A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: giúp hs.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được những nét về con người, sự nghiệp văn chương của nhà văn Nam Cao.
- Thấy được những hiện thực, nhân đạo mới mẻ qua các nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến.
- Về nghệ thuật: Hiểu được điển hình hoá miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể truyện và kết thúc truyện của Nam Cao
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tài năng và những cống hiến của Nam Cao.
II. Phương pháp: Đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, gợi tìm
III. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2.HS: SGK + Vở ghi
B. Tiến trình lên lớp.
* ổn định tổ chức.
I. Kiểm tra bài cũ: KT miệng .5
1. Câu hỏi:
Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao với đề tài người nông dân trước cách mạng T8? Nội dung cơ bản trong các tác phẩm?
2. Đáp án:
Chí Phèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ em không được ăn thịt chó, Tư cách mô, Nửa đêm. 3đ
- Dựng lên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác trong sự bần cùng hoá hết sức thê thảm vào những năm 1940 – 1945. 3đ
+ Chú ý những con người cùng đường, thấp cổ bé họng. Những số phận bi thảm, những con người bị đầy đoạ vào cảnh nghèo đói bị lăng nhục tàn nhẫn bất công.3đ
+ Một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng đầy tội lỗi không lối thoát. Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân mà đi vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm của họ, ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả hình người, tính người.4đ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) . Tìm hiểu cuộc đời, số phận Chí Phèo, điển hình về người nông dân bị áp bức trước cách mạng tháng 8.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: chí phèo (Phần hai: Tác phẩm) Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/12 Ngày giảng: 13/12
Tiết 53 , Môn: Văn
chí phèo
(Phần hai: Tác phẩm)
Tiết 1 Nam Cao
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: giúp hs.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được những nét về con người, sự nghiệp văn chương của nhà văn Nam Cao.
- Thấy được những hiện thực, nhân đạo mới mẻ qua các nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến.
- Về nghệ thuật: Hiểu được điển hình hoá miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể truyện và kết thúc truyện của Nam Cao
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tài năng và những cống hiến của Nam Cao.
II. Phương pháp: Đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, gợi tìm
III. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2.HS: SGK + Vở ghi
B. Tiến trình lên lớp.
* ổn định tổ chức.
I. Kiểm tra bài cũ: KT miệng .5’
1. Câu hỏi:
Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao với đề tài người nông dân trước cách mạng T8? Nội dung cơ bản trong các tác phẩm?
2. Đáp án:
Chí Phèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ em không được ăn thịt chó, Tư cách mô, Nửa đêm. 3đ
- Dựng lên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác trong sự bần cùng hoá hết sức thê thảm vào những năm 1940 – 1945. 3đ
+ Chú ý những con người cùng đường, thấp cổ bé họng. Những số phận bi thảm, những con người bị đầy đoạ vào cảnh nghèo đói bị lăng nhục tàn nhẫn bất công.3đ
+ Một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng đầy tội lỗi không lối thoát. Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân mà đi vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm của họ, ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả hình người, tính người.4đ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) . Tìm hiểu cuộc đời, số phận Chí Phèo, điển hình về người nông dân bị áp bức trước cách mạng tháng 8.
2.Nội dung.
I. Tìm hiểu chung. 22’
1. Tiểu dẫn
?Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì?
Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Giới thiệu truyện Chí Phèo của Nam Cao.
+ Nguyên tiêu đề truyện ngắn là Cái lò gạch cũ
+ Năm 1941, NXB Đời nay Hà Nội in thành sách và đổi tên là Đôi lứa xứng đôi
+ Năm 1946, Hội văn hoá cứu quốc xuất bản, Nam Cao lấy tên nhân vật chính đặt tiêu đề cho tác phẩm của mình là Chí Phèo. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo. Đồng thời chứng minh cho tài năng bậc thầy của Nam Cao, một nhà văn lớn.
?Em có suy nghĩ gì về việc đổi tên của tác phẩm?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Nếu đặt tiêu đề truyện là Cái lò gạch cũ mới chỉ phản ánh một đoạn đời sinh ra của Chí Phèo. Hơn nữa ở đoạn cuối khi Chí Phèo tự sát, cái lò gạch lại thoáng hiện trong suy nghĩ của Thị Nở chỉ làm tăng thêm hạn chế của Nam Cao, không tìm được giải pháp cuộc đời cho người nông dân.
+ Đặt tiêu đề truyện là Đôi lứa xứng đôi truyện đề cập chủ yếu mối tình Chí Phèo, Thị Nở. Bao vấn đề khác không hề được chú ý.
+ Lấy tên nhân vật chính đặt tiêu đề tác phẩm vừa làm nổi bật chủ đề, vừa thể hiện cốt truyện. Nói tới Chí Phèo, ai cũng nghĩ tới cái lò gạch, Thị Nở, Bá Kiến.
2. Văn bản: (HS đọc kĩ ở nhà, tìm hiểu chú thích)
a. Bố cục
?Văn bản chia thành mấy đoạn? Tóm tắt mỗi đoạn?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Đoạn một từ đầu đến: “Cả làng Vũ Đại không ai biết”
+ Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi.
- Đoạn hai tiếp đó đến: “Hồi ấy hắn đâu mới hai bảy, hai tám”. Chú ý các chi tiết
+ Kể về nguồn gốc Chí Phèo (đứa con hoang bỏ rơi trong cái lò gạch. Một anh thả ống lươn mang về bán cho bà goá mù, bà goá mù bán cho bác phó cối. Khi bác phó cối qua đời, hắn không nơi nương tựa. Đi ở kiếm sống, bị bà ba nhà Lí Kiến bắt làm những việc “không phải”. Hắn vừa làm vừa run. Vì chuyện ấy hắn bị gọi lên huyện rồi giải tù đến bảy, tám năm. Trở về khác hẳn trước, Chí Phèo mất cả tính người, hình người. Người ta ghê sợ Chí. Đến nhà Bá Kiến gây sự nhưng Chí Phèo đã bị Bá Kiến thu phục như đã từng thu phục, lợi dụng Năm Thọ, Binh Chức. Cả đoạn nêu bật số phận bất hạnh của Chí Phèo).
- Đoạn ba tiếp đó đến hết. Chú ý các chi tiết:
+ Chí Phèo suy nghĩ về cuộc đời của mình từ tuổi tác đến cái mặt, nó không còn là mặt người. Mà con vật thì không bao giờ biết đến tuổi. Cái mặt vằn dọc, vằn ngang không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo. Đó là kết quả của bao lần ăn vạ, đâm chém, đập phá, giết người mà người ta giao cho hắn làm. Những việc ấy chính là cuộc đời của hắn.
+ Gặp gỡ Thị Nở bên vườn chuối bờ sông. Đây là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, đơn giản Thị là đàn bà còn Chí là thằng đàn ông say rượu, ngứa ngáy một đêm trong một đêm rười rượi những trăng: “Có những tàu chuối nằm ngửa ưỡn cong lên hứng lấy ánh trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giãy lên đành đạch như là hứng tình”. Nửa đêm Chí Phèo đau bụng, Thị Nở dìu Chí vào lều rồi đi nhặt tất cả những manh chiếu rách đắp lên cho hắn.
+ Sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh dậy “thì trời đã sáng lâu”. Lần đầu tiên Chí nghe được những âm thanh “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”. Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay nó mới vang vọng đến đôi tai của Chí Phèo và lần đầu tiên trong đời ta thấy mắt anh ươn ướt nước.
+ Chí nhớ lại cuộc đời mình trong quá khứ. Có một thời hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải quay tơ, chúng bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Hiện tại Chí thấy mình đã già mà còn cô độc. Với Chí cô độc còn sợ hơn nhiều đói rét ốm đau.
+ Khi Chí Phèo đang vẩn vơ suy nghĩ thì Thị Nở mang “Nồi cháo hành còn nóng nguyên” tới. Chí Phèo ngạc nhiên và xúc động đến mức trào nước mắt. “Đây là lần đầu tiên trong đời hắn được một người đàn bà cho”. Cháo hành thơm ngon vô cùng. “Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm”. Hai người ở với nhau suốt mấy ngày Chí nói những lời phong tình theo kiểu của Chí: “Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ, hay là đằng ấy sang ở hắn với tớ một nhà cho vui”.
+ Nhưng yêu được đến ngày thứ sáu thì Thị Nở nhớ rằng trên đời này Thị còn một bà cô, hãy khoan yêu về hỏi bà cô cái đã. Bà cô Thị không cho Thị lấy Chí. Nghe những lời bà cô mắng, Thị Nở thấy “lộn ruột”. Bà không đồng ý cho cháu bà “đâm đầu” đi lấy thằng Chí chỉ biết rạch mặt ăn vạ. Thị phải nghe theo, trút tất cả những lời của bà cô lên Chí. Mới đầu “Chí ngẩn người” rồi “chợt hiểu”. Chí túm lấy thắt lưng của Thị Nở. Thị xô Chí ngã chỏng khoèo trên mặt đất miệng lảm nhảm “Ai mà thèm lại! Còn muốn lôi thôi cái gì?”.
+ Chí lại lấy rượu ra uống. Lạ thay càng uống càng tỉnh, càng ngửi thấy mùi cháo hành. Hắn định vác dao đến nhà Thị Nở để “đâm chết cái con khọm già” và “con đĩ Nở kia”. Nhưng đôi chân của Chí lại đưa Chí đến nhà Bá Kiến.
+ Buổi trưa cả nhà đi vắng chỉ có mỗi Cụ Bá đang buồn phiền vì cái bà tư đi đâu lâu thế không về. Cụ thì già rồi mà bà ấy còn trẻ quá. Đôi má cứ “phây phây”, đã thế lại hay cười, gặp những thằng đáng tuổi con, tuổi cháu mình cũng cười. Những lúc như thế cụ lại muốn bắt tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù. Khi nghe tiếng Chí Phèo lè nhè chửi bới ở ngõ, cụ đã chuẩn bị sẵn năm hào. “Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng”. Nhưng móc rồi cụ cũng quát một câu cho nhẹ người “Chí Phèo đấy hở? lè bè vừa vừa chứ! tôi không phải là cái kho”. Chí Phèo trợn mắt chỉ vào mặt cụ “Tao không đến đây xin năm hào”. “Tao muốn làm người lương thiện”. “Không được! Ai cho tao lương thiện, làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Chỉ có một cách... biết không!...”. Lưỡi dao của Chí Phèo đã vung lên đâm chết kẻ thù và tự sát.
+ Kết thúc tác phẩm là hình ảnh hai cô cháu Thị Nở trên đường đi chợ về. Bà cô Thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến: “Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo”. Thị nói lảng, rồi nghĩ thầm “sao có lúc nó hiền như đất”. Và nghĩ những lúc ăn nằm với hắn, Thị nhìn trộm bà cô rồi nhìn nhanh xuống bụng: “Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? Đột nhiên Thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại...”
?Em có nhận xét gì về ý cơ bản của mỗi đoạn?
?Yêu cầu tóm tắt ?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Đoạn 1: có tính chất giới thiệu
- Đoạn 2: Chí Phèo bị cướp mất hình người, tính người.
- Đoạn 3: là sự thức tỉnh về ý thức và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.
Đoạn 3 là đoạn thể hiện nội dung cơ bản của truyện và cả tài năng nghệ thuật của Nam Cao.
b. Chủ đề
?Xác định chủ đề truyện?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Miêu tả số phận bất hạnh của Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tội lỗi, đồng thời thể hiện khát vọng hoàn lương và bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí. Tác phẩm làm rõ bộ mặt tàn bạo của phong kiến địa chủ qua nhân vật Bá Kiến.
II. Đọc - hiểu
1. Nhân vật Chí Phèo 15’
a. Số phận bất hạnh
?Chí Phèo là con người được sinh ra như thế nào?
4 tổ thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp. Các tổ nhận xét bổ sung và hoàn thiện.
- Ngay từ lúc sinh ra, Chí đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch cũ.
“Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Cha, mẹ hắn đã ngoảnh mặt đi để tuổi thơ của hắn gắn liền với đứa “không cha không mẹ”. Một đứa con hoang tội nghiệp.
- Nhờ sự cưu mang của nhiều người: anh thả ống lươn, bà goá mù, rồi bác phó cối. Bác phó cối qua đời, hắn trở thành người không nơi nương tựa, phải bán rẻ sức lao động để kiếm sống. Chí đúng là người nông dân lương thiện, không cha, mẹ, không gia đình, không nhà cửa, tứ cố vô thân. Năm hai mươi tuổi làm canh điền (người đi ở làm ruộng) cho nhà Lí Kiến bây giờ là cụ Bá.
=> Số phận bất hạnh nhưng lương thiện.
- Bà ba nhà Bá Kiến thỉnh thoảng gọi Chí Phèo lên đấm lưng, xoa bụng và làm cái việc không phải. Hắn buộc phải làm. Nhưng “vừa làm vừa run” vì xấu hổ => Tự trọng.
- Ước mơ cuộc sống hp: chồng cầy thuê cuốc mướn…=> Bình dị, lương thiện.
3. Củng cố: gv khái quát kt cơ bản.1’
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài (1’)
1.Bài cũ:
- Đọc sgk củng cố kiến thức, đọc lại tác phẩm sgk.
- Học vở ghi, nắm vững nội dung vở ghi.
- Tìm đọc tác phẩm Chí Phèo.
2.Bài mới: Làm các bài tập về phong cách ngôn ngữ báo chí.
File đính kèm:
- tiet 53.doc
- tiet 54.doc