A – Mục tiêu Bài Học
Giúp học sinh
1 - Hiểu đặc điểm của thể kí sự và phát hiện nét riêng của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác.
2 - Cảm nhận giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng với nhân cách thanh cao của HAỈ THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC.
B – PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1 – Sách giáo khoa ngữ văn 11 tập 1.
2 – Sách giáo viên ngữ văn 11 tập 1.
3 – Thiết kế giáo án.
C – CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1 – Phát vấn – đối thoại
2 – Diễn dịch
3 – Thảo luận – thực hành
D – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 – Ổn định lớp.
2 – Kiểm tra bài soạn, cách soạn : Tác phẩm “Vào phủ chúa Trịnh”
3 – Giới thiệu bài mới
135 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11- Cơ bản – năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích THƯỢNG KINH KÍ SỰ của Lê Hữu Trác)
A – Mục tiêu Bài Học
Giúp học sinh
1 - Hiểu đặc điểm của thể kí sự và phát hiện nét riêng của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác.
2 - Cảm nhận giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng với nhân cách thanh cao của HAỈ THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC..
B – PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1 – Sách giáo khoa ngữ văn 11 tập 1.
2 – Sách giáo viên ngữ văn 11 tập 1.
3 – Thiết kế giáo án.
C – CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1 – Phát vấn – đối thoại
2 – Diễn dịch
3 – Thảo luận – thực hành
D – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 – Ổn định lớp.
2 – Kiểm tra bài soạn, cách soạn : Tác phẩm “Vào phủ chúa Trịnh”
3 – Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
HĐ1: Gọi HS đọc và tóm tắt tiểu dẫn SGK tr 3
GV gợi ý về tác giả:
Danh y HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
Þ Là người co ùtrình độ y và tâm huyết nghề nghiệp.
GV gợi ý về tác phẩm:
Thể kí sự dùng ghi chép 1 câu chuyện có thật
và tương đối hoàn chỉnh .
Nội dung: Kể lại những việc mắt thấy tai nghe trong chuyến đi lên kinh đô chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán và Chúa Trịnh Sâm.
Đoạn trích có thể chia làm 3 ý:
-Từ đầu® “quán trà” Quang cảnh trong phủ Chúa.
-Từ “Bấy giờ®” thật kĩ” Cảnh sinh hoạt trong trong phủ Chúa.
-Phần còn lại: cảønh xem mạch, chuẩn bệnh, kê đơn cho Thế tử.
Þ Đoạn trích”Vào phủ chúa Trịnh”có quang cảnh hết sức cụ thể: cách bày trí, cách ăn uống, sinh hoạt…
HĐ 2: GV chia 4 tổ thành 4 nhóm, thảo luận từng câu trong SGK tr 9.
N1: Quang cảnh trong phủ chúa: cảnh” danh hoa đua thắm, thoảng mùi hương, dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, chim kêu ríu rít”, người” người hầu đông đúc, qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa”, vật dụng” sập thếp vàng, võng điều, cột son thếp vàng”.
N2: Những chi tiết có giá trị hiện thực cao: Bên trong phủ là những nhà “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía”… đồ dùng tiếp khách toàn là “mâm vàng, chén bạc”.
Đến nội cung của thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm trong phòng thắp nến xung quanh lấp lánh. ®Cảnh giàu sang khác thường.
N3: Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
-Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có”tên đày tớ chạy đằng trước hét đường”; “cáng chạy như ngựa lồng”; Trong phủ chúa người giữ cửa truyền báo rộn ràng”→ chúa giữ vị trí trọng yếu và có quyền uy tối thượng trong triều đình.
-Bài thơ của tác giả minh chứng thêm quyền uy nơi phủ chúa.
-Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều hết sức cung kính, lễ độ “ thánh thượng đang ngự ở đấy”
- Chúa Trịnh luôn có” phi tần chầu chực”xung quanh.Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh; xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi, chỉ được viết tờ khải trình lên chúa.
- Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng ở xa”; “khúm núm đến trước sập xem mạch”
N4: Lê Hữu Trác thể hiện thái độ ngạc nhiên pha chút mỉa mai
của người coi thường danh lợi và không bị cám dỗ trước nếp sống giàu sang.
HĐ 3: Thái độ của tác gia ûđối với danh lợi: Cách chuẩn đoán của Lê Hữu Trác rất chính xác” ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi” và chữa bệnh bằng cách giữ thể chất bẩm sinh “chính khí ở trong mà thắng thì bệnh ở ngoài sẽ tự nó tiêu dần, không cần trị mà bệnh sẽ mất.” Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử mặc dù ý kiến của ông không thuận với số đông lương y trong triều. Điều đó nói lên tài năng và y đức của người thầy thuốc.
HĐ 4: Gợi ý cho 4 tổ thảo luận nghệ thuật kí sự của tác giả:
_Kí là loại hình văn học phức tạp trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Dùng chỉ những công văn giấy tờ mang tính hành chính hoặc để ghi chép những sự việc xảy ra trong thực tế cho khỏi quên…Như vậy, Kí trong tác phẩm văn xuôi mang chức năng hành chính, lễ nghi và thẩm mĩ trên cơ sở tôn trọng hiện thực.
Sự ghi chép chân thực, tỉ mỉ cuộc sống nơi phủ chúa đã tạo nên
sức hấp dẫn và thành công của đoạn trích.
Nét đặc sắc nhất là tác giả phát hiện những chi tiết gây ấn tượng:
# Thế tư û-một đứa be ù- ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc – mộtcụ già – quỳ dưới đất lạy 4 lạy, rôøi cười và ban cho ông già một lời khen:” ông này lạy khéo!”;
# Khi đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch” đột nhiên, thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”
# Phòng ở của thế tử trong một khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí;
# Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ.
I/ Tìm hiểu chung:
1) TÁC GIẢ: LÊ HỮU TRÁC (1724-1791).
-Biệt hiệu: Danh y HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG.
-Quê quán: làng Liêu xá, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương
→ ÔNG gắn phần lớn cuộc đời, hoạt động y học và trước tác với quê ngoại ở Hà tỉnh.
2) TÁC PHẨM: Thượng Kinh Kí Sự
-Là phần cuối của bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”, tập kí sự bằng chữ Hán, gồm 66 quyển viết 1783 .
3) ĐOẠN TRÍCH: ”Vào phủ chúa Trịnh”:
a)Nội dung: Nói việc Lê Hữu Trác lên kinh đô, vào phủ Chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.
b) Chủ đề: Ca ngợi tài năng, tính cách tự do, và tinh thần trách nhiệm của danh y đã cống hiến cả đời mình cho y học.
II/ Đọc hiểu văn bản:
1)Giá trị hiện thực sâu sắc qua bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quí nơi phủ Chúa.
a) Quang cảnh hết sức cụ thể, tráng lệ, lộng lẫy, từ cách bày trí đến cách sinh hoạt, ăn uống… tới những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu, kẻ hạ… cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa và sự lộng quyền của nhà chúa.
b) Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả:
- Quan sát rất tỉ mỉ, kể tả chi tiết: từ điếm canh đến nhà Đại đường, từ vật dụng như kiệu, sập, võng, bàn ghế đều là những điều dân gian chưa từng thấy .
® Tác giả không đồng tình và dửng dưng không bị cám dỗ bởi cuộc sống xa hoa tráng lệ ở đây.
2) Diễn biến tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi bắt mạch, kê đơn cho Thế tử : Cách khám, chuẩn đoán, chửa bệnh ,“xem kĩ cả lưng, bụng và chân tay”, kiểm tra thuốc đang dùng, định bệnh chuẩn xác, cân nhắc khi ra đơn, bốc thuốc cho ta thấy phẩm chất của ông không chỉ là một thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm mà còn có y đức cao, coi trọng tính mạng người bệnh, coi thường danh lợi, quyền quí, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị.
Xứng đáng là danh y HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG.
3) Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả:
-Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động , kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ xót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh vật và sự việc ®Đoạn trích có giá trị hiện thực hết sức sâu sắc.
III / Tổng kết:
Ghi nhớ:
Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẻ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quí của phủ chúa Trịnh đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
Củng cố – dặn dò:
Củng cố: Cho biết ý nghĩa của việc quan sát, miêu tả người và cảnh trong phủ chúa Trịnh?
Dặn dò: Chuẩn bị bài“Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
Câu hỏi trắc nghiệm
1/ Tác phẩm “Thượng Kinh Kí Sự “ được sáng tác năm:
1784 c) 1763
1785 d) 1783
2/ Tác giả của đoạn trích “ vào phủ chúa Trịnh” là:
Ngô gia văn phái. c) Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lê Hữu Trác d) Phạm Đình Hổ .
3/ Nội dung chính của đoạn trích là:
Khắc họa cuộc sống xa hoa, quyền uy nơi phủ chúa và thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
Niềm vui sướng, ngạc nhiên của lương y ở nơi quê mùa khi được tiếp xúc với lầu son, gác tía.
Thái độ dửng dưng, mỉa mai, coi thường danh lợi của tác giả.
Phê phán giai cấp thống trị phong kiến đương thời
4/ Cách chuẩn bệnh, kê đơn chứng tỏ Lê Hữu Trác là người:
Có tài năng và y đức, luôn coi trọng nghề nghiệp.
Muốn khẳng định tài năng của mình hơn các danh y ở tại phủ chúa.
Có thiện cảm với vua chúa và quí mến thế tử.
Tài giỏi, già dặn kinh nghiệm nhưng có lương tâm, đặt y đức lên hàng đầu.
5/ Nghệ thuật miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa trong đoạn trích:
Ước lệ, thậm xưng, phong phú.
Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể lể khéo léo.
Ghi chép theo hoàn cảnh khách quan, ngoài ý muốn.
Tưởng tượng, thêm thắt cho hấp dẫn, xa thực tế.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CÂU
1
2
3
4
5
ĐÁP ÁN
d
b
A
d
b
Tuần : 1
Tiết:
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN.
A – Mục tiêu Bài Học
Giúp học sinh
1 – Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
2 – Hình thành, nâng cao năng lực lĩnh hội và sáng tạo của cá nhân trong lời nói và trong
việc sử dụng, tôn trọng qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc .
B – PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1 – Sách giáo khoa ngữ văn 11tập 1.
2 – Sách giáo viên ngữ văn 11 tập 1.
3 – Gợi ý của GV và sự tham gia của HS trong các thao tác đọc tìm hiểu bài ở nhà, trao đổi thảo luận, trả lời những câu hỏi, luyện tập
C – CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1 – Phát vấn, chia nhóm thảo luận.
2 – Thuyết giảng, tích hợp…
D – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 – Ổn định lớp.
2 – Kiểm tra bài cũ.
3 – Giới thiệu bài mới.
Họat động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hđ1: GV gọi từng nhóm HS đọc và trả lời câu hỏi SGK
* Nhóm 1,2 trao đổi thảo luận và dẫn chứng: Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung củaXH?
-Có XH, cá nhân mới có ngôn từ giao tiếp.
* Nhóm 3,4 trao đổi và tìm thí dụ để phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, giữa tài sản chung và sản phẩm riêng
Cộng đồng-xã hội
Cá nhân
-Những từ , ngữ…
Kính thưa, thưa
Má, mẹ, u ,bầm…
Con, xưng tên…
Đi học, về,
Þ tài sản chung của xã hội
Lời nói:
-Kính thưa má! con đã về
-Thưa mẹ, con mới về.
-Mẹ! Ti đã về.
-Thưa má, con đi học về.
-Con về rồi me ơi!
- Má ơi! Đói bụng.
Þ sản phẩm riêng của cá nhân, mang phong cách cá nhân
Þ Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
Hđ 2: GV giải thích và thí dụ thêm cho học sinh từng chi tiết của yếu tố chung:
Ngôn ngữ là tài sản chung :
-Các từ® các tiếng có nghĩa: học, ăn, nói, đi,…
-Các ngữ cố định® thành ngữ, quán ngữ:” ếch ngồi đáy giếng”, “tre già măng mọc”,…
-Phương thức chuyển nghĩa từ, nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh, gọi là phương thức ẩn dụ.
-Quy tắc cấu tạo câu: câu đơn, câu phức, câu đặc biệt,…
Lời nói- sản phẩm riêng:
-Giọng nói, vốn từ, sự chuyển đổi khi dùng từ ®
Sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn riêng của mỗi tác giả:
-Thơ Nguyễn Khuyến: nhẹ nhàng, thâm thúy.
-Thơ Tú Xương sâu sắc, góc cạnh.
-Thơ Hồ Chí Minh: kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
-Thơ Tố Hữu : phong cách trữ tình chính trị.
-Thơ Chế Lan Viên: thâm trầm, suy tư, triết lí
-Thơ Xuân Diệu: mượt mà, giàu cảm xúc.
I. Tìm hiểu chung:
1) Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội :
a/ Giải thích: Vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng và tồn tại trong mỗi cá nhân.
- Giúp cho cá nhân trình bày được điều mình muốn biểu hiện và lĩnh hội được lời nói của người khác từ đó sử dụng thành thạo và làm phong phú thêm cho ngôn ngữ cộng đồng.
b/ Những yếu tố chung:
-Aâm: nguyên âm, phụ âm…
-Thanh: huyền, sắc, ngang, hỏi, ngã, nặng.
-Tiếng, từ, ngữ cố định.
-Các quy tắc cấu tạo câu.
-Các phương thức chuyển nghĩa từ.
2) Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân:
- Giọng nói,vốn từ.
- Sự chuyển đổi sáng tạo trong giao tiếp.
-Việc tao ra từ mới.
-Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc và phương thức chung làm giàu cho ngôn từ.
ÞThuộc Ghi nhớ:
II Luyện tập:
1) Hai câu thơ của Nguyễn Khuyến dùng từ quen thuộc, chỉ có từ “thôi” ý sáng tạo nghiã mới: là kết thúc sự sống thay vì kết thúc hoạt động nào đó để làm giảm nhẹ sự mất mát, đau xót nuối tiếc của tác giả đối với bạn.
2) Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương dùng từ quen thuộc nhưng sắp xếp trật tự đối lập theo luật thơ Đường và đối từng cặp; động- động; danh- danh; tính- tính ..kết hợp với hình thức đảo ngữ. Cách sáng tạo riêng của tác giả tạo âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ
- Thể hiện sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của thiên nhiên cũng như sự đả phá, bất khuất của con người trước nghịch cảnh. Cũng là tâm trạng sự phẫn uất của nữ sĩ .
3) Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói riêng là mối quan hệ khắng khít, hổ tương giữa vật liệu ngôn từ và cách sáng tạo, sử dụng của từng cá nhân mang phong cách riêng khi sử dụng vốn ngôn từ đó.
Ví dụ
Ngôn ngữ chung
Lời nói riêng
Chết, mất, hi sinh
“Bác Dương thôi đã thôi rồi!”
“Vội vàng chi bác mãi lên tiên”
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
“Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
“Aùo bào thay chiếu anh về đất”
Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu học sinh học thuộc ghi nhớ và thực hành trang 35, 36 SGK.
- Chuẩn bị “Viết bài làm văn số 1” Đọc kĩ phần gợi ý và phần đọc thêm của SGK trang 14 ® 17.
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Điểm giống nhau của ngôn ngữ cộng đồng và lời nói cá nhân là:
a. Sử dụng những từ ngữ quen thuộc. c. Từ giống về âm và nghĩa.
b. Sử dụng những từ ngữ quen thuộc có sáng tạo. d. Từ dễ nghe, dễ hiểu.
2. Để phân biệt giữa ngôn ngữ cộng đồng và lời nói cá nhân cần :
a. Lời nói cá nhân mang phong cách cá nhân, ngôn ngữ cộng đồng không dấu ấn riêng.
b. Lời nói cá nhân có nhiều tầng nghĩa, ngôn ngữ cộng đồng đơn nghĩa.
c. Lời nói cá nhân dùng trong văn học, ngôn ngữ cộng đồng dùng trong dân gian
d. Cả a và b.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CÂU
1
2
ĐÁP ÁN
b
d
Tuần : 1
Tiết:
BÀI LÀM VĂN SỐ 1
(NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
A – Mục tiêu Bài Học
Giúp học sinh
1 –Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận
2 –Viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát thực tế đời sống và học tập của học sinh phổ thông
B – PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1 – Sách giáo khoa ngữ văn 11 tập 1.
2 – Sách giáo viên ngữ văn 11 tập 1.
3 – Thiết kế giáo án.
C – CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
–Hướng dẫn cho học sinh đọc các đề bài gợi ý và đọc phần dọc thêm của SGK.
_ Hướng dẫn cho học sinh ôn lại các văn bản nghị luận như Tựa“ Trích diểm thi tập”, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
D – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ra đề cụ thể và cho học sinh làm tại lớp
Đề: Bày tỏ ý kiến của mình về nội dungà bài văn bia “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( tác giả Thân Nhân Trung)
DÀN BÀI GỢI Ý
MỞ BÀI
Khi nào con người ý thức rõ về giá trị của việc học?
Truyền thống hiếu học có nguồn cội tứ đâu?
Trong tâm hồn và trong lịch sư giá trị của việc học thể hiện như thế nào?.
Văn bia “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung có tiêu biểu cho dấu ấn văn hoá, in đậm nhất trong lịch sử nước ta?.
THÂN BÀI
Giới thiệu về nội dung:
Là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội do Tiến sĩ Thân Nhân Trung(người Yên Ninh – Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469) viết năm 1484 thời Hồng Đức.
Bài kí này giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia ở Văn Miếu Hà Nội.
Vai trò quan trọng của hiền tài:
+ Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức
+ Nguyên khí: chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
® Người tài giỏi và có đạo đức là nền tảng, là động lực cho sự phát triển của đất nước “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh ...
-- Những vị vua tài năng, sáng suốt luôn lấy việc bồi dưỡng nhân tài làm trọng,
khi có được người tài thì “Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất”
+ Đề cao bằng tước trật (chức tước và cấp bậc)
+ Ban ân rất lớn: ban cho danh hiệu (Ban danh hiệu long hổ: danh hiệu tiến sĩ), danh tiếng (nêu tên ở tháp Nhạn), ban cho của cải, bày tiệc Văn Hỉ để tỏ niềm vui mừng.
Lí do dựng bia đề danh Tiến sĩ: “Lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan”
+ Là động lực cho kẻ sĩ trông vào mà phấn đấu, rèn luyện gắng sức giúp vua.
+ Được đề cao đúng mực kẻ sĩ sẽ đem hết tài sức mình giúp vua.
+ Kẻ ác (tài giỏi mà không có đạo đức) nhìn thấy bia thì lấy đó làm việc răn mình. (Nghĩa là phải sống sao cho xứng với danh thơm tiếng tốt khi đã được đề danh)
+ Người thiện nhìn bia để hoàn thiện hơn nhân cách, tài năng.
Suy nghĩ của người viết:
Nội dung bài này nêu lên những vấn đề xã hội, tư tưởng đó là đề cập đến tài đức và vai trò của người tài đức trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Người tài đức là người có khả năng ứng dụng những hiểu biết của mình vào trong đời sống.Họ là người có tấm lòng thiết tha muốn đóng góp công sức mình để xây dựng đất nước.
Lập luận : tại sao người tài đức lại có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước? Nếu chỉ có một trong hai có thể xây dựng được không?
Học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện, phấn đấu ra sao để mang lại lợi ích cho nước nhà.
Tác dụng của bài văn bia đối với mọi tầng lớp đọc giả ở mỗi thời đại.
KẾT BÀI
Văn bia đề danh Tiến sĩ là niềm tự hào về truyền thống hiếu học và coi trọng hiền tài của dân tộc Việt Nam. Đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” khơi gợi tinh thần học tập, cống hiến cho đất nước trong tuổi trẻ hôm nay.
Tuần : 2
Tiết:
TỰ TÌNH
A – Mục tiêu Bài Học
Giúp học sinh
1 – Cảm được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất và khát vọng sống hạnh phúc ở nữ sĩ Xuân Hương.
2 – Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
B – PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1 – Sách giáo khoa ngữ văn 11tập 1.
2 – Sách giáo viên ngữ văn 11 tập 1.
C – CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1 – Phát vấn, chia nhóm thảo luận.
2 – Thuyết giảng, tích hợp…
3 – Gợi ý của GV và sự tham gia của HS trong các thao tác đọc tìm hiểu bài ở nhà, trần thuýêt, trao đổi thảo luận, trả lời những câu hỏi, luyện tập
D – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 – Ổn định lớp.
2 – Kiểm tra bài cũ.
3 – Giới thiệu bài mới.
Họat động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hđ1® GV gọi HS đọc Tiểu dẫn và nắm nét chính về tác giả và tác phẩm. Gv làm rõ hơn
Tác giả:
-Tính phóng khoáng,từng đi nhiều nơi và kết thân với nhiều danh sĩ như Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ.
- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo trong văn học, từng được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.
Tác phẩm:
-Cả 3 bài đều mượn thời gian để bộc lộ tâm trạng, tình duyên của người phụ nữ, theo kết cấu vòng tròn.
HĐ 2: Gv cho từng tổ trình bày khái quát về tác phẩm: xuất xứ, bố cục, đại ý, chủ đề và nhận xét cho HS ghi nhận ý chính.
HĐ 3: Gv gọi 2 nhóm thảo luận 4 câu , 2 kết cấu đầu :
N 1: Đề:
Aâm thanh “văng vẳng” như nổi rõ, khoảng khắc tối đen, vắng lặng trong từng tíc tắc, phù hợp với tâm trạng bẽ bàng, cô đơn”trơ cái hồng nhan”
® Vừa như thách thức vừa như tủi hổ vì bị rẻ rúng, mỉa mai cho thân phận của người phụ nữ.
N2: Thực
-Chén rượu® cái tình, buồn, say, càng say càng buồn”say lại tỉnh”
-Vầng trăng ® vẫn khuyết, cảnh vẫn chưa tròn vẹn, ngoại cảnh và tâm cảnh đồng nhất.
HĐ 4: GV gợi ý cho HS nhận xét 4 câu đầu.
Bốn câu đầu cho thấy tác giả rất bản lĩnh, ‘trơ ‘kết hợp’với nước non’ thể hiện sự bền gan, thách đố’ trơ gan cùng tuế nguyệt’ bộc lộ tâm trạng buồn tủi, đắng cay, cô đơn.
N3: Luận
-2 đôïng từ mạnh, đảo ngữ ‘xiên, đâm miêu tả thiên nhiên sinh động, căng đầy sức sống, như cựa quậy, trỗi dậy, phản ứng mạnh mẽ..đó cũng là thái độ quyết liệt của Xuân Hương trước những bất công, ngang trái cho thân phận phụ nữ PK.
N4: Kết
-Là tiếng thở dài ngao ngán, xót xa’ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại’ vòng quy khắc nghiệt của thời gian đem theo cả tuổi trẻ và nhan sắc trôi đi để lại nỗi cay đắng bẽ bàng cho người phụ nữ cũng là lời oán trách XHPK đã tước đoạt hạnh phúc chính đáng của họ.
HĐ 5: Gv gọi Hs tổng kết bi kịch duyên phận và khát vọng hạnh phúc của Xuân Hương.
Bi kịch duyên phận thể hiện qua phép nghịch đối: duyên phận muộn màng, lở đở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi đi dẫn đến tâm trạng buồn tủi, phẫn uất và tiềm ẩn khát vọng sống mãnh liệt của người phụ nữ trong XHPK.
Hđ 6: Hãy chọn một câu mà em cho là có giá trị biểu cảm nhất
I. Tìm hiểu chung:
1) Tác giả:
- Hồ Xuân Hương(chưa rõ năm sinh –mất).
-Quê quán: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
® Cuộc đời bà tình duyên ngang trái, éo le.
-Sáng tác tập thơ “Lưu hương kí" gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Hán,
-Nội dung sáng tác: Khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ bằng tiếng nói thương cảm, đậm đà chất dân gian.
2) Tác phẩm:
a) Xuất xứ:“Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm 3 bài thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm.
b) Bố cục:
Đề: Đêm khuya với nỗi buồn tủi.
Thực: Tình, cảnh thực tại của Xuân Hương.
Luận: Nỗi niềm phẩn uất.
Kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi.
c) Đại ý: Chuỗi tâm trạng, thái độ đau buồn, phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên dù thực tại vẫn rơi vào bi kịch
d) Chủ đề: Nói lên bi kịch duyên phận và khát vọng sống, hạnh phúc của người phụ nữ.
II. Đọc hiểu Bài thơ:
1) Đêm khuya với nỗi buồn tủi.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”® cảm nhận được bước đi dồn dập của thời gian, giữa không gian vắng lặng. ® tâm trạng buồn.
“Trơ cái hồng nhan..” ® cụm từ đảo ngữ, nhấn mạnh sự bẽ bàng, cay đắng của duyên phận.
-Nhịp thơ bất thường 1/3/3 nhấn mạnh từng cảm giác bẽ bàng, cay đắng như thấm thía, xót xa cho phận bạc” Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ”.
2) Tình, cảnh thực tại của Xuân Hương:
-Cụm từ”say lại tỉnh” gợi lên cái vòng lẫn quẩn: càng buồn, càng chú ý, càng cảm nhận ra nỗi đau thân phận;
- Ngoại cảnh đã đi vào tâm cảnh, tâm cảnh tràn ra, ngấm vào cảnh vật: đêm đen, trăng khuyết… đã vắng lặng lại còn cô đơn, trơ trọi ® sự đồng nhất giữa cảnh và người, trăng “bóng xế” mà vẫn “ chưa tròn”; người “say lại tỉnh”, đã “trơ” mà vẫn cô đơn .
Þ Rượu, tình đều đem lại sự cay nồng, đắng chát cho Xuân Hương với nỗi sầu duyên phận.
3) Nỗi niềm phẫn uất:
-Phép đối từng cặp;”xiên ngang>< chân mây”..kết hợp với hình thức đảo ngữ ® nỗi bật sự
File đính kèm:
- giao an(8).doc