Giáo án ngữ văn 11 cơ bản tuần 6

A.Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

 Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn thơ Nuyễn Đình Chiểu.

 Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân nghĩa sĩ.

 Cảm nhận đượ tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu: Khóc thương những nghĩa sĩ hy sinh khi sự nghiệp còn dở dang, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ nhưng vĩ đại của dân tộc.

 Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhiễn tính hiện thực và giọng điệu trữu tình bi tráng, tạo nên gia1 trị sử thi của bài văn này.

 Bước đầu hiểu những nét cơ bản về văn tế.

B.Phương pháp

 Đọc tìm hiểu văn bản.

 Thảo luận nhóm.

 Câu hỏi phát vấn.

C.Phương tiện

 Sách giáo khoa.

 Sách giáo viên.

 Sách bài tập.

 Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.

 Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ thứ XIX.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 cơ bản tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21-22-23, văn học VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (Nguyễn Đình Chiểu) A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn thơ Nuyễn Đình Chiểu. Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân nghĩa sĩ. Cảm nhận đượ tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu: Khóc thương những nghĩa sĩ hy sinh khi sự nghiệp còn dở dang, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ nhưng vĩ đại của dân tộc. Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhiễn tính hiện thực và giọng điệu trữu tình bi tráng, tạo nên gia1 trị sử thi của bài văn này. Bước đầu hiểu những nét cơ bản về văn tế. B.Phương pháp Đọc tìm hiểu văn bản. Thảo luận nhóm. Câu hỏi phát vấn. C.Phương tiện Sách giáo khoa. Sách giáo viên. Sách bài tập. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu. Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ thứ XIX. D.Tiến trình Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: yêu cầu học sinh đọc trong sách giáo khoa và trình bày những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời phát biểu cảm nhận riêng của mình về nhân cách nhà thơ. Chú ý: Tập trung vào ba bài học lớn: -Ý chí nghị lực sống. -Lòng yêu nước thương dân. -Tinh thần bất khuất trước kẻ thù. ?Trong con người của Đồ Chiểu có ba yếu tố đáng quí, những yếu tố đó là gì? Một nhà giáo mẫu mực, đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ. Một thầy lang lấy việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là y đức. Một nhà văn, viết văn tuyên truyền đạo đức mà có giá trị văn chương lớn, ông lá lá cờ đầu của văn học chống ngoại xâm. GV: Cho học sinh đọc phần những tác phẩm chính và rút ra hai giai đoạn sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược và sau khi thực dân Pháp xâm lược. Cuộc đời sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn, trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược. Ở giai đoạn đầu ông viết hai truyện thơ dài: +Lục Vân Tiên. +Vương Từ Hà Mậu Nhằm mục đích truyền bá đạo lí làm người. Ở giai đoạn sau: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chuyển từ nội dung đạo đức sang nội dung yêu nước chống Pháp. (Ông là lá cờ đầu của văn học yêu nước chống Pháp): +Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giộc. +Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định. +Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh. =>Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu không có loại thuần túy giải sầu. Văn chương của ông nhằm mục đích chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyền lợi của tổ quốc. -Nguyễn Đình Chiểu đã từng khẳng định quan điểm sáng tác của mình: “Học theo ngòi bút chí công, Trong thơ cho ngụ tấm lòng xuân thu”. Hay là: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. ?Nội dung chủ yếu trong sáng tác của Nuyễn Đình chiểu là nội dung gì? (GV cho học sinh đọc phần nội dung văn thơ và rút ra những nội dung chính.) Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa. Lòng yêu nước thiết tha cao cả. ?Nội dung yêu nước thương dân trong văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện như thế nào? -Giặc đánh chiếm quê hương đất nước, văn thơ Nguyễn Đính Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài đánh giặc cứu nước. -Ngọn bút của ông đã hăng hái “chở đạo” “đâm gian”. -Tố cáo tội ác của thực dân pháp: “Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo. Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.” “Kể mười mấy năm trời khốn khổ, bị khảo bị tù bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào biết đếm tên”. -Biểu dương những bậc anh hùng hi sinh chiến đấu bảo vệ tổ quốc: “Làm trai trung nghĩa đáng bia son, Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn. Cơm áo đền bồi ơn đất nước, Râu mày gửi vẹn phận tôi con”. -Ông dựng bức tượng đài bất tử về người dân ấp dân lân: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh”(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). ?Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu có tác dụng như thế nào đến tinh thần ý chí đánh giặc cứu nước của nhân dân trong giai đoạn này? Với nội dung đó văn thơ Nguyễn Đình Chiểu Đã đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống và cuộc chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên khích lệ không nhỏ tinh thần và ý chí đánh giặc cứu nước của nhân dân. GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa và rút ra những đặc điểm về nghệ thuật văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu. -Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu có nhiều đóng góp quan trọng cho văn học trữ tình đạo đức. Vẻ đẹp văn thơ của ông không bộc lộ trực tiếp ra bên ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy nghĩ, bút pháp trữ tình xuất phát từ cái tâm trong sáng nhiệt thành đầy tình yêu thương con người. -Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm đà sắc thái Nam Bộ mỗi người dân Nam Bộ đều có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của nhà thơ từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phát, cách cư sử khoáng đạt hồn nhiên, như: “Lục Vân Tiên, Ông ngư, Hớn Minh, Tử Trực” Mộc mạc chất phát, nhưng nặng nghĩa nặng tình. Họ sống vô tư phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi những phép tắc, lễ nghi và sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Họ nóng nảy bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình. Đó chính là vẻ đẹp của con người nam bộ nói riêng và con người Việt Nam nói chung. ?Nêu những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu. Anh/chị cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời của nhà thơ? ?Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu có những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật? Hết tiết 21 chuyển sang tiết 22 GV: cho học sinh đọc ý 2 trong phần tiểu dẫn sách giáo khoa và rút ra những đặc điểm về thể loại văn tế. -Đó là một thể thơ trữ tình, thường được viết theo thể phú đường luật. -Văn tế thường được viết cho những người đã khuất để bày tỏ lòng tiếc thương đối với học. -Văn tế thường có hai nội dung cơ bản”: +Kể lại cuộc đời, công đức phẩm hạnh của người đã khuất. +Bày tỏ nỗi đau thương của những người còn sống trong giờ phút vĩnh biệt. ?Bố cục của bài văn tế thường có mấy phần? -Lung khởi. -Thích thực. -Ai vãn. -Kết. ?Nội dung cơ bản của bài văn tế? -kể lại cuộc đời công đức, phẩm hạnh của người đã khuất. -Bày tỏ nỗi đau của người sống trong giờ phút vĩnh biệt. ?Em nào cho biết âm hưởng chung của bài văn tế? -Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. -Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc (văn tế Trương Quỳnh Như). GV: hướng dẫn học sinh đọc bài văn tế cho đúng giọng điệu. -Khi đọc cần đọc biểu cảm. -Đoạn 1 trang trọng. -Đoạn 2 từ trầm lắng khi hồi tưởng, chuyển sang hào hứng, sản khoái, khi kể lại chiến công. -Đoạn 3 trầm buồn sâu lắng, có những câu phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn. -Đoạn 4 thành kính trang nghiêm. ?Vận dụng những hiểu biết về văn tế đã tìm hiểu ở trên em nào có thể tìm bố cục của bài này và ý nghĩa của từng đoạn. GV: cho học sinh đọc đoạn văn 1 và tìm hiểu nghĩa của câu và tác dụng nghệ thuật của nó. Học sinh thảo luận 4 phút. (Đoạn này có hai ý lớn) -Khung cảnh bão táp của thời đại, -Phản ánh biến cố chính trị lớn lao chi phối toàn bộ thời cuộc là sự đụng độ giữa thế lực xâm lăng tàn bạo của thực dân pháp ý chí kiên cường bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. ?Câu văn sau biểu hiện ý nghĩa gì? “Mười năm công vỡ ruộng chưa chắc còn danh nỗi tợ phao; một trận nghĩa đánh Tây tuy là mất nhưng tiếng vang như mỏ”. GV: cho học sinh đọc đoạn 2 Và trả lời các câu hỏi sau: ?Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? *Gợi ý: -Phân tích qua cả quá trình: hình ảnh họ trong cuộc sống bình thường. -Những chuyển biến khi giặc xâm phạm tấc đất ngọn rau bát cơm manh áo, vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải đánh Tây. ?Hình ảnh người nông dân trước trận nghĩa đánh Tây được tái hiện như thuế nào? -Cuộc sống lam lũ tủi cực (cui cut). -Cuộc sống của họ nghéo khó lạc hậu. -Chỉ quen với một công việc: cày cấy. =>Họ chính là người nông dân hiền lành chất phác. Tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân Nam bộ sống giữa thế kỉ xix trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. ?Mặc dù thế, nhưng những người nông dân này có được điều gì đáng quí, khi giặc xâm lược bờ cõi dất đai? (cho học sinh đọc từ câu 6-9, tìm những chi tiết miêu tả lần lược những bước chuyển biến về tình cảm, lòng căm thù giặc (câu 6-7). ?Những bước chuyển biến của người nông dân được tác giả miêu tả như thế nào? Những bước chuyển biến của người nông dân được tác giả miêu tả một cách chân thực, sinh động hợp lí, gần gũi với cách suy nghĩ và lời ăn tiếng nói của người nông dân: “Trông tin quan như trời hạn trông mưa… ghét thói mọi như nhà nông ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. GV: Học đọc đoạn từ câu 10-câu 15 và cho biết đoạn văn thể hiện hình ảnh gì của người nông dân ngĩa sĩ? (cho học sinh thảo luận tìm ra vẻ đẹp của người nghĩa sĩ nông dân áo vải). -Hình ảnh của qân đội áo vải được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ của văn chương trung đại., không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tưởng hóa.(Câu 10-11-12): “Manh áo vải, ngọn tầm vong, rơm con cúi, lưỡi dao phay” những vật này gắn bó không thể tách rời trong cuộc sống của những người nông dân thuở ấy. ?Tác giả đã khắc học vẽ đẹp gì bở bức tượng đài người nghĩa sĩ nông dân? -Bức tượng đài ánh lên một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, bởi tư thế hiên ngang coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn: “Nào đợi tập rèn không chờ bày bố, nào đợi mang… chi nài sầm…” GV: học sinh đọc câu 13-14-15 tìm những chi tiết miêu tả trận đánh, nhận xét về biện pháp nghệ thuật: hệ thống từ ngữ. +Dùng nhiều từ chỉ hành động mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó,…, đốt xong, chém đặng, trối kệ…). +Nhiều khẩu ngũ nông thôn và nhiều từ ngữ mang tính địa phương Nam bộ: (nhà dạy đạo, như chẳng có, thằng Tây, hè, ó, trối kệ =>Hiệu quả nghệ thuật: tạo nhịp điệu đoạn văn nhanh, dức khoát, sôi nổi góp phần tái hiện một trận công đồn của nghĩa quân Cần Giuộc rất khẩn trương quyết liệt, sôi động và đầy hào hứng. HẾT TIẾT 22 CHUYỂN SANG TIẾT 23 Gv: cho học sinh đọc đoạn ai vãn, chú ý đoạn này các tình cảm đan cài vào nhau, nên chọn phương pháp khai thác theo hình tượng. Đây là đoạn văn bọc lộ trực tiếp tính cảm, cảm xúc của tác giả và nhân dân đương thời đối với người nghĩa sĩ. Cho nên chú ý tính trữ tình, nhưng xen kẽ là những yếu tố hiện thực có giá trị làm tăng độ sâu nặng của cảm xúc. ?Tìm những chi tiết nghệ thuật phân tích nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ. - Lời văn vừa xót xa, vừa an ủi, vừa tri âm đồng thời là sự căm giận khôn nguôi đối với kẻ thù. -Tiếng khóc của những gia đình mất người thân: +Mẹ mất con. +Vợ mất chồng. “Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong liều, não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế giật dờ trước ngõ.” =>Tất cả là tiếng khóc là nỗi lòng đau thương của những người còn sống, của tác giả, của những con người xứ sở. Cảnh vật sông Cần Giuộc dường như nhỏ lệ: “Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng, nhìn chợ Trường Bình, Già trẻ hai hàng lụy nhỏ”. ?Tiếng khóc trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? GV: cho học sinh đọc hai câu kết và rút ra ý nghĩa của hai câu thơ này. -“Sống đánh giặc thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia, sống thờ vua thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó. -Nước mắt anh hùng lao chẳng ráo, thương thì hai chữ thiên dân, cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”. ?Hãy chỉ ra những ngệ thuật đặc sắc của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, về ngôn ngữ, giọng điệu. Bút pháp trữ tình. Củng cố dặn dò: ?Hãy rút ra ý nghĩa cho bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. ?Tiếng khóc trong bài văn tế có ý nghĩa gì? -Học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới. Phần một: TÁC GIẢ I/Cuộc đời: -Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực cuộc sống. -Một con người giàu lòng yêu nước thương dân. -Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất trước kẻ thù. II/Sự nghiệp văn chương 1/Những tác phẩm chính -Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ của Nam Kì sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm. Cuộc đời sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn, trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược. Ở giai đoạn đầu ông viết hai truyện thơ dài: +Lục Vân Tiên. +Vương Từ Hà Mậu Nhằm mục đích truyền bá đạo lí làm người. Ở giai đoạn sau: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chuyển từ nội dung đạo đức sang nội dung yêu nước chống Pháp. (Ông là lá cờ đầu của văn học yêu nước chống Pháp): +Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giộc. +Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định. +Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh. +Ngư tiều y thuật vấn đáp =>Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu không có loại thuần túy giải sầu. Văn chương của ông nhằm mục đích chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyền lợi của tổ quốc. Nguyễn Đình Chiểu đã từng khẳng định quan điểm sáng tác của mình: “Học theo ngòi bút chí công, Trong thơ cho ngụ tấm lòng xuân thu”. Hay là: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. =>Văn chương của ông nhằm chở đạo giúp đời. -Đạo là đạo đức làm người. -Đạo là phải trừ gian diệt ác để đem lại sự bình yên cho nhân dân. 2/Nội dung văn thơ a/Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa. (Thể hiện qua tác phẩm Lục Vân Tiên) -Tác phẩm là lời dạy về đạo lí làm người. -Những nhân vật trong tác phẩm là những người nhân hậu, thủy chung biết giữ gìn nhân cách. -Dám đứng lên đấu tranh, để cứu nhân độ thế. b/Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc -Giặc đánh chiếm quê hương đất nước, văn thơ Nguyễn Đính Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài đánh giặc cứu nước. -Ngọn bút của ông đã hăng hái “chở đạo” “đâm gian”. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. =>Văn chương của ông nhằm chở đạo giúp đời. -Đạo là đạo đức làm người. -Đạo là phải trừ gian diệt ác để đem lại sự bình yên cho nhân dân. -Nguyễn Đình Chiểu biểu dương, khóc thương cho những người dám xả thân vì tổ quốc. Với nội dung đó văn thơ Nguyễn Đình Chiểu Đã đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống và cuộc chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên khích lệ không nhỏ tinh thần và ý chí đánh giặc cứu nước của nhân dân. 3/Nghệ thuật Văn thơ của Nguyễn đình Chiểu là “vì sao có ánh sáng khác thường”. Vì văn chương của Nguyễn Đình Chiểu thoáng nhìn thì không thấy ống mượt, noãn nà, mà chỉ thấy chất phát mộc mạc. Nét tiêu biểu nhất trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chính là chất đạo đức trữ tình. Chính yếu tố này làm nên giá trị tư tưởng thẩm mĩ trong thơ văn Nguyễn Dình Chiểu. =>Với đặc điểm đạo đức trữ tình thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đạt tới thành tựu chung của lịch sử văn học dân tộc. 4/Củng cố dặn dò: -Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực cuộc sống. -Một con người giàu lòng yêu nước thương dân. -Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất trước kẻ thù. -Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa. -Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. PHẦN HAI: TÁC PHẨM I/Tìm hiểu chung 1/Tiểu dẫn a/Vài nét về thể loại văn tế (Sgk) b/Đọc văn bản Đ 1-lung khởi (câu 1-2): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ. Đ 2-Thích thực (câu 3-15): Tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình, trở thành dũng sĩ đánh giặc lập công. Đ 3-Ai vãn (câu 16-28): bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và của nhân dân đối với người nghĩa sĩ. Đ 4-Kết (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất tử của các chiến sĩ. II/Phân tích 1/Bối cảnh bão táp của thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân-nghĩa sĩ -Tiếng kêu lớn: “hỡi ôi” -Hiện lên một tình thế đất nước đầy lâm nguy: +Có giặc ngoại xâm. +Một bên là súng giặc. (súng giặc đất rền) +Một bên là lòng dân. (lòng dân trời tỏ) + “Trời tỏ”: tỏ rõ lòng dân, soi sáng cho lòng dân. +Nêu cao ý nghĩa của cái chết bất tử của những người nông dân nghĩa sĩ. +Đó là lòng yêu nước câm thù giặc của những người áo vải. Học sẳn sàng hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước. 2/Tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ (Thích thực:3-15) Tác giả tái hiện hình ảnh người nông dân trước trận nghĩa sĩ đánh Tây: -Cuộc sống lam lũ tủi cực (cui cut). -Cuộc sống của họ nghéo khó lạc hậu. -Chỉ quen với một công việc: cày cấy. -Họ xa lạ với việc binh đao. =>Họ chính là người nông dân hiền lành chất phác. Tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân Nam bộ sống giữa thế kỉ xix trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu =>Đó là hình ảnh chân thực và niềm cảm thông sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu đối với họ. Bước chuyển biến khi quân giặc xâm phạm đất đai bờ cõi: -Lòng căm thù giặc sâu sắc: “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan, ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ”. -Nhận thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước.(câu 8) -Tự nguyện mến nghĩa làm quân chiêu mộ và ý chí tiêu diệt giặc của người nông dân-nghĩa sĩ.(câu 9): “Nào đợi, chẳng thèm, ra sức đoạn kình, ra tay bộ hộ” =>Những bước chuyển biến của người nông dân được tác giả miêu tả một cách chân thực, sinh động hợp lí, gần gũi với cách suy nghĩ và lời ăn tiếng nói của người nông dân: “Trông tin quan như trời hạn trông mưa… ghét thói mọi như nhà nông ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Vẻ đẹp hào hùng của quân đội áo vải trong trận nghĩa đánh tây: -Hình ảnh của đội quân áo vải được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ của văn chương trung đại., không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tưởng hóa.(Câu 10-11-12): “Manh áo vải, ngọn tầm vong, rơm con cúi, lưỡi dao phay” những vật này gắn bó không thể tách rời trong cuộc sống của những người nông dân thuở ấy. -Hình tượng người anh hùng được khắc họa một cách hào hùng trong một trận công đồn đầy khí thế +Dùng nhiều từ chỉ hành động mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó,…, đốt xong, chém đặng, trối kệ…). +Nhiều khẩu ngũ nông thôn và nhiều từ ngữ mang tính địa phương Nam bộ: (nhà dạy đạo, như chẳng có, thằng Tây, hè, ó, trối kệ =>Hiệu quả nghệ thuật: tạo nhịp điệu đoạn văn nhanh, dức khoát, sôi nổi góp phần tái hiện một trận công đồn của nghĩa quân Cần Giuộc rất khẩn trương quyết liệt, sôi động và đầy hào hứng. *Qua đoạn thơ Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ca ngợi phẩm chất cao quý tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời vất vả lam lũ của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc. 3/Ai vãn (16-28):bày tỏ lòng tiếc thương sự cảm phục của tác giả và của nhân dân đối với người nghĩa sĩ: Nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ: -Lời văn vừa xót xa, vừa an ủi, vừa tri âm đồng thời là sự căm giận khôn nguôi đối với kẻ thù. -Tiếng khóc của những gia đình mất người thân: +Mẹ mất con. +Vợ mất chồng. “Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong liều, não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế giật dờ trước ngõ.” =>Tất cả là tiếng khóc là nỗi lòng đau thương của những người còn sống, của tác giả, của những con người xứ sở. Cảnh vật sông Cần Giuộc dường như nhỏ lệ: “Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng, nhìn chợ Trường Bình, Già trẻ hai hàng lụy nhỏ”. *Đoạn thơ là tiếng khóc của tác giả, khóc cho non sông đất nước, khóc cho những người đã ngả xuống hy sinh vì tổ quốc. 3/Kết(hai câu cuối): Ca ngợi linh hồn bất tử của các chiến sĩ Niềm cảm phục tự hào và sự khẳng định của tác giả về ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước vì dân mà muôn đời con cháu tôn thờ. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu tiếp thêm khí thế hào hùng của dân tộc, khi nhân dân đang nhất tề đứng dậy khắp nơi. 4/Nghệ thuật Ngôn ngữ: Giản dị, dân dã nhưng được chọn lọc tinh tế có sức biểu cảm lớn và giá trị biểu cảm cao.(cui cút, tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo, chia rượu lạc, gặm bánh mì, mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm chồng…). Giọng điệu: thay đổi theo dòng cảm xúc (đoạn 2 sôi nổi hào hứng reo vui cùng chiến thắng của nghĩa quân, đoạn 3 chuyển sang trầm lắng, thống thiết, có lúc như nức nở xót xa, có lúc như tiếng kêu thương ai oán. Đoạn 4 trang nghiêm như một lời khấn nguyện thiêng liêng. III/Tổng kết: -Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: sống đánh giặc thác cũng đánh giặc, muôn kiếp nguyện được trả thù kia… -Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hy sinh vì tổ quốc. Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động. Tiết 24:Tiếng Việt THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ A.MĐYC Giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau: -Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, về tác dụng biểu đạt của chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật. -Cảm nhận được giá trị thành ngữ và điển cố. -Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết. B.PHƯƠNG PHÁP -Câu hỏi phát vấn. -Làm bài tập. -Thảo luận nhóm. C.PHƯƠNG TIỆN -Sách giáo khoa. -Sách giáo viên. -Sách bài tập. D.TIẾN TRÌNH -Ổn định tổ chức -Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: a/Phân tích hình tượng người nông dân- nghĩa sĩ Cần Giuộc trong bài văn tế. b/Phân tích tiếng

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 11 co ban tuan 6.doc
Giáo án liên quan