A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, trong việc làm nổi bật tâm trạng của các tôi nhà thơ.
B. Tiến trình dạy - học:
Bước 1: ổn định, kiểm tra
Lớp 11A: 11B: 11C:
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và nhận xét khái quát về nội dung tư tưởng và nghệ thuật bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh.
Yêu cầu cần đạt:
- Đọc thuộc lòng cả bản phiên âm và bản dịch thơ.
- Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ (xem bài học tuần 23).
Bước 2: Bài học:
Giới thiệu bài: Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thứ tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ Từ ấy là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn thơ và lí tưởng cách mạng. Bài thơ Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng là ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ. Từ ấy đến lúc “tạm biệt đời yêu quý nhất”, Tố Hữu đã sống và sáng tác theo đúng định hướng ấy của bài thơ.
76 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 học kỳ 2 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4. 3. 2008 Tiết 88
Ngày dạy : 6. 3. 2008
đọc văn: Từ ấy
(Tố Hữu)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, trong việc làm nổi bật tâm trạng của các tôi nhà thơ.
B. Tiến trình dạy - học:
Bước 1: ổn định, kiểm tra
Lớp 11A: 11B: 11C:
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và nhận xét khái quát về nội dung tư tưởng và nghệ thuật bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh.
Yêu cầu cần đạt:
- Đọc thuộc lòng cả bản phiên âm và bản dịch thơ.
- Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ (xem bài học tuần 23).
Bước 2: Bài học:
Giới thiệu bài: Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thứ tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ Từ ấy là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn thơ và lí tưởng cách mạng. Bài thơ Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng là ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ. Từ ấy đến lúc “tạm biệt đời yêu quý nhất”, Tố Hữu đã sống và sáng tác theo đúng định hướng ấy của bài thơ.
I. Đọc - hiểu Tiểu dẫn:
- GV lưu ý HS: Về tác giả Tố Hữu sẽ có bài học riêng ở chương trình Ngữ văn lớp 12.
- GV yêu cầu một HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và trình bày vắn tắt những hiểu biết về Tố Hữu và tập thơ Từ ấy.
- Một HS đọc và trình bày. Các HS khác có thể có bổ sung (nếu cần).
- GV nhấn mạnh một số ý cơ bản.
Nội dung cần đạt:
1. Tố Hữu (1920 - 2002)
- Tên khai sinh của Tố Hữu là Nguyễn Kim Thành, quê ở Phù Lai – Quảng Thọ – Quảng Điền – Thừa Thiên – Huế. Cha là một nhà Nho không đỗ đạt phải chật vật kiếm sống, ham thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ là con một nhà Nho, thuộc nhiều tục ngữ, ca dao, dân ca Huế. Từ nhỏ, Tố Hữu đã sống trong bầu không khí dân gian, được cha dạy làm thơ theo lối cổ.
- Tố Hữu lớn lên trong cảnh đất nước nô lệ, phong trào mặt trận dân chủ rất sôi động. Người thanh niên ấy đã nhanh chóng bắt gặp lí tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế và được kết nạp vào Đảng năm 1938.
- ở Tố Hữu có sự thống nhất cao độ giữa con người chính trị và con người thơ, giữa sự nghiệp thơ và sự nghiệp cách mạng. Các tập thơ của Tố Hữu gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị, thời sự đất nước: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa,
- Tố Hữu là nhà thơ lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị. Nội dung chính trị trong thơ Tố Hữu luôn gắn liền khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãnh mạn. Tố Hữu đã hát lên bằng giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết với những vần thơ đậm đà tính dân tộc.
2. Tập thơ Từ ấy:
Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Gải phóng. Máu lửa là tiếng reo náo nức của một tâm hồn trẻ băn khoăn đi tìm lẽ sống thì gặp gỡ ánh sáng lí tưởng. Xiềng xích ghi lại cuộc đấu tranh gay go của người chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thực dân, thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người chiến sĩ cách mạng. Giải phóng được tiếp nối sau khi nhà thơ vượt ngục tiếp tục cuộc đời tranh đấu cho đến ngày càng mạng thành công.
II. Đọc - hiểu văn bản:
- GV hướng dẫn HS đọc:
Đây là một bài thơ giàu nhạc điệu. Thể thơ thất ngôn vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp liên tục thay đổi qua các câu thơ (Từ ấy/trong tôi/bừng nắng hạ. Mặt trời chân lí/chói qua tim, ...). Hệ thống vần cuối các câu thơ rất phong phú, có sức ngân vang bởi chủ yếu là các âm mở (hạ - lá, người - nơi, nơi-đời, ...).
- Một HS đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.
1. Đọc - hiểu khái quát chung:
- GV nêu câu hỏi: ấn tượng ban đầu của anh (chị) sau khi đọc bài thơ? Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện như thế nào qua ba khổ thơ? Nhận xét khái quát về hình thức nghệ thuật bài thơ.
- HS phát biểu ý kiến cá nhân.
Nội dung cần đạt:
+ Bài thơ là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm...
+ Tâm trạng nhà thơ có sự vận động qua ba khổ thơ: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng (khổ 1); những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2); sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
+ Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
2. Đọc - hiểu chi tiết văn bản:
a. Khổ thơ thứ nhất:
- GV dựa vào câu hỏi (SGK) để hướng dẫn HS đọc - hiểu.
Câu hỏi: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào đển chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?
- HS đọc lại khổ thơ, suy nghĩ, thảo luận về câu hỏi và phát biểu ý kiến.
Nội dung cần đạt:
- Hai câu mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu. Khi đó, nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí – một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu toả ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi lí tưởng, như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ: “bừng”, (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), “chói” (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, còn gì quý giá hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt. Tóm lại, Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoá lá đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sống, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
b. Khổ thơ thứ 2:
- GV dựa vào câu hỏi 2 (SGK) để hướng dẫn HS đọc - hiểu.
Câu hỏi: Khi được ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
- HS đọc lại khổ thơ, suy nghĩ, thảo luận về câu hỏi và phát biểu ý kiến.
Nội dung cần đạt:
Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hoà “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Với động từ “buộc”, câu 1 là một cách nói quá thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hoà với mọi người (trăm nơi là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi). Với từ “trang trải” ở câu 2 có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người ucả Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Câu khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. ở câu 4, “khối đời” là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi “cái tôi” chan hoà trong “cái ta”, khi cá nhân hoà mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội.
Tóm lại, Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảmcủa những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
3. Khổ thơ thứ 3:
- GV dựa vào câu hỏi 3 (SGK) để hướng dẫn HS đọc – hiểu.
Câu hỏi: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?
- HS đọc lại khổ thơ, suy nghĩ, thảo luận về câu hỏi và phát biểu ý kiến.
Nội dung cần đạt:
Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh nhiên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”, “anh” và số từ ước lệ “vạn” (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những “kiếp phôi pha” (những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ “không áo cơm cù bất, cù bơ” (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy, người đọc thấy được lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp người phôi pha, những em nhỏ cù bât cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng trở thành đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương, chú bé đi ở trong Đi đi em, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ, em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm, ..).
Đến đây có thể thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập thơ Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: Đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.
III. Tổng kết:
- GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ và hướng dẫn HS tự tổng kết bằng việc trả lời câu hỏi: Nhận xét khái quát về giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật bài thơ.
- HS tự tổng kết trên cơ sở thảo luận.
Những nội dung cần đạt:
Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Từ ấy đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiệp thơ ca của ông. Bài thơ đã không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ.
Bước 3: Luyện tập:
- GV hướng dẫn HS thảo luận trên cơ sở các bài luyện tập trong SGK.
- HS thảo luận để khắc sâu và mở rộng kiến thức.
Bài tập 1: Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩa của anh (chị) về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài thơ Từ ấy.
Gợi ý:
- Có thể chọn một trong 3 khổ thơ, điều quan trọng là phát biểu được lí do chọn và cảm nghĩ sâu sắc về khổ thơ (Khổ 1 vẫn thường được xem là khổ thơ hay nhất).
- Đảm bảo hình thức một đoạn văn. Nội dung (Xem phần bài học).
Bài tập 2: Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại... (Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn Học, Hà Nội, 1987).
Gợi ý:
- Giải thích nhận định của Chế Lan Viên.
- Căn cứ vào nội dung bài học để làm sáng tỏ nhận định.
Bước 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hoàn thành các bài luyện tập.
- Đọc thêm các sách tham khảo và luyện viết những bài (đoạn) văn ngắn về thơ Tố Hữu và bài thư Từ ấy.
- Đọc thêm các bài: Lai Tân (Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh), Nhớ đồng (Tố Hữu), Tương tư (Nguyễn Bình), Chiều xuân (Anh Thơ). Chú ý trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn đọc thêm.
- Đọc Từ điển văn học và các phần tiểu dẫn ở các bài đọc văn để bước đầu biết cách tóm tắt tiểu sử. Chuẩn bị một bài tiểu sử tóm tắt ngắn về một nhân vật nào đó để cho tiết học sau.
Ngày soạn : 7. 3. 2008 Tiết 90
Ngày dạy : 10. 3. 2008
Làm văn: Tiểu sử tóm tắt
A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt.
B. Tiến trình dạy - học:
Bước 1: ổn định, kiểm tra:
11A: 11B: 11C:
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: hãy trình bày tóm tắt tiểu sử nhà thơ Tố Hữu.
- Câu hỏi kiểm tra việc chuẩn bị bài mới: Đọc phần tiểu sử tóm tắt về một nhân vật nào đó mà anh (chị) đã chuẩn bị ở nhà.
GV yêu cầu HS trình bày, cả lớp tham gia nhận xét, thảo luận. Trên cơ sở đó, GV chuyển tiếp vào bài mới.
Bước 2: bài học.
Giới thiệu bài: Trong học tập cũng như trong cuộc sống, khi cần giới thiệu về một ai đó (Một tác giả văn học, một nhà khoa học, thậm chí là một người bình thường,) chúng ta phải biết tiểu sử của người đó. Những vì nhiều lí do (thời gian, yêu cầu, mục đích) chúng ta không thể trình bày chi tiết tiểu sử mà chỉ có thể trình bày vắn tắt. Tiểu sử tóm tắt chính là cách để chúng ta biết tóm tắt, trình bày sao cho ngắn gọn mà vẫn đầy đủ những thông tin cơ bản. Vậy để có được một bài tiểu sử tóm tắt cần tuân thủ những yêu cầu gì? cách thức ra sao? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu và luyện tập về những vấn đề đó qua các tiết học.
I. Mục đích - yêu cầu:
- GV nêu câu hỏi đối với HS vừa trình bày bài viết tóm tắt tiểu sử ở nhà: Mục đích của anh (chị) khi viết bài tóm tắt này là gì? Khi viết, anh chị có tự đặt ra yêu cầu gì đối với bài viết của mình hay không? Nừu có thì đó là những yêu cầu gì?
- HS được hỏi trình bày, cả lớp theo dõi, góp ý (nếu cần).
- GV tiếp tục nêu câu hỏi để HS tự nhận ra những đơn vị kiến thức: Vậy mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt là gì?
Nội dung cần đạt:
1. Mục đích của tiểu sử tóm tắt:
+ Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân (nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, nhà khoa học, một cán bộ hoặc một người bình thường).
+ Tóm tắt tiểu sử nhằm:
- Thể hiện những hiểu biết về đối tượng được tóm tắt.
- Giới thiệu cho người khác.
- Cung cấp thông tin cho các nhà quản lí, sử dụng lao động.
- Làm cơ sở để hiểu những sáng tác của tác giả được tóm tắt (đối với các tác giả văn học).
2. Yêu cầu đối với tiểu sử tóm tắt:
+ Thông tin một cách khách quan, chính xác.
+ Nội dung và độ dài của văn bản phù hợp với mục đích tóm tắt.
+ Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
II- Cách viết tiểu sử tóm tắt:
- GV nêu câu hỏi: Anh (chị) hãy rút ra những cách thức viết tiểu sử tóm tắt từ những kinh nghiệm của bản thân qua bài viết vừa rồi ở nhà.
- HS tự do phát biểu những kinh nghiệm của bản thân.
- GV nhận xét và chốt lại những ý cơ bản.
Nội dung cần đạt:
Viết tiểu sử tóm tắt thường được tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Chọn tài liệu.
Bước 2: Viết.
Mỗi bước có những cách thức khác nhau, thậm chí đối với từng đối tượng được tóm tắt và tóm tắt nhằm mục đích gì thì sẽ có những cách phù hợp.
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt:
a. Đọc - hiểu văn bản tiểu sử tóm tắt:
- GV yêu cầu HS đọc văn bản tiểu sử tóm tắt về nhà bác học Lương Thế Vinh (SGK) và trả lời những câu hỏi.
- HS đọc và làm việc cá nhân với văn bản tồi trả lời câu hỏi.
Nội dung cần đạt:
+ Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.
+ Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn: Tài liệu được lựa chọn để viết bài tiểu sử tóm tắt này là cuốn Từ điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường. Người viết ghi rất đầy đủ tên tài liệu, tên nhà xuất bản (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội) và năm xuất bản (2004).
Ngoài ra trong bài viết, người viết đã dẫn tên hai cuốn sách của Lương Thế Vinh: Đại thành toán pháp và Hí phường phả lục. Đây là hai cuốn sách nổi tiếng của nhà bác học mà nhiều người biết đến.
b. Biết chọn và yêu cầu đối với tài liệu:
+ Sưu tầm những tài liệu viết về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật cần tóm tắt. Những tài liệu này phải có độ tin cậy cao, do các nhà xuất bản uy tín ấn hành.
+ Sưu tầm và đọc những tài liệu của chính nhân vật được tóm tắt để hiểu thêm nhân vật.
2. Viết tiểu sử tóm tắt:
- GV yêu cầu HS đọc lại văn bản tóm tắt tiểu sử Lương Thế Vinh và cho biết: Bài viết gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao? Hãy rút ra cách viết văn bản tiểu sử tóm tắt.
- HS tìm hiểu văn bản mẫu trên cơ sở câu hỏi và hướng dẫn của giáo viên, từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
Nội dung cần đạt:
a. Văn bản tiểu sử tóm tắt về Lương Thế Vinh gồm những nội dung:
+ Giới thiệu khái quát: Tên (Lương Thế Vinh, tự Cảnh Nghi, hiệu Thuỵ Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường), quê (Gốc ở làng Cao Hương huyện Thiên Bản - nay thuộc huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định).
+ Những điểm nổi bật về con người và sự nghiệp Lương Thế Vinh: Thần động, thông minh và tài học, đỗ Trạng nguyên, tài ngoại giao, biên soạn Đại thành toán pháp.
+ Về văn chương, nghệ thuật: có nhiều đóng góp, giữ chức Sái phu trong hội thơ Tao đàn, cuốn Hí phường phả lục,
+ Đánh giá chung: “Con người tài hoa, danh vọng tột bậc” (Lê Quý Đôn).
b. Cách viết tiểu sử tóm tắt:
+ Viết theo bố cục thường gặp: Giới thiệu khái quát - Những hoạt động xã hội - Những đóng góp và thành tựu tiêu biểu - Đánh giá chung.
+ Diễn đạt cần ngắn gọn, cô đọng, trong sáng. Các thông tin phải chính xác khách quan.
III. Tổng kết:
- GV tóm tắt những kiến thức của bài học và yêu cầu HS ghi nhớ.
- HS đọc phần ghi nhớ (SGK) để khắc sâu kiến thức.
Nội dung cần đạt: xem phần Ghi nhớ (SGK).
Bước 3: Luyện tập.
- GV tổ chức luyện tập cho học sinh bằng hình thức thảo luận.
- HS thảo luận về các bài tập để củng cố và khắc sâu kiến thức đồng thời bước đầu hình thành kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.
Bài tập 1: Trong các trường hợp sau đây (SGK), trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?
Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt gồm:
c. Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể.
d. Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
Bài tập 2: Hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
Giống nhau: Đều phải nắm được tiểu sử của nhân vật.
Khác nhau: Tiểu sử tóm tắt là tóm tắt toàn bộ tiểu sử con người, cuộc đời, sự nghiệp một cách ngắn gọn, khách quan, khoa học còn các văn bản khác sử dụng tiểu sử tóm tắt vào những mục đích khác nhau nên cách viết cũng khác nhau. Ví dụ điếu văn là để bày tỏ tình cảm của người đang sống đối với người đã khuất nên không thể hoàn toàn khách quan.
Bài tập 3: Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
- Đọc những bài viết mẫu để học tập cách viết.
- Chọn nhà văn, nhà thơ để viết tiểu sử tóm tắt.
- Sưu tầm và đọc những tài liệu về nhà văn, nhà thơ đó.
- Lập dàn ý đại cương trước khi viết.
- Viết văn bản tiểu sử tóm tắt.
Bước 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Hoàn thành các bài luyện tập, đặc biệt là bài tập 3.
- Nghiên cứu trước những nội dung của bài Luyện tập viết tóm tắt tiểu sử.
- Ôn lại lịch sử tiếng Việt (lớp 10) và tìm hiểu thêm về đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
Ngày soạn : 11. 3. 2008 Tiết 91, 92
Ngày dạy : 13. 3. 2008
Tiếng Việt : Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập.
- Có ý thức học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
B. Tiến trình dạy học
Bước 1: ổn định, kiểm tra
11A: 11B: 11C:
Câu hỏi: Hãy nhớ lại và cho biết quá trình phát triển của tiếng Việt.
Nội dung cần đạt: Xem lại bài Khái quát lịch sử tiếng Việt (ngữ văn 10)
Bước 2: Bài học
Giới thiệu bài: Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch sử vừa có tính loại hình. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tiếng Việt không ngừng ổn định và tiếp biến để ngày càng trở nên hoàn thiện. Cùng trong một khu vực ngôn ngữ, tiếng Việt có những đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập. Vậy đặc điểm loại hình của tiếng Việt là gì? Bàihọc hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó đồng thời giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc học tập và sử dụng tiếng Việt.
Chú ý: Bài học có nhiều khái niệm, có những khái niệm khá trừu tượng GV cần nghiên cứu kĩ và vận dụng kết hợp các phương pháp dạy - học, có thể dùng phương pháp diễn giảng thuyết trình để giải thích các khái niệm, có thể dùng phương pháp đàm thoại để phân tích ví dụ làm sáng tỏ khái niệm. Phần luyện tập nên tổ chức cho HS thảo luận để tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức.
I. Loại hình ngôn ngữ
- GV yêu cầu HS đọc mục I (SGK) và cho biết: Thế nào là loại hình ngôn ngữ? Có những loại hình ngôn ngữ nào? Thế nào là loại hình ngôn ngữ đơn lập?
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình để giải thích một số khái niệm.
Nội dung cần đạt:
+ Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng giống nhau về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
+ Trên thế giới có tới trên 5000 ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học đã xếp các ngôn ngữ vào một số loại hình. Có hai loại hình ngôn ngữ khá quen thuộc với chúng ta là: loại hình ngôn ngữ đơn lập (như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán) và loại hình ngôn ngữ hoà kết (như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, )
+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập là loại hình ngôn ngữ mà tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ.
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt:
- GV lần lượt HS học sinh tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập bằng cách:
+ Nêu đặc trưng và giải thích rõ để HS hiểu.
+ Phân tích các ví dụ trong SGK và lấy thêm những ví dụ khác để minh hoạ cho đặc trưng đã nêu.
+ Yêu cầu HS tự lấy thêm ví dụ và phân tích.
Chú ý: Các ví dụ cần cho HS quan sát trên bảng phụ hoặc trên màn hình máy chiếu (nếu có). Các ví dụ của HS thì ghi nhanh lên bảng hoặc cho HS tự ghi vào giấy bóng kính dùng cho đèn chiếu để phân tích.
- HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm (khi phân tích ví dụ) dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
Nội dung cần đạt:
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết, về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ (hoặc yếu tố tạo từ).
Ví dụ thêm:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim (Tố Hữu - Từ ấy).
Hai câu thơ có tất cả 14 tiếng (14 âm tiết), 11 từ (có 3 từ mỗi từ có cấu tạo bởi 2 tiếng: nắng hạ, mặt trời, chân lí).
2. Từ không biến đổi hình thái
Dùng trong trường hợp nào, giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu thì từ vẫn không biến đổi hình thái ngữ âm và chữ viết.
Ví dụ thêm: Ta về ta tắm ao ta (Ca dao).
Ta (1) là chủ ngữ về thứ nhất. Ta (2) là chủ ngữ vế thứ 2. Ta (3) là bổ ngữ chỉ đối tượng của tắm. Tuy nhiên, về mặt phát âm và chữ viết thì ba tiếng ta này giống nhau.
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ
Đặc trưng này dễ thấy khi ta thay đổi trật tự sắp đặt từ hoặc thay đổi các hư từ. Nghĩa của cụm từ hoặc nghĩa của câu lập tức sẽ thay đổi (hoặc vô nghĩa).
- Tôi đã ăn/ Tôi vừa ăn/ tôi vừa mới ăn (Các hư từ khác nhau: đã, vừa, vừa mới cùng chỉ sự việc đã diễn ra nhưng mỗi hư từ biểu thị một thời điểm khác nhau).
- Nếu câu trên đổi trật tự thành: Ăn đã tôi thì trở nên vô nghĩa.
Bước 3: Luyện tập
GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập trong phần luyện tập bằng một số hình thức: phân tích (bài tập 1 và 3); thảo luận (bài tập 2).
Bài tập 1: Phân tích những ngữ liệu (SGK) về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Phân tích chức vụ ngữ pháp của những từ ngữ lặp lại để thấy mặc dù chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng từ không biến đổi hình thái ngữ, chữ viết.
Ví dụ: - Trong ngữ liệu thứ nhất:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuố
File đính kèm:
- Ngu Van 11 HKII full.doc