Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 1

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ, tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.

2. Nắm được nét lớn về nghệ thuật miêu tả, yếu tố tự sự trong đoạn trích.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

+ SGK - SGV

+ Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: ( chưa có)

2. Giới thiệu bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vào phủ chúa trịnh Mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ, tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. 2. Nắm được nét lớn về nghệ thuật miêu tả, yếu tố tự sự trong đoạn trích. Phương tiện thực hiện + SGK - SGV + Thiết kế bài học Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ: ( chưa có) Giới thiệu bài mới phương pháp nội dung cần đạt GV: Yêu cầu học sinh ( H/S) đọc tiểu dẫn SGK. GVH: Anh (chị) hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm Thượng Kinh kí sự ? GVH: Quang cảnh sống đầy xa hoa, uy quyền của phủ Chúa được miêu tả như thế nào ? GV: Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận theo các ý sau: + Nhóm 1: Lối vào, đường đi trong phủ Chúa ? Khuôn viên nơi phủ chúa ? + Nhóm 2: Nội cung được miêu tả như thế nào ? ăn uống trong phủ chúa ra sao ? + Nhóm 3: Về nghi thức trong phủ Chúa ? + Nhóm 4: Khái quát quang cảnh sống nơi phủ chúa ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tác giả đã miêu tả quang cảnh của phủ chúa bằng cách nào ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tác giả bộc lộ thái độ gì trước quang cảnh ở phủ chúa ? Anh (chị) có nhận xét gì về thái độ đó ? GV: Thành công trong miêu tả của tác giả không chỉ ở cảnh vật cuộc sống trong phủ chúa mà còn được thể hiện ở việc miêu tả con người, đặc biệt là chân dung của Trịnh Cán. GVH: Anh (chị) hãy nhận xét về các chi tiết miêu tả Trịnh Cán: nơi ở ? hình hài, vóc dáng ? GVH: Suy nghĩ của tác giả rất mâu thuẫn khi nghĩ đến cách chữa trị căn bệnh cho Thái tử ? Anh (chị) hãy phân tích tâm trạng đó ? GVH: Cuối cùng tác giả chọn giải pháp nào? điều ấy nói nên ý nghĩa gì ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết những nét đặc sắc của nghệ thuật kí sự ? GVH: Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì ? GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Tr 09. I, giới thiệu chung 1, Tác giả: HSĐ&PB: * Lê Hữu Trác (1724 – 1791) quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên). Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng). 2. Tác phẩm * Lê Hữu Trác không chỉ giỏi chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong gần 40 năm trong đó có Thượng Kinh kí sự là tác phẩm văn học được tác giả ghi lại cảm nhận bằng mắt của mình khi ông được vời vào kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782). * Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng ông được lệnh triệu vào cung, Lãn Ông buộc phải lên đường. Từ đây mọi sự việc đựôc diễn ra theo trình tự thời gian và đè nặng lên tâm trạng tác giả. II . Nội dung chính 1, Cảnh sống xa hoa đầy quyền uy của chúa Trịnh HSĐ&PB * Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp…” * Trong khuôn viên phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi…” Ví dụ: Bài thơ trong doạn trích. * Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phấn… * ăn uống thì “ mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ..” * Về nghi thức: nhiều thủ tục “đợi lệnh…có thẻ…lạy bốn lạy khi vào và khi ra. ố Tác giả đã bằng sự quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Đằng sau bức tranh và con người đó chứa đựng dồn nén biết bao tâm trạng của nhà văn. 2, Thái độ của tác giả với cuộc sống trong phủ Chúa. HSĐ&PB : * Vốn là con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa nhưng trước những gì được chứng kiến ở nơi phủ Chúa, tác giả cũng phải sững sờ “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào !”. Tuy nhiên khi vào nội cung thế tử ông lại viết “ ở trong tối om, không thấy của ngõ gì”… ố Một mặt ông rất ngạc nhiên khi cảm nhận sự xa hoa nơi phủ Chúa, nhưng mặt khác ông tỏ thái độ không đồng tình với lối sống hưởng lạc quá mức của những người đang giữ những trọng trách của quốc gia. * Cách tìm lối sông ẩn dật của tác giả chính là đối lập lại với cách sống vương giả xa hoa của chúa Trịnh và bọn cẩu quan hại dân. Thì ra tất cả những thứ sơn son thếp vàng, võng điều áo đỏ, hương hoa thơm nức, đèn đuốc lấp lánh…chỉ là sự xa hoa, phù phiếm, hình thức che đậy những điều xấu xa, nhơ bẩn bên trong. ố Tác giả là người không thiết tha gì với danh lợi tầm thường, quyền quý giàu sang giả tạo. 3, Thái tử Cán - Hiện thân của XHPK đương thời. HSĐ&PB - Chỗ ở của vị chúa nhỏ: Đi trong tối om, qua năm, sáu lần trướng gấm…nơi thế tử ngự: đặt sập vàng, cắm nến to trên giá đồng…ngót nghét chục người đứng hầu.. ố Người thì đông nhưng tất cả đều im lặng khiến không khí trở nên lạnh lẽo, băng giá. Không gian ngào ngạt mùi son phấn rất thiếu sinh khí. - Hình hài: “tinh khí khô hết, da mặt khô…” ố Hình thể của một người ốm yếu, cơ thể đang chết dần vì “ âm dương đều tổn hại”. tác giả đã không những bắt đúng căn bệnh của thái tử mà còn ngầm nhận định về căn bệnh của chế độ pk đương thời đang suy tàn cùng cực, không gì cứu vãn nổi. * Mâu thuẫn trong cách trị bệnh cho Thái tử - Một mặt tác giả muốn chữa khỏi ngay nhưng sợ làm như vậy chúa sẽ tin dùng và khi đó sẽ bị công danh trói buộc. Nhưng nếu trì hoãn việc chữa bệnh thì ông sẽ phạm vào y đức, lương tâm của người thầy thuốc => tác giả có tâm trạng giằng co, xung đột. * Giải pháp tác giả chọn và bản chất của một lương y - Cuối cùng phẩm chát, lương tâm trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Lê Hữu Trác đã gạt đi ý định của riêng mình để làm tròn trách nhiệm của người lương y. ố Ông là người có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm, luôn lấy việc trị bệnh cứu người làm mục đích chính. 4. Bút pháp kí sự đặc sắc HSĐ&PB - Quan sát tỉ mỉ - Miêu tả sinh động - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng kể hấp dẫn. III. Củng cố Đoạn trích mang đậm giá trị hiện thực. Với tài năng quan sát sự vật, sự việc cùng với cách kể hấp dẫn, tác giả đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí, tác dụng của thể kí đối với hiện thực đời sống. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Mục tiêu bài học Giúp HS: - Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của XH và lời nói riêng của cá nhân. Từ đó hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung. - Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung cảu XH, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. B. Phương tiện thực hiện • SGK - SGV • Thiết kế bài học c. Tiến trình day học Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Gọi Học sinh đọc phần đầu SGK Tr 10. GVH: Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng XH ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện như thế nào trong tiếng Việt ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tại sao nói rằng lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân ? GV: Cho HS đọc từng phần trong SGK Tr 11 & 12. Lấy Ví dụ ngoài chứng minh. GV: Cho HS làm bài tập phần luyện tập trong SGK Tr 13. I. Ngôn ngữ - Tài sản chung của XH. 1, Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng XH. HSĐ&TL: - Muốn giao tiếp để hiểu biét nhau, đan tộc cộng đồng xã hội phải có một phương tiện chung. Phương tiện đó là ngôn ngữ. - Ngôn ngũe là tài sản chung của cộng đồng đuợc thể hiện qua các yếu tố, các quy tắc chung. Các yếu tố quy tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội mới tạo ra sự thống nhất. Vì vậy ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng. 2, Tính chung của ngôn ngữ - Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng đuợc biểu hiện qua các yếu tố: + SGK Tr 10 II. Lời nói – Sản phẩm riêng của cá nhân HSĐ&pb: - khi nói hoặc viết, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp. Tuy nhiên do sự khác nhau về thể chất, trình độ, tuổi tác, lĩnh vực hoạt động mà mỗi người lại có một cách sử lí ngôn ngữ chung trong giao tiếp tạo ra những nét rất riêng. 1, Giọng nói cá nhân… 2, Vốn từ ngữ cá nhân… 3, Sự chuyển đổi từ ngữ mang tính chủ quan cá nhân (do sở thích, thói quen). 4, Tạo ra các từ mới… 5, Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. III. củng cố HSĐ&TLPB: Bài 1: Từ “ thôi: đựoc dung theo nghĩa chuyển đầy sáng tạo… Bài 2: Đảo trật tự cú pháp nhằm tạo ra âm hưởng nhấn mạnh đến thái độ của người viết… Cuộc giao tiếp đó đã đạt được mục đích. Bài 3: là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Ví dụ: Quan hệ giữa giống loài (chung) với từng cá thể động vật. Giả như loài cá (nói chung) và các loại cá nói riêng. áo quần (nói chung) với số đo riêng từng cá nhân…‘

File đính kèm:

  • docNgu Van 11 Tuan 1.doc
Giáo án liên quan