Giáo án ngữ văn 11: Hạnh phúc của một tang gia trường phổ thông dân tộc nội trú Bạc Liêu

I/-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

-Cảm nhận được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945

-Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của VŨ Trọng Phụng

II/-PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án

III/-PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn gợi mở, thảo luận nhóm

IV/-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao

2.Giới thiệu bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5819 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Hạnh phúc của một tang gia trường phổ thông dân tộc nội trú Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 45 TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ BẠC LIÊU TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 ------------- HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Vũ Trọng Phụng) I/-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: -Cảm nhận được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945 -Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của VŨ Trọng Phụng II/-PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án III/-PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn gợi mở, thảo luận nhóm IV/-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao 2.Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung (đọc , tóm tắt) -Yêu cầu đọc phần tiểu dẫn -Yêu cầu nêu nội dung chính về: 1.Tác giả 2.Tiểu thuyết “Số đỏ” -Đọc tiểu dẫn sách giáo khoa -Độc lập phát biểu -Bổ sung -Ghi bài I/-TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả: Tóm tắt sách giáo khoa 2.Tác phẩm: Tiểu thuyết “Số đỏ” -Viết năm 1936 -Nội dung : phê phán mãnh liệt bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị ngày trước -Nghệ thuật:bút pháp biến hóa linh hoạt, xây dựng được một số nhân vật điển hình hí họa 3.Xuất xứ đoạn trích: Chương XIV tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng 4.Chủ đề: phê phán quyết liệt bộ mặt xấu xa, bỉ ổi, lố lăng, kệch cỡm đầy thối nát của bọn người được mang danh là tầng lớp thượng lưu trong xã hội thực dân nửa phong kiến *HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản -Bước 1: Thảo luận nhóm lớn +Chia nhóm thảo luận +Đặt vấn đề: ?-Anh (chị ) có suy nghĩ gì về nhan đề và tình huống trào phúng của đoạn trích ? +Cho học sinh thảo luận vấn đề +Gọi đại diện nhóm phát biểu +Cho nhóm khác bổ sung +Nhận xét chốt lại -Đọc văn bản trong sách giáo khoa -Tập trung nhóm -Thảo luận nhóm (5 phút) -Đại diện nhóm phát biểu -Các nhóm khác bổ sung -Ghi bài II/-ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 1.Ý nghĩa nhan đề “Hạnh phúc một tang gia”: -Đối lập “tang gia”> < “hạnh phúc”: nghịch lý đảo điên trong đạo lý làm người -Nội dung đoạn trích phản ánh đúng nhan đề: con cháu trong gia đình cụ cố Hồng có đại tang nhưng ai cũng rất hạnh phúc sung sướngàđây là điều họ mong đợi bấy lâu *Tình huống trào phúng chính của toàn đoạn tríchàtiếng cười châm biếm sâu cay V/CỦNG CỐ: -Vài nét về tác giả và tiểu thuyết “Số đỏ” -Ý nghĩa nhan đề VI/-DẶN DÒ: 1.Học bài 2.Soạn bài “Hạnh phúc của một tang gia” (tiếp theo) DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG TUẦN 16 Ngày…..tháng…..năm….. Vũ Xuân Điền Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 46 TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ BẠC LIÊU TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 ------------- HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Tiếp theo) (Vũ Trọng Phụng) I/-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: -Cảm nhận được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945 -Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng II/-PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án III/-PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn gợi mở, thảo luận nhóm IV/-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Kiểm tra bài cũ: -Vài nét về tác giả và tiểu thuyết “Số đỏ” -Ý nghĩa nhan đề 2.Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 2: -Bước 2: Phát vấn – gợi mở +Đặt vấn đề: ?-Phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đưa ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại? ?-Cảnh đưa tang diễn ra như thế nào?-Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao ? +Gọi học sinh lần lượt phát biểu +Cho học sinh phát biểu bổ sung +Nhận xét chốt lại -Phát biểu độc lập -Phát biểu bổ sung -Ghi bài I/-TÌM HIỂU CHUNG: II/-ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 1.Ý nghĩa nhan đề “Hạnh phúc một tang gia” 2.Niềm hạnh phúc trong gia đình cụ cố Hồng trong đám tang: a/-Cụ cố Hồng: -Thích mọi người gọi là cụ cố -Cố tình tỏ ra già yếu để được khen àNgu dốt, háo danh b/-Văn Minh: Có dịp lăng xê mốt y phục táo bạo nhấtàcơ hội, háo lợi c/-Cô Tuyết: cơ hội đề chưng diện, phô bày sự hư hỏng d/-Cậu Tú Tân: cơ hội để biểu diễn tài nghệ chụp ảnhàphấn chấn vui vẻ tột độ e/-Ông Phán mọc sừng: sung sướng hạnh phúc sẽ được trả công vì do ông mà cụ cố Tổ chết nhanh hơn *Những người ngoài tang quyến: -Cảnh sát đang có việc làm vì gia đình thuê giữ trật tự -Bạn bè cụ cố Hồng được diịp khoe huy chương -Hàng phố được dịp xem một đám ma to tát 3.Cảnh đưa tang: -Tổ chức rất sang trọng nhưng bát nháo -Đám đông đưa tang toàn người sang trọng, nhưng khoe khoang và giả dối (bạn cụ cố Hồng, trai thanh, gái lịch) -Dịp cho người ta quảng cáo những trang phục tang lễ khêu gợi hở hang *Thái độ tác giả: Phê phán sự đua đòi lố lăng trong lối sống văn minh “rởm”.Ông vạch trần bộ mặt trơ trẽn trâng tráo của tầng lớp thượng lưu mới. Bọn chúng đã đi ngược lại truyền thống đạo lý xưa nay cảu dân tộc ta *HOẠT ĐỘNG 3: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa Đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa III/-TỔNG KẾT: Phần ghi nhớ sách giáo khoa V/CỦNG CỐ: 1-Phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đưa ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại? 2-Cảnh đưa tang diễn ra như thế nào?-Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao ? VI/-DẶN DÒ: 1.Học bài 2.Soạn bài “Hạnh phúc của một tang gia” (tiếp theo)

File đính kèm:

  • docHanh phuc mot tang gia(2).doc