I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ý htức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
- Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu thơ thơ trữ tình theo đặc trưng thẻ loại.
- Bình giảng những câu thơ hay.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 27877 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Hầu trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21; tiết 76,77
HẦU TRỜI
(Tản Đà)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ý htức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
- Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động...
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu thơ thơ trữ tình theo đặc trưng thẻ loại.
- Bình giảng những câu thơ hay.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV giới thiệu bài.
- HS theo dõi sgk đọc tiểu dẫn và nêu những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.
HĐ2
- HS nhận xét cách mở đầu của tác giả? Câu đầu gợi không khí gì? điệp từ “thật” khẳng định ý gì?
- Cách tả cảnh thi sĩ hạ giới đọc thơ văn cho Trời nghe như thế nào? Qua cách đọc ấy ta thấy điều gì ở nhà thơ?
- Qua cảnh trời hỏi và Tản Đà tự xưng tên tuổi, quê quán, xét sổ và nhận ra trích tiên Khắc Hiếu bị đày vì tội “ngông” tác giả muốn nói điều gì?
- HS trao đổi trả lời.
- Lời trần thuật của Tản Đà với Trời về nghề văn nói lên sự thật gì?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Về nghệ thuật, tác phẩm có những điểm gì nổi bật? (giọng thơ, nhịp điệu, thể loại…)
- HS trao đổi, trả lời.
- Thử liên hệ so sánh những việc làm biểu hiện cái ngông của các nho sĩ thể hiện trong các tp: Bài ca ngất ngưởng, Chữ người tử tù, Hầu trời?
- HS trao đổi, thảo luận, trả lời.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Tản Đà mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỷ” cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương;
- Có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam – gạch nối giữa VHTĐ và VHHĐ.
2. Tác phẩm:
In trong tập Chơi xuân, xuất bản năm 1921.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung:
- Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và các chư tiên nghe:
+ Khẳng định tài năng văn chương thiên phú.
+ Không thấy ai là tri âm ngoài Trời và chư tiên.
+ Tự nhận mình là trích tiên bị đày xuống hạ giới để thực hành “thiên lương”.
=> Thể hiện rất cao về tài và tâm cũng là biểu hiện “cái ngông” của Tả Đà.
- Lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn:
+ Văn chương là nghề kiếm sống mới, có người bán kẻ mua, có thị trường tiêu thụ…
-> Người nghệ sĩ kiếm sống bằng nghề văn rất chật vật, nghèo khó vì “văn chương hạ giới rẻ như bèo”.
+ Những yêu cầu rất cao về nghề văn: nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có vốn sống phong phú; sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi của hoạt đọng sáng tác.
=> Trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, phát biểu quan niệm về nghề văn.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do;
- Giọng điệu thoái mái, tự nhiên;
- Ngôn ngữ giản dị, sống động…
3. Ý nghĩa văn bản:
Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
4. Củng cố: theo từng phần của bài dạy.
5. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc bài thơ.
- Em hiểu thế nào là “ngông” ; “Cái ngông” của Tản Đà trong bài thơ được biểu hiện như thế nào? So với ‘cái ngông” trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 78
NGHĨA CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm, những nội dung nghĩa sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
- Khái niệm, những biểu hiện nghĩa tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.
- Quan niệm giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu;
- Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp;
- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Xem bài, làm bài tập luyện tập…
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục III trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ NTT là gì?
+ Các trường hợp biểu hiện NTT?
- HS trao đổi trả lời.
* GV chỉ định HS đọc chậm, rõ ghi nhớ trong SGK.
HĐ2
- HS đọc BT ở SGK,
- Phân tích nghĩa SV và NTT trong các câu.
- Sự việc gì được phản ánh? Từ nào thể hiện rõ nhất NTT? Cụ thể đó là gì?
- GV hỏi tương tự với câu b,c,d.
- HS trao đổi trả lời.
- Các bài 2, 3, 4, + GV: gọi HS lên bảng làm bài theo câu hỏi SGK. Các HS khác nhận xét.
4. HS tự đặt câu.
III. NGHĨA TÌNH THÁI
1. Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
2. Các trường hợp biểu hiện NTT.
a. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:
- Khẳng định tính chân thực của sự việc.
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cây cao hoặc thấp.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sv.
- Đánh giá sv có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
b. Tình cảm, thái độ của người nói đới với người nghe:
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
- Thái độ bực tức, hách dịch.
- Thái độ kính cẩn.
IV. LUYỆN TẬP
1. Xác định NSV, NTT trong các câu sau:
a. NSV: nắng ở hai miền; NTT: phỏng đoán với độ tin cậy cao (chắc).
b. NSV: ảnh của mợ Du và thằng Dũng; NTT: khẳng định sv (rõ ràng là).
c. NSV: cái gông tương ứng với tội của tử tù; NTT: mỉa mai (thật là).
d. NSV: giật cướp (câu 1), mạnh vì liều (câu 3); NTT: miễn cưỡng công nhận một sự thực (chỉ, đã đành).
2. Xác định từ ngữ thể hiện NTT trong các câu.
a. Nói của đáng tội : lời rào đón đưa đẩy.
b. Có thể: phỏng đoán khả năng.
c. Những : tỏ ý chê đắt.
d. Kia mà: trách yêu, nũng nịu.
3. Chọn từ thích hợp.
a. Chọn từ hình như.(phỏng đoán chưa chắc chắn)
b. Chọn từ dễ. (sự phỏng đoán chưa chắc chắn)
c. Chọn từ tận. (khđịnh khoảng cách là khá xa)
4. Củng cố: HS đọc ghi nhớ sgk.
5. Hướng dẫn tự học:
- Luyện tập củng cố bài cũ: làm phần BT còn lại.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Vội vàng – Xuân Diệu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Duyệt tuần 21 - 7/01/2012
P.HT
File đính kèm:
- GA 11 2012T21.doc