A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1. Nắm được những đặc điểm nổi bật trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Công Trứ (trong thể ca trù với số lượng từ Nôm).
2. Thái độ khinh đời ngạo thế một cách công khai, sự ý thức về tài năng, phẳm giá của bản thân (ý thức về cái tôi) của tác giả.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
* SGK, SGV
*Thiết kế bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ca ngất ngưởng
mục tiêu bài học
Giúp HS
Nắm được những đặc điểm nổi bật trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Công Trứ (trong thể ca trù với số lượng từ Nôm).
Thái độ khinh đời ngạo thế một cách công khai, sự ý thức về tài năng, phẳm giá của bản thân (ý thức về cái tôi) của tác giả.
B. phương tiện thực hiện
* SGK, SGV
*Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK Tr 37.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết đôi nét về tác giả ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết thể loại, bố cục, chủ đề của tác phẩm ?
GV: Cho HS đọc bài thơ một lượt SGK Tr 38
GVH: Anh (chị) hãy cho biết sáu câu thơ đầu tác giả miêu tả nội dung gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết
suy nghĩ cuả mình về lời tự thuật ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết cách nói ấy thể hiện thái độ sống như thế nào ? hai chữ “ngất ngưởng” trong bài được hiểu như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy nhận xét về những hành động khác lạ của Nguyễn Công Trứ ? Tại sao ông lại làm vậy ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết câu kết bài thơ khẳng định lại điều gì ở phong cách sống của tác giả ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết qua tác phẩm vừa học Anh (chị) rút ra bài học gì ?
GVH: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi trong SGK Tr 39 ?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
HSTL&PB:
* Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), người huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
+ Năm 1819 đỗ giải nguyên và được bổ làm quan. Con đường hoạn lộ nhiều trắc trở, thăng giáng.
+ Là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động: xã hội, văn hoá, quân sự. Ông là người có công lập ra hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải – Thái Bình.
2, Tác phẩm
HSPB: Tác giả chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm và theo thể loại hát nói.
- Tác phẩm là một trong số 61 bài ca trù của Nguyễn Công Trứ được ông làm sau khi đã nghỉ hưu, sống cuộc sống tự do, thoải mái. Hình thức gần giống một bài thơ tự thuật được nâng lên tầm triết lí cuộc sống.
- Bố cục: gồm 03 phần cơ bản:
+ Tài năng và danh vị của nhà thơ (6 câu)
+ Phong cách sống khác người, khác đời (12 câu)
+ Khẳng định phong cách khác đời (1 câu).
II. Phân tích.
1, Tài năng và danh vị của nhà thơ
HSPB:
* Tác giả luôn coi công danh là lẽ sống, đó mới là kẻ sĩ trong thiên hạ.
“ đã mang tiếng ở trong tròi đất “Giắt lỏng giang sơn vào nửa túi”
Phải có danh gì với núi sông” “Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu”
- Bằng cách nói vơ vào mình tất cả mọi công việc trong thiên hạ. tác giả đã khẳng định trách nhiệm của mình với đời.
+ Trong 28 năm làm quan, tác giả đã giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tham tán quân vụ; Tham tán đại thần; Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên); Phủ doãn Thừa Thiên.
HSPB:
- Lời tự thuật khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ. Tất cả đã diễn đạt một tài năng xuát chúng. Không phải ai cũng ý thức được như tác giả .
HSPB:
+ Ngất ngưởng: được nhắc bốn lần trong 19 câu thơ. nghĩa đen: sự cao nhưng không vững. ý trong bài là sự ngạo thế coi khinh “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
=> Hai từ ngất ngưởng diễn tả một thái độ, một tinh thần, một con người biết vượt lên trên thiên hạ. Sống giữa mọi người, đi giữa cuộc đời mà dường chỉ biết có mình. Đây là mẫu người luôn thách thức đối lập với những kẻ, điều tầm thường của cuộc sống.
2, Phong cách sống khác đời.
HSTL&PB :
Tác giả đã miêu tả mọt thái độ sống theo ý chí và sở thích cá nhân, một phẩm chất vượt lên trên thói tục.
+ Ông giả thoát mình ra khỏi những thói tục thông thường, những thế lực tinh thần vẫn ngự trị xưa nay (vòng cương toả của XHPK): bò vàng thay cho ngựa, lên chùa mang theo nàng hầu…Việc này được Phan Bội Châu nhận xét: “Hà Như Uy viễn tướng quân thú – Tuý ủng hồng nhi thượng pháp môn -> Rượu say Uy viễn tướng quân. Mang theo một đám gái tân lên chùa.”
+ Ngay cả khi bị cách tuột xuống làm lính thú đày ra vùng biên thuỳ ông cũng “ dương dương người thái (tái) thượng”
-> Xuất phát từ quan niệm “Nhân sinh bất hành lạc, thiên tuế diệc vi thương”. Cuộc đời thoát khỏi sự may rủi thường tình (lên voi xuống chó).
=> Quan điểm của tác giả là:
+ Đem hết bình sinh phò vua, giúp đời nhưng khi hưởng thú vui nhàn tản cũng hưởng lạc cho thoả chí bình sinh.
+ Ông tự khẳng định mình không giống ai: không tiên, không phật, không vướng tục. Nhập tục mà không vướng tục, rong chơi hưởng lạc mà vẫn “vẹn đạo sơ chung”
3. Kết luận
HSPB:
- Tác giả khẳng định thái độ sống ngất ngưởng của mình sau khi đã khẳng định tư tưởng, vượt lên thói tục và so sánh với những bậc danh sĩ tài giỏi trong sử sách Trung Hoa. Đây là một nhân cách cứng cỏi, mọt tài năng, một cái Tôi vững vàng trong giai đoạn XH đương thời.
- Danh vọng của Nguyễn Công Trứ gắn liền với tài năng, phẳm chất.
III. Củng cố
HSTL&PB: Theo SGK Tr 39.
HSTL&PB: Trả lời các câu hỏi trong SGK Tr 39 theo gợi ý bài giảng.
Sa hành đoản ca
A- Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
1. Hiểu được thái đọ chán ghét của tác giả đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Đó cũng là tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối thoát trên đường đời.
2. Hiểu được các biểu tượng trong bài và đặc điểm của một bài thơ cổ thể.
B- phương tiện thực hiện
SGK,SGV
Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: (Học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK Tr 40)
GVH: Phần tiểu dẫn SGK nêu nội dung gì ?Trình bày cụ thể từng phần ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết xuất xứ của bài thơ, bố cục, chủ đề ?
GVH: GVH: Anh (chị) hãy nêu nội dung khái quát của 04 câu đầu ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết biểu tượng đường đi trên cát là gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết đây là lời nói của ai ? nói những gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết cách nói ấy của người đi nhằm mục đích gì ?
GVH: Trước sự thật đó, người đi đường bộc lộ suy nghĩ gì ?
GVH:Anh (chị) hãy cho biết những câu phần kết bộc lộ thực tế gì ? Tâm sự gì ?
GVH: Tâm sự của tác giả ?
GVH: Nghệ thuật của bài thơ được thể hiện như thế nào ?
GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Tr 42.
GVH:Anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại Nhà Nguyễn ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
HSĐ&TL:
HSPB: Giới thiệu về tác giả và xuất xứ tác phẩm.
* Cao Bá Quát, hiệu là Chu Thần (1809 – 1855). Người làng Phú Thị, Gia Lâm, Bắc Ninh (nay Long Biên, Hà Nội).
* 14 tuổi thi Hương, năm 23 tuổi đậu cử nhân. Năm 32 tuổi được gọi vào Huế nhận một choc tập sự ở Bộ Lễ. Do dùng muội đèn chữa cho những bài thi đáng đỗ nhưng phạm huý nên bị tống ngục và tra tấn cực hình.
* Năm 1853, ông lãnh đạo nhân dân Mĩ Lương khởi nghĩa chống lại triều đình. Năm 1855, trong một trận đánh, do thất thế ông hi sinh (có tài liệu nói là bị bắt và tru di ba họ).
2, Tác phẩm
HSPB:
* Tác giả để lại 1400 bài thơ, khoảng 20 bài văn xuôi, một số bài Phú Nôm, hát nói.
* Sa Hành Đoản Ca được làm trong lúc ông đi thi Hội. Cũng có ý kiến cho rằng tác giả làm khi làm tập sự ở Bộ Lễ.
* Bài thơ chia làm ba đoạn:
+ Đoạn 1: 04 câu đầu: tâm trạng của người đi đường.
+ Đoạn 2: 08 câu: Miêu tả thực tế cuộc đời và tâm trạng chán ghét trước phường mưu cầu danh lợi.
+ Đoạn 3: còn lại: Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn.
II. Nội dung chính
1, Đường đi trên cát – Biểu tượng của đường đời.
- Nội dung khái quát của 04 câu đầu:
+ Một sa mạc cát mênh mông
+ Một bãi cát dài vô tận.
+ Có một người đi đường (một bước lại như lùi). Đi mặt trời lặn vẫn chưa dừng bước. Vừa đi lệ tuôn đầy.
ố Biểu tượng cho đường đời. Con đường hành đạo của kẻ sĩ. Con đường ấy xa xôi, mờ mịt dài vô tận. Cũng như con người muốn đạt được đựoc chân lí phải vượt qua muôn vàn khó khăn.
2, Người đi đường
HSTL&PB
- Đây là lời của người đi đường (NVTT), một kẻ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt.
- Người đi đường, kẻ sĩ ấy nói với ta: Cuộc dời đầy bọn danh lợi chen chúc, chúng mưu sinh hưởng lạc say sưa mà quên đi thực cảnh lầm than cơ cực của nhân dân.
=> Nhà thơ cảm thấy cô độc giữa cuộc đời, không ai cùng đi với mình con đưòng xa mờ trên cát.
HSTL&PB :
- Nhằm mục đích: làm rõ sự đối lập giữa mình với đông đảo phường danh lợi. Cũng khẳng định mình không thể hoà trộn với phường danh lợi. Cho dù mình rất cô độc.
=> Cách nói này thể hiện người đi đường rất khinh thường những kẻ cầu danh lợi. Nhưng hiểu ông không ai cả, đó là sự thật cay đắng.
* Tác giả đã bộc lộ ý mình nên đi tiếp hay dừng lại.
“ Bãi cát dài…Tính sao đây ? Đường mờ mịt.”
* Dĩ nhiên con người ấy không dừng lại. CTTT tự bạch:
“ Không học được tiên ông phép ngủ. Trèo non…”
Từ đó nẩy sinh mâu thuẫn:
+ Khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối.
+ Xông pha trên con đường tìm lí tưởng với cầu an hưởng lạc.
ố Vậy con người ấy chọn đường nào để đi ? Ta phân tích nôt phần còn lại của bài thơ.
3. Sự bế tắc của người đi đường.
HSĐ&TL:
HSPB: Người đi đường không chỉ nhận ra mình cô độc đi trên con đường đời mà đang đi trên con đường cùng. Đó là sự bế tắc.
“ Hãy nghe ta hát khúc đường cùng. …làm chi trên cát.
+ Nhìn về phương Bắc…Quay về phương Nam…đều khó khăn cùng đường. Người đi đường đành chôn chân trên cát.
HSPB: Bài thơ tạo được từ hay, ý lớn khi dung lên biểu tượng của con đường trên cát và hình ảnh người đi đường. Đó là kẻ sĩ đang trên đường đi tìm lí tưởng.
HSPB: Người đi đường không đơn nhất mà được xưng bằng: khách, ta , anh. Cách xưng hô này tạo điều kiện cho NVTT bộc lộ nhiều tâm trạng.
- Âm điệu: bi tráng, mang những nét buồn nhưng chứa đựng sự phản kháng âm thầm.
III. CủNG Cố Và LUYệN TậP
HSPB: tác giả đã hăm hở say mê đi tìm lí tưởng nhưng không thành.
+ Tóm tắt tiểu sử của tác giả …..nhấn mạnh sự thăng trầm.
ố Bất đắc chí, chán ghét XH nhơ bẩn. Ông chỉ thực thi lí tưởng của mình tuy bất thành. Không thành công thì cũng thành Nhân. Ông là người có nhân cách cứng cỏi, có lòng thương dân, có chí lớn.
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
mục tiêu bài học
Giúp HS
Củng cố và nâng cao kiến thức về lập luận phân tích.
Viết được lập luận phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
B. phương tiện thực hiện
* SGK, SGV
*Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS phân nhóm luyện tập theo hai đề của Bài 1 & 2 trong SGK Tr 43.
Nhóm 1: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng đến kết quả học tập và công tác. Hãy phân tích 02 căn bệnh trên.
Nhóm 2: Phân tích hình ảnh của sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
ậm oẹ quan trường miệng thét loa”
( Trần Tế Xương – Vịnh Khoa thi Hương).
Bài tập 1
HSTL&PB:
Triển khai bài theo gợi ý SGK Tr 43
* Giải thích khái niệm: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.
* Những biểu hiện của thái độ tự ti:
+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết của mình.
+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.
+ Không dám đảm nhận những nhiệm vụ được giao trong khi có thể làm được.
+ Không dám phát biểu chính kiến dù mình thấy điều sai, hoặc cảm thấy mình đúng….
* Tác hại của thái độ tự ti
+ Mất cơ hội, bỏ qua những công việc mình có thể làm đựoc.
+ Không bao giờ có thể khẳng định mình.
+ Khó có thể giúp đỡ mọi người, XH….
* Khái niệm tự phụ: là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại, dẫn đến coi thường người khác. Tự phụ khác tự hào.
* Những biểu hiện của tự phụ là: + Luôn đề cao bản thân.
+ Luôn cho mình là đúng.
+ Làm được việc gì đó lớn lao thường tự đắc, tỏ ý chê bai, coi thường người khác….
* Tác hại: + Nhầm năng lực của mình dẫn đến hỏng việc.
+ ít được lòng mọi người, bị xa rời.
+ Khó hoà đồng dẫn đến bị cô lập, lâu dài sẽ …
=> Cần xác định thái độ hợp lí: Cần phải đánh giá đúng bản thân để phát huy được hết những điểm mạnh nhưng cũng phải có ý thưc học hỏi, tôn trọng người khác, khắc phục những điểm yếu.
Bài tập 2:
Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.
Nghệ thuật sử dụng phép đối.
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc.
ố Chế độ thi cử đương thời nhốn nháo, sự nhục nhã của lớp nho sĩ cuối mùa.
File đính kèm:
- Ngu Van 11 Tuan 4.doc