Giáo án ngữ văn 11 kỳ II

A. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của PBC.

B. Chuẩn bị của GV và HS

- GV đọc SGK, SGV, STK để soạn giáo án

- HS đọc trước bài ở nhà

C. Phương pháp

- Đọc sáng tạo,vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, thảo luận

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết thứ: lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của PBC. B. Chuẩn bị của GV và HS - GV đọc SGK, SGV, STK để soạn giáo án - HS đọc trước bài ở nhà C. Phương pháp - Đọc sáng tạo,vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, thảo luận D. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Yêu cầu cần đạt - GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết về Phan Bội Châu để nêu những nét cơ bản về tác giả. - Một HS đọc tiểu dẫn, tóm lược những ý cơ bản. Các HS khác có thể bổ sung bằng những hiểu biết của mình - GV nhận xét đồng thời nhấn mạnh những ý chính. - GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ - HS thảo luận và phát biểu ý kiến - GV nhận xét, điều chỉnh và diễn giải quá trình sáng tác bài thơ. - GV cho HS đọc cả phần phiên âm và dịch thơ. Hướng dẫn HS thể hiện cho được khẩu khí hào hùng, sôi trào nhiệt huyết của PBC. - GV: Hai câu thơ đầu tác giả đã khẳng định như thế nào về chí làm trai? - HS suy nghĩ và phát biểu GV tổng hợp ý kiến - GV: PBC có phải là người đầu tiên phát biểu về chí làm trai của mình không? Hãy chứng minh? - HS nhớ lại những tác phẩm đã học để dùng làm dẫn chứng. GV gợi ý. + Phạm Ngũ Lão: “Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” + Nguyễn Công Trứ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” - GV: Chí làm trai theo quan niệm của PBC có gì mới lạ? HS trả lời GV định hướng: + Câu thơ thứ 3 và thứ 4 thái độ của tác giả khác nhau như thế nào? + Tác dụng của hai câu thơ? - GV: Tiếp tục triển khai đề, tác giả đã gắn chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của đất nước. Hoàn cảnh đó như thế nào? Điều khác lạ trong quan niệm của tác giả về sách thánh hiền? HS trả lời GV tổng hợp - GV: Bài thơ kết lại bằng một hình ảnh đẹp và lãng mạn. Đó là hình ảnh nào? HS phát hiện GV tổng hợp - GV: Hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm HS trả lời GV kết luận I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Phan Bội Châu (1867 - 1940) - Là nhân vật kiệt xuất của lịch sử đầu thế kỉ XX, lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam quang phục hội - Là một chí sĩ có tấm lòng yêu nước và khát vọng cứu nước nồng cháy. - Là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc (dù không chủ tâm). Văn thơ PBC chủ yếu được viết ra nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động cách mạng với bầu nhiệt huyết sôi dục, cuồn cuộn. 2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ - Đầu thế kỉ XX, nước nhà vẫn đang trong hoàn cảnh tối tăm nhưng phong trào cách mạng đã bắt đầu hé lên - Năm 1905, sau khi lập Hội Duy Tân, theo chủ trương của tổ chức, PBC chia tay bạn bè sang TQ và NB tranh thủ sự giúp đỡ của các nước này đối với phong trào cách mạng Việt Nam - Trước khi lên đường, vào lúc chia tay, Ông đã sáng tác bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc và chú thích 2. Phân tích a. Hai câu đề: Đề cập đến chí làm trai nói chung. “Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời” - Khẳng định một lẽ sống đẹp. “Phải lạ” có nghĩa là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ việc lớn, những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn, chứ không thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, chịu để cho con tạo vần xoay. - Đó là sự tiếp nối khát vọng sống mãnh liệt của các nhà nho thuở trước nhưng nó táo bạo, quyết liệt hơn. + Con người dám đối mặt cả với cả đất trời, cả vũ trụ để khẳng định mình, vượt lên trên cả cái mộng công danh cá nhân để vươn tới những lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn hơn + Ôm ấp khát vọng có thể xoay chuyển càn khôn, không để cho nó tự chuyển vần, nghĩa là không chịu khuất phục hoàn cảnh, số phận -> Lí tưởng sống ấy đã tạo cho con người một tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàn, dám ngạo nghễ, thách thức với càn khôn. b. Hai câu thực: Chí làm trai gắn với ý thức về cái tôi công dân đầy trách nhiệm trước cuộc đời. “Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai” - Câu thơ thứ 3 khẳng định dứt khoát: Cuộc thế trăm năm này cần phải có ta, không phải để hưởng lạc mà là để cống hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, lưu danh thiên cổ. - Câu thơ thứ 4 chuyển giọng nghi vấn, nhưng cũng nhằm để khẳng định quyết liệt hơn một khát vọng hiển hách, phát huy hết tài năng và chí khí, cống hiến cho đời. -> ý thơ được tăng cấp lên, đồng thời thêm giọng khuyến khích, giục giã con người. Đây là hồi chuông thức tỉnh rất có ý nghĩa đối với những người VN yêu nước lúc bấy giờ. c. Hai câu luận: Gắn chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của nước nhà. “Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” - Lẽ vinh nhục được đặt ra gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc - Tư tưởng mới: Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan. -> Có được dũng khí và nhận thức sáng suốt đó là do tấm lòng yêu nước nồng cháy và ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới đã len lỏi vào đất nước mà PBC đã đón nhận. Nhân vật trữ tình ở đây đã thể hiện khí phách ngang tàn, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới. d. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật trữ tình. “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” - Các hình ảnh trong 2 câu thơ đều hết sức lớn lao: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả như hoà nhập với con người trong tư thế bay lên. -> Hình ảnh kết thúc thật lãng mạn, hào hùng, con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng ở bên trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la. III. Tổng kết 1. Nội dung: Bài thơ đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đI tìm đường cứu nước. 2. Nghệ thuật: Giọng thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng. Hình ảnh thơ đẹp lãng mạn và có ý nghĩa biểu cảm cao. 4. Củng cố: - Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - Soạn : “Nghĩa của câu” E. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết thứ: nghĩa của câu A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng - Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần ý nghĩa một cách phù hợp nhất. B. Chuẩn bị của GV và HS - GV đọc SGK, SGV, STK để soạn giáo án - HS đọc trước bài ở nhà C. Phương pháp - Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, thảo luận D. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Khi nói hay viết, chúng ta thường nói (viết) thành câu. Câu là một đơn vị ngữ pháp có cấu trúc phức tạp và sự phân loại phong phú dựa vào những tiêu chí khác nhau. Song dù phức tạp đến đâu, câu cũng phải có nghĩa. Nghĩa của câu là nội dung thông báo mà câu biểu đạt, có thể thông báo sự việc, có thể bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói (viết) với sự việc hoặc với người đọc (người nghe). Vì vậy, người ta chia làm 2 thành phần nghĩa của câu: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu một cách thấu đáo về vấn đề này. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Yêu cầu cần đạt - GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu và hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu HS đọc và tiến hành thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến GV nhận xét và phân tích - GV: Qua phân tích ngữ liệu, em rút ra những nhận xét gì? HS phát biểu những nhận xét cá nhân GV tổng hợp - GV hướng dẫn HS phân tích các ngữ liệu SGK theo các gợi ý: + Phân tích nội dung nghĩa sự việc + Phân tích các thành phân biểu hiện nghĩa sự việc HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV hướng dẫn, gợi ý: Căn cứ vào khái niệm và phân loại nghĩa sự việc để phân tích HS đọc bài thơ và làm bài tập. - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm nhận biết một loại nghĩa. HS làm việc theo nhóm, cử một đại diện lên bảng trình bày. - Gv phân tích để HS lựa chon phương án phù hợp I. Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu 1. Tìm hiểu các ngữ liệu - Cặp câu a1, a2 đều đề cập đến cùng một sự việc: Hắn (Chí Phèo) đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. - Cặp câu b1, b2 đều đề cập đến cùng một sự việc: Nếu tôi nói thì người ta bằng lòng. - Ngoài nội dung sự việc, câu a1, b1 biểu lộ sự thông báo nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự viêc. Các câu a2, b2 thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc. 2. Hai thành phần nghĩa của câu - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc(hoặc một vài sự việc); bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. Thành phần nghĩa thứ nhất được gọi là nghĩa sự việc; thành phần nghĩa thứ 2 gọi là nghĩa tình thái. - Trong mỗi câu, hai thành phần nghĩa trên hoà quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái. Ngay cả những trường hợp câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là tình thái khách quan, trung hoà. Ngược lại, có những trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. II. Nghĩa sự việc 1. Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Câu cũng có những nghĩa sự việc khác nhau: a. Câu biểu hiện hành động b. Câu biểu hiện trạng thái, đặc điểm, tính chất. c. Câu biểu hiện quá trình d. Câu biểu hiện tư thế e. Câu biểu hiện sự tồn tại f. Câu biểu hiện quan hệ 2. Các thành phần ngữ pháp thường biểu hiện nghĩa sự việc là: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác * Luyện tập Bài 1: - Câu 1: Biểu hiện trạng thái - Câu 2: Biểu thị đặc điểm, tính chất - Câi 3: Biểu hiện quá trình - Câu 4: Biểu hiện quá trình - Câu 5: Biểu hiện tư thế, đặc điểm - Câu 6: Biểu hiện đặc điểm, tính chất - Câu 7: Biểu hiện tư thế - Câu 8: Biểu hiện trạng thái Bài 2: Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái a, Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá nhưng cũng đáng sợ b, Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề. c, Họ cũng phân vân như mình, vì mình cũng không biết rõ là con gái mình có hư hay là không. a, Thái độ ngẫm nghĩ (kể) và khẳng định dứt khoát (lắm) b, Thái độ chưa chắc chắn (có lẽ) và có ý tiếc rẻ (mất rồi) c, Thái độ phỏng đoán (dễ) và phân vân (hay là) Bài 3: Hẳn 4. Củng cố: - Hai thành phần nghĩa của câu 5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - Soạn : “Hầu trời” E. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết thứ: Bài viết số 5: Nghị luận văn học A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Củng cố kiến thức văn học đã học trong kì I và đầu kì II. - Thực hành những kĩ năng về văn nghị luận: nhận thức đề, lập dàn ý, viết đoạn văn… - Đánh giá được năng lực của bản thân, từ đó trau dồi thêm kiến thức. B. Chuẩn bị của GV và HS - GV đọc SGK, SGV, STK để soạn giáo án - HS ôn tập lại kiến thức C. Phương pháp - HS viết bài trên lớp, GV lưu ý HS những kĩ năng viết bài, yêu cầu của bài văn nghị luận văn học để HS viết bài tốt hơn. D. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Viết bài. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - GV ghi đề lên bảng và yêu cầu HS chép đề, làm bài nghiêm túc HS làm bài GV nắm sĩ số, giám sát quá trình làm bài và thu bài, nhận xét quá trình làm bài. I. Đề bài Đề: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. II. Hướng dẫn thực hiện đề và dàn ý 1. Thực hiện đề Xác định vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Chí Phèo 2. Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu Nam Cao và nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn b. Thân bài: 1. Một số ý khái quát chung: đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam; sự ra đời của tác phẩm Chí Phèo; những giá trị nổi bật của tác phẩm và những nét độc đáo, sâu sắc của ngòi bút Nam Cao trong tác phẩm này. 2. Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo: - Chí Phèo, bi kịch của sự tha hoá: Từ một anh Chí khoẻ mạnh, hiền lành với những ước mơ bình dị, Chí Phèo bị bóc lột dẫn tới bần cùng hoá và bị áp bức dẫn tới tha hoá. Chí Phèo từ một con người qua bàn tay của bọn cường hào ác bá phong kiến cấu kết với thực dân đã biến thành một con quỷ dữ. - Chí Phèo, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Chí Phèo trở về làng Vũ Đại là trở về với con người nhưng cả làng Vũ Đại không một ai coi Chí là người. Bị loài người ruồng bỏ, tính chất quỷ dữ trong Chí Phèo lại càng trở nên hung hãn và con đường trở về với con người dường như bị chắn mọi ngả. - Chí Phèo, bi kịch bị cự tuyệt quyền trở lại làm người: Thị Nở đã làm hồi sinh đốm lửa nhân tính trong Chí, hé mở cho Chí một cơ hội trở về làm người nhưng ngay cả cơ hội đó cũng lại bị tước đoạt. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống con người. 3. Những nhận định rút ra từ việc phân tích nhân vật Chí Phèo: - Chí Phèo là hiện thân nỗi khổ đến cùng cực của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Qua nhân vật, Nam Cao muốn rung lên một hồi chuông cảnh báo về nguy cơ băng hoại nhân tính con người trước áp bức bóc lột và sự quay lưng của con người với con người. - Tuy buộc phải giải quyết mâu thuẫn bằng cái chết nhưng Nam Cao vẫn tin vào nhân tính của con người. - Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo. c. Kết bài: Khẳng định sức sống của nhân vật Chí Phèo và của tác phẩm Nam Cao. 4. Củng cố: - Kĩ năng viết văn nghị luận 5. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Soạn: “Hầu trời” E. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết thứ: Hầu trời (Tản Đà) A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới theo tư tưởng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX - Cảm nhận được giá trị đặc sắc của thơ Tản Đà B. Chuẩn bị của GV và HS - GV đọc SGK, SGV, STK để soạn giáo án - HS đọc trước bài ở nhà C. Phương pháp - Đọc sáng tạo,vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, thảo luận D. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Tìm hiểu văn học Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX không thể không nhắc đến Tản Đà. Tản Đà có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc. Để cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo và những nét cách tân nghệ thuật thơ Tản Đà, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Hầu trời” – một trong những thi phẩm nổi tiếng của Tản Đà được Xuân Diệu đánh giá là “đứng lại được với thời gian, ngạo cùng năm tháng”. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Yêu cầu cần đạt - HS đọc phần Tiểu dẫn SGK - GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn, hãy cho bíêt điểm nổi bật nhất ở con người Tản Đà là gì? Những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến đặc điểm con người và cá tính sáng tạo của Tản Đà? HS trả lời GV định hướng - GV: Thơ văn Tản Đà có vị trí như thế nào trong sự phát triển của nền văn học dân tộc? - GV giới thiệu xuất xứ bài thơ. - GV: Em có nhận xét gì về đề tài của bài thơ? - GV hướng dẫn HS tìm bố cục của bài thơ. HS đọc qua bài và phát biểu GV kết luận - GV gọi 2 HS đọc bài thơ + HS 1: Đọc 2 đoạn đầu + HS 2: Đọc 2 đoạn sau - GV: Em có nhận xét gì về cách vào chuyện của nhà thơ ở 4 câu mở đầu? HS trả lời - GV: Xuân Diệu từng nhận xét: Đọc "Hầu trời " “phục nhất là đoạn mở” này. - GV: Tản Đà được mời lên thiên đình là để đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Buổi đọc thơ đó diễn ra như thế nào?(Chú ý tâm trạng của thi sĩ và thái độ của trời và chư tiên). - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận Đại diện các nhóm trả lời và nhận xét trả lời. GV chốt lại - GV: Qua buổi đọc thơ trên, có thể thấy được điều gì về cá tính và tâm hồn thi sĩ Tản Đà? HS trả lời GV định hướng: Vào khoảng thời gian này, khi thơ phú nhà Nho đã tàn cuộc mà thơ mới chưa ra đời, Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam đã dám mạnh dạn thể hiện cái tôi bản ngã của mình. - GV: Em có nhận xét gì về giọng kể của tác giả? - GV lưu ý HS 4 câu thơ xưng danh? Thái độ, tình cảm của nhà thơ lúc xưng danh? - GV đọc đoạn thơ: “Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó ……………………………….. Biết làm có được mà dám theo”. + Cảnh sống của nhà thơ như thế nào? + Cảm hứng của đoạn thơ này có gì khác so với đoạn thơ trên? - GV: Cảnh sống của Tản Đà có phải là hiện tượng cá biệt không? Tìm một số câu thơ khác cũng nói về kiếp sống cơ cực, thân phận thấp hèn của nhà văn lúc bấy giờ? HS trả lời GV định hướng: + Xuân Diệu: “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ” + Nguyễn Vỹ: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo Nhà văn An Nam khổ như chó” + Tản Đà : “Hôm qua chửa có tiền nhà Suốt đêm thơ nghĩ chửa ra câu nào Đi ra rồi lại đi vào Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ”. - GV: Suy nghĩ , thái độ của Trời như thế nào trước lời kể của Tản Đà? + Trời nói gì về chức phận của Tản Đà? + Qua đó em có thể cảm nhận điều gì về Tản Đà và thơ văn Tản Đà? - GV: trong đoạn thơ trên, câu thơ nào thể hiện rõ nhất niềm cảm thông và sự trân trọng của trời đối với Tản Đà? + Biện pháp tu từ trong câu thơ trên là gì? + ý nghĩa của câu thơ? - GV: Qua cuộc đối thoại giữa nhà thơ và trời, hãy cho biết dụng ý của tác giả là gì? - GV: Hãy cho biết những điểm mới về nghệ thuật của bài thơ? HS thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trả lời GV nhận xét, kết luận. - GV hướng dẫn HS tổng kết. Bài thơ "Hầu trời " có ý nghĩa như thế nào đối với sáng tác của Tản Đà và của nền Văn học Việt Nam? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tản Đà mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỷ” kể cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương. + Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu. + Ông xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của lớp tiểu tư sản thành thị. + Học chữ Hán từ nhỏ nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ và rất ham học hỏi để tiến kịp thời đại. + Là nhà nho nhưng lại không chịu khép mình trong khuôn phép Nho gia. + Sáng tác văn chương chủ yếu vẫn theo các thể loại cũ nhưng nguồn cảm xúc lại rất mới mẻ. - Thơ văn ông có thể xem như một cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học dân tộc: Trung đại và Hiện đại. 2. Bài thơ "Hầu trời " - In trong tập “Còn chơi” (XB lần đầu năm 1921). - Cảnh lên trời, lên tiên là một đề tài quen thuộc trong thơ truyền thống cũng như thơ văn Tản Đà. - Bài thơ được kết cấu theo diễn biến của câu chuyện (Về một giấc mơ được lên tiên) + Đoạn 1: Lí do được gọi lên trời + Đoạn 2: Buổi đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên nghe + Đoạn 3: Trần tình với trời về cảnh khốn khổ của kẻ theo đuổi nghề văn + Đoạn 4: Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên. II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Cách vào chuyện - Ngay từ 4 dòng đầu, tác giả đã thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách nói lấp lửng, nửa hư, nửa thực. Giấc mơ (đêm qua) “Chẳng biết có hay không” “Chẳng…..không” “Thật…!thật….!thật…!” “Thật được lên tiên” àCách vào chuyện thật độc đáo và có duyên (Khó ai có thể bỏ qua câu chuyện hầu Trời mà nhà thơ sắp kể). 2. Buổi đọc thơ. a. Thi sĩ: “Đương cơn đắc ý đọc đã thích..” “Văn dài hơi tốt ran cung mây” “Trời nghe trời cũng lấy làm hay” “Chửa biết con in ra mấy mươi?” “Văn đã dài thay lại lắm lối…” àRất cao hứng và có phần tự đắc. b. Chư tiên: “Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi” “Hằng nga, Chức nữ chau đôi mày” “Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng” “Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay…” àNghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ c. Trời: Văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng… àKhen thơ Tản Đà rất nhiệt tình. => Tản Đà rất có ý thức về tài năng thơ của mình và cũng là người táo bạo dám đường hoàng bộc lộ “bản ngã” cái tôi của mình. Ông cũng rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của bản thân trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ. - Giọng kể của tác giả rất đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh tự đắc. 3. Lời trần tình với trời a. Lời của Tản Đà: - Lời xưng danh: “Dạ bẩm lạy trời con xin thưa Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn Quê ở á Châu về địa cầu Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”. àKhẳng định tên tuổi của mình một cách tự tin và ẩn chứa một thái độ tự tôn dân tộc. - Lời kể về cảnh sống: + Sống nghèo khổ, bệnh tật, cùng quẫn + Đoạn thơ có sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: hiện thực đan cài với lãng mạn àTản Đà đã vẽ ra một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời của nhiều nhà văn khác trong xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. b. Lời của Trời: - Trời cho rằng chức phận của Tản Đà là truyền bá “thiên lương” àTản Đà lãng mạn nhưng không thoát li hoàn toàn hiện thực, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách tự khẳng định mình, một cách xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của người nghệ sĩ trong cuộc sống. - “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết” ẩn dụ: Lòng thông, sương tuyết àKhẳng định bản lĩnh, cá tính, tài năng của Tản Đà trong hoàn cảnh đầy gian nan thử thách của cuộc sống đương thời. àQua cuộc đối thoại trên, Tản Đà muốn thể hiện tấn bi kịch của nhà văn trong xã hội cũ, đồng thời cũng muốn khẳng định cái tôi bản ngã - một cái tôi phóng túng nhưng đầy trách nhiệm về thiên chức nhà văn của mình. 4. Những điểm mới về nghệ thuật của bài thơ. - Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào (nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng khoáng) - Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ - Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc - Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do, không hề gò ép. III. Tổng kết "Hầu trời " là một bài thơ rất tiêu biểu cho hồn thơ lãng mạn độc đáo của Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu và thể hiện rất rõ nét những dấu hiệu đổi mới của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. 4. Củng cố: - Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - Soạn : “Nghĩa của câu”(tiếp theo) E. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết thứ: nghĩa của câu A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng - Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần ý nghĩa một cách phù hợp nhất. B. Chuẩn bị của GV và HS - GV đọc SGK, SGV, STK để soạn giáo án - HS đọc trước bài ở nhà C. Phương pháp - Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, thảo luận D. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghĩa của câu? Câu có những thành phần nghĩa cơ bản nào? Có những loại nghĩa sự việc nào? Những thành phần nào trong câu thường biểu hiện nghĩa sự việc? 3. Bài mới: Trong tiết học trước, chúng ta đã nghiên cứu khá kĩ về nghĩa sự việc. Nghĩa sự việc tuy phong phú nhưng không phức tạp bằng nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Bài học này chỉ tập trung vào hai trường hợp: Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu và tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Yêu cầu cần đạt - GV diễn giảng: Khi đề cập đến một sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng chắc chắn, sự hoài nghi, sự phỏng đoán, sự đánh giá cao hay thấp…đối với sự việc. - GV cho HS quan sát các ngữ liệu SGK, yêu cầu HS nhận xét về các kiểu nghĩa tình thái trong các ngữ liệu, từ đó lấy thêm các ví dụ. - HS quan sát các ngữ liệu, thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời. - GV diễn giảng: Người nói thường thể hiện tình cảm, thái độ của mì

File đính kèm:

  • docgiaoan Van11ki IIco ban.doc
Giáo án liên quan