A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
- Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
2. Kỹ năng: - Đọc hiểu một bài thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
115 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 học kỳ 2 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:20
Tiết: 73
Đọc văn
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Ngày 26 tháng 12 năm 2013
Phan Bội Châu
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
- Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
2. Kỹ năng: - Đọc hiểu một bài thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:1'
2. Kiểm tra bài cũ:4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy - học: 40'
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
2'
Giới thiệu Phan Bội Châu là nhà chí sĩ yêu nước, đồng thời là nhà thơ lớn của dân tộc. Giờ này chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để thấy được tư tưởng yêu nước của ông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: - Cảm nhận được vẻ đẹp của chí sĩ cm Phan Bội Châu; thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Phương pháp:
- Công việc của GV: Phát vấn
- Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- GV hỏi em hãy nêu vài nét về tác phẩm?
Hs suy nghũ trả lời
5'
A. Tiểu dẫn
1. Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940).
- Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, tại làng Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An
- 1900 đỗ Giải nguyên; năm 1905, theo chủ trương của Hội Duy Tân, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật; năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt và đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế. ông mất ở đây năm 1940.
- Sự nghiệp văn học phong phú đồ sộ, chủ yếu viết bằng chữ Hán theo các thể loại truyền thống của văn học trung đại
- Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỉ XX
- Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng ; khơi dòng cho loại văn chương trữ tình, chính trị, một trong những mũi tiến công kẻ thù và vận động cách mạng
2. Tác phẩm: “Lưu biệt khi xuất dương”
- Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong bữa cơm ngày tết cụ Phan tổ chức ở nhà mình, để chia tay với bạn đồng chí trước lúc lên đường sang Nhật Bản, tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du (1905-1908)
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:
Thao tác 1: Đọc văn bản:
- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản
- GV: Đặt câu hỏi 4 câu đầu thể hiện chí làm trai như thế nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: liên hệ một số quan điểm của chí làm trai của các tác giả khác?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi 4 câu cuối thể hiện quan điểm như thế nào của tác giả về vận mệnh của đất nước?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
Gv hỏi: So sánh, nhận xét câu cuối cùng trong bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Nhận xét hình ảnh và tư thế của nhân vật trữ tình trước lúc chia tay đồng chí…gợi sự liên tưởng và cảm hứng như thế nào?
HS phát biẻu, trình bày cảm xúc
- GV: cho học sinh đọc ghi nhớ và tổng kết nội dung và nghệ thuật
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
28'
5'
10'
10'
3'
B. Đọc hiểu văn bản
I. Đọc văn bản bố cục
- Chú ý thể hiện giọng thơ tâm huyết, lôi cuốn
- Thể loại : Thơ Nôm Đường luật
- Có thể chia bài thơ làm hai phần:
*Bốn câu trên: Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
*Bốn câu còn lại: ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bốn câu đầu
- Làm trai phải lạ ở trên đời. Sinh ra làm thân nam nhi, phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại cho đời.
Các bậc tiền nhân trước như: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ đã từng nói nhiều về chí làm trai....
- Há để càn khôn tự chuyển dời
Lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, không nên trông chờ. (lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình là kẻ đứng ngoài vô can.
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí, có anh hùng”
(Nguyễn Trãi- Bảo kính cảnh giới số 5)
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
(Phạm Ngũ lão- Tỏ lòng)
“Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ- Chí làm trai)
Chí làm trai mà các bậc tiền nhân nhắc đến gắn với lí tưởng phong kiến, gắn với nhân nghĩa, chí khí, với công danh sự nghiệp.
Chí làm trai theo quan niệm mới mẻ của cụ Phan: Phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước. ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình, trong những câu thơ tiếp theo.
- Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước.Tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác. Nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình. Phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại (Tính phi ngã).
- Sau này muôn thuở há không ai?
Cụ Phan không hề khẳng định mình và phủ nhận mai sau, mà muốn nói lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ! có niềm tin với mình như thế nào, với mai sau như thế nào mới viết được những câu thơ như thế.
2. Bốn câu cuối
- Non sông đã chết....Hiền thánh còn đâu?...
Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:
“Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc);
“Si” (ngu). Các từ trong bản dịch: nhục, hoài; chưa thể hiện được các từ “Đồ nhuế”, “Si” trong nguyên tác.
- Khát vọng hành động, tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua các từ chỉ không gian: “Trường phong đông hải” “Thiên trùng bạch lãng” vừa kì vĩ, vừa rộng lớn gây ấn tượng sâu sắc về con người của vũ trụ. (Con người trong thơ xưa chưa phải là con người các nhân, cá thể mà là con người vũ trụ)
Hình ảnh mang tính vũ trụ ấy có tác dụng tô đậm phẩm chất của nhân vật trữ tình, đó là khát vọng là tư thế hăm hở lên đường cứu nước.
- Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ sôi động, bay lên cùng cơn gió lớn làm quẫy sóng đại dương. Mạnh mẽ hơn nữa: cùng một lúc bay lên với muôn trùng sóng bạc.
- Câu thơ dịch chưa tạo dáng và khí thế, tạo tứ thơ hùng mạnh, bay bổng như câu thơ trong nguyên tác
Ghi nhớ
III. Tổng kết:
Nội dung : Thể hiện khát vọng sống hào hùng mãnh liệt, tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ : lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ vinh - nhục gắn với sự tồn vong của đất nước. Tư tưởng mới mẻ, táo bạo đi tiên phong của thời đại
Nghệ thuật: Giọng thơ tâm huyết, sôi sục có sức lay động mạnh mẽ.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
3'
Bài tập 1: Cảm nhận của em về chí làm trai thời xưa và liên hệ bản thân.
Gợi ý:
- Quan niệm chí làm trai thời xưa.Đây là quan niệm nhân sinh rất tiến bộ và tích cực nó góp phần thúc đẩy ý thức phát triển của con người.
- Liên hệ bản thân hiện tại cần học tập, hoàn thiện nhân cách để phát triển con người.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Gv chốt lại:
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Học thuộc bài và làm bài tập ?
2. Tiết học tiếp theo: nghĩa của câu.
Tiết:74
Tiếng việt
NGHĨA CỦA CÂU
Ngày 28 tháng 12 năm 2013
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Khái niệm nghĩa sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
- Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.
- Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu.
- Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp.
- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
3. Thái độ tư tưởng: Biết cách vận dụng hiểu biết nghĩa của câu vào việc phân tích , tạo lập câu.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:1'
2. Kiểm tra bài cũ:4 '
Em hãy đọc thuộc bài thơ Xuất dương lưu biệt và phân tích 4 câu đầu.
3. Các hoạt động dạy học:40 '
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy,
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
2'
Giới thiệu giờ trước chúng ta học bài Xuất dương lưu biệt, giờ này chúng ta cùng đi tìm hiểu nghĩa của câu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung dạy:
Mục tiêu: - Nắm được nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái;
- Nhận biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu; biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
Phương pháp:
- Công việc của GV: phát vấn cho học sinh trả lời
- Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
5'
* Trọng tâm cần đạt:
I. Tìm hiểu chung
- Hai thành phần nghĩa của câu
+ Nghĩa của sự việc
+ Nghĩa tình thái
- Nghĩa của sự việc
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu. Gv cho hs tìm hiểu các ví dụ trong sgk và kết luận.
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
Thao tác 2:
- GV: cho học sinh đọc kiến thức trong sgk và nêu khái niệm của nghĩa sự việc
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
- GV: hỏi em hãy nêu biểu hiện của nghĩa sự việc?
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
18'
I. Hai thành phần nghĩa của câu.
1. Ví dụ:
a - Nghĩa sự việc: thông báo là Chí phèo đã ao ước một gia đình nho nhỏ
- Nghĩa tình thái: ở ví dụ a 2 thì là câu phỏng đoán, chưa chắc chắn. "hình như"
2. Kết luận: Mỗi câu thường có 2 thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc) gọi là nghĩa sự việc (còn gọi là nghĩa miêu tả hay nghĩa biểu hiện,...) nghĩa tình thái, để bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.
II. Nghĩa sự việc.
1. Khái niệm Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc mà câu đề cập đến . Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Do đó , câu cũng có nghĩa sự việc khác nhau. ở mức độ khái quát, có thể phân biệt một số nghãi sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc.
2. Biểu hiện: - Câu biểu hiện hành động.
- Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:- Câu biểu hiện quá trình:- Câu biểu hiện tư thế:- Câu biểu hiện sự tồn tại:- Câu biểu hiện quan hệ:
=> Nghĩa sự việc của câu được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Mỗi câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.
Ghi nhớ.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
13'
Bài tập 1: Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau:“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều”
Gợi ý: Sự việc: báo an toàn không có gì xảy ra, chuẩn bị đóng cửa thành khi bóng chiều sắp hết.
- Nghĩa tình thái là thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Bài tập 2 a. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: Kể, thực, đáng. các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc
b. Từ tình thái “có lẽ” -> phỏng đoán (mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn)
c. SV1 “Họ cũng phân vân như mình” (phỏng đoán chưa chắc chắn) Dễ (Từ tình thái) : có lẽ, hình như
SV2: “mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không”. Đến chính ngay mình (Từ tình thái)
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung chính của bài
Gv chốt lại: Nghĩa sự việc
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Học kiến thức và làm bài tập.
2. Tiết học tiếp theo: Bài viết số 5
Tuần: 21
Tiết: 75
Đọc văn
BÀI VIẾT SỐ 5
Ngày 6 tháng 1 năm 2014
Nghị luận xó hội
I. Mục tiêu đề kiểm tra
- Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trỡnh mụn Ngữ văn lớp 11. Cụ thể nghị luận xó hội.
Hỡnh thức tự luận
III. Thiết lập ma trận
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Làm văn
Nghị luận xó hội
Xác định đúng yêu cầu của đề
- Nắm được những yêu cầu của bài nghị luận xó hội.
Cảm nhận được những nét cơ bản về kiểu bài nghị luận được đặt ra trong xó hội.
Kết hợp một cách tổng hợp những kiến thức về làm văn, xó hội trong quỏ trỡnh cảm nhận và cú khả năng đưa ra những ý kiến đánh giá của bản thân.
Số cõu: 1
Tổng cộng:
10 %
(1,0 điểm)
20 %
(2,0 điểm)
30 %
(3,0 điểm)
40 %
(4,0 điểm)
100%
(10,0 điểm)
IV. BIấN SOẠN ĐỀ:
ĐỀ KIỂM BÀI VIẾT SỐ 5
Môn Ngữ văn 11 ( chương trỡnh chuẩn). Năm học: 2011- 2012
Cõu 1. Hóy viết bài tham gia cuộc vận động tỡm giải phỏp đảm bảo an toàn giao thông.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM. ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM
Cõu
Đáp án
Điểm
Cõu 1
10,0 Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận xó hội
- Có luận điểm, luận cứ rừ ràng
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rừ ràng , khụng mắc lỗi chớnh tả, dựng từ, ngữ phỏp
b. Yờu cầu về kiến thức
Học sinh cú thể trỡnh bày theo nhiều cỏch nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:
10,0 đ
MB: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận ATGT
0,5
TB:
- Thực trạng ATGT đang diễn ra phức tạp và ngày càng mất ATGT
- Nguyên nhân:
+ Khách quan: Do hệ thống đường kém chất lượng
+ Chủ quan do ý thức của người dân, phần nhiều là do học sinh không có ý thức.
- Hậu quả: ảnh hưởng lớn đến con người, kinh tế, đời sống của nhiều người.
- Biện pháp: tuyên truyền cho mọi người dân hiểu để chấp hành tốt luật lệ ATGT.
- Liên hệ bản thân: là học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần học tập tốt cả văn hóa và kiến thức về ATGT.
2,0
2,0
1,0
2,0
2,0
KB. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận.
0,5
Lưu ý:
- Học sinh chỉ đạt điểm tối đa cho mỗi ý khi đạt được cả kiến thức và kĩ năng.
- Điểm trừ tối đa với những bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 0,5 điểm.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Về xem lại toàn bộ nội dung bài viết
2. Tiết học tiếp theo: Hầu trời
Tiết: 76
Đọc văn
HẦU TRỜI
Ngày 8 tháng 1 năm 2014
Tản Đà
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà;
- Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động,...
2. Kỹ năng: - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Bình giảng những câu thơ hay.
3. Thái độ tư tưởng: trân trọng tài năng thơ Tản Đà
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:1'
2. Kiểm tra bài cũ:4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy - học: 40'
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
2'
Giới thiệu giờ trước chúng ta học nghĩa của từ, giờ này chúng ta cùng tìm hiểu bài Hầu trời thể hiện quan niệm của nhà thơ Tản Đà.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu:- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà;
- Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ.
Phương pháp:
- Công việc của GV: Phát vấn
- Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Gv Nêu vài nét về sự nghiệp văn chương của Tản Đà
Hs suy nghĩ trả lời
- GV hỏi em hãy nêu vài nét về tác phẩm?
Hs suy nghĩ trả lời
5'
A. Tìm hiểu chung
1 Tác giả : Tản Đà (1889-1939)
Tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu
Quê làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ; nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. quê ông nằm ở bờ sông Đà, gần núi Tản Viên, vì thế ông lấy bút danh Tản Đà.
+ Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Theo con đường cử nghiệp, nhưng hai lần thi Hương ông đều không đỗ. Ông chuyển sang viết báo, viết văn và là người đầu tiên ở nước ta sống bằng nghề viết văn xuất bản.
+ Ông có ý tưởng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện.
+ Ông sống phóng túng, từng đeo “túi thơ” đi khắp ba kì Bắc, Trung, Nam. Từng nếm đủ mùi cay đắng, vinh hạnh, tuy nhiên ông vẫn giữ được cốt cách nhà Nho và phẩm chất trong sạch.
Sự nghiệp văn chương: ông đạt thành tựu trên nhiều lĩnh vực, nhưng thực sự nổi bật về thơ.
Thơ ông là điệu tâm hồn mới mẻ với cái tôi lãng mạn bay bổng; vừa hài hoà, phóng khoáng, ngông nghênh lại vừa cảm thương ưu ái.
“Thơ ông là gạch nối của hai thời đại thi ca” Ông là “người dạo bản đàn mở đầu cho cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh).
2. Bài thơ Hầu trời:
- In trong tập “Còn chơi” xuất bản lần đầu năm 1921, cùng với các bài thơ nổi tiếng khác: Thề non nước, hỏi gió, cảm thu, tiễn thu
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:
Thao tác 1: Đọc văn bản:
- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản
- GV: Đặt câu hỏi cách mở đầu câu chuyện của tác giả có điều gì đặc biệt và điều đó thể hiện thái độ của tác giả như thế nào?
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi. Tác giả kể câu chuyện đó như thế nào? em hãy tìm dẫn chứng chứng minh
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi câu chuyện đó được kể theo dòng, mạch cảm xúc như thế nào
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi khi trời sai đọc thơ, thì tác giả đọc như thế nào?Qua đó thể hiện thái độ của tác giả như thế nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi thái độ của mọi người khi nghe đọc văn như thế nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi quan niệm của tác giả về nghề văn như thế nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi khi đọc xong thơ văn, thì trên đường về, tác gải thể hiện thái độ như thế nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
Thao tác 3:
- GV:Em hãy cho biết nghệ thuật và văn bản?
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
- Gv cho hs đọc ghi nhớ và tổng kết nội dung của bài
- Hs trao đổi trả lời
- Gv nhấn mạnh
28'
6'
22'
3’
2’
B. Đọc hiểu văn bản
I. Đọc, tìm hiểu thể thơ, chia bố cục:
- Giọng đọc cần phấn chấn và mơ màng, vui và dí dỏm
- Thể thơ: Thất ngôn trường thiên: 4 câu/7 tiếng/ 1 khổ, kéo dài không hạn định, vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng...Thơ tự sự trữ tình: Có cốt truyện, mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật, tình tiết...thấm đẫm cảm xúc trữ tình
- Bố cục:
+ Khổ thơ đầu
+ Sáu khổ tiếp
+ 12 khổ tiếp
+ Phần còn lại (chữ nhỏ)
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Khổ thơ đầu : Nhớ lại cảm xúc đêm qua- đêm được lên tiên
- Cách mở đầu câu chuyện rất riêng và đầy sáng tạo. Chuyện kể về một giấc mơ nhưng nhà thơ lại cố ý nhấn mạnh rằng đây không phải là mơ mà là thật, sự thật tác giả đã trải qua
- Điệp từ thật được sử dụng 4 lần trong câu 3, 4 : Thật hồn, thật phách, thật thân thể, thật được lên tiên...
2. Đoạn 2 : Đọc thơ hầu trời
- Trăng sáng, canh ba (rất khuya)
- Nhà thơ không ngủ được, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ...Tâm trạng buồn, ngồi dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng trên sân nhà
- Hai cô tiên xuất hiện, cùng cười, nói: trời đang mắng vì người đọc thơ mất giấc ngủ của trời, trời sai lên đọc thơ cho trời nghe!
-> Cách kể tự nhiên, nhân vật trữ tình như giãi bày, kể lại một câu chuyện có thật!
“Ước mãi bây giờ mới gặp tiên
Người tiên nghe tiếng lại như quen”
Câu thứ nhất nội dung bình thường, nhưng đến câu thứ hai, thật lạ: quen cả với tiên! nhà thơ cũng là vị “trích tiên” - tiên bị đày xuống hạ giới. Việc lên đọc thơ hầu trời cũng là việc bất đăc dĩ: “Trời đã sai gọi thời phải lên”
Có chút gì đó ngông nghênh, kiêu bạc! tự nâng mình lên trên thiên hạ, trời cũng phải nể, phải sai gọi lên đọc thơ hầu trời!
- Theo lời kể của nhân vật trữ tình, không gian, cảnh tiên như hiện ra:
“Đường mây” rộng mở
“Cửa son đỏ chói” -> tạo vẻ rực rỡ
“Thiên môn đế khuyết” -> nơi ở của vua, vẻ sang trọng. “Ghế bành như tuyết vân như mây” -> tạo vẻ quý phái.
Không gian bao la, sang trọng, quý phái của trời. nhưng không phải ai cũng được lên đọc thơ cho trời nghe. Cách miêu tả làm nổi bật cái ngông của nhân vật trữ tình.
- Cảnh thi nhân lạy trời, được tiên nữ lôi dậy, dắt lên ngồi ghế bành như tuyết như mây...
->Cách kể, tả cụ thể, cảnh nhà Trời, Thiên đường mà không quá xa xôi, cách biệt với trần thế. Câu chuyện diễn biến tự nhiên hợp lý.
3. Đoạn 3: Trời pha nước để nhấp giọng rồi mới truyền đọc. Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng. Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng, có phần tự hào tự đắc vì văn thơ của chính mình, đọc thơ say sưa “đắc ý đọc đã thích” (có cảm hứng, càng đọc càng hay) “Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi” (hài hước), “văn dài hơi tốt ran cung mây”.
“ Trời lại phê cho văn thật tuyệt
Văn trần được thế chắc có ít”
Nở dạ: mở mang nhận thức được nhiều cái hay.
Lè lưỡi: văn hay làm người nghe đến bất ngờ! “Chau đôi mày” văn hay làm người nghe phải suy nghĩ tưởng tượng. “Lắng tai đứng” đứng ngây ra để nghe. Tác giả viết tiếp hai câu thơ:
“Chư tiên ao ước tranh nhau dặn
Anh gánh lên đây bán chợ trời”
Những phản ứng về mặt tâm lí của trời và các vị chư tiên đan xen vào nhau làm cho cảnh đọc thơ diễn ra thật sôi nổi, hào hứng, linh hoạt...
Người đọc thơ hay mà tâm lí người nghe thơ cũng thấy hay! khiến người đọc bài thơ này cũng như bị cuốn hút vào câu chuyện đọc thơ ấy, cũng cảm thấy “đắc ý” “sướng lạ lùng”!
+ Thái độ của tác giả qua việc đọc thơ hầu trời:
- Thể hiện quan niệm về tài năng (tài thơ)
Nhà thơ nói được nhiều tài năng của mình một cách tự nhiên, qua câu chuyện tưởng tượng Hầu trời đọc thơ:
- “Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay”
- “Văn đã giàu thay, lại lắm lối”
- “Trời lại phê cho văn thật tuyệt
* Các nhà Nho tài tử thường khoe tài (thị tài), tài năng mà họ nói đến là tài Kinh bang tế thế!
Tản Đà khoe tài thơ, nói thẳng ra “hay” “thật tuyệt” mà lại nói với trời.
Tự khen mình (vì xưa nay ai thấy trời nói đâu?!), tự phô diễn tài năng của mình.
Trời khen: là sự khẳng định có sức nặng, không thể phủ định tài năng của tác giả - lối khẳng định rất ngông của văn sĩ hạ giới, vị trích tiên - nhà thơ.
*Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân của Tản Đà về cái tôi tài năng của mình!
* Quan niệm của Tản Đà về nghề văn:
Văn chương là một nghề, nghề kiếm sống. Có kẻ bán, người mua, có chuyện thuê, mượn; đắt rẻ... vốn, lãi... Quả là bao nhiêu chuyện hành nghề văn chương! một quan niệm mới mẻ lúc bấy giờ.
- Khát vọng ý thức sáng tạo, trong nghề văn:
Người viết văn phải có nhận thức phong phú, phải viết được nhiều thể loại: thơ, truyện, văn, triết lí, dịch thuật (đa dạng về thể loại).
- Tấu trình với trời về nguồn gốc của mình:
“Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu về địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”
So với các danh sĩ khác: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Tản Đà giới thiệu về mình, với nét riêng:
+ Tách tên, họ.
+ Nói rõ quê quán, châu lục, hành tinh.
Nói rõ để trời hiểu Nguyễn Khắc Hiếu (ý cái tôi cá nhân) và thể hiện lòng tự tôn , tự hào về dân tộc mình “sông Đà núi Tản nước Nam Việt” ...
=> Cái tôi cá nhân biểu hiện trong bài thơ:
+ Hư cấu chuyện hầu trời để giãi bày cảm xúc cá phóng khoáng của con người cá nhân.
+ Nhà thơ nói được nhiều về tài năng của mình.
+ Thể hiện quan niệm về nghề văn
+ Cách tấu trình với trời về nguồn gốc của mình.
* Cảm hứng lãng mạn và hiện thực đan xen nhau, trong bài thơ. (h
File đính kèm:
- giao an 11 HK II nam hoc 20132014 theo chuan kien thuc ki nang.doc