Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 20

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Theo kết quả cần đạt của SGK Tr 12

 

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK, SGV.Thiết kế bài học.

C. TIẾN TRÌNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hầu trời mục tiêu bài học Theo kết quả cần đạt của SGK Tr 12 phương tiện thực hiện SGK, SGV.Thiết kế bài học. c. Tiến trìng dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Cho H/S đọc tiểu dẫn SGK Tr 12 GVH: Nội dung chính của phần tiểu dẫn ? HSĐTL&PB: GV: Cho H/S đọc bài thơ trong SGK Tr 13. GVH: Anh (chị) hãy cho biết bố cục chủ đề của tác phẩm ? GVH: Anh (chị)cho biết tác giả đã kể lí do và thời điểm lên hầu trời như thế nào ? HSĐTL&PB: GV: Cho H/S đọc bài thơ trong SGK Tr 13 từ câu 21 đến 68. GVH: Anh (chị) thấy tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào ? HSĐTL&PB: GV: Cho HS đoạn 3 trong SGK. GVH: Anh (chị) hãy cho biết quan niệm của tác giả về nghề văn ? GV: Gọi HS đọc diễn cảm phần cuối. GVH:Cảnh chia tay được miêu tả như thế nào ?Tác giả có dụng ý gửi gắm gì? GVH: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi SGK Tr 17? I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: - Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939) quê ở Hà Tây. - Tác giả sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Ông cũng là người sống bằng nghề viết văn đầu tiên của thế kỉ XX. - Có tư tưởng cải cách XH theo con đường hợp pháp, sống phóng túng tự do, giữ được cốt cách của nhà nho và phẩm chất trong sạch. 2. Sự nghiệp thơ văn. a, Những tác phẩm chính: * Thơ: Khối tình con I, II, III… * Văn: Giấc mộng lớn (1928); Giấc mộng con I, II (1916, 1932)… * Ngoài ra tác giả còn chú giải Truyện Kiều, dịch Kinh Thi, soạn Tuồng…v.v b, Đặc điểm văn chương + Cái Tôi lãng mạn bay bổng. Nó vừa hài hoà , phóng khoáng, ngông nghênh vừa cảm thương, ưu ái. + Thơ ông là cái gạch nối của hai thời đại thi ca. c, Bố cục, chủ đề . + Chia làm 04 đoạn: * Đoạn 1: Từ câu 1 đến câu 20: kể lí do cùng thời điểm được lên trời. * Đoạn 2: Từ câu 21 – 68: Cuộc đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe * Đoạn 3: Tiếp đó đến câu 98: Cảnh khổ của nghiệp văn ở hạ giới. * Đoạn 4: Còn lại: Phút chia tay đầu xúc động, lưu luyến. + Chủ đề: Miêu tả lí do và thời điểm đọc thơ hầu trời, qua đó thể hiện cái tôi tài hoa, phóng túng và và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. Đồng thời là nghề văn sống vất vả nhưng vẫn thực hiện hai chữ thiên lương ở hạ giới. II. Nội dung chính 1, Lí do và thời điểm lên đọc thơ. + Đó là đêm trăng sáng vào lúc canh ba (khuya) + Nhà thơ không ngủ, tâm trạng buồn, thức bên ngọn đèn xanh…đun nước uống và ngâm văn. + Có hai cô tiên….đón lên trời để đọc thơ… => Đây là cách vào đề rất tự nhiên, hấp dẫn người nghe ở lối kể kì ảo 2, Một cái Tôi tài hoa, phóng túng, muốn khẳng định mình giữa cuộc đời trần thế. - Không gian và cảnh vật đẹp, chốn thần tiên… sự sang trọng và quý phái -> cũng là thể hiện cái vinh hạnh của nhà thơ. - Thái độ nguời đọc, nghe đều chăm chú, trầm trồ khen nức nở…người đọc thơ cũng hay mà người nghe cũng rất chú tâm thấy hay “ran cung mây…nở dạ, lè lưỡi…” - Qua đó tác giả ngầm khẳng định tài năng văn chương trác tuyệt của mình. Nhưng từ trước đến nay thường khi khẳng định cái Tôi, các nhà văn, thơ chỉ khoe tài gắn liền với kinh bang tế thế, chẳng ai nói trắng ra như Tản Đà: “hay…tuyệt”=> Lối khẳng đinh rất ngông. 3, Quan niệm của Tản Đà về nghề văn. - Nhà thơ coi văn chương là một nghề kiếm sống tuy là rất khó khăn và bạc bẽo. Đông thời ông cũng khẳng định nhà văn nên chăng phải có sự phong phú đa dạng về thể loại. Đây cũng là khát vọng sáng tạo và cống hiến trong nghệ thuật. + Tác giả xưng hô tên tuổi rõ ràng. Ngoài cái ngông cá nhân, nhà thơ còn gưỉ gắm tinh thần tự tôn dân tộc. 4, Cuộc chia tay đầy lưu luyến. * Tác giả tự xem mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông và để thực hành hai chữ thiên lương. Theo Tản Đà con người cần có : lương tri (tài nhận thức cuộc sống), lương năng (khả năng làm việc tốt), lương tâm (đạo đức tốt). III. Củng cố & Dặn dò 1, Củng cố Cho HS Trả lời SGK. GV: Căn cứ vào nội dung đã giảng để trả lời câu hỏi. 2, Dặn dò: Đọc và sọan tiếp bài “Nghĩa của câu” phần tình thái. Nghĩa của câu a. mục tiêu bài học Theo kết quả cần đạt của bài nghĩa của câu phần trước. B.phương tiện thực hiện SGK, SGV.Thiết kế bài học. c. Tiến trìng dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Cho H/S đọc SGK Tr 18 GVH:Anh chị hãy phân tích những ví dụ trong SGK Tr 18,19? HSĐTL&PB: GV: Cho H/S đọc VD trong SGK Tr 19. GVH: Anh (chị) hãy phân tích tình cảm, thái độ của ng? GV: Chia nhóm HS làm 04 bài tập trong SGK Tr 20 ? HSĐTL&PB: Iii. nghĩa tình thái 1. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. - Xét VD SGK theo gợi ý của mỗi ví dụ. 2. Tình cảm thái độ của người nói đối với người nghe. * GV: Cho HS xét từng VD trong SGK, nhận xét. II. Luyện tập Câu 1: A, + Nghĩa sự việc: Cái nắng của hai miền Nam Bắc. + Nghĩa tình thái:Khẳng định sự thật của hiện tượng thiên nhiên. Biểu hiện ý chí thống nhất giữa hai miền Nam Bắc. B,+ Nghĩa sự việc: Tấm ảnh hai mẹ con + Nghĩa tình thái: Khẳng định chắc chắn, rõ ràng. C,+ Nghĩa sự việc: Cái thang gông nặng. + Nghĩa tình thái: Khẳng định tội nặng của những người tù. D, + Nghĩa sự việc: Hành động doạ nạt cướp giật của Chí Phèo + Nghĩa tình thái: Tác giả xót xa trước sự tha hoá của con người. Câu 2: - Lắm (kkhẳng định) - Có thể còn (dự đoán) - Hai trăm ngàn đồng (đánh giá về số lượng) - Kia mà (từ ngữ tỏ thái độ) Câu 3: A, Hình như B, dễ C, tận Câu 4: HS tự đặt theo ý mình. GV đánh giá nhận xét. III. Củng cố & Dặn dò 1, Củng cố Cho HS đọc lại hgi nhơ SGK. GV: Nhắc lại chốt ý. 2, Dặn dò: Đọc và sọan tiếp bài “Vội vàng”

File đính kèm:

  • docNgu van 11 Tuan 20.doc
Giáo án liên quan