A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Làm rõ tình cảm cha con qua đoạn trích của tác phẩm. HS trân trọng tình cảm gia đình. Cảm nhận nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật, giọng kể sắc thái nhân vật.
B. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn đọc thêm
Cha con nghĩa nặng
A. Mục tiêu bài học
Làm rõ tình cảm cha con qua đoạn trích của tác phẩm. HS trân trọng tình cảm gia đình. Cảm nhận nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật, giọng kể sắc thái nhân vật.
B. hướng dẫn đọc thêm
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS đọc tiểu dẫn SGK Tr 164
GVH : Anh (chị) giới thiệu qua tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích ?
HSTL&PB:
GVH: Tình cảm của người cha đối với con được thể hiện như thế nào ?
HSTL&PB:
GVH: Tình cảm của Tý đối với cha mình ra sao ? Biểu hiện qua sự lựa chọn nào ?
GVH:Nghệ thuật của đoạn trích? Tác phẩm ?
I. giới thiệu chung
1, Tác giả (SGK Tr 164)
- Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958), tên thật là Hồ Văn Trung, quê ở Gò Công, Tiền Giang. Thủa nhỏ có học chữ Nho, sau học quốc ngữ. Năm 1909 bắt đầu sự nghiệp sáng tác, thành công ở thể loại tiểu thuyết hiện đại. Ông để lại 64 cuốn tiểu thuyết đậm dấu ấn Nam Bộ.
2, Văn bản
- Tóm tắt SGK Tr 164.
- Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm.
II. Nội dung chính
1, Về người cha.
- Đã gần 11 năm biệt tích sau lần ngộ sát vợ…
- Muốn gặp lại con nhưng gặp cảnh trái lòng…
- Mâu thuẫn: hạnh phúc của con > < mong ước được gặp…
- Quyết định hi sinh tình cảm vì hạnh phúc của con…
ố Trần Văn Sửu là người cha chân thành, chất phác, rất thương vợ và con.
2, Về người con
- Bi kịch gia đình xảy ra khi Tý còn nhỏ, lớn lên Tý hiểu và thương cha, ngầm trách mẹ.
- Nghe lén được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. Trong anh nảy sinh mâu thuẫn: hạnh phúc cá nhân > < tình mẫu tử
- Tý không cầm lòng được, đuổi theo cha. Anh sẵn lòng hi sinh hạnh phúc cá nhân để giữ trọn đạo làm con. Cội rễ của hành động xuất phát từ tình thương chứ không phải đơn thuần vì nghĩa vụ.
3, Nghệ thuật.
* Đoạn trích được xem như màn kịch ngắn có mở - thắt nút
- Tác giả tạo tình huống giàu kịch tính, sử dụng ngôn ngữ đời thường mộc mạc mang đậm dấu ấn Nam Bộ.
Tinh thần thể dục
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GVH: Phần tiểu dẫn (SGK) ta cần nắm vững hai nội dung gì ?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) hãy cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mối phần và chủ đề của tác phẩm?
HSTL&PB:
GVH: Mục đích của việc quan trên bắt người xem đá bóng ?
GVH: Mâu thuẫn giữa tinh thần thể dục và tinh thần của người dân ?
HSTL&PB:
Chính quyền >< người dân
Tổ chức >< Gây khó khăn
Cổ vũ>< xin được ở nhà, trốn.
Nghệ thuật của truyện:
+ Nghệ thuật dựng cảnh
+ Tình huống đối thoại
+ chi tiết lựa chọn
+ tạo mâu thuẫn (trên).
I. giới thiệu chung
1. Tác giả
+ Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) (SGK)
+ Năm 1935 khẳng định tài năng qua tập truyện ngắn Kép Tư bền
+ Ông viết khoảng 20 tiểu thuyết, 200 truyện ngắn, đặc biệt có sở trường viết truyện ngắn trào phúng. Tác giả được xem như là người đặt nền móng cho nền văn xuôi VN hiện đại.
2. Văn Bản
* Văn bản chia làm 03 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ Nay sức Lê Thăng”: lệnh trên qua trát quan về làng.
+ Đoạn 2: tiếp đó đến “Vâng” Những nạn nhân bị ép đi xem đá bang xin với ông Lí.
+ Đoạn 3: Còn lại: cảnh lùng sục những người trốn đi xem…
ố Truyện miêu tả mâu thuẫn giữa một bên là chính quyền TD và bọn chức dịch kì hào cổ vũ khuếch trương phong trào thể dục với một bên là tình cảnh đói khổ của dân nghèo để bật lên tiếng cười châm biếm.
II. Nội dung chính
1, Phiến trát của quan trên
* Bọn TDPK muốn bày trò phong trào thể dục thể thao để cổ vũ cho lối sống văn minh vui vẻ, trẻ trung. Bản chất của vấn đề không sai. Nhưng mục đích của chúng là muốn lôi kéo thanh niên xa rời nhiệm vụ cứu nước. Tờ trát của quan trên rất cụ thể, đầy đủ, thể hiện bọn chúng rất coi trọng công việc.
2, Mâu thuẫn giữa tinh thần thể dục và tinh thần của người dân.
- Liệt kê nhân vật: Anh Mịch; Bác Phô gái; bà cụ phó Bính; Thằng Cò…mỗi người một vẻ, một cách nhưng đều sợ phải đi cổ vũ và xem bóng đá. Nguyên nhân chính là sự nghèo đói, thực chưa đủ sao nghĩa đến đạo, đến chơi.
* Từ chỗ việc được xem giờ là bị xem, tính chủ động tự giác giờ thành nỗi sợ hãi cho người dân để bọn chức dịch kì hào đục nước béo cò.
=> Cái tinh thần của tờ trát quan gửi xuống (tinh thần thể dục) đã đối lập với tinh thần của người dân. Nhà văn đã kín đáo chỉ ra trò nhố nhăng của chính quyền thực dân.
3, Một thực trạng thảm hại của tinh thần thể dục.
Sự cáu giận, chửi bới của ông Lí trưởng đã chứng minh cho sự thảm hại của cái gọi là tinh thần thể dục.
Luyện tập viết bản tin
A. Mục tiêu bài học
SGK Tr 178 phần kết quả cần đạt
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV. Thiết kế bài học.
Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc các yêu cầu bài tập 1,2,3,4 trong SGK Tr 178 & 179.
GV: Phân nhóm làm bài tập và trả lời câu hỏi theo SGK
HSTL&PB:
GVH: Câu 1 SGK Tr 178 ?
GVH: Câu 2 SGK Tr 178 ?
GVH: Câu 3 SGK Tr 179 ?
GV: Xác định bản tin định viết theo bài tập 4 SGK Tr 179.
HSLB.
GVH: Muốn viết bản tin cần làm thế nào ?
1. Phân tích cấu trúc, dung lượng và loại bản tin của bản tin.
A, Về dung lượng: độ dài bản tin trung bình, thông tin về kết quả và các sự kiện.
B, Về cấu trúc: bản tin có nhan đề, triển khai từ thông tin khái quát đến cụ thể, chi tiết. Phần sau cụ thể hoá và lí giải cho phần trước.
C, Với những đặc điểm nêu trên, đây là bản tin thường.
2, Tìm hiểu nội dung chủ yếu của bản tin
A, nội dung chủ yếu của bản tin: dự án phát triển và đưa cây dược liệu Việt Nam ra thị trường thế giới được lựa chọn đưa vào danh sách 10 ứng cử viên cho giải thưởng Môi trường và văn hoá phát triển.
B, cách thức để nhanh chóng nắm được nội dung của thông tin:
* căn cứ vào nhan đề của bản tin
* Căn cứ vào câu mang nội dung thông tin quan trọng nhất có liên quan đến sự kiện được nhắc đến trong nhan đề. Câu này thường đứng ở đầu bản tin.
3, Sắp xếp lại nội dung bản tin cho hợp lí.
* Bản tin trên có điểm không hợp lí, đó là việc đưa thông tin về số lượng các trường đại học đăng kí dự thi vào vị trí như đã có trong bài ở đoạn đang đề cập đến thể thức cuộc thi.
* Có thể sửa lại bằng cách đặt câu đó xuống cuối đoạn văn.
4, Học sinh thực hành viết bản tin (tụ chọn a, b, c.)
Củng cố:
* Thu thập và lựa chọn tư liệu: Tư liệu gồm:
+ Thời gian địa điểm
+ Diễn biến, nội dung sự kiện.
+ Kết qủa sự kiện
* Đặt tên cho bản tin, viết phần mở đầu, phần triển khai bản tin theo yêu cầu và mục đích của từng phần.
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
A. mục tiêu bài học
SGK Tr 180 mục kết quả cần đạt
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV. Thiết kế bài học.
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS SGK trang 180.
GVH: Phỏng vấn là gì ?Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để làm gì ?Cho ví dụ cụ thể ?
GVH : Một XH thực sự dân chủ văn minh không thể không đề cao vai trò của phỏng vấn, đúng hay sai ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết
Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn ?
I. Tìm hiểu chung
1. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Phỏng vấn là quá trình diễn ra giữa người hỏi và người trả lời về một vấn đề XH đang quan tâm, về một con người nào đó mà dư luận đang chú ý.
- Mục đích của phóng vấn và trả lời phỏng vấn là: SGK Tr 180.
- Ngoài ra còn có những mục đích khác: ảnh hưởng của những người nổi tiếng, triển vọng hay những vấn đề còn vướng mắc trong XH.
- Đúng.
- Vì dân chủ phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa mọi người trong XH. Văn minh là thể hiện mọi nhận thức, hành động của mọi người trong XH có văn hoá. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết, những lối ứng xử nhịp nhàng trên cơ sở của một XH có văn hoá. Mặt khác dân chủ văn minh còn đòi hỏi sự không bao che, bưng bít sự thật về những gì tiêu cực.
2. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn.
a. Chuẩn bị phỏng vấn.
* Muốn phỏng vấn tốt cầntrả lời được những câu hỏi sau:
+ Nội dung phỏng vấn là gì ?
+ Đối tượng phỏng vấn là ai ?
+ Mục đích phỏng vấn ?
+ Phương pháp phỏng vấn ?
* Về cách (phương pháp) phỏng vấn là đặt ra các câu hỏi. Câu hỏi phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. (xét VD SGK Tr 180).
* Để thu thập thông tin cần thiết ta cần chọn câu B.
b. Tiến hành phỏng vấn
+ Khi phỏng vấn, người phỏng vấn cần có những câu hỏi chuẩn bị trước. Luôn phải nhạy bén với tình hình hoàn cảnh cụ thể để có những câu hỏi thích hợp. Cụ thể đó phải là những câu hỏi có tính gợi mở, tìm tòi, phát hiện để dẫn người trả lời đi đúng yêu cầu của cuộc phỏng vấn.
3, Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
SGK Tr 181.
Ngoài ra người được phỏng vấn phải dùng cử chỉ hành động đẻ diễn đạt nội dung mình đang nói.
Việc Bác chỉ vào cái mũ đặt trên bàn tượng trưng cho núi để khẳng định quân ta trên vành mũ, quân địch ở đáy mũ, chúng không thể thoát ra được.
File đính kèm:
- Ngu Van 11 Tuan 15.doc