A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1. Cảm nhận được sự đảm đang, vất vả của bà Tú trong cuộc mưu sinh cùng với tình cảm thương yêu quý trọng của Tú Xương với vợ.
2. Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: sử dụng Tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm. Vận dụng yếu tố VHDG trong thơ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
* SGK, SGV
*Thiết kế bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thương vợ
mục tiêu bài học
Giúp HS
Cảm nhận được sự đảm đang, vất vả của bà Tú trong cuộc mưu sinh cùng với tình cảm thương yêu quý trọng của Tú Xương với vợ.
Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: sử dụng Tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm. Vận dụng yếu tố VHDG trong thơ.
B. phương tiện thực hiện
* SGK, SGV
*Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK Tr 29.
GVH: Em cho biết phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì ?
GVH: Dựa vào SGK, Anh (chị) hãy cho biết vài nét về tác phẩm của Tú Xương ?
GVH: Bố cục, thể loại của bài thơ ?
GVH: Hình ảnh Bà Tú được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ nào ?
GVH: Thái độ của tác giả như thế nào trong câu thơ thứ 2 ?
GVH: Anh (chị) có nhận xét gì về cấu trúc câu 3/4 ?
Điêù đó mang lại hiệu quả gì trong việc biểu đạt ý nghĩa ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết một số câu ca dao có hình ảnh con cò ? Hình ẩnh đó hiện thân cho điều gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết tác giả đã nhập thân vào bà Tú than thở giùm vợ như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết tiếng chửi mà tác giả cất lên nhằm đối tượng nào ?Điều đó nói lên nhân cách gì ở ông ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết chủ đề của bài thơ ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
HSĐTL&PB:
- Trần Tế Xương (10/08/1870 – 20/ tháng giêng 1907), thường gọi Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). Ông sinh ra trong một gia đình nho học lâu đời, đông anh em (6 anh em, Tú xương là cả).
- 15 tuổi đi thi, đỗ Tú tài từ năm 24 tuổi, sau thi cử nhân 8 lần đều không đỗ.(nguyên nhân: tính phóng khoáng, quan trường dốt, thi bằng tiền…)
- Vợ là bà Phạm Thị Mẫn, quê Bình Giang-Hải Dương. Bà xuất thân từ gia đình cựu nho, là người mẹ hiền, vợ thảo. Bà ở goá 25 nuôi dạy con khôn lớn.
- Tú Xương có 8 người con, 6 trai: Uông, Bái, Bột, Bành, Văn Minh, Văn Lãng và hai người con gái.
2. Tác phẩm
- Tú Xương để lại khoảng 150 tác phẩm VH đủ thể loại: văn tế, thơ luật, lục bát nhưng chủ yếu là thơ. Thơ ông đi từ chữ Tâm toả ra hai nhánh: trào phúng và trữ tình.
- Viết về người vợ là một đề tài mới mẻ. Trong thơ ca trung đại thường rất hiếm tác giả giả viết về đề tài này. Nhưng Tú Xương đã dành cho vợ mình một vị trí trang trọng trong thơ ông. Bởi vì với người vợ ông rất hiểu sự vất vả, truân chuyên mà vợ ông phải chịu.
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Nôm Đường luật.
Có bố cục 4/4 với nội dung: + Hình ảnh Bà Tú hiện lên chịu thương chiụ khó, tần tảo đảm đang.
+ Thái độ của tác giả với vợ, với đời bạc bẽo.
II. Nội dung chính
1. Hình ảnh Bà Tú.
HSTL&PB:
* Hoàn cảnh lao động của bà Tú: “ Quanh năm…->hết ngày nay qua tháng khác; mom sông…-> dễ lở, sụp
=> Đó là môi trường lao động vất vả, luôn phải đối mặt với nguy hiểm.
* Gánh nặng cơm áo trên vai bà Tú: “Nuôi đủ…” => Việc tách “một chồng” là Tú Xương tự hạ mình xuống ngang hàng với con, chưa đủ, hạ hơn nữa, đứng xuống cuối hàng => ăn theo (bám), ăn ké với lũ con. Tác giả tự nhận ông là kẻ ăn hại, báo cô. Bởi nuôi ông khó hơn nhiều :ăn no, uống say, mặc đẹp…
HSPB:
* Hai câu thơ đối nhau và dùng phép đảo ngữ: “Lặn lội…”
=> một bên là sự vắng vẻ, côi cút cô đơn của thân cò, bên kia là cảnh chen chúc, giành giựt, mua tranh bán cướp, eo sèo. Bà Tú vì miếng cơm manh áo mà phải nhọc mình, liều lĩnh, mè nheo, chen lấn. Trong khi bà vốn là con “nhà dòng”, thế mà giờ phải phong trần lấm láp như ai…
HSPB: Hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng sáng tạo nhằm lột tả cảnh đời mưu sinh nhọc nhằn của người nông dân và ở đây là của Bà Tú.
Ca dao: “Con cò lặn lội…”; “ Con cò mà đi ăn…”
Hoặc:
“Nước non lận đận một mình Ai làm cho bể kia đầy
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Cho ao kia cạn, cho gầy cò con. “
ố Ông Tú đã nhận thức đựoc nỗi vất vả và sự đảm đang, quán xuyến của người vợ tần tảo. Đó là một nhận thức về nhân cách ở những người đàn ông đuơng thời.
2, Thái độ của nhà thơ
HSTL&PB:
* Tác giả đã vận dụng cả khái niệm và cách nói dân gian nhằm thổ lộ tâm trạng giùm vợ:
+ Duyên thì ít, nợ thì nhiều = yên phận.
+ Giãi nắng dầm mưa => không chút kể công.
=> Âm hưởng câu thơ như tiếng thở dài vật vã, dằn vặt đầy cam chịu. Người vợ không chỉ vất vả đảm đang mà còn hi sinh, nhẫn nhịn âm thầm. Đó là cái đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tấm lòng của tác giả đến đây không chỉ thương xót mà còn là thương cảm, sâu hơn, thấm thía hơn.
HSPB:
* Bài thơ khép lại bằng tiếng chửi, sự rủa mát về tội ăn ở bạc của chính tác giả với người vợ, cái tội làm chồng mà “hờ hững cũng như không” để bà Tú phải chịu trăm ngàn cay đắng cơ cực.
* Tác giả cũng chửi cả thói đời bạc bẽo đểu cáng, xô bồ hỗn loạn, mạnh ai lấy sống, sống chết mặc bay đã khiến ông có tài mà vô dụng, khiến bà Tú đầu tắt mặt tối mà vẫn đói nghèo, thương chồng con mà hoá ra khổ cực, có duyên mà không vui nổi với duyên.
III. Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK Tr 30.
- Tìm đọc những tác phẩm khác của tác giả .
Hướng dẫn đọc thêm
Khóc dương khuê & Vịnh khoa thi hương
mục tiêu bài học
Giúp HS
Cảm nhận được “Khóc Dương Khuê” là tiếng khóc cho tình bạn bè gắn bó, thắm thiét, đòng thời cũng là nỗi niềm tâm sự thời thế thầm kín của nhà thơ.
Thấy được sự thối nát trong thi cử thời PK: nhốn nháo, ô hợp cùng nối lòng của tác giả trước tình cảnh đát nước ở bài Vịnh khoa thi Hương.
B. phương tiện thực hiện
* SGK, SGV
*Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Dành thời gian tóm tắt hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Từ đó khái quát nôị dung chính của bài thơ theo bố cục.
GV: Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết nỗi đau mất bạn được thể hiện như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết dòng hồi tưởng của tác giả nhớ lại những gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết ấn tượng của lần gặp cuối giưa tác giả và bạn ?
GVH: Anh (chị) hãy phân tích nỗi đau của tác giả trong phần cuối ?
GVH: Anh (chị) hãy xác định bố cục của tác phẩm ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết cảnh tuợng thi cử được tác giả miêu tả như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết nghệ thuật đối, đảo trong 4 câu thơ có giá trị biểu đạt điều gì ?
GVH: Anh (chị) hãy nhận xét lời nhắn gửi và tấm lòng của tác giả ?
Bài 1: KHóc dương khuê
I, Giới thiệu chung:
1, Hoàn cảnh ra đời:
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), Dương Khuê (1839 – 1902). Quê DK ở Hà Tây. Hai người kết thân khi cùng thi đậu, cùng ra làm quan. Khi TDF chiếm đóng, mỗi người một cách nghĩ…họ vẫn giữ trọn tình bạn. Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, NK làm bài thơ.
2, Bố cục, chủ đề:
A, Bố cục: Chia làm bốn phần:
+ 02 câu đầu: Nỗi đau ban đầu khi mất bạn
+ 03->18: Sự hồi những kỉ niệm thời thanh xuân, chưa có công danh đến khi an phận.
+ 19->26: ấn tượng trong lần cuối gặp nhau khi cả hai đã mãn chiều xế bóng.
+ 27->hết: Trở lại nỗi đau khôn tả khi bạn dứt áo ra đi.
* Chủ đề: Ca ngợi tình bạn keo sơn thắm thiết, cao cả của hai nhà thơ giữa cuộc đời đau buồn.
II. Nội Dung chính
1, Nỗi đau khi mất bạn
+ Nghe tin bạn mất như sét đánh bên tai khiến chân tay rụng rời.
+ Rất sợ phải nhắc đên hai chữ “qua đời”=>”thôi đã thôi rồi…”
2, Dòng kí ức đẹp đẽ.
+ Để phần nào khuây khoả, tác giả lần giở lại những trang đời tươi đẹp trong kí ức xưa thủa hai người còn đầu xanh tuổi trẻ.
+ Những cuộc vui….
+ Ba chữ “ thôi” ở câu 18 thể hiện sự độ lượng, bao dung.
3, ấn tượng lần gặp cuối
+ Hình ảnh hai người bạn già gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Tác giả đồng thời cũng mừng cho mình cho bạn, cả hai đã vượt qua bao thác ghềnh của cuộc sống.
+ Vậy mà trong phút chốc tin bạn mất đến, nhà thơ thảng thốt rụng rời, nỗi đau xé ruột “rụng rời chân tay”
4, Trở lại nỗi đau
+ tác giả giãi bầy nỗi đau tái tê bủn rủn. Sau nữa là giọng thơ chuyển sang âm điệu bi ai, nuối tiếc day dứt.
+ Lòng tác giả thấy trống vắng, cuộc sống trở nên mất hết ý nghĩa. ông không còn thiết những thú vui của cuôc sống nữa.
Bài 2: Vịnh khoa thi hương
1, Giới thiệu chung
* Đề tài thi cử (tiêu biểu cho dòng thơ trào phúng của Tú Xương).
* Bố cục: 2/4/2:
+ Giới thiệu không khí, bối cảnh chung của kì thi.
+ Hiện thực đau buồn cho thân phận những nhà nho cuối mùa và sự hiện hữu của TDP cùng nụ cười trào phúng, mỉa mai.
+ Nỗi ngậm ngùi trước thực cảnh trớ trêu của tác giả.
2, Nội dung chính
A, Không gian, bối cảnh kì thi
* Khoa thi Đinh Dậu (1897), lệ cũ (ba năm), chủ mới (Nhà nước – TDP). Cảnh thi thì nhốn nháo, không trang nghiêm.
=> Thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm của tác giả . Đồng thời câu thơ phản phất nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ trước cảnh nước nhà được độc lập.
B, Hiện thực đáng buồn.
* Câu 3/4 : Cái nhìn thi cử được lọc qua tâm trạng chán nản, đau buồn của tác giả đã chuyển thành những hình ảnh hài hước và chua chát. tác giả sử dụng phép đảo ngữ.
* Câu 5/6: tả đại diện của TD xâm lược.
+ Câu thơ đối đầy dụng ý: Cờ – váy; rợp trời – quét đất…
=> Cái trang trọng của tên quan sứ bị hạ bệ bằng chiếc váy của mụ đầm. Câu thơ hàm chứa sự uất ức nhục nhã của tác giả.
C, Lời nhắn ngậm ngùi.
* Đây là lời kêu goị của nhà thơ hướng đến những sĩ tử, trí thưc nước nhà sớm nhận ra thực cảnh đau lòng của nước nhà. Đồng thời đó cũng là nỗi lòng ưu thời mẫn thế của tác giả.
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
(Tiếp theo)
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc phần III SGK Tr 35
GVH: Anh (chị) hãy cho biết SGK trình bày mối quan hệ như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy lấy Ví dụ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung với lời nói cá nhân ?
GV: Chia lớp thành 02 nhóm làm bài tập trong SGK Tr 35/36 ?
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
HSPB: Mối quan hệ hai chiều.
* ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói của mình, đồng thời để lĩnh hội lời nói cá nhân khác.
+ Tạo ra lời nói hoặc viết trong hoàn cảnh cụ thể cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung (từ, quy tắc, phương thức ngôn ngữ )
+ Khi nghe hoặc đọc, muốn hiểu được cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung (từ, quy tắc, phương thức ngôn ngữ )
* Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung (từ, quy tắc, phương thức ngôn ngữ ). Đồng thời lời nói cá nhân có những biến đổi và chuyển hoá góp phần hình thành và xác lậpnhững cái mới trong ngôn ngữ chung phát triển.
IV. Củng cố
HSPB: Tham khảo SGK Tr 35.
Luyện tập
HSPB:
Bài 1: Từ nách được dùng theo nghĩa chuyển = (ở) cạnh.
=> Bông liễu: nhà hàng xóm có người đẹp.
Bài 2: Từ xuân được dùng khá đa dạng: xuân thiên nhiên, xuân tuổi trẻ.
File đính kèm:
- Ngu Van 11 Tuan 3.doc