I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- Các cách bác bỏ.
- Yêu cầu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
- Một số vấn đề xã hội và văn học.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản.
- Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn đề xã hội hoặc văn học) với các cách bác bỏ
phù hợp.
3. Thái độ:
Đúng mực khi bác bỏ một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 38566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: thao tác lập luận bác bỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23; tiết 82,83
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- Các cách bác bỏ.
- Yêu cầu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
- Một số vấn đề xã hội và văn học.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản.
- Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn đề xã hội hoặc văn học) với các cách bác bỏ
phù hợp.
3. Thái độ:
Đúng mực khi bác bỏ một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS phân tích ngữ liệu để đi đến khái niệm và xác định mục đích yêu cầu.
- GV nêu tình huống: trong thực tế có những người cái gì cũng cho là đúng hoặc thấy sai mà không lên tiếng. Ngược lại có những người lúc nào cũng chăm chăm tìm ra cái sai thậm chí biến đúng thành sai. Em đồng tình với kiểu người nào? HS đưa ý kiến, tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình, bác bỏ những ý kiến trái ngược.
- Hãy xác định mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ?
- Khi bác bỏ cần chú ý các yêu cầu cơ bản nào?
- HS tổng hợp theo ghi nhớ sgk.
HĐ2:
- HS phân tích ngữ liệu để khái quát và nắm được kĩ năng bác bỏ một vấn đề, luận điểm…
- Thảo luận nhóm:
-> Nhóm 1: tổ 1,2: Ngữ liệu 1.
+ Phân tích ngữ liệu thông qua các câu hỏi trong sgk.
+ GV tổng kết và khẳng định cách bác bỏ một luận điểm, luận cứ, cách lập luận.
-> Nhóm 2: tổ 3,4: Ngữ liệu 2.
+ Phân tích ngữ liệu thông qua các câu hỏi trong sgk.
+ GV tổng kết và khẳng định cách bác bỏ một luận điểm, luận cứ, cách lập luận và gợi ý Ngữ liệu 3:
+ Cách lập luận bị bác bỏ: tôi hút thuốc, tôi bị bệnh, mặc tôi.
+ Cách bác bỏ: Xuất phát từ thực tế, những luận điểm khoa học để bác bỏ: hút thuốc có cho bản thân mà còn đầu độc những người xung quanh.
- Hãy rút ra cách bác bỏ?
- HS tham khảo ghi nhớ sgk.
HĐ3
- Nhóm 1 bài tập 1trang 26.
a. Nguyễn Dữ bác bỏ quan điểm: Cứng quá thì gãy.
b. Nguyễn Đình Thi: bác bỏ những quan niệm phiến diện về thơ: Thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp.
- Nhóm 2 bài tập 2 trang 27
*Người học yếu có nhiều nguyên nhân: chủ quan, khách quan… những nguyên nhân cần được chia sẻ, cảm thông.
- Nhóm 3 bài tập 1a trang 31
Đoạn văn a: Bác bỏ quan niệm, lối sống sai lầm “Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình”. Khẳng định đó là lối sống “nghèo nàn, dù có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa”. Khẳng định tính chất sai lầm của quan niệm sống đó.
- Nhóm 4 bài tập 1b trang 32.
Đoạn văn b: Vua Quang Trung bác bỏ thái độ e ngại, né tránh của kẻ sĩ Bắc hà không chịu ra giúp nước trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Khái niệm:
- Bác bỏ: là bác đi, gạt đi, không chấp nhận.
- Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệnh, thiếu chính xác,… từ đó nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, người đọc.
2. Mục đích:
- Bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng.
- Bày tỏ, bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng.
->Lí luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
3. Yêu cầu:
- Nắm chắc sai lầm của quan điểm, ý kiến cần bác bỏ.
- Đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Thái độ: thẳng thắn, cẩn trọng, chừng mực, phù hợp hoàn cảnh, đối tượng tranh luận.
II. CÁCH BÁC BỎ
1. Phân tích ngữ liệu:
a. Ngữ liệu 1:
- Luận điểm bác bỏ: Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh.
- Lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở bác bỏ:
+ Người đồng bệnh với ND không có.
+ Những di bút của thi sĩ, chỉ căn cứ vào mấy bài thơ nói về ma quỷ, về âm hồn -> không có cơ sở để kêt luận.
+ Đưa dẫn chứng so sánh: Paxcan, những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch.
b. Ngữ liệu 2:
- Luận cứ bị bác bỏ: tiếng nói mình nghèo nàn.
- Cách bác bỏ: nêu nguyên nhân và tác hại:
+ Nguyên nhân: thiếu hiểu biết tiếng mẹ đẻ, vốn từ còn nghèo nàn hơn cả những phụ nữ nông dân.
+ Tác hại: từ bỏ tiếng mẹ đẻ, không còn tinh thần dân tộc.
+ Đặt nhiều câu hỏi để tăng tính thuyết phục.
2. Cách bác bỏ:
- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ, cách lập luận.
+ Nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân.
+ Phân tích từng khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, cách lập luận.
- Diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển để người có quan điểm, ý kiến sai và người tiếp nhận dễ chấp nhận, tin theo.
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1/26:
- Cách bác bỏ:
+ Dùng lí lẽ: kẻ sĩ… cứng ra mềm.
+ Dẫn chứng: Ngô Tứ Văn
- Giọng bác bỏ: lập luận khúc chiết, cách nói hàm nghĩa ẩn ý sâu xa.
- Cách bác bỏ: Đưa dẫn chứng tiêu biểu: Thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bôđơle, thơ “của chúng ta”.
- Giọng văn: giản dị, cụ thể, nhẹ nhàng.
2. Bài tập 2/27: - Người học yếu càng cần có người bạn tốt giúp đỡ.
- Kết bạn với những người học yếu là giúp bạn vươn lên học khá, giỏi.
- Những người học kém vẫn cần có những điều để ta học tập, những người giỏi cũng có sai lầm cần sửa chữa.
- Tình bạn chân thành giúp chúng ta vượt qua những rào cản của cuộc sống.
3. Bài tập 1/ 31.
- Cách bác bỏ: vừa hình tượng vừa thực tế để phân tích cụ thể, có sức thuyết phục.
+ Ví lối sống đó: giống … vướng mắt nữa.
+ Nêu tác hại của lối sống đó bằng cách so sánh “nhưng hễ… hoang dại nào”
+ Từ so sánh trên người bác bỏ kết luận “con người…như thế”
- Từ đó chỉ ra quan niệm đúng đắn “Con người …thèm muốn”. dùng hình tượng mang tính đối lập để tính chất bác bỏ được khẳng định quyết liệt hơn.
- Cách diễn đạt: rõ ràng, rành mạch, vừa lôgíc chặt chẽ vừa hình tượng gợi tả, gợi cảm → lời bác bỏ có tính thuyết phục cao.
- Cách bác bỏ: nêu những khó khăn trong sự nghiệp chung, nỗi lo lắng và lòng mong đợi người tài của nhà vua. Đồng thời khẳng định trên giải đất này không thiếu người tài để bác bỏ thái độ sai lầm trên nhằm động viên người tài ra giúp nước.
- Diễn đạt: từ ngữ giản dị mà trang trọng, giọng điệu chân thành, khiêm tốn. Dùng câu khẳng định, câu hỏi tu từ, lí lẽ kết hợp so sánh.
->Vừa bác bỏ, vừa động viên, khích lệ, thuyết phục đối tượng.
4. Củng cố: theo từng phần.
5. Hướng dẫn tự học:
- Tự xây dựng một tình huống và dùng kí năng và thao tác để bác bỏ.
- Chuẩn bị trả bài số 5?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 84
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học (phân tích, so sánh) để làm một bài NLXH.
- Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
- Tạo hứng thú học văn và niềm vui viết văn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, chấm bài…
2. Học sinh: Xem lại lý thuyết…
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1.Ổn định:
2.Trả bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Đọc đề bài và trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS xác định nội dung, thể loại, phạm vi.
HĐ2
*HS hoạt đọng nhóm.
- N1: Tìm ý cho mở bài.
- N2,3: Tìm ý cho thân bài.
- N4: Tìm ý cho kết bài.
-> Đại diện nhóm trình bày.
- GV: Chốt ý chính cần đạt.
HĐ3
- Nêu những mặt làm được của học sinh
- HS: Xem bảng thống kê để thấy được những ưu và hạn chế của lớp mình.
- GV yêu cầu đọc đoạn văn còn nhiều hạn chế và đoạn văn hay.
I. ĐỀ BÀI.
Câu 1: Em hiểu như thế nào về từ “lạ” trong bài Xuất dương lưu biệt (Lưu biệt khi xuất dương) của Phan Bội Châu?
Câu 2: Viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng: Đâu đó trong giờ học, vẫn có những bạn học sinh nói chuyện riêng, không chú ý nghe thầy cô giảng bài.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1.
- Quan niệm mới về “chí làm trai”, khẳng định lẽ sống đẹp:
+ Phải biết sống cho phi thường, hiển hách;
+ Phải dám mưu đồ xoay chuyển “càn khôn”.
- Bài học cho bản thân.
Câu 2.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Chứng minh những biểu hiện tiêu cực của hiện tượng.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
- Nêu nguyên nhân: chủ quan, khách quan.
- Bình luận về tác hại của nói chuyện riêng trong giờ học; ý thức chưa tốt, không nghe giảng, không hiểu bài, ảnh hưởng đến người khác.…
NHẬN XÉT CHUNG
1. Ưu điểm :
2. Hạn chế :
4. Củng cố: HS đọc lại phần hướng dẫn chấm.
5. Hướng dẫn về nhà: Đọc và soạn bài Đây thôn vĩ dạ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 23 - 04/02/2012
P.HT
File đính kèm:
- GA 11 T23.doc