Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: Hương sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh

A. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức: Hiểu.

- Vẻ đẹp cảnh Hương Sơn – Một phát hiện của nhà thơ, niềm say mê của tác giả

- Một thành công trong nghệ thuật của Chu Mạnh Trinh, tác giả T.b cho khuynh hướng Văn học lãng mạn nửa cuối thế kỉ XIX.

2. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng phân tích, cảm thủ theo thể thơ hát nói.

3. Thái độ, tình cảm: Lòng yêu mến danh lam thắng cảnh đất nước

B. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

C. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

D. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ: kt miệng ( 5 ) .

a. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Chạy giặc” (NĐC). Em thích nhất câu thơ nào? vì sao ?

b. Đáp án

- Đọc thuộc lòng diễn cảm, chính xác (6đ)

- Tuỳ học sinh lựa chọn (Giá trị nghệ thuật – Nội dung) (4đ)

2. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Nói đến cảnh đẹp Việt Nam ta không thể không nhắc đến Chùa Hương - đây đã là một đề tài ngâm, vịnh của thơ ca từ bao đời nay. Một trong số những bài thơ hay nhất về địa danh này là .

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: Hương sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:5/10 Ngày giảng: 7/10 Tiết 19 , Giảng văn Hương sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh- A. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: Hiểu. - Vẻ đẹp cảnh Hương Sơn – Một phát hiện của nhà thơ, niềm say mê của tác giả - Một thành công trong nghệ thuật của Chu Mạnh Trinh, tác giả T.b cho khuynh hướng Văn học lãng mạn nửa cuối thế kỉ XIX. 2. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng phân tích, cảm thủ theo thể thơ hát nói. 3. Thái độ, tình cảm: Lòng yêu mến danh lam thắng cảnh đất nước B. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: kt miệng ( 5’ ) . a. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Chạy giặc” (NĐC). Em thích nhất câu thơ nào? vì sao ? b. Đáp án - Đọc thuộc lòng diễn cảm, chính xác (6đ) - Tuỳ học sinh lựa chọn (Giá trị nghệ thuật – Nội dung) (4đ) 2. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Nói đến cảnh đẹp Việt Nam ta không thể không nhắc đến Chùa Hương - đây đã là một đề tài ngâm, vịnh của thơ ca từ bao đời nay. Một trong số những bài thơ hay nhất về địa danh này là…. 3.Nội dung. T0 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt (10’) (23’) (2’) ? Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả? ? Bài thơ có vị trí như thế nào trong thơ viết cùng đề tài ? ? Cho biết hướng khai thác bài thơ? - GV giới thiệu chùa Hương Sơn – SGK. Chia nhóm cho học sinh thảo luận. Tổ 1: ? Hương Sơn được giới thiệu như thế nào ? Bằng những hình ảnh nào? ? Kết quả nội dung phân tích? Khái quát chung về cảnh và tình cảm của tác giả? Tổ 2,3. ? 4 câu tiếp(đoạn 2), cảnh được miêu tả như thế nào? ? ý hiểu của em về các từ? ? Câu nói ấy có ý nghĩa gì ? ? Em hiểu câu thơ “khách …” ? Cách miêu tả ấy cho ta cảm nhất nét độc đáo của Hương Sơn như thế nào ? ? ấn tượng này được khắc sâu bởi câu 13, 14? ? Em cảm nhận đó là vẻ đẹp như thế nào? Tổ tổ 4. Đọc thầm đoạn thơ còn lại ?Giọng thơ có gì thay đổi? ? Em có nhận xét gì trong cách diễn đạt, tác dụng? ?Câu cuối có ý nghĩa gì? ? Khái quát nội dung vừa phân tích? ? Giá trị nghệ thuật ? ? Giá trị nội dung ? HS đọc sgk, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. HS đọc văn bản độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. HS chia nhóm tự đọc thầm thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp. HS độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả: (1862-1905) -Hiệu Trúc Vân. Làng Phù Thị (Hải Hưng), đỗ tiến sĩ, nổi tiếng hào hoa phong nhã: +Văn chương lỗi lạc +Hội hoạ, kiến trúc tinh thông => Là nhà thơ nổi tiếng với những bài vịnh kiều (Từng vẽ kiểu trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Tích) 2.Tác phẩm. a. Vị trí : - So sánh với: + “Vịnh Chùa Hương” (Tản Đà) + “Em đi Chùa Hương” (Nhược Pháp) => “Hương Sơn phong cảnh ca” được coi là loại hay nhất, hiếm nhất viết về cảnh Hương Sơn. b.Bố cục: - 3 đoạn II. Đọc hiểu Đoạn 1 - Giới thiệu từ nhiều góc độ: Hình ảnh thực và ý kiến đánh giá của người xưa + Cảnh bụt: Vẻ đẹp thoát tục, thanh cao, pha màu tôn giáo. + Thú hương sơn ao ước: - Con mắt nhìn của thi nhân. - Khát khao được đến đây chiêm ngưỡng - Nghệ thuật lặp, nhịp thơ 3/ 2/ 2, kết hợp thanh bằng và câu hỏi tu từ => Gợi thế quần thể không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng chen lẫn non với nước… biểu lộ niềm vui đến ngạc nhiên => Giới thiệu Hương Sơn 2.Đoạn 2 - 4 câu trên: + Cảnh được miêu tả từ xa đến gần. + Cảnh vật nơi cửa phật. - “Cúng”- Cúng phật - “Kinh” – Kinh Phật - “Chuông” – Chùa => Nhà thơ liên tưởng chim đang say cúng, cá say kinh. Cả một bầu trời đất từ không gian đến cảnh vật cùng ngây ngất trong không khí đạo thiền. - Khách tang hải: Khách trần phàm - Giật mình …mộng: Say vì đạo. =>Nói là say vì đạo, nhưng thực chất là say vì cảnh. - Khí vị thiền (xuyên suốt bài thơ) Cái đẹp trong vẻ thiêng liêng ấy chính là cái độc đáo thứ nhất và lớn nhất của Hương Sơn. - 6 câu sau vẻ đẹp của Hương Sơn Cảnh được kể chứ không tả liên tiếp “này…này” bằng thủ pháp liệt kê + Phong phú của cảnh + Thế trập trùng cao thấp nhiều tầng của quần thể + Có sức gợi hình, gợi cảm vừa có cao, quá gập ghềnh. + Sự hăm hở đón nhận của thi nhân trước vẻ đẹp quần thể của Hương Sơn. => Cái đẹp của thế nhiều tầng của một quần thể hùng vĩ (nét độc đáo thứ hai) =>Vẻ đẹp siêu thoát của Hương Sơn. 3. Đoạn 3 - Giọng thơ trang trọng tôn kính + Giang sơn: Thiên nhiên gấm vóc ám chỉ tổ quốc với chính quyền của đất nước. + “Chừng nào … đợi ai đây” => đợi chủ nhân của nó. - Ta vẫn bắt gặp không khí vịnh thiền “lần tràng hạt …” câu chữ đậm màu sắc tôn giáo nhưng che giấu cảm xúc nhà thơ: Yêu cả giang sơn, Tổ quốc. - Câu cuối thoát khỏi cảm hứng tôn giáo, trở về với cõi trần thế. => Suy niệm của nhà thơ III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Thể hát nói gợi tả, gợi hình, thủ pháp nghệ thuật liệt kê 2. Nội dung - Tình yêu thiên nhiên đất nước => vẻ đẹp độc đáo, thanh cao - Cảm hứng tôn giáo hoà quyện với cảm hứng thiên nhiên đất nước. 4. Củng cố, luyện tập (3’) Tham khảo phần ghi nhớ SGK. ? Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao ? Đáp: Tuỳ học sinh lựa chọn. Lí giải nghệ thuật và nội dung E. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (1’) - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm vững nội dung bài - Ôn lại kiến thức về văn nghị luận Giờ sau học LV.

File đính kèm:

  • doctiet 19.doc
Giáo án liên quan