Giáo án Ngữ văn 11: Lẽ ghét thương (GV Kha Chí Công)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của NĐC.

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.

- Rút ra bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.

- Phương pháp: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo kiểu kết hợp các phương pháp: hướng dẫn, gợi mở, vấn đáp và thảo luận

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: SGK ngữ văn 11tập 1, SGV ngữ văn 11tập 1, tư liệu tham khảo: Chân dung Nguyễn Đình Chiểu, Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng càng nhìn càng sáng, nghiên cứu tài liệu, soạn giảng.

- Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát, em hãy trình bày những hiểu biết của em về hình tượng “bãi cát”.

 Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát, em hãy trình bày những hiểu biết của em về hình tượng “người đi trên cát”

2. Giới thiệu bài mới:

- Lời vào bài: NĐC được xem là 1 nhà thơ tiêu biểu cho văn học cổ điển VN. Trong số những tác phẩm của ông, Lục Vân Tiên là 1 tác phẩm được nhiều người yêu thích. Tác phẩm này chứa những bài học đạo lí về lối sống, cách sống. Lẽ ghét thương là 1 đoạn trích tiêu biểu cho điều đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 27621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Lẽ ghét thương (GV Kha Chí Công), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:5 Ngày Soạn: 5/09/09 Tiết:17 - 18 Ngày dạy: 09/09 LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích Lục Vân Tiên) NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 阮 廷 炤 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của NĐC. - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ. - Rút ra bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng. - Phương pháp: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo kiểu kết hợp các phương pháp: hướng dẫn, gợi mở, vấn đáp và thảo luận … II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK ngữ văn 11tập 1, SGV ngữ văn 11tập 1, tư liệu tham khảo: Chân dung Nguyễn Đình Chiểu, Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng càng nhìn càng sáng, nghiên cứu tài liệu, soạn giảng. - Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra bài cũ: sĐọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát, em hãy trình bày những hiểu biết của em về hình tượng “bãi cát”. s Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát, em hãy trình bày những hiểu biết của em về hình tượng “người đi trên cát” 2. Giới thiệu bài mới: - Lời vào bài: NĐC được xem là 1 nhà thơ tiêu biểu cho văn học cổ điển VN. Trong số những tác phẩm của ông, Lục Vân Tiên là 1 tác phẩm được nhiều người yêu thích. Tác phẩm này chứa những bài học đạo lí về lối sống, cách sống. Lẽ ghét thương là 1 đoạn trích tiêu biểu cho điều đó. - Nội dung bài mới: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung truyền đạt Bổ sung £ Tp Lục Vân tiên được nhân dân Nam Bộ đón tiếp rất nồng nhiệt.Vì bởi đó là lần đầu tiên trong VH dân tộc, người dân miền Nam được thấy mình trong văn chương từ cuộc sống đến lời ăn tiếng nói, đến tính tình, sở nguyện. s Thể loại ?Nội dung của tp?  Đọc tiểu dẫn SGK Tr.45 và nêu ý chính. £ GV thử hỏi h/s toàn bộ văn bản LVT có bao nhiêu câu – có thể cho điểm nếu h/s nào trả lời đúng ( 2082 câu, có bản 2246 câu – thêm đoạn VT được truyền ngôi) sEm hãy cho biết vị trí của đoạn trích? Nội dung của đoạn trích? Bố cục của đoạn trích. £ Ông Quán là nhân vật phụ, nằm trong hệ thống các lực lượng phù trợ (nhân vật trợ thủ) cho nhân vật chính trên con đường thực hiện chính nghĩa (bên cạnh ông Quán, còn có ông Ngư, ông Tiều, tiểu đồng, lão bà dệt vải,…). Đây là nhân vật biểu tượng cho tình cảm yêu, ghét phân minh, trong sáng của quần chúng. £ Đoạn trích thể hiện rõ thái độ ghét thương của ông Quán, đây cũng là quan điểm, là thái độ tình cảm của nhân dân đối với những vua chúa bạo ngược vô đạo, đối với những người hiền tài. sTừ “ghét” được lập lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Lập như vậy nhằm tác dụng gì? Ông Quán ghét điều gì? Điểm chung của những điều ghét đó? £ Đời vua Kiệt, Trụ, U, Lệ : những ông vua nổi tiếng tan ác hoang dâm vô độ nhân dân phải sống trong cảnh lầm than, điêu đứng: “sa hầm sẩy hang” Đời Ngũ Bá, Thúc Quý: các tập đoàn phong kiến chia bè kết phái, tranh giành quyền lựccuộc sống nhân dân đói khổ vì loạn lạc, nạn chinh chiến của chiến tranh phi nghĩa, đất nước suy tàn £ Ông Quán vốn là Nho sĩ ẩn dật nên am thường nhiều kinh sử. sTheo em, ông Quán đứng trên lập trường nào để thể hiện cái ghét của mình? sTừ “thương” được lập lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Lập như vậy có tác dụng gì? sÔng Quán “thương” những ai? Điểm chung của những điều thương đó? sCâu thơ nào thể hiện rõ nhất mqh giữa ghét và thương? sTheo em đoạn trích có những đặc điểm nghệ thuật nào? Tác dụng của những đặc điểm nghệ thuật ấy? I. ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT: 1.Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tự mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. 2.Vài nét về tác phẩm Lục Vân Tiên: a. Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, NĐC bị mù về dạy học và chữa bệnh cho dân Gia Định b. Thể loại: Truyện thơ Nôm bác học nhưng mang nhiều tính dân gian. Thể lục bát. c. Nội dung: Truyện xoay quanh mối xung đột giữa cái thiện với cái ác nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng của nhân dân, của tgiả về một xã hội tốt đẹp trên cơ sở tình yêu thương, nhân ái. d. Tóm tắt tác phẩm: 3.Đoạn trích: a. Vị trí : Trích từ câu 473 – 504 của truyện Lục Vân Tiên. a. Nội dung : kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán với 4 chàng nho sinh: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm trong quán rượu của ông trước khi vào trường thi, khi 4 người trổ tài thi thơ. Hâm, Kiệm tỏ ý nghi ngờ tài năng của Vân Tiên, Tử Trực. c. Bố cục: Chia làm 2 đoạn: - Đoạn 1: “Quán rằng …. rối dân” : nội dung ghét những tên vua chúa hại dân, hại nước. - Đoạn 2: “Thương là thương …lại thương”: thương những bậc hiền tài chịu số phận lận đận chí lớn không thành, không được trọng dụng II. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT: 1. Ông Quán bàn về lẽ “ghét”: - Từ “ghét” lập lại đến 12 lần trong toàn bộ đoạn trích, bộc lộ sâu sắc và mãnh liệt tình cảm “ghét” trong tâm hồn nhân vật, cũng là của tác giả. “Ghét” đến mức tận cùng: “Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”. - Sử dụng nhiều điển cố rút ra từ sách sử Trung Quốc, nhưng vẫn dễ hiểu vì tác giả đã diễn giải cụ thể. - Các đối tượng mà ông Quán ghét: đời Kiệt, Trụ; đời U, Lệ; đời Ngũ bá thời Xuân Thu; “đời thúc quý” à Các triều đại này có cái chung nhất đó là sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, gây chiến tranh liên miên, không chăm lo đến đời sống nhân dân. - Ông Quán “ghét” tất cả các triều đại trên là vì “dân”: + Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang + Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần + Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn +Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân Æ Qua lời của ông Quán, tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử. Đó là cơ sở của tình cảm “ghét”. Thể hiện tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. 2. Ông Quán bàn về lẽ “thương”: - Từ “thương” được lập lại 12 lần, nhằm nhấn mạnh tình cảm “thương” trong lòng ông Quán. - Ông “thương” những con người cụ thể: đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đổng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc à Tất cả họ đều là những bậc hiền nhân quân tử theo kiểu mẫu nho giáo, là người có đức có tài có chí muốn hành đạo giúp đời giúp dân nhưng không đãt được được ý nguyện những con người ấy ít nhiều đều có những nét đồng cảnh với NĐC, bởi thế tình thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tự tấm lòng nhà thơ. Æ NĐC xuất phát từ cuộc đời, từ sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những tài năng bị các triều đại vua chúa vùi dập. 3. Mối quan hệ khăng khít giữa “thương” và “ghét”: - Càng “thương” thì càng “ghét”. Ông Quán không hề nhập nhằng khi bàn về những điều mình thương và ghét. Những cặp câu mở đầu là ghét sau đó là thương rồi kết đoạn “ Nửa phần …lại thương”. Ong ghét đến điều mà thương cũng đến độ. - “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: tình cảm “thương”, “ghét” cứ đan xen nối tiếp nhau, hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân. Ghét cũng chỉ là một biểu hiện khác của tình yêu thương Æ Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của NĐC. 4. Nghệ thuật của đoạn trích: - Lời thơ mộc mạc, không cầu kì, trau chuốt: sa hầm, sẩy hang, lẩm than muôn phần, lằng nhằng rối dân… - Phép đối: + Đối trong câu :nửa phần lại ghét ,nửa phần lại thương. + Đối cả đoạn thơ:10 câu lẽ ghét ,14 câu lẽ thương - Điêp từ thương:12 lần - Bút pháp trữ tình :mang tính triết lý đạo đức dạt dào cảm xúc. III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ ( SGK). 4. Củng cố: - Lẽ ghét thương, mối quan hệ khăng khít giữa “thương” và “ghét” - Nghệ thuật của đoạn trích. sHãy giải thích câu thơ ở đầu đoạn trích “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương .” 5. Dặn dò: * Học bài cũ. - Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích bài thơ theo phần hướng dẫn của GV. Làm phần luyện tập SGK * Soạn bài mới: Về nhà soạn trước bài đoc thêm :”Chạy giặc” và “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”. 6. Rút kinh nghiệm: Phụ lục: Tóm Tắt “Lục Vân Tiên -蓼 雲 仙” Lục Vân Tiên, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cùng học chung một thầy trên núi Thiên Sơn. Sau những năm tháng khổ luyện văn võ, cả ba được thầy cho xuống núi để lai kinh tham gia khoa thi tuyến người tài của triều đình chọn trạng nguyên. Trên đường trở về thăm nhà, Lục Vân Tiên đã ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều Nguyệt Nga cùng cô hầu gái Kim Liên thoát khỏi tay của bọn cướp Đỗ Dự Phong Lai. Cảm kích trước nghĩa cử của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đem lòng thầm yêu trộm nhớ vị ân nhân của mình. Vốn con gái nhà quan thuộc dòng khuê các, Kiều Nguyệt Nga đã tự họa hình Lục Vân Tiên và đề thơ nhớ chàng treo ở thư phòng. Thế nhưng gia đình Lục Vân Tiên đã có lời giao ước với gia đình Võ Công là sẽ hỏi Võ Thể Loan cho Lục Vân Tiên. Bởi vậy Lục Vân Tiên đã coi như Võ Thể Loan là vị hôn thê của mình. Cả hai gia đình chỉ còn chờ ngày Lục Vân Tiên công thành danh toại trở về là sẽ tiến hành hôn lễ. Trong khi đó Kiều Nguyệt Nga đã từ chối lời cầu hôn của gia đình Trịnh Thái Sư muốn hỏi nàng cho Trịnh Hâm – con nuôi của họ. Biết Kiều Nguyệt Nga còn nặng lòng với Lục Vân Tiên, Trịnh Hâm sinh lòng ghen ghét đố kỵ với bạn đồng môn. Trên đường về kinh ứng thi Lục Vân Tiên đã có thêm những người bạn mới đó là Vương Tử Trực, Hớn Minh … Khoa thi năm ấy ai cũng nghĩ Lục Vân Tiên sẽ giật giải Trạng Nguyên, bởi chàng là một người văn võ song toàn. Nhưng rồi tin mẹ mất ở quê nhà đã đến với Lục Vân Tiên khiến chàng phải bỏ dở kỳ thi để về quê chịu tang mẹ. Nỗi đau buồn cùng với mưu mô thâm độc của Trịnh Hâm đã khiến Lục Vân Tiên lâm vào cảnh mù lòa. Bao nhiêu tiền bạc mang theo đã bị lừa trong việc chữa chạy đôi mắt, khiến tiền mất tật mang. Lục Vân Tiên chỉ còn chỗ dựa duy nhất là người tiểu đồng trung thành của mình… Khoa thi năm ấy Vương Tử Trực đỗ đầu và Trịnh Hâm đỗ thứ hai. Không may cho thầy trò Lục Vân Tiên khi Trịnh Hâm trên đường trở về đã gặp họ. Trịnh Hâm đã tìm cách đẩy Lục Vân Tiên xuống biển. May mắn là Lục Vân Tiên đã trôi dạt vào bờ và được một ông lão đánh cá cứu sống. Ông lão đã đưa Lục Vân Tiên tới nhà Võ Công. Gia đình Võ Công hoàn toàn bất ngờ và thất vọng trước một Lục Vân Tiên tàn tạ, mù lòa. Điều họ mong muốn lâu nay là một Lục Vân Tiên Trạng Nguyên trở về vinh quy bái tổ. Chính vì vậy mà Võ Công đã tìm cách bỏ rơi Lục Vân Tiên trong rừng sâu để hại chàng. Trong khi đó Võ Công quay sang ve vãn Vương Tử Trực hòng gả con gái cho Trực. Vốn là một người nghĩa khí và là anh em kết nghĩa của Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực đã giận dữ và lên án hành động bất nghĩa của gia đình Võ Công. Riêng Lục Vân Tiên tuy bị bỏ rơi giữa rừng sâu nhưng được Hớn Minh đưa về chùa trị bệnh (Hớn Minh lúc này đang ẩn mình trong chùa để trốn sự truy nã của Triều đình vì tội dám giết một tên tham quan)… Với mưu đồ chiếm ngôi vua, Trịnh Thái Sư đã câu kết với giặc Ô Qua đem quân sang gây hấn. Triều đình đã cử Vương Tử Trực làm Nguyên soái và Trịnh Hâm là phó soái đem quân đi chống giặc. Do sự phản bội của Trịnh Hâm, đội quân của Vương Tử Trực đã thất bại và Vương Tử Trực đã bị giặc bắt cầm tù. Giặc Ô Qua một lần nữa lại ra tối hậu thư với triều đình. Trịnh Thái sư dâng kế cầu hòa bằng cách tiến cử Kiều Nguyệt Nga đi triều cống để hại nàng nhằm trả thù. Trên đường đi triều cống Nguyệt Nga đã nhảy xuống biển tự vẫn vì muốn giữ tròn tiết hạnh với Lục Vân Tiên. Kim Liên phải giả Nguyệt Nga sang làm vợ vua Ô Qua. Nguyệt Nga không chết và đã được một quản gia của gia đình Bùi Kiệm cứu sống. Bùi Kiệm muốn lấy Kiều Nguyệt Nga làm vợ nếu không sẽ tố cáo mọi chuyện nàng đã không tuân chỉ. Nguyệt Nga một lần nữa phải bỏ trốn… Giữa lúc đó triều đình lại mở khóa thi tuyển chọn nhân tài ra giúp nước chống giặc ngoại xâm. Lục Vân Tiên lúc này đã chữa khỏi mắt và một lần nữa lại vào kinh ứng thí. Lần này Lục Vân Tiên đã đỗ trạng nguyên. Chàng được phong làm Nguyên soái thống lĩnh đội quân chống giặc. Lục Vân Tiên đã xin vua cho triệu tập Hớn Minh và một số người quen biết vào đội quân tướng của mình. Với tài nghệ và mưu trí thao lược Lục Vân Tiên đã đánh tan giặc Ô Qua, giải cứu được Vương Tử Trực và tìm lại được Kiều Nguyệt Nga. Đồng thời âm mưu đen tối của cha con Trịnh Thái sư và Trịnh Hâm cũng bị phơi bày trước ánh sáng. Tình bạn, tình yêu, lòng chung thủy cuối cùng cũng đã chiến thắng. Sự phản bội rốt cuộc cũng có ngày phải đền tội.

File đính kèm:

  • docLE GHET THUONG(1).doc
Giáo án liên quan