Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: Lẽ ghét thương (Trích “Lục Vân Tiên”)

A. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức: Hiểu.

- Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính.

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích thơ cổ.

3. Thái độ, tình cảm: Yêu mến, trân trọng tài năng và tấm lòng của nhà thơ

B. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

C. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

D. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ: không .

2. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Tìm hiểu quan điểm và tài năng nghệ thuật của NĐC qua tác phẩm Lục Vân Tiên với đoạn trích Lẽ ghét thương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: Lẽ ghét thương (Trích “Lục Vân Tiên”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/9 Ngày giảng: 2/10 Tiết 17 , Giảng văn Lẽ ghét thương (Trích “Lục Vân Tiên”) Nguyễn Đình Chiểu A. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: Hiểu. - Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính. - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích thơ cổ. 3. Thái độ, tình cảm: Yêu mến, trân trọng tài năng và tấm lòng của nhà thơ B. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: không . 2. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Tìm hiểu quan điểm và tài năng nghệ thuật của NĐC qua tác phẩm Lục Vân Tiên với đoạn trích Lẽ ghét thương. 3.Nội dung. T0 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt 15’ 7’ 8’ 25’ 10’ 10’ 5’ ?Em hãy cho biết, phần tiểu dẫn trình bày bằng nội dung gì? ? Tìm bố cục và nêu nội dung của mỗi đoạn? ?Nêu đại ý đoạn trích? ?Em hãy cho biết có điều gì chung giữa các triều đại mà ông Quán ghét? ?Tác giả đứng về phía nào để lên án những triều đại vua bạo ngược? ? Em hãy cho biết có điều gì chung mà ông quán thương giữa các con người? (Đổng Tú, Đào Tiềm, Hàn Dũ đến triết gia nổi tiếng như Chu Đôn Di, Trịnh Hạo, Trình Di) ? Ông Quán ghét và thương rất rõ ràng, cụ thể. Em hãy nhận xét cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của tác giả? - Là một nhà nho chân chính, thầy Đồ Chiểu đã đứng về phía nhân dân để lên án bọn cường quyền bạo ngược, để cảm thông, chia sẻ và thương xót thực sự với những nho sĩ có tài gặp những rủi ro không được đời trọng dụng. Rõ ràng thầy Đồ Chiểu đứng về phía nhân dân, đứng về phía đạo lí và chính nghĩa. Thầy Đồ Chiểu thực sự dùng thơ văn của mình là vũ khí chiến đấu cho đạo lí, bảo vệ chính nghĩa ?Dựa vào cảm xúc của tác giả trong đoạn trích, hãy giải thích một câu thơ khác của ông “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”? ?Em hãy nhận xét về bút pháp trữ tình của Nguyễn Đình Chiểu ở đoạn thơ này? - sa hầm, sẩy hang, lầm than muôn phần, làm dân nhọc nhằn, lằng nhằng rối dân) là những từ ngữ, hình ảnh diễn tả nỗi khổ của nhân dân. - Đến những từ ngữ: (Ngôi mà không ngôi, ngùi ngùi, lui về...) thể hiện đặc trưng ngôn ngữ trong thơ thầy Đồ Chiểu. Song chính ngôn ngữ mộc mạc ấy đã làm rung động lòng người. Đúng như lời nhận xét của giáo sư Nguyễn Đình Chú: “Thơ văn thầy Đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trước làn gió nhẹ mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là quả vải thiều Hải Hưng ai ăn cũng thấy ngọt, mà là trái sầu riêng Nam Bộ hồ dễ mấy ai quen”. (Học sinh đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu nhỏi. (Học sinh đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu nhỏi. (HS đọc đoạn 1 của văn bản) độc lập suy nghĩ và trả lời câu nhỏi. (HS đọc đoạn 2 của văn bản) độc lập suy nghĩ và trả lời câu nhỏi. I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn - Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên + Sáng tác khi Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt, về bốc thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định. + Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa cái thiện - cái ác. + Đề cao tinh thần nhân nghĩa truyền thống, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và nhân dân về một xã hội tốt đẹp mà quan hệ con người với con người đều đằm thắm một tình cảm yêu thương nhân ái. + Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, được nhân dân Nam Bộ đón nhận nồng nhiệt và lưu truyền rộng rãi. - Ông Quán chỉ là nhân vật phụ. Nhưng đó là biểu tượng cho yêu, ghét phân minh trong sáng của quần chúng. Đoạn trích này là lời của ông Quán nói với bốn chàng Nho sinh Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm khi họ cùng uống rượu và làm thơ trong quán của ông trước khi vào trường thi. 2. Văn bản a. Bố cục Đoạn trích chia làm hai phần: - Phần 1: Từ đầu đến “... lằng nhằng dối dân” Nội dung ghét vua chúa bạo ngược, vô đạo. - Phần 2: Còn lại: Thương những bậc hiền tài chịu số phận lận đận, chí lớn không thành, không được đời trọng dụng. b. Đại ý Đoạn trích thể hiện rõ thái độ ghét thương của ông Quán. Đây cũng là quan điểm thái độ của nhân dân đối với vua chúa bạo ngược vô đạo, với những người hiền tài chịu số phận rủi ro. II. Đọc – hiểu 1. Những điều ông Quán ghét. - Đó là sự mê dâm. - Gây lắm chuyện phiền hà, nhũng nhiễu dân. - Chia lìa, đổ nát (chia rẽ bè phái thôn tính lẫn nhau). - Hậu quả, dân “sa hầm sẩy hang”. Chịu nhiều lầm than cực khổ. Cuộc đấu đá chinh phạt của các tập đoàn phong kiến chỉ gây bao hậu quả cho người dân phải gánh chịu. Nguyễn Du đã từng lên án các cuộc chiến tranh phong kiến: “Lấy thây trăm họ làm công một người”. - Đứng về phía nhân dân, theo đạo lí nhân dân - Vua Kiệt, vua Trụ hai ông vua (Kiệt đời nhà Hạ, Trụ, đời nhà Thương) cả hai đều bạo ngược, vô đạo, hoang dâm bị nhân dân oán ghét, lật đổ ngôi báu. + Tên nhân vật: Ông Quán (người bán hàng). Ngay cái tên cũng mang lập trường của nhân dân. Người ấy không là ai nhưng lại là tất cả. Người phát ngôn cho đạo lí, hành động của nhân dân, cũng như anh hề trong các vở chèo (sân khấu dân gian). + Tuy nói về các đời vua Trung Quốc như Kiệt Trụ, U Vương và Lệ Vương (U Lệ) nhưng thực chất liên tưởng tới vua Việt Nam thời Nguyễn cuối thế kỉ XIX thối nát. 2. Ngững điều ông Quán thương. - Ông Quán thương những con người cụ thể + Đức Thánh nhân (Khổng Tử) + Nhan Tử (học trò Khổng tử mất sớm) + Gia Cát Lượng + Các nhà Nho, nhà thơ, nhà văn, thầy dạy học. - Nhưng điểm chung ở họ là: Đều là bậc hiền tài, chịu số phận lận đận, chí lớn không thành. 3. Cơ sở của lẽ ghét thương. - Cơ sở của lẽ ghét thương: lòng yêu nước thương dân vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của thầy Đồ Chiểu. + Người biết ghét những gì phi nghĩa, tàn bạo, vô đạo chắc chắn phải là người mến chính nghĩa, trọng tình cảm, giàu tình thương. + Có yêu thương thì phải biết căm thù. Vì yêu thương mà sẵn sàng thể hiện thái độ căm ghét (mối quan hệ giữa ghét, thương). + Con người có thái độ sống lành mạnh, ngay cả trong yêu, ghét cũng rõ ràng phân minh rạch ròi dứt khoát. Nguyễn Đình Chiểu đã mang lập trường của nhân dân. - Bút pháp trữ tình của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện: Lời thơ mộc mạc không cầu kì chau chuốt 4. Củng cố, luyện tập (2’) Tham khảo phần ghi nhớ (SGK). GV kháI quát kt cơ bản. E. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (2’) - Học thuộc lòng đoạn thơ, làm bài tập 1,2 sgk. - Nắm vững nội dung bài - Đọc, soạn bài “ Chạy giặc ” theo hướng dẫn sgk. Giờ sau học Vh

File đính kèm:

  • doctiet 17.doc
Giáo án liên quan