Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11.

2. Kĩ năng: Có năng lực đọc hiểu văn bản văn học, biết phân tích tính sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn học dân tộc.

II. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

III. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

B. Tiến trình lên lớp.

* ổn định tổ chức.

I. Kiểm tra bài cũ: không.

II. Bài mới.

2. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Hệ thống kiến thức đã học về văn học trung đại lớp 11.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29/10 Ngày giảng: 30/10 Tiết 29 , Giảng văn Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Tiết 1 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11. 2. Kĩ năng: Có năng lực đọc hiểu văn bản văn học, biết phân tích tính sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn học dân tộc. II. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. III. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. B. Tiến trình lên lớp. * ổn định tổ chức. I. Kiểm tra bài cũ: không. II. Bài mới. 2. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Hệ thống kiến thức đã học về văn học trung đại lớp 11. 3.Nội dung. I. Những vấn đề chung (5') 1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam (X- XIX) HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt ? Có những sự kiện lịch sử nào nổi bật? - Nền độc lập: Xã hội phong kiến xuất hiện và phát triển theo thời gian… - ở giai đoạn đầu (X-XV) quyền lợi giai cấp thống trị, bị trị cơ bản ngang nhau. Càng về sau càng mâu thuẫn, mục ruỗng thối nát =>sụp đổ ở giai đoạn cuối - Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra liên tiếp 2. Nội dung Văn học a.Những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX * Biểu hiện cụ thể.10’ HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt ? Em hiểu gì về cảm hứng yêu nước của văn học trung đại? Tác động của lịch sử tới cảm hứng yêu nước? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Biểu hiện: + Chủ ngĩa yêu nước là một đặc điểm lớn của văn học Trung đại. Nó vô cùng phong phú, đa dạng. Là âm hưởng hào hùng khi chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng khi nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước thái bình thịnh trị. + Từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có hai sự kiện cần chú ý đã tác động tới cảm hứng yêu nước trong văn chương. - Một là chế độ phong kiến từ khủng hoảng đến suy thoái. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Đáng lưu ý là cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã lật đổ các tập đoàn phong kiến đàng Trong, đàng Ngoài, đánh tan các cuộc xâm lược của quân xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc. Phong trào Tây Sơn suy yếu. Nguyễn ánh khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước đứng trước hiểm hoạ xâm lược của thực dân Pháp. - Hai là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858). Nhân dân Nam Bộ, lần lượt cả nước kiên cường bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm. Nhưng các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Năm 1884, thực dân Pháp hoàn toàn chiếm lĩnh nước ta, xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Văn hoá phương Tây bắt đầu có ảnh hưởng tới đời sống văn hoá Việt Nam. + Cảm hứng yêu nước trong văn học Trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX biểu hiện. - Biết ơn và ca ngợi những người hi sinh vì đất nước - Yêu nước gắn liền với căm thù giặc (văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) - Tình yêu thiên nhiên đất nước (Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh) - ý thức được trách nhiệm của cá nhân mình với đất nước ngay cả những lúc hoàn cảnh thật ngặt nghèo (thơ ca Cao Bá Quát) ngoài ra còn phải kể đến thơ của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích tư tưởng canh tân được thể hiện một cách bức xúc qua các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ. So với giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX có nhiều điểm khác. - Ca ngợi người dân đánh giặc với những phẩm chất tương xứng với họ ở ngoài đời. * ý thức được trách nhiệm của cá nhân với vận mệnh đất nước trong cảm hứng u hoài, bi tráng. *Các tác phẩm 15’ Bài hát ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) ? Phân tích cảm hứng yêu nước trong các tác phẩm? ? Biểu hiện của cảm hứng yêu nớc trong tác phẩm Bài hát ngắn đi trên bãi cát ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Cảm nhận xót xa, u buồn trước tình cảnh đất nước - “Lữ khách trên đường nước mắt rơi” - “Xưa nay phường danh lợi Tất cả trên đường đời. Đầu gió hơi men thơm quán rượu Người say vô số tỉnh bao người” - “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” + Cảm nhận được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trong cuộc đời để thi thố lo đời giúp nước. - “Bãi cát dài, bãi cát dài Đi một bước lại như lùi” - “Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt Anh đứng làm chi trên bãi cát”. + Nhìn chung bài thơ mang lại cảm hứng u buồn khi ý thức trách nhiệm của mình với đất nước. Mình chưa đóng góp được gì, chưa có cách nào để xoá đi những tình cảnh đang diễn ra. Cảm hứng này khác trong thơ của Đặng Dung “Mài gươm mấy độ bóng trăng tà”. Hương Sơn phong cảnh ca ? Biểu hiện của cảm hứng yêu nớc trong tác phẩm Hương Sơn phong cảnh ca? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Cảm nhận được cái đẹp thiên nhiên đất nước :“Kìa non non nước nước mây mây - Đệ nhất Động hỏi là đây có phải” + Cảm nhận hài hoà giữa tôn giáo (đạo Phật) linh thiêng với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái Lững lờ khe Yến cá nghe kinh Thoảng bên tai một tiếng chầy kình Khách tang hải giật mình trong giấc mộng” + Cảnh thiên nhiên đất nước như phô như diễn vừa có màu sắc vừa có hình khối, đường nét: - “Này suối Giải Oan Này chùa Cửa Võng Này am Phật Tích Này đông Tuyết Quynh Nhác trông lên ai khéo hoạ hình, Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” + Tâm hồn nghệ sĩ đắm say trong cảnh sắc với tấm lòng thiền từ bi bác ái. “Lần tràng hạt, niệm “Nam mô Phật...” Cửa từ bi công đức xiết là bao Càng trông phong cảnh càng yêu...” Xin lập Khoa luật ? Biểu hiện của cảm hứng yêu nớc trong tác phẩm Xin lập Khoa luật? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Lòng yêu nước thể hiện ở tầm nhìn của tác giả. Đó là tư tưởng một lòng canh tân cho đất nước. Đất nước phải có pháp luật, mọi người phải sống theo pháp luật. - “Bất luận quan hay dân mọi người đều phải theo luật nước” + Dùng lời lẽ và cách lập luận cốt sao vua Tự Đức nghe theo lời tấu trình. - Dẫn lời Khổng Tử hai lần. - Lời lẽ nhẹ nhàng, chứng cứ sát thực trong trình bày nội dung của luật, phê phán đạo Nho ở một vài điểm và nêu ý nghĩa của luật trong đời sống. + Nguyễn Trường Tộ viết Điều trần này năm 1867. Lúc ấy, đất nước ta chưa hề có Khoa luật. Điều đó chứng tỏ lòng yêu nước, thiết tha với sự phát triển đất nước của tác giả. Vì thế ở luận cứ nào trong bài, sau khi đưa ra dẫn chứng thuyết phục người đọc đều thấy vai trò của luật pháp. Nguyễn Trường Tộ có tầm nhìn vượt qua thời đại của mình. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ? Biểu hiện của cảm hứng yêu nớc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Lòng yêu nước giúp tác giả đề cập tới hoàn cảnh đau thương tủi nhục nhất của đất nước và câu trả lời cũng mạnh mẽ nhất. -“Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ” + Tác giả đã tạo nên bức chân dung sừng sững của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang. - Yêu nước căm thù giặc “Tiếng phong hạc... cắn cổ” - Lời khẳng định ta với địch không có chỗ đứng chung dưới ánh sáng rực trời của chính nghĩa: “Hai vầng... bán chó” - Họ là những người nông dân làm ăn côi cút, toan lo nghèo khó, xa lạ với chiến tranh chỉ quen cuốc cày đồng ruộng. Song tự nguyện đứng lên đánh giặc, không cần trang bị vũ khí, chẳng đợi tập rèn. “Nào ai đòi... bộ hổ” - Hành động chiến đấu dũng cảm, xông xáo. “Chi nhọc... súng nổ”. - Quan niệm chết vẻ vang hơn sống nhục - Người nông dân nghĩa sĩ chưa từng xuất hiện trong văn học. Đây là hình ảnh rất tương xứng với họ ở ngoài đời. Đây cũng là kết tinh lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn là tiếng khóc cao cả - Khóc cho đất nước, quê hương - Khóc cho người chết - Khóc cho người sống “Đau đớn mấy... trước ngõ” * Khóc làm cho trời sầu đất thẩm “Đoái sông... luỵ nhỏ” a.Những biểu hiện về cảm hứng nhân đạotrong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX * Biểu hiện cụ thể. 10’ HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt Vì sao trào lưu nhân đạo xuất hiện trong văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Tình hình đất nước từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có nhiều biến động lớn về lịch sử. + Chế độ phong kiến từ khủng hoảng đến suy thoái + Nguyễn Huệ dẹp yên thù trong giặc ngoài đàng Ngoài, đàng Trong, quân Thanh, quân Xiêm. + Đời sống nhân dân điêu đứng lầm than vì chiến tranh loạn lạc, phu phen, tạp dịch. Cho nên những sáng tác văn học thời kì này đòi quyền sống cho con người. Vì thế chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện trong văn chương. - Mặt khác ảnh hưởng của văn học truyền thống, những mặt tích cực của đạo Nho, Phật giáo và truyền thống nhân đạo của người Việt Nam qua lối sống “Thương người như thế thương thân”. + Văn học dân gian là cội nguồn nảy sinh tư tưởng nhân đạo + Tư tưởng nhân văn của Phật giáo là từ bi bác ái + Tư tưởng nhân văn của Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa + Tư tưởng nhân văn của Đạo giáo sống thuận và hoà hợp với tự nhiên. Vì lẽ đó, ta nói từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã xuất hiện trong văn học Trung đại. + Các bệnh bảo mọi người - Mãn Giác Thiền sư + Tỏ lòng Không Lộ Thiền sư + Vận nước Pháp Thuận Thiền Sư + Cáo bình Ngô, tùng, cảnh ngày hè Nguyễn Trãi + Ghét chuột, Nhàn Nguyễn Bình Khiêm + Người con gái Nam Xương, Chức phán sự đền Tân Viên Nguyễn Dữ. - Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. Nội dung của chủ nghĩa nhân đạo thể hiện ở lòng thương người, khẳng định và đề cao con người ở phẩm chất và tài năng, những khát vọng chân chính về quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do lên án các thế lực tàn bạo những nguyên tắc đạo lí, những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người. Đó là các tác phẩm: + Chính phụ ngâm - Đặng Trần Côn, dịch giả là Đoàn Thị Điểm + Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều + Truyện Kiều, thơ chữ Hán, Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du + Thơ Hồ Xuân Hương + Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu 3. Củng cố, luyện tập: GV khái quát kiến thức cơ bản(2’). C. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (2’) - Nắm vững nội dung bài, hoàn chỉnh các ý của bài. - Học vở ghi, sách gk, củng cố kiến thức đã học. - Đọc tiếp phần còn lại của bài, tìm hiểu nhân đạo biểu hiện cụ thể trong từng tác phẩm và những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật. Giờ sau học TV.

File đính kèm:

  • doctiet 29.doc
  • doctiet 31.doc
Giáo án liên quan