Giáo án ngữ văn 11: luyện tập thao tác lập luận so sánh

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh.

- Yêu cầu về một số cách so sánh.

2. Kỹ năng

- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản.

- Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.

- Viết bài văn nghị luận xã hội có sử dụng thao tác lập luận so sánh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP

Hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11805 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: luyện tập thao tác lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Tiết: 33 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh. - Yêu cầu về một số cách so sánh. 2. Kỹ năng - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản. - Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước. - Viết bài văn nghị luận xã hội có sử dụng thao tác lập luận so sánh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk… 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb… III. PHƯƠNG PHÁP Hoạt động nhóm, diễn giảng… IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: Nhắc lại LLSS, phân biệt LLSS tương đồng và LLSS tương phản. - GV: Ôn lại kiến thức cho học sinh. + So sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. + So sánh tương đồng là tìm những điểm chung giữa hai đối tượng.(vd tr 79) + So sánh tương phản là so sánh để thấy những điểm khác nhau giữa hai đối tượng.(vd tr 80) HĐ 2 * Hướng dẫn vận dụng LLSS. - GV: Tâm trạng của hai nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ có điểm gì giống nhau? Phân tích tâm trạng đó? - HS: Trả lời. - Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 2. - HS trả lời, nhận xét và tổng hợp. - Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 3. + GV: Yêu cầu học sinh đọc 2 VB, phát hiện sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ. + HS thảo luận nhanh. Đại diện trả lời. GV tổng hợp * Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 4. + GV: Yêu cầu học sinh chọn một ngữ liệu để viết bài văn so sánh. + HS: Chọn một ngữ liệu và viết bài văn so sánh. 1. Bài tập 1: - Cả hai ra đi lúc còn trẻ và trở về khi đã già. - Cả hai đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình. - Đều có những khoảnh khắc giật mình tiếc nuối bâng khuâng dù sống cách xa nhau cả ngàn năm. 2. Bài tập 2: - Học và trồng cây cũng có ích như nhau: + Học: mang lại tri thức để thực hành vào đời sống. + Trồng cây: cho hoa quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu. - Học và trồng cây đều cần phải có thời gian: + Học: Tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để tiến bộ. + Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nên nôn nóng. 3. Bài tập 3: * Hai bài thơ đều có kết cấu giống nhau: - Thể loại: TNBC ĐL - Ngôn ngữ: có niêm luật, có đối. * Sự khác biệt: - Thơ HXH: dùng ngôn ngữ nôm na hằng ngày (văng vẳng, rền rĩ,…). - Thơ BHTQ dùng nhiều từ Hán Việt ( ngư ông, mục tử,…) - Về thi liệu: + Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng nhiều thi liệu của văn chương cổ điển (Chương Đài, ngàn mai, dặm liễu) + Thơ Hồ Xuân Hương: ít dùng - Sự khác nhau đó tạo ra sự khác nhau về phong cách: + Một pc gần gũi, bình dân, dù xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc. + Một pc trang nhã, đài các, là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu 4. Bài tập 4: (Viết bài văn so sánh). 4. Hướng dẫn tự học: - Viết đoạn văn vận dụng thao tác lập luận so sánh. - Xem và chuẩn bị bài viết số 3. Tiết 34,35 BÀI VIẾT SỐ 3 Thời gian: 90 phút I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được ý nghĩa văn bản Chiếu Cầu Hiền của Ngô Thì Nhậm. - Rèn kỹ năng viết bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. - Vận dụng các thao tác phân tích, so sánh vào làm bài nghị luận văn học. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận. - Năng dần năng lực hành văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Ra đề và hướng dẫn chấm. 2. Học sinh: Ôn tập các tác phẩm đã học và thao tác làm bài văn nghị luận. III. MA TRẬN Kiến thức Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng điểm Đọc văn 1 câu / 2 điểm 2 Nghị luận xã hội 1câu / 3 điểm 3 Nghị luận văn học 1 câu / 5 điểm 5 Tổng điểm 2 3 5 10 IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định: 2. Phát đề: (kèm file) Tiết: 36 NGỮ CẢNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm ngữ cảnh; - Các nhân tố của ngữ cảnh như: nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ… - Vai trò cua ngữ cảnh trong nói và nghe. 2. Kỹ năng: - Các kỹ năng tạo lập văn bản. - Kỹ năng lĩnh hội văn bản. - Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản… II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk… 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb… III. PHƯƠNG PHÁP Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình… IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu. + GV: Giới thiệu bài bằng một câu chuyện cần quan tâm đến ngữ cảnh (Ví dụ chuyện dân gian “Nhưng nó phải bằng hai mày!”) + GV: Yêu cầu học sinh phân tích ngữ liệu trong SGK. + HS: Phân tích ngữ liệu trong SGK. * GV lấy thêm ví dụ từ thực tế đời sống. - Từ những điều đã phân tích trên, em hiểu ngữ cảnh là gì? + HS: Trả lời. + GV: Nhắc khái niệm chính xác. HĐ2 - Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? Các nhân tố của ngữ cảnh có quan hệ như thế nào? + HS: Trao đổi, trả lời và nhận xét. + GV tổng hợp. HĐ3 - Cho học sinh tìm hiểu mục III, và trả lời các câu hỏi. + GV: Cho biết vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình sản sinh VB? + GV: Vai trò của ngữ cảnh đối với việc lĩnh hội văn bản? + HS: đọc ghi nhớ sgk. + HS: Đọc ghi nhớ. HĐ4 - Hướng dẫn học sinh luyện tập . + GV: Gọi học sinh đọc bài tập. + HS: Đọc và trả lời theo yêu cầu sgk. + GV: Bối cảnh cụ thể của câu văn là gì? + GV: Hãy xác định hiện thực được nói tới của câu thơ? + HS trả lời, nhận xét; GV tổng hợp. + GV: Hình ảnh bà Tú được thể hiện trong những từ ngữ, hình ảnh nào? + HS trả lời, GV tổng hợp. * GV giảng nhờ những từ ngữ trên, ta có hiểu được bà Tú là người như thế nào. Gợi ý: Bài tập 4,5 I. KHÁI NIỆM 1. Tìm hiểu ngữ liệu: - Câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”: nếu đột nhiên nghe câu này thì ta không thể hiểu được. - Đặt trong bối cảnh phát sinh ra câu nói, ta có thể hiểu. + Câu nói đó là của chị Tí bán hàng nước. + Chị nói câu này với những người bán hàng xung quanh mình (chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm) + Chị nói câu này vào một buổi chiều tối, tại một phố huyện nhỏ trong lúc mọi người đều chờ khách hàng. + Họ là những “người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.” + Rộng hơn, câu nói trên diễn ta trong bối cảnh XH VN trước CM tháng Tám. => Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói của chị Tí. 2. Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1. Nhân vật giao tiếp: - Người tạo lập; - Người lĩnh hội. 2. Bối cảnh ngôn ngữ: - Bối cảnh giao tiếp rộng: Địa lí, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội.. - Bối cảnh giao tiếp hẹp: Nơi chốn, thời gian và các sự việc xảy ra xung quanh. - Hiện thực được nói tới: Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, hoặc hiện thực bên trong tâm trạng con người. 3. Văn cảnh: Lời đối thoại hoặc lời đơn thoại, dạng nói hay dạng viết, nằm trước hay sau một đơn vị ngôn ngữ khác. III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH 1. Đối với người nói (viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn: Ảnh hưởng, chi phối nội dung lời nói, câu văn. 2. Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn: Là căn cứ để lĩnh hội đúng lời nói, câu văn. IV. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: - Bối cảnh đất nước: thực dan Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh. - Bối cảnh câu văn: + Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi, nhưng chưa thây lệnh quan. + Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù. 2. Bài tập 2: - Hiện thực bên ngoài: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. - Hiện thực bên trong: tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của nhân vật trữ tình. 3. Bài tập 3: - Các từ ngữ: “Lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”, thời gian “quanh năm”, không gian “mom sông”, công việc “buôn bán”, công lao “nuôi đủ năm con với một chồng” - Ta có thể hiểu bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con. 4. Hướng dẫn tự học: - Liên hệ với Văn bản đã học để thấy hoàn cảnh sáng tác và hiểu biết về tác giả chính là cơ sở để hiểu văn bản. - Đọc và soạn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Duyệt tuần 9 - 08/10/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 11 2012T9.doc
Giáo án liên quan