Giáo án ngữ văn 11 nâng cao

A. Mục tiêu bài dạy:

Hs cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một vị danh y qua việc phản ánh cuộc sống cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

B. Phương tiện và cách thức tiến hành:

- Phương tiện; SGK, giáo án

- Cách thức,phương pháp: hướng dẫn hs đọc hiểu, vấn đáp thảo luận

C. Giảng bài mới

1.Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị sách, vở và chuẩn bị bài của hs.

2.Giới thiệu bài.

 

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Vạn Xuân Tổ Văn Giáo án ngữ văn lớp 11 Chương trình nâng cao Người soạn : Lớp dạy: 11b1 Năm học: 2007 - 2008 Tiết 1-2 Bài 1 Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác) Mục tiêu bài dạy: Hs cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một vị danh y qua việc phản ánh cuộc sống cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. Phương tiện và cách thức tiến hành: Phương tiện; SGK, giáo án Cách thức,phương pháp: hướng dẫn hs đọc hiểu, vấn đáp thảo luận Giảng bài mới 1.Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị sách, vở và chuẩn bị bài của hs. 2.Giới thiệu bài. Hoạt động của GV,HS Yêu cầu bài học I/ Tìm hiểu chung 1/ Tác giả: đọc SKG +Nêu khái quát hiểu biết về tác giả? +Hiểu gì về “Ông già lười”? 2/ Tác phẩm +Nêu nội dung đại ý đoạn trích? II/Hướng dẫn đọc hiểu. Cho hs tự đọc,gv đọc một vài đoạn, giải thích từ khó...sau đó nêu câu hỏi vấn đáp cho hs trả lời. + Quang cảnh và cuộc sống đầy quyền uy được miêu tả như thế nào? + Tìm những chi tiết miêu tả về hình ảnh màu sắc âm thanh... + Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn ? +Thái độ tác giả biểu lộ như thế nào? + Em có nhận xét gì về thái độ ấy của Lê Hữu Trác ? + Đọc SGK + Thế tử được miêu tả ra sao ? + Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả cuộc sống này Hình hài vóc dáng người bệnh đợc miêu tả như thế nào? + Hình hài vóc dáng người bệnh được miêu tả ntn ? + Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả này ? +Thái độ của người thầy thuốc được biểu lộ ntn ? + Theo em, bút pháp kí sự của tác giả đặc sắc ntn ? Qua việc đọc lại VB em có nhận ra giọng điệu gì được tác giả thể hiện ? * Củng cố tổng kết Tóm lại qua tìm hiểu TP em hãy nêu lại vẻ đẹp tâm hồn của người thầy thuốc kiêm nghệ sĩ Lê Hữu Trác ? Em học tập được điều gì về nt viết kí sự/ * Dặn dò: Học bài, làm bài tập nâng cao và đọc thêm “Cha tôi”- Đặng Huy Trứ.Tiết sau học tiếng việ +Tác giả sinh năm 1724 mất 1791 quê làng Liêu Xá huyện Đường hào-phủ Thượng Hồng- Hải Dương ;là nhà danh y lỗi lạc,nhà văn tài hoa... Lười ở đây không phải đối lập với chăm chỉ mà có ý chê mình không chú ý tới đường công danh Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển trong đó quyển cuối là tpvh đặc sắc: Thượng kinh kí sự Đoạn trích được học đã ghi lại một cách sinh động chân thực cuộc sống xa hoa uy quyền của chúa Trịnh đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền và thái độ tác giả. Đó là nơi cực kì xa hoa tráng lệ và khẳng định uy quyền tột bực của nhà Chúa: Đi qua nhiều lần cửa “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, “đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít danh hoa đua thắm thoang thoảng mùi hương...” +Trong khuôn viên phủ chúa người giữ cửa truyền báo rộn ràng quan qua lại như mắc cửi. Tác giả ghi lại bài thơ để minh chứng cho cảnh xa hoa nhất mực... +Nội dung miêu tả những trướng gấm sập vàng ghế rồng,đèn nến lấp lánh cung nhân xúm xít mặc áo đỏ mặt phấn... ăn uống thì “mâm vàng chén bạc đồ ăn thì toàn là của ngon vật lạ” +Về nghi thức : ông phải trải qua nhiều thủ tục mới được vào thăm bệnh cho thái tử.Qua nhiều cửa chờ đợi có lệnh mới được vào “Muốn vào phải có thẻ”,vào gặp phải lạy bốn lạy, đi ra cũng vậy...không được gặp mặt chúa mà qua quan chánh đường truyền lệnh, xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải dâng Chúa. *Tất cả những chi tiết trên cho thấy phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy sang trọng uy nghiêm . *Đó là tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, nghệ thuật miêu tả sinh động. Sự việc được thuật lại theo trình tự diễn ra ;ta có cảm giác không có sự hư cấu mà sự việc diễn ra chân thực, ngôn ngữ dản dị mộc mạc , đằng sau bức tranh ấy dồn nén bao tâm sự tác giả. Với hiểu biết của người từng traỉ con quan “Chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết việc trong phủ Chúa là mình chỉ nghe nói thôi” Bước tới đây ông tỏ ra dửng dưng với của cải vật chất nhưng sửng sốt trước vẻ đẹp lộng lẫy “Kác nào cảnh ngư phủ đào nguyên thuở nào. Khi ở đường vào cung thế tử ông viết “ở trong tối om không có cửa ngõ gì cả” Phải chăng thái độ của ông không đồng tình với cuộc sống xa hoa lạc thú quá mức của người giữ trọng trách quốc gia. Những sơn son thiếp vàng chỉ là phù phiếm che đậy nhơ bẩn bên trong. LHT không thiết tha gì với cuộc sống danh lợi cao sang. Ông khinh thường cuộc sống đó. Thế tử Cán và thái độ của người thầy thuốc. + Lối vào nơi ở của vị chúa nhỏ: “Đi tối om , qua năm sáu lần trướng gấm”. + Nơi ở của chúa: đặt sập vàng, cắm nến to,ghế đồng nệm gấm. Gần chục người đứng hầu, cung nữ đứng xúm xít, đèn sáng làm nổi bật màu phấn son hương hoa ngào ngạt... * Chỉ mới là cậu bé 5 tuổi mà vây quanh bao người và vật dụng .Người thì đông nhưng im lặng,mùi phấn son ngào ngạt nhưng thiếu sinh khí. Bé Trịnh Cán bị bao bọc như trong tổ kén vàng son. - Người bệnh được miêu tả chi tiết: + Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng, biết khen “Ông này lạy khéo” + Khi cởi áo xem người thì: “ Tinh khí khô hết da mặt khô rốn lồi to, gân thì xanh, chân tay gầy gò...nguyên khí đã hao mòn thương tổn quá mức, mạch bị tế sác... * Thế tử chỉ được nhìn qua con mắt của vị lương y giỏi bắt mach bốc thuốc. Một bệnh nhân ốm yếu đáng thương. Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan và khi đọc đơn thuốc ta càng hiểu hơn thái độ của LHT khi chỉ rõ nguyên nhân: màn che trướng phủ, ăn quá no mặc quá ấm ...Nhà khoa học đã chỉ rõ căn bệnh chung của nhà quyền quý là vật chất dư thừa trong khi tinh thần ý chí nghị lực thì trống rỗng . - Khi khám bệnh cho thế tử , tâm trạng LHT diễn biến phức tạp: + Ngầm phê phán cuộc sống vật chất cung cấm “ăn quá no mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi’ + Hiểu rõ căn bệnh và có cách chữa hợp lí nhưng sợ bị chúa tin dùng công danh rằng buộc “không làm sao về núi được nữa”. Để tránh thì dùng phương thuốc hoà hoãn cầm chừng nhưng trái với y đức, phụ lòng cha ông “Cha ông mình đời đời chịu ơn nước ta phải dốc hết lòng thành để nối tiếp cái lòng trung” * Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của thầy thuốc đã chiến thắng. Ông quyết làm tròn trách nhiệm và thẳng thắn đưa ra lí lẽ để giải thích với cách chữa khác với các ngự y trong cung. Bút pháp kí sự đặc sắc. Biểu lộ ở : - Quan sát tỉ mỉ: quang cảnh phủ Chúa, nơi ở của Trịnh Cán. - Ghi chép trung thực những gì diễn ra trong cảnh giàu sang và những ngày lưu lại chữa bệnh. Cách ghi chọn và nêu bật chi tiết sắc xảo tạo ấn tượng khó quên. - Tường thuật không bày tỏ thái độ rõ nét bằng ngôn ngữ trực tiếp, nhưng qua cách miêu tả đã bộc lộ giọng điệu hài hước châm biếm đã toát ra. - Quan sát miêu tả một cách tinh tế bộc lộ thái độ kín đáo để sự vật tự nói ra. Ngoài ra tác giả còn kết hợp giữa văn xuôi với thơ ca làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm. III/ Tổng kết Đoạn trích vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa thể hiện tính trữ tình . Nó thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người thầy thuốc giàu tài năng, mang bản lĩnh vô vi thích sống chan hoà tự do với thiên nhiên biết xa rời vòng dang lợi; biết chăm lo giữ dìn y đức của mình. Bằng tài năng quan sát miêu tả, cách kể hấp dẫn , tác giả đã góp phần thể hiện vai trò tác dụng của thể kí với hiện thực đời sống. Tiết 11 ngữ văn Tác gia Nguyễn Đình Chiểu Mục tiêu cần đạt Giúp hs hiểu được cuộc đời và sự nghiệp văn thơ lỗi lạc của Nguyễn Đình Chiểu. Thấy được giá trị tư tưởng , nghệ thuật và vị trí của nhà thơ trong lịch sử dân tộc. Phương tiện và cách thức tiến hành Phương tiện : giáo án điện tử có ảnh tư liệu (nếu có), SGK,bài soạn Cách thức tiến hành: gv cho đọc, nêu câu hỏi vấn đáp , câu hỏi thảo luận và trả lời ; gv có liên hệ bài trước và quy nạp lại. Nội dung trên lớp. Kiểm tra bài cũ: gọi hs đọc thuộc lòng đoạ 1-2 bài văn tế và nêu rõ giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm, em khác nêu bố cục và nội dung. Giới thiêụ bài :các em đã được học bài nào của tác gia NĐC ? Lớp 9 là các đoạn trích : LVT cứu KNN, LVT gặp nạn, và ở chương trình THPT là một số bài thơ :chạy giặc, ngóng gió đông và các trích đoạn... đó là cơ sở để hôm nay học bài khái quát về tác gia NĐC. Hoạt động thày và trò Nội dung cần đạt Gv cho hs nhắc lại về tiểu sử cuộc đời NĐC và nêu thêm những câu hỏi về tac giả . +Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp vh ? Sáng tác của ông gồm những loại nào ? Đọc và nêu quan niệm của ông về văn chương ? Nêu nội dung sơ bộ của 2 tp Lục Vân Tiên và Dương Từ Hà Mậu. Sau khi thực dân Pháp xâm lăng , NĐC có những sáng tác cơ bản nào? Nêu sơ bộ nội dung các tác phẩm đó. Về tp Chạy giặc? ,Ngóng gió đông, Văn tế...? Đọc những nhận định về văn thơ của cụ đồ Chiểu. Qua đó em rút ra kết luận gì? Dặn dò: học bài , soạn bài sau và chú ý khái quát được những nhận định về nội dung và nghệ thuật I. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu - tiểu sử: sinh ngày 1/7/1882 quê mẹ làng Tân Thới huyện Bình dương phủ Tân Bình tỉnh Gia Định nay thuộc tp Hồ Chí Minh. Cha là Nguyễn Đình Huy người Thừa Thiên – Huế vào gia Định giúp việc thư lại. Tên chữ là Mạnh Trạch hiệu là Trọng Phủ khi mù loà lấy hiệu là Hối Trai (nhà tối) *Ông là người con có hiếu rất thương mẹ ;ông là người có nghị lực và rất thông tuệ mù mắt mà vẫn dạy học và làm thuốc được –hơn thế còn sáng tác văn học với nội dung khá uyên bác. Những việc đó một người sáng mắt cũng khó làm được... ở ông còn nổi bật tinh thần đạo nghĩa và thái độ bất hợp tác với giặc. II. Sự nghiệp văn học - Gồm 2 giai đoạn trước và sau khi thực dân pháp xâm lược - Sáng tác của ông có 2 loại: các bài thơ văn tế và các truyện thơ Nôm - Về quan niệm văn chương: dùng văn chương để đề cao chính nghĩa, văn chương “phò chính trừ tà”. Đây là quan niệm văn chương gắn với đạo đức chính trị giáo huấn. Mở đầu truyện Lục Vân Tiên ông đã viết: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình Ông cũng chú ý đến yêu cầu thẩm mĩ của văn chương ,song vẫn ưu tiên cho giá trị giáo huấn nhiều hơn. 1. Văn học trước khi Pháp xâm lược +Hình tượng nv LVT có bóng dáng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu- một người sống thuỷ chung, yêu chính nghĩa đó là tiếng nói đạo nghĩa trước cảnh đời đầy biến loạn. Với Dương Từ - Hà Mậu, đó là tiếng kêu gọi trở về với chính đạo . Hai nv này đều đã có gia đình , Hà mậu tin đạo trời (Thiên chúa) còn Dương Từ theo đạo Phật, bỏ vợ con nheo nhóc. Cả hại người cãi nhau được đạo sĩ làm phép xuất hồn đi thăm thiên đàng địa ngục, thấy thầy của mình bị trị tội ở địa ngục. Hai người giác ngộ chính đạo, bỏ dị đoan (tác phẩm có tính luận đề khi Pháp lợi dụng chiêu bài tôn giáo để xâm lược. 2. Sáng tác sau khi thực dân pháp xâm lược. - Thơ ca: +Chạy giặc là tiếng kêu của người dân trước thảm cảnh người dân “Sảy đàn tan nghé”, cơ nghiệp tan nát, là lời than trách triều đình bỏ mặc số phận nhân dân. + ngóng gió đông là thái đọ thất vọng trước thái đọ triều đình , thái độ không đội trời chung với giặc và hi vọng mong manh là thời cuộc thay đổi. + Bài văn tế ...là bài ca ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân liều thân đứng lên chống giặc; cũng là nỗi lòng được bày tỏ ý thức trách nhiệm trước vận mệnh đất nước ,là lời thề không cùng sống với giặc, chiến đấu tới cùng. + Tác phẩm Ông ngư, ông tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh cũng thể hiện yêu nước thương dân và chống đối bất hợp tác với giặc. Qua lời Đạo Dẫn ta biết tâm sự của Nhân Sư: Thà cho trước mắt mù mù Chẳng thà ngồi thấy kẻ thù quân thân Thà cho trước mắt vô nhân Chẳng thà ngồi ngó sinh dân nghiêng nghèo 3. Về nghệ thuật -Nghệ thuật thơ, văn tế của ông rất điêu luyện, chẳng những niêm luật tề chỉnh mà hình tượng truyền cảm sâu xa .Nhà thơ có tài sử dụng các chi tiết điển hình khắc hoạ những hình ảnh in đậm trong kí ức người đọc. Đặc biệt là lời thơ gan ruột nói đúng giọng điệu, nỗi niềm người dân Nam Bộ yêu nước. Nghệ thuật thơ nôm: tp NĐC là những truyện kể gần với truyện dân gian ,nội dung kinh sử, nhiều điển tích bác học. Lời thơ mộc mạc nhưng gan ruột, lời của đạo nghĩa nên có sức truyền cảm lớn. Làm bài tập nâng cao về tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu. Tiết 12- Tiếng Việt Luyện tập về hiện tượng tách từ A.Mục tiêu bài học. Nhận diện được hiện tượng tách từ và hiệu quả diện đạt của hiện tựơng ấy. B.Phương tiện và cách thức tiến hành. Phương tiện : SGK, giáo án Cách thức : GV nêu câu hỏi hướng dẫn hs thảo luận và trả lời. C. Nội dung trên lớp. Kiểm tra bài cũ Nêu ý kiến của em về nội dung các câu ca dao,tục ngữ sau: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Người thanh tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên vành cũng kêu. Giới thiệu bài: Trong TV thường có hiện tượng tách từ vậy nhận diện nó ntn và hiệu quả diễn đạt ra sao hôm nay ta học bài mới... Hoạt động của thày và trò Nội dung bài học Đọc yêu cầu bài tập 1. Các từ dày dạn, chán chường được tách ra ntn? Hiệu quả của tách từ? Tìm những ví dụ có hiện tượng tương tự ? Tìm những câu thơ văn có tách từ ? Đặt câu với các từ đó. Tìm các thành ngữ có hiện tượng tách từ? Đặt câu với thành ngữ đó. Đọc và làm theo yêu cầu bài 4 Làm bài tập 5 với các yêu cầu đó Củng cố: Từ thường có cấu tạo ổn định, các tiếng kết hợp chặt chẽ với nhau thành một khối Tuy vậy khi dùng trong câu, đối với một số từ, các tiếng có thể được tách ra xen một số từ khác vào. Khi được tách ra ta có kết cấu gồm 2 nhịp đôi đối xứng hài hoà có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt và bộc lộ tình cảm thái độ người sử dụng ngôn ngữ. Bài tập 1 Các từ dày dạn, chán chường đã được dùng tách ra: dày gió dạn sương, bướm chán ong chường. Nếu 2 tiếng là AB ,2 tiếng dùng để đan xen là x và y ta có cách tách từ: A x B y và x A y B Hiện tượng tách từ như trên tạo ra nhịp đôi, đối xứng, hài hoà nhau đưa đến một hiệu quả diễn đạt ấn tượng hơn, nhấn mạnh được nội dung cần biểu cảm. Ví dụ hiện tượng tách từ trong các câu: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai. Những là đắp nhớ đổi sầu Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm. Bài tập 2 Trong tiếng Việt có nhiều câu văn thơ tách từ từ các từ đó: Dãi dầu- Nắng dãi mưa dầu Ngẩn ngơ- Ra ngẩn vào ngơ Sớm chiều- Nắng sớm mưa chiều Ăn mặc- Ăn sung mặc sướng... Đặt câu: Nó được ăn sung mặc sướng mà không biết điều. Bài tập 3. Các thành ngữ từ 4 tiếng trở lên có cấu tạo như hiện tượng tách từ: Cao chạy xa bay, mồm năm miệng mười, đầu trộm đuôi cướp, vào sinh ra tử, lên thác xuống ghềnh, ăn trắng mặc trơn... Bài tập 4. Từ vội vàng là từ láy đã được dùng tách và xen từ mà vào -> x A x B Những câu thơ văn có tách từ như trên: Dù ai nói ngả nói nghiêng Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân Một ông lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo, mà gia sự còn đói deo đói dắt. Bài tập 5 Khi tách ra, hai tiếng của từ trở thành đối xứng nhau qua trục là tiếng với hoạc tiếng chả xen vào giữa có tác dụng nhấn mạnh tính chất phủ định của người nói. Học hành -> Học với hành, Học với chả hành Tiết 13 Đọc văn Tự tình (Hồ Xuân Hương) Mục tiêu bài học HS hiểu được tư tưởng của nhà thơ về quyền được hưởng hạnh phúc tuổi xuân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; cảm thông, trân trọng khát vọng được giải phóng tình cảm ấy Bổ xung kiến thức về thơ nôm Đường luật. Phương tiện và cách thức thực hiện Phương tiện: SGK, giáo án bảng phụ (cho hs thảo luận) Cách thức: Hướng dẫn đọc hiểu , trả lời vấn đáp, thảo luận Nội dung trên lớp Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài: Tự tình 2 là tác phẩm trữ tình khá tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật thơ HXH, hôm nay... Hoạt động của thày và trò Nội dung trên lớp Đọc tiểu dẫn và cho biết: Hoàn cảnh xã hội khi nhà thơ sống? Cuộc đời và sự nghiệp văn học của HXH Giới thiệu khái quát về thể thơ Nôm Đường luật ? Nêu khái quát về tư tưởng chủ đề của bài thơ trữ tình này? GV hướng dẫn và cho đọc diễn cảm bài thơ. Tìm hiểu bố cục bài thơ: theo đề thực, luận, kết với 2 nửa + 4 câu trên: thể hiện nỗi lòng trong cảnh cô đơn lẽ mọn và bộc lộ khát vọng hạnh phúc tuổi xuân. + nửa sau: Thái độ bứt phá khỏi cảnh lẽ mọn mà vẫn rơi vào tuyệt vọng ngao ngán. Đọc 2 câu đầu và cho biết nv đang gặp hoàn cảnh nào?, qua các chi tiết hiểu gì về cảnh ngộ đó ? Hiểu gì về câu 2: Trơ cái hồng nhan với nước non ? 2 câu 3-4 đã thể hiện tâm sự gì của Xuân Hương trong hành động ấy? GV liên hệ tới cảnh sống làm lẽ “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng...(HXH) và “Tối tối chị gữ lấy chồng, Chị cho manh chiếu nằm không hè ngoài. Sáng sáng chị gọi bớ hai, Mau mau trở dậy thái khoai băm bèo. (Ca dao). Đọc 2 câu 5-6 Hai câu đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình ntn ? Tác giả diễn tả bằng cách nào ? Đọc 2 câu cuối 2 câu đã bộc lộ tâm sự gì của XH ? Qua những hình ảnh nào ? Sau khi học xong bài thơ, em hãy khái quát về nội dung chủ đề bài thơ và cho biết nghệ thuật diễn tả tâm trạng đầy mâu thuẫn của bài thơ? GV Củng cố Dặn dò Học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập nâng cao trong SGK. Tìm hiểu chung - Hoàn cảnh xã hội: đây là thời kì trong xã hội xuất hiện mâu thuẫn lớn trong các tập đoàn phong kiến chiến tranh liên miên cộng vơí mất mùa đói kém làm đời sống người dân đói khổ- ý thức về quyền sống của người dân thức tỉnh ý thức đấu tranh cho quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của con người nhất là người phụ nữ .Đó là cốt lõi tinh thần của vh thời kì này. - Cuộc đơì tác giả: đầy bất hạnh với hai lần goá chồng và cuối đời dành tình cảm với thú vui đi đó đây thăm các cảnh đẹp... Dẫn đến cảm hứng sáng tác đấu tranh cho khát vọng hạnh phúc lứa đôi luôn dạt dào. - Thể loại: thơ nôm Đường luật là thể thơ phát triển cực thịnh vào TK 18-19 với nhiều đỉnh cao ... Trong đó vận dụng nguyên vẹn niêm luật vào hình thức chữ Nôm. - Tư tưởng bài thơ: tp phê phán chế độ đa thê thời PK nhưng tư tưởng còn rộng hơn- đó là sự thức tỉnh trong ý thức cá nhân về quyền con người muốn được hưởng hạnh phúc tuổi xuân, bất chấp lễ giáo PK. II. Đọc hiểu tác phẩm. 1/ Nỗi thương mình trong cảnh cô đơn lẽ mọn - Cảnh ngộ cô đơn lẻ loi trong đêm khua vắng lạnh, nằm thao thức nghe tiếng trống cầm canh thôi thúc “trống canh dồn” - Nỗi bức bối thể hiện ở giọng điệu và từ ngữ đầy mỉa mai “Trơ cái hồng nhan với nước non”- vô duyên thay khi tuổi xuân và nhan sắc người đàn bà mà mà chẳng ai nhòm ngó đến, phải trơ trọi một mình !. 2 câu 3-4 + Câu 3 đã ẩn chủ từ chỉ thấy hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa ngào ngạt mà uống giải sầu lại chưa say ! + Câu sau diễn tả tâm trạng khi nhìn “Vầng trăng bóng xế” khi đêm gần tàn chờ trăng tròn mà trăng vẫn khuyết- cũng giống như cuộc đời nàng, chờ đợi hạnh phúc tròn chặn mà chưa thấy ; tâm trạng không được thoả mãn. -> Sử dụng từ ngữ rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm với không gian “Đêm khuya”, âm thanh “văng vẳng trống canh dồn” , phép đối 2 câu sau làm rõ bi kịch hiện thực với khát vọng... Tình cảnh thật đắng cay. 2/ Thái độ phản kháng muốn bứt phá. - 2câu 5-6 :Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Đó là thái độ bứt phá vùng vẫy của XH qua những hình ảnh xiên ngang, đâm toạc. Hai câu đã sử dụng thủ pháp đảo ngữ để nhấn mạnh tính hoạt động mạnh mẽ của thiên nhiên. Đó không chỉ là hình ảnh mà còn của tâm trạng –bị dồn nén, bức bối muốn bứt phá giải thoát khỏi cô đơn chán chường, thể hiện cá tính XH thật mạnh mẽ. 2 câu cuối: Ngán nỗi xuân qua xuân lại lại. Mảnh tình san sẻ tí con con Những dồn nén bứt phá cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của tâm trạng buồn chán thất vọng có phần cam chịu. Hình ảnh thời gian lặp lại ẩn chứa nỗi chán ngán kéo dài. Thời gian cứ trôi đi mà tuổi xuân có hạn mới được hưởng chút xíu !. Hai câu khép lại bài thơ như lời than thở thầm kín của người phụ nữ phải chịu cảnh lẽ mọn hạnh phúc không trọn vẹn thời xưa. 3/ Tổng kết Bài thơ bày tỏ nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn, phê phán gay gắt chế độ đa thê PK đồng thời thể hiện thái độ chống đối số phận tuy bất lực. Đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn với hoàn cảnh giữa khát vọng về hạnh phúc lứa đôi với thực tế cô đơn mòn mỏi, giữa mong ước chính đáng về cuộc sống vợ chồng với sự bất lực chịu thiệt thòi do xã hội đẩy tới. Tác giả gây ấn tượng mạnh nhờ sử dụng các từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc đường nét (những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc); những tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết tròn để diễn tả tâm trạng bất mãn giữa cuộc đời và số phận. Về giọng điệu, bài thơ và ngậm ngùi ai oán vừa bực dọc lại chán chường như tâm tình riêng thể hiện yêu cầu giải phóng con người khỏi bế tắc trong xã hội. Tiết 14-15 Đọc văn Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát) A. Mục tiêu bài dạy HS thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ khi chưa tìm thấy lối ra trên đường đời. Hiểu được các hình ảnh biểu tượng trong bài và đặc điểm của các bài thơ cổ. B. Phương tiện và cách thức thực hiện. Phương tiện: SGK, giáo án, bảng phụ. Cách thức: Hướng dẫn đọc hiểu, vấn đáp, thảo luận. Nội dung trên lớp. 1/ Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc lòng bài Tự tình; nêu diễn biến tâm trạng của nv trữ tình trong bài thơ. 2/ Giới thiệu bài. Hãy nêu hoàn cảnh lịch sử xã hội khi bài thơ ra đời? Cao Bá Quát sống và nửa đầu TK XIX, khi nhà Nguyễn đã tiêu diệt xong nhà Tây Sơn và thi hành chính sách hà khắc sưu cao thuế nặng khiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ khiến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra...Về chính sách dùng người, nhà Nguyễn coi trọng người Nam hơn người Bắc. Điều đó khiến nhiều trí thức Bắc hà khủng hoảng về niềm tin lí tưởng. để thấy rõ hơn tâm trạng đó, hôm nay chúng ta học bài... Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt Đọc tiểu dẫn Tự ghi khái quát về tiểu sử tác giả Hãy nhận xét khái quát về cuộc đời con người nổi danh như nhà nho tài tử này? Nêu hiểu biết của em về thể loại , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? GV hướng dẫn cách đọc: to rõ phần phiên âm và dịch thơ thể hiện tâm trạng bế tắc phân vân tìm đường và khí phách hiên ngang của nhà thơ. Nêu cách hiểu về hình tượng con đường và đường cùng- 2 hình ảnh hay được nhắc tới trong bài ? GV liên hệ: Với CBQ, năm 14 tuổi bắt đầu dự thi (1822), đến năm 1831 mới đỗ cử nhân, đỗ nhì bảng nhưng bị đánh tuột xuống chót bảng. Sau đó ông còn 3 lần thi hội nữa đều hỏng. Phải chăng sự lận đận trong khoa cử khiến ông thấy bế tắc? Sự bế tắc theo em là do đâu? Đọc đoạn tiếp theo từ câu 5 Cảm nhận gì về những người đi đường? (Tiết 2 ) Hiểu gì về ngụ ý ông tiên với phép ngủ ngày và mùi hương rượu trong gió? Em khái quát về tâm trạng nhà thơ lúc này? GV liên hệ: Văn học trung đại có nhiều tác phẩm cùng chủ đề về sự bế tắc tuyệt vọng của con người khi tìm chân lí hay cuộc đời mờ mịt. Đó là Cảm hoài -Đặng Dung với nỗi bi phẫn của anh hùng lỡ vận khi thù nhà nợ nước chưa trả được; Phạm Thái trong Sơ kính tân trang với tâm trạng bất mãn trước thực tai khi lí tưởng lẽ sống sụp đổ tìm niềm vui trong lẽ sống giang hồ... Đọc lại bài thơ. Củng cố: Hãy khái quát lại nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Dặn dò: Học thuộc bài, soạn bài sau, chuẩn bị giờ sau trả bài và làm bài làm văn. I/ Tìm hiểu chung 1/ Tác giả Tiểu sử SGK Cuộc đời, con người: Cao Bá Quát nổi tiếng tài cao, viết chữ đẹp, văn hay có uy tín trong giới trí thức khi ông được suy tôn “Thần Siêu Thánh Quát” Ông còn là người khí phách hiên ngang, hoài bão ước mơ muốn sống có ích cho đời. Đó là một tích cách mạnh mẽ luôn mong ước đổi thay, sống vượt khỏi khuôn lồng chật hẹp của chế độ Phong kiến tù túng. 2/ Về tác phẩm Thể loại thơ cổ thể- thể ca và hành= Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Long Thành cầm giả ca (Nguyễn Du). Gồm 3-4 chữ xen 7 chữ trong số câu không hạn chế và vần 1 hay nhiều vần. Hoàn cảnh ra đời: làm trong khi đi thi Hội- thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng thực hiện chí hướng hoài bão của mình và đang phân vân kiếm tìm lẽ sống khác. II/ Đọc hiểu bài thơ 1/ Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng - Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp bãi cát khác “Bãi cát dài lại bãi cát dài” - Câu “Bước một bước như lùi một bước”. Vì cát trôi nên càng bức mạnh càng như trôi- cảm giác rất thực mà có ngụ ý về con đường công danh của tác giả * Hình ảnh bãi cát dài đã miêu tả lại chặng đường đầy gian lao khi nhà thơ qua vùng Quảng Bình vào Huế dự thi. Đó không chỉ là con đường thực mà còn là đường công danh của bao người. - Cùng với hình ảnh bãi cát dài còn là hình ảnh con đường cùng. Đó là hình ảnh đầy ghê sợ “Phía bắc núi, núi muôn trùng- Phía nam núi nam, sóng dào dạt. Anh đứng làm chi trên bãi cát” là tượng trưng của sự bao vây không lối thoát. Đường cùng là đầy khó khăn, là quẩn quanh bế tắc- do thi cử hà khắc đường đời khó khăn – làm người đi đường phải hoài nghi tự hỏi chính mình. 2/ Hình ảnh người đi đường - Đó là con người thật khốn khổ “Đi một bước như lùi một bước... Mặt trời đã lặn chưa dừng được – Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

File đính kèm:

  • docBai soan van 11 nang cao ki 1.doc
Giáo án liên quan