà đI, sống một kiếp chui lủi như năm Thọ.
=> Như vậy, chỉ bằng một vài chi tiết Nam Cao đã dựng lên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt đen tối. Và ở đó có mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt. Do vậy có thể nói hình ảnh làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cánh mạng tháng tám.
3. Nhân vật Bá Kiến.
+ giọng nói : cất tiếng rất sang hỏi ; đổi giọng thân mật hỏi.
+ Tiếng quát : quát mấy bà vợ.đưa mắt nháy con một cái,quát.
+ Tiếng cười: cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm.
=> nham hiểm, độc ác.
+ Suy nghĩ tính toán: đuổi vợ, đuổi người dân, nịnh chí phèo => Sự khôn ngoan, lọc lõi của Bá Kiến. Tách Chí phèo ra để lợi dụng vì biết rằng những người nông dân đứng chung quanh là hậu thuẫn cho chí phèo.
+ Có nhân cách bỉ ổi: dâm ô và có máu ghen tuông. (trang 153).
=> Chỉ bằng một vài chi tiết, Nam cao đã khắc hoạ thành công một mẫu người điển hình cho giai cấp bóc lột ở nông thôn.
2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
a. Trước khi gặp Thị Nở
*.Trước khi đi ở tù.
+ Mang trên mình một con số không khổng lồ : không nguồn gốc lai lịch, không người thân, không người thừa nhận, không một mảnh đất cắm dùi => Bị ném vào xã hội nhưng vẫn là một con người.
+ Là một người nông dân khoẻ mạnh và mang trong mình những bản chất tốt đẹp : biết giữ phẩm chất nhân cách, phân biệt được đâu là tình yêu chân chính và đâu là thói nhục dục : bị gọi bóp chân hắn thấy nhục hơn là thấy thích ; có những ước mơ chân chính về hạnh phúc ; có bản chất nhút nhát, sợ sệt của người nông dân : bị bà ba gọi bóp chân hắn sợ
=> Như vậy, dù bị bỏ rơI nhưng lớn lên Chí vẫn là một người nông dân lương thiện, có lòng tự trọng như bao người nông dân khác. Một con người như vậy nếu sống trong một xã hội bình thường thì vẫn có thể trở thành một con người bình thường và sống một cách lương thiện, yên ổn.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11- Chương trình chuẩn. Năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53
Ngày : 19/ 11/ 2008
Đọc văn: Chí Phèo
- Nam Cao-
A.Mục tiêu cần đạt (Như tiết 50)
B.Phương tiện thực hiện(Như tiết 50)
C.Cách thức tiến hành(Như tiết 50)
D.Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:Nêu những nét chính về cuộc đời và con người Nam Cao?
3.Bài mới
Họat động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
GV : Em hãy cho biết tác phẩm CP ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Truyện viết về nhiều người thực, việc thực ở làng Đại Hoàng quê hương của tác giả mà tác giả nghe kể hoặc chứng kiến. Tuy vậy khi sáng tác, NC đã lựa chọn và hư cấu để xây dựng thành những điển hình nghệ thuật bất hủ.
Em hiểu như thế nào về nhan đề của Truyện ngắn Chí phèo, tại sao tp lại phải đổi tên mấy lần, việc đổi tên ấy cho em hiểu điều gì và có ý nghĩa gì ?
Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm?
Gv: Bố cục tc phẩm chia làm mấy phần?
1 Hình ảnh làng Vũ Đại
Hs trả lời câu hỏi : Vì sao nói hình ảnh làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng ?
Đội Tảo, vây cánh kình nhau với Bá Kiến vay Bá kiến năm mươI đồng nhưng không trả, Bá kiến sai chí phèo đòi nợ, Đội tảo vẫn thù Bá Kiến.
Năm Thọ, bị Bá kiến cho đI ở tù rồi về làng đòi một thẻ mang tên khác và đI mất. Binh Chức : Hiền lành bị áp bức bực mình đI lính nhưng vợ xinh và ở nhà vợ trở thành vợ công rồi hắn về vì can án giết người, Bá kiến phảI bao che và hắn trở thành tay chân của Bá Kiến, năm ngoáI Binh chức chết, năm nay nảy ra Chí Phèo.
Nhân vật Bá Kiến trong truyện được tác giả miêu tả là người như thế nào?
Chí phèo trước khi đi ở tù.
Theo em trước khi đi ở tù Chí phèo là người như thế nào ? Em có nhận xét gì về Chí phèo Khi chưa bị Bá Kiến đẩy đI ở tù vì ghen tuông vu vơ ?
Phần hai : Tác phẩm.
I. Đọc tìm hiểu chung.
1. Hoàn cảnh sáng tác.
Truyện viết về nhiều người thực, việc thực ở làng Đại Hoàng quê hương của tác giả mà tác giả nghe kể hoặc chứng kiến. Tuy vậy khi sáng tác, NC đã lựa chọn và hư cấu để xây dựng thành những điển hình nghệ thuật bất hủ.
2. Nhan đề tác phẩm
+ Cái lò gạch cũ : Biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng chí phèo, nó gắn liền với chủ đề chính của tp.
+ Đôi lứa xứng đôi : Lê văn Trương một nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ tự ý đổi tên => chủ ý tới mối tình Thị Nở Chí phèo, hiểu sai chủ đề tp, tạo sự giật gân gây tò mò cuốn hút cho người đọc.
+ Năm 1946, Nam Cao đổi thành Chí phèo khi cho in vào tập truyện Luống cày.
3. Tóm tắt(Gv gọi hs tóm tắt trên lớp)
4.Bố cục
Táp phẩm chia làm 2 phần
-Trước khi gặp Thị Nở
- Sau khi gặp Thị Nở
II. Đọc hiểu văn bản.
1 Hình ảnh làng Vũ Đại
+ Là không gian nghệ thuật của truyện Chí phèo, nơi các nhân vật sống và hoạt động. Làng vào loại trung bình ở dồng bằng Bắc Bộ, có hơn 2000 dân, xa phủ, xa tỉnh.
+ Làng Vũ Đại là nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra âm thầm mà quyết liệt, không khí ngột ngạt, căng thẳng, tối tăm ảm đạm. Đó là mâu thuẫn giữa : Giai cấp địa chủ cường hào với người nông dân ; giữa giai cấp địa chủ với nhau.
- Giai cấp địa chủ : Cao nhất là Bá Kiến, “bốn đời làm tổng lí”, uy thế nghiêng trời. Rồi đến đám cường hào, chúng kết thành bè cánh xung quanh một người như cánh ông Bá Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bát Tùng….tất cả tạo thành cáI thế Quần ngư tranh thực. Đám cường hào môt mặt ngấm ngầm chia bè pháI để trị nhau, cho nhau ăn bùn, một mặt chúng đu lại với nhau để áp bức bóc lột người nông dân.
- Giai cấp nông dân : là những người thấp cổ bé họng, suốt đời bị áp bức bóc lột. Họ hiền lành lương thiện chỉ è cổ làm để nuôI bọn cường hào. Nếu không chịu thì họ đành chấp nhận bỏ làng mà đI, sống một kiếp chui lủi như năm Thọ.
=> Như vậy, chỉ bằng một vài chi tiết Nam Cao đã dựng lên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt đen tối. Và ở đó có mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt. Do vậy có thể nói hình ảnh làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cánh mạng tháng tám.
3. Nhân vật Bá Kiến.
+ giọng nói : cất tiếng rất sang hỏi ; đổi giọng thân mật hỏi...
+ Tiếng quát : quát mấy bà vợ...đưa mắt nháy con một cái,quát..
+ Tiếng cười : cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm...
=> nham hiểm, độc ác.
+ Suy nghĩ tính toán : đuổi vợ, đuổi người dân, nịnh chí phèo => Sự khôn ngoan, lọc lõi của Bá Kiến. Tách Chí phèo ra để lợi dụng vì biết rằng những người nông dân đứng chung quanh là hậu thuẫn cho chí phèo.
+ Có nhân cách bỉ ổi : dâm ô và có máu ghen tuông. (trang 153).
=> Chỉ bằng một vài chi tiết, Nam cao đã khắc hoạ thành công một mẫu người điển hình cho giai cấp bóc lột ở nông thôn.
2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
a. Trước khi gặp Thị Nở
*.Trước khi đi ở tù.
+ Mang trên mình một con số không khổng lồ : không nguồn gốc lai lịch, không người thân, không người thừa nhận, không một mảnh đất cắm dùi…=> Bị ném vào xã hội nhưng vẫn là một con người.
+ Là một người nông dân khoẻ mạnh và mang trong mình những bản chất tốt đẹp : biết giữ phẩm chất nhân cách, phân biệt được đâu là tình yêu chân chính và đâu là thói nhục dục : bị gọi bóp chân hắn thấy nhục hơn là thấy thích ; có những ước mơ chân chính về hạnh phúc ; có bản chất nhút nhát, sợ sệt của người nông dân : bị bà ba gọi bóp chân hắn sợ…
=> Như vậy, dù bị bỏ rơI nhưng lớn lên Chí vẫn là một người nông dân lương thiện, có lòng tự trọng như bao người nông dân khác. Một con người như vậy nếu sống trong một xã hội bình thường thì vẫn có thể trở thành một con người bình thường và sống một cách lương thiện, yên ổn.
4.Củng cố(GV hệ thống lại kiến thức trong giờ)
5.Dặn dò.
- Học bài và soạn tiếp
- Tiết sau học Chí Phèo tiếp
Tiết 54
Ngày : 19/ 11/ 2008
Đọc văn: Chí Phèo
- Nam Cao-
A.Mục tiêu cần đạt (Như tiết 50)
B.Phương tiện thực hiện(Như tiết 50)
C.Cách thức tiến hành(Như tiết 50)
D.Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới
Họat động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Sau khi đi ở tù về Chí phèo đã biến thành con người như thế nào và em có nhận xét gì về nguyên nhân sự biến đổi ấy ?
“ Rồi từ đấy đối với hắn không còn ngày tháng nữa. Bởi vì từ đấy hắn bao giờ cũng say. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để nhớ rằng có hắn ở trên đời. Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Hắn biết đâu vì hằn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say ; hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm. Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua”.
Đọc đoạn Chí phèo chửi và hỏi : Theo em hành động Chí Phèo chửi ở đầu tác phẩm có ý nghĩa và giá trị gì ?
Nhu cầu giao tiếp với đồng loại là nhu cầu tất yếu của con người. đến chửi mà không ai lên tiếng thì thật là bất hạnh. Chí chửi, khóc kêu làng, cười. đều như nhau. Kêu là tín hiệu khẩn cấp cần sự cấp cứu vậy mà ở đây Chí kêu không bao giờ dân làng ra ngay. Thật là bất hạnh
Như thế theo em nỗi đau đớn của Chí phèo là gì, sự bất hạnh của Chí phèo là gì ?
Em có nhận xét gì về sự tha hoá của Chí Phèo ? qua sự tha hoá của Chí Phèo Nam Cao muốn nói điều gì ?
Nhiều nhân vật tha hoá : Cu lộ- Tư cách mõ ; Trạch văn Đoành trong đôI móng giò ; Đức trong Nửa đêm ; Năm Thọ, Binh Chức…Chí phèo con trong bụng thị Nở.
Chí phèo từ khi gặp thị Nở đến chết.
Thị Nở : Xấu, nghèo, dở hơI, gia đình dòng giống hủi. Thị nở xách nước đI qua vườn nhà Chí phèo và ngủ, chí phèo uống rượu say với Tự Lãng và ra sông tắm Hai người gặp nhau. Ngủ luôn tại gốc chuối và nửa đêm chí phèo đau bụng và nôn mửa rồi được Thị Nở dìu vào nhà và sáng hôm sau Chí phèo tỉnh dậy.
Hỏi : khi Chí phèo tỉnh dậy Chí Phèo đã có tâm trạng như thế nào và cảm nhận được gì ?
Khi Thị Nở mang bát cháo hành vào Thị Nở đã có tâm trạng gì ?
Theo em nguyên nhân nào đã khiến Chí phèo thức tỉnh và có những sự thay đổi như trên ?
Theo em nguyên nhân nào dẫn tới việc Thị Nở từ chối chí Phèo và khi bị từ chối, chí Phèo đã nhận ra điều gì ?
Khi bị Thị Nở từ chối Chí phèo đã rơI vào trạng tháI nào anh đã nhận ra điều gì, có khao khát gì và hành động gì?
Qua việc chí phèo gặp thị Nở hành động Chí phèo giết Bá Kiến , Nam cao thể hiện điều gì ?
Em có nhận xét gì về hình tượng nhân vật Chí Phèo ?
Lão Hạc để sống làm người thì phải chết.
4. Nghệ thuật
cho biết những nét đặc sắc, độc đào về nghệ thuật ?
II. Đọc hiểu văn bản.
2. Nhân vật Chí Phèo.
*. Chí phèo sau khi ở tù đến khi gặp Thị Nở.
+ Bi cướp mất nhân hình : đặc như thằng săng đá : đầu trọc lốc, răng trắng hớn, cái mặt đen mà lại cơng cơng, hai mắt gườm gườm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng...
+ Bị cướp mất nhân tính : bị Bá kiến biến thành tay sai, thành công cụ bóc lột trong tay hắn và anh trở thành con qủy dữ của làng Vũ Đại, anh đã vô tình gây tai hoạ cho những người nông dân lương thiện khác. Chí phèo càng ngày càng hung hãn và triền miên trong cơn say.
=>Nhà tù thực dân nửa phong kiến với tính chất phi nhân tính và Bá kiến, một tên mọt già đục khoét nhân dân, một con người nham hiểm độc ác đã cùng nhau cướp đI cả nhân hình và nhân tính của Chí Phèo, cùng nhau hoàn tất quá trình tha hoá của Chí phèo. Và Chí phèo đã chính thức bị người dân làng Vũ Đại loại ra khỏi cộng đồng.
+ Hành động Chí phèo chửi nhưng không ai lên tiếng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc :
- Tiếng chửi của chí là phản ứng của y với toàn bộ cuộc đời. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn của một con người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người. Đó là một tiếng chửi thể hiện sự thảm hại của cuộc đời chí, một cuộc đời cô độc của người nông dân bị tha hoá không còn được làm người.
- Dân làng Vũ đại không đáp lại lời chửi của Chí là dân làng đã chính thức loại khỏi chí ra khỏi cộng đồng, không còn coi chí là một con người, đã cự tuyệt không cho Chí có quyền làm người.
=> Nỗi đau đớn bất hạnh của Chí Phèo là nỗi đau đớn bất hạnh của con người bị tàn phá về nhân hình bị huỷ hoại về nhân cách,về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt quyền làm người chứ không phải là nỗi đau vì đói cơm rách áo, không nhà, không cửa, không nơi nương tựa. Sức mạnh tố cáo của hình tượng nhân vật Chí Phèo chính là ở chỗ đó.
=> Sự tha hoá của Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước cách mạng. Vì bị đè nén, áp bức quá đáng, người lao động lương thiện không còn cách nào khác đã chống trả bằng cách lưu manh hoá. Sức mạnh tố cáo của Chí phèo cũng là ở chỗ đã chỉ ra cái quy luật tha hoá của người nông dân trước cách mạng. Đó là một quy luật tàn bạo phi nhân tính.
* Chí phèo từ khi gặp thị Nở đến chết.
- Khi tỉnh dậy :
+ Chí phèo cảm thấy rất buồn : lòng mơ hồ buồn ; Chao ôi là buồn ; nao nao buồn..
+ Lần đầu tiên Chí phèo nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống : tiếng chim hót ; tiếng cười nói của những người đi chợ ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá...=> những âm thanh ấy như là tiếng gọi của cuộc sống nhưng hôm nay chí mới nhận ra.
+ Chí nhìn lại cuộc đời của mình cả ở trong quá khứ, hiện tại và tương lai : nhớ lại quá khứ xa xôi của mình ; cảm thấy mình đã già mà vẫn cô độc ; lo sợ cho tương lai của mình : trông thấy trước tương lai của hắn : đói rét và ốm đau và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau => như thế Chí phèo đã nhận ra tình cảnh bi đát của mình.
- Khi Thị Nở mang bát cháo hành vào :
+ Chí phèo ngạc nhiên : thằng này rất ngạc nhiên.
+ Xúc động : hắn thấy mắt hắn hình như ươn ướt.
+ Bâng khuâng, vừa vui, vừa buồn và một cái gì nữa giống như là ăn năn.
+ Nhớ lại quá khứ khi bà ba nhà Bá Kiến gọi lên bóp chân
+ Có tâm trạng hối hận : bát cháo của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều lắm. Hắn có thể tìm bạn được sao lại chỉ gây kẻ thù ; Thèm lương thiện và thèm làm hoà với mọi người.
+ Cảm thấy vui sướng : hắn thấy lòng rất vui.
=> như thế sự chăm sóc ân tình của thị Nở thông qua bát chao hành đã khiến Chí hoàn toàn thức tỉnh. Từ một con quỷ dữ của làng Vũ đại Chí đã trở lại thành một con người lương thiện : Ôi sao mà hắn hiền...những người yếu đuối vẫn hay hiền lành.
- Nguyên nhân làm Chí thay đổi :
+ Chí Phèo vốn là người nông dân có bản tính tốt đẹp lương thiện. Xã hội phi nhân tính ấy có ra sức huỷ diệt bản tính ấy nhưng nó vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn chí phèo, ngay cả khi con người này tưởng như đã bị biến thành quỷ dữ.
+ Khi gặp được thị Nở và cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc ân tình của thị, bản tính ấy có cơ hội hồi sinh và lúc đó chí Phèo đã sống thực sự với con người mình.
=> sự thay đổi của Chí là do bản chất lương thiện và do tình người mà Thị Nở dành cho chí.
- Nguyên nhân Chí bị thị Nở từ chối :
+ bà cô thị Nở đã dứt khoát không cho cháu bà đâm đầu lấy thằng chí phèo.
+ Do chính chí phèo vì anh đã gây ra bao tội ác cho dân làng nên con đường lương thiện vừa mở ra anh đã không có cơ hội bước trên đó. Nói cách khác xã hội ấy đã đẩy chí lún quá sâu vào vũng bùn tội lội khiến anh không thể nào ngóc đầu lên được nữa.
- Sau khi bị Thị Nở từ chối :
+ Chí phèo rơi vào trạng thái bi kịch : uống rượu và cảm thấy buồn bã đau khổ : Và hắn uống...hắn ôm mặt khóc rưng rức.
+ Chí phèo nhận ra bi kịch của đời mình : bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người : hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người ra...hắn ôm mặt khóc rưng rức.
+ Khao khát trở lại làm người lương thiện nhưng đồng thời cũng biết mình không thể làm người lương thiện được nữa.
+ Cuối cùng : giết bá kiến và kết liễu cuộc đời mình.=> Như vậy để được sống Chí phải làm con quỷ và để được làm người Chí phải kết liễu đời mình. Đó chính là bi kịch của Chí phèo và cũng là của người nông dân trong xã hội vn trước cm. Trước đây để tồn tại Chí phèo phải bán bộ mặt người, linh hồn người cho quỷ dữ. Đến nay, khi linh hồn đã trở về, Chí phèo phải đổi cả sự sống của mình. Như vậy, rõ ràng đối với Chí phèo niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.
=> Hành động tới nhà Bá Kiến đòi lương thiện thể hiện sự thức tỉnh của Chí phèo. Anh đã nhận ra bi kịch của đời mình và kẻ thù chính đã đẩy anh vào bi kịch ấy( thực ra Chí phèo đã nhận ra kẻ thù của mình từ lâu : đi tù về là đến nhà Bá Kiến ăn vạ nhưng giai cấp bóc lột nham hiểm đã biến Chí thành công cụ tay sai cho chúng và thỉnh thoảng chí phèo lại đến nhà Bá Kiến để đòi nợ).
=> Qua gặp thị Nở, Nam cao thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc : phát hiện bản chất tốt đẹp của người nông dân và chỉ có tình người mới cứu được tính người.
=> Qua việc chí Phèo giết Bá Kiến, Nc muốn nói : tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn việt nam là hết sức gay gắt và nó chỉ có thể giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.
=> Chí phèo tiêu biểu cho số phận người nông dân trong xã hội phi nhân tính ; tiêu biểu cho một bộ phận lưu manh hoá trong xã hội ấy ; một dạng của sự tha hoá. Cái chết của Chí Phèo là lời kết án sâu sắc cái xã hội phi nhân tính đã đè nén áp bức bóc lột con người.
4. Nghệ thuật
+ Điển hình hoá
+ phân tích tâm lí
+ Kết cấu
+ ngôn ngữ.
III. Tổng kết : (ghi nhớ).
4.Củng cố(GV hệ thống lại kiến thức trong giờ học)
- Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
- ý nghĩa về cáI chết của Chí Phèo
5. Dặn dò
- Về học bài
- Soan bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Giờ sau học Tiếng Việt
Tiết 55
Ngày 19/ 11/ 2008
Tiếng Việt : Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp HS
Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản
2.Kỹ năng: Có kĩ năng sắp xếp từ ngữ khi nói và viếtcâu văn trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
3.Thái độ: Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu
B.Phương tiện giảng dạy
- SGK, SGV, thiết kế bài soạn,
- SGK, bảng phụ
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Tích hợp với đọc văn và làm văn
D.Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1
GV hướng dẫn HS làm bài tập1
HS chia 6 nhóm
+Nhóm1,2: trả lời ý a
+Nhóm3,4 trả lời ý b
+Nhóm5,6: trả lời ý c
HS trao đổi thảo luận trả lời bằng bảng phụ sau đó cử người trình bày trước lớp
GV chốt lại
*Hoạt động 2
HS đọc bài tập, trả lời câu hỏi
GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động3
HS đọc bài tập
HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
*Hoạt động4
HS chia 2 dãy
Dãy1 trả lời ý a
Dãy 2 trả lời ý b
cử người trình bày trước lớp
GV chuẩn kiến thức
HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp
4.Củng cố, dặn dò
I.Trật tự trong câu đơn
1.Bài tập 1
a.Sắp xếp như vậy không sai về ngữ pháp và ý nghĩa vì “ rất sắc” và “ nhỏ” là các thành phần đẳng lập, đồng chức: cùng làm thành phần phụ cho danh từ “ con dao”
Nhưng đặt vào đoạn văn sẽ không phù hợp với mục đích của hành động: Mục đích đe doạ, uy hiếp đối phương
b.Nhằm mục đích dồn trọng tâm thông báo vào từ “ rất sắc” phù hợp với mục đích đe doạ, uy hiếp Bá Kiến của Chí Phèo
c.Trong tình huống này sự sắp xếp như thế lại là phù hợp bởi mục đích phủ định tác dụng của con dao đối với việc chặt cây to
2.Bài tập2
Cách viết ( A) là phù hợp nhằm nhấn mạnh vào sự thông minh
3.Bài tập 3
a.Đoạn văn kể về một sự kiện ( Mị bị bắt) cho nên trước tiên là nêu hoàn cảnh thời gian
Câu tiếp theo phần “ Sáng hôm sau” cần đặt ở đầu câu để tiếp nối thời gian
b.Chủ thể hành động được nêu trước, phần biểu thị thời gian đặt ở giữa bởi sự liên kết ý các câu trước đó đều tập trung vào việc: ai là người đẻ ra Chí Phèo
c.Về ngữ pháp đó không phải là thành phần chính của câu nhưng nó biểu hiện phần tin mới, trọng tâm thông báo.Điều quan trọng ở câu này là thời gian Mị về làm dâu nên nó được đặt ở cuối câu ( vị trí giành cho những tin quan trọng)
II.trật tự trong câu ghép
1.Bài tập1
a.Vế chỉ nguyên nhân cần đặt sau vế chính vì vế chính tiếp theo câu trước đang nói về hắn và vế phụ đứng sau liên kết với những câu đi sau: cụ thể hoá cho một cái gì rất xa xôi
b.Vế chỉ sự nhượng bộ đều là các vế phụ xét về mặt cấu tạo ngữ pháp nhưng đối với những trường hợp này cần đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết
ối cảnh ngoài ngôn ngữ
2.Bài tập2
Cần chọn phương án C
GV chốt lại nội dung bài học
Giờ sau học tiếp tiếng Việt
4. Củng cố( GV hệ thống lại kiến thức trong bài)
- Trật tự trong câu đơn
- Trật tự trong câu ghép
5. Dặn dò
- Học bài và làm bài tập trong SGK
- Giờ sau học Tiếng Việt.
Tiết 56
Ngày soạn: 20/ 11/ 2008
Tiếng Việt: Bản tin
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp HS
Nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức của bản tin và cách viết bản tin
2.Kĩ năng: Có kĩ năng viết bản tin ngắn phản ánh các sự kiện trong nhà trường và môi trường xã hội gần gũi
3.Thái độ: Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin
B.Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, thiết kế bài soạn,
- SGK, bảng phụ
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Tích hợp với đọc văn và làm văn
D.Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1
GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, yêu cầu của bản tin
HS đọc VD SGK
HS chia nhóm nhỏ ( Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp
GV chốt lại
*Hoạt động 2:Nêu mục đích, yêu cầu của bản tin
GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động3
Nêu cách khai thác và lựa chọn tin
GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động4
HS chia 6 nhóm
+Nhóm1,2: trả lời ý a
+Nhóm3,4 trả lời ý b
+Nhóm5,6: trả lời ý c
HS trao đổi thảo luận trả lời bằng bảng phụ sau đó cử người trình bày trước lớp
GV chốt lại
I.Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
* VD ( SGK)
1.Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô- lim- pích Toán quốc tế của đoàn HS Việt Nam.Kết quả xếp thứ tư khẳng định trình độ của HS Việt Nam, thành tựu của nền giáo dục nước ta trong việc bồi dưỡng nhân tài
2.Bản tin có tính thời sự bởi sau 3 ngày đã được đưa tin
3.Các thông tin đó không cần thiết bởi không phù hợp và vi phạm nguyên tắc ngắn gọn, súc tích của bản tin
4.Có tác dụng đảm bảo tính chính xác của báo chí nói chung, bản tin nói riêng, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thông báo
5.Bản tin phải đảm bảo tính thời sự ( đưa tin kịp thời, nhanh chóng), tin phải có ý nghĩa XH, nội dung thông tin phải chân thực, chính xác
*Mục đích, yêu cầu của bản tin ( SGK)
II.Cách viết bản tin
1.Khai thác và lựa chọn tin
Cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.Không phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn tin của bản tin
2.Viết bản tin
a.Tên của bản tin đều khái quát nội dung của tin: sự kiện và kết quả của sự kiện
Bản tin thường đặt nhan đề ngắn gọn gồm một cụm từ, cũng có thể là một câu trần thuật, câu nghi vấn ngắn gọn
b.Phần mở đầu thường thông báo khái quát về sự kiện và kết quả
c.Phần triển khai có thể nêu cụ thể, chi tiết hơn sự kiện hoặc có thể cắt nghĩa cụ thể hơn nguyên nhân hoặc kết quả của sự kiện được đưa tin
III.Ghi nhớ
IV.Luyện tập
-HS làm bài tập 1+ 2 tại lớp
- Bài tập về nhà: BT 3
4.Củng cố( Gv hệ thống lại kiến thức trong bài)
- Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
- Cách viết bản tin
5.Dặn dò
Giờ sau học bài “Vi hành”
Kim Động, Ngày 21/ 11/ 2008
Đã kiểm tra
Tổ trưởng
Nguyễn Thị Liên
Tiết 57
Ngày 21/ 11/ 2008
Đọc thêm Cha con nghĩa nặng
( Trích)
- Hồ Biểu Chánh-
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp học sinh thấy
- Tình nghĩa cha con trong truyện ngắn “ Cha con nghĩa nặng” qua một đoạn trích
2.Kĩ năng: Có kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
3.Thái độ: Trân trọng tình nghĩa cha con
B.Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, thiết kế bài soạn,
- SGK, bảng phụ
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Tích hợp với tiếng Việt và làm văn
D.Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1
HS đọc phần tiểu dẫn SGK
Tóm tắt ý chính
GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động2
HS đọc
Nêu bố cục
Gv phát vấn HS trả lời
*Hoạt động3
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
HS chia 6 nhóm
+Nhóm1,2: trả lời câu2
+Nhóm3,4 trả lời câu 3
+Nhóm5,6: trả lời câu 4
HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi sau đó cử người trình bày trước lớp
GV chốt lại
I.Tiểu dẫn(SGK)
II.Tìm hiểu văn bản
1.Đọc
- Giải thích từ khó
- Bố cục:
(1)Tâm trạng tuyệt vọng của Trần Văn Sửu trên cầu Mê Tức
(2) Cuộc gặp gỡ và trò chuyện của hai cha con
(3) Hai cha con trở lên Phú Tiên
II.Tìm hiểu văn bản
1.Tình nghĩa cha con
- Tình cha với con: Trần Văn Sửu là người cha bất hạnh nặng tình với các con.Suốt trong những năm lủi trốn xa Sửu không khi nào nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ các con, lo cho
các con.Không quản hiểm nguy lẻn về thăm con nhưng sợ làm khó và ảnh hưởng đến các con nên lại bấm bụng ra đi, định nhảy xuống sông tự tử..
- Tình con đối với cha:Ngầm theo dõi câu chuyện của ông ngoại với cha, hiểu và càng thương cha.Khi thấy cha bỏ chạy ra sức đuổi theo mong gặp cha.Ôm chầm lấy cha trò chuyện ân cần, quyết bỏ nhà theo cha để làm lụng nuôi cha.Trần Văn Tí quả là đứa con hiếu nghĩa, đáng thương, đáng trọng.
2.Tình huống truyện giàu kịch tính
TVS sau hơn chục năm xa con, bí mật về gặp nhưng không được lại phải đi ngay trong đêm vì thương con.Cuộc chạy đuổi trong đêm của hai cha con.Cuộc gặp gỡ cảm động trên cầu Mê Tức
3.Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện:Theo trình tự thời gian
- Miêu tả nhân vật: Chú ý nhiều đến lời nói và hành động
- Ngôn ngữ giàu màu sắc Nam Bộ
4.Củng cố: Gv hệ thống lại kiến thức trong bài
- Vài nét về tác giả Hồ Biểu Chánh
- Tình nghĩa cha con
- Tình huống truyện giàu kịch tính.
5.Dặn dò
- Về học bài
- Soạn Vi Hành và Tinh Thần Thể Thao giờ sau học Giảng văn.
-----------------------------------------------
Tiết 58.
Ngày 22/ 11/ 2008
Đọc Thêm Vi hành
- Nguyễn ái Quốc -
Tinh thần thể dục
- Nguyễn Công Hoan-
A. Mục đích yêu cầu : giúp học sinh :
- Thấy được giá trị tố cáo thực dân Pháp và châm biếm sâu sắc tên vua bù nhìn Khải Định ở truyện ngắn này.
- Tính chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao đương thời mà TDP cổ vũ rầm rộ qua truyện ngắn “Tinh thần thể dục”
- Nghệ thuật viết truy
File đính kèm:
- Giao an 11(3).doc