A. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
- Rèn kĩ năng phân tích một vấn đề nghị luận, chính trị xã hội hay văn học.
- Thái độ yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị
1. Phương tiện: SGK, GA, SGV
2. Thiết bị: Không
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4388 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Thao tác lập luận phân tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 23/08/09
Tên bài THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
Tiết 08
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
- Rèn kĩ năng phân tích một vấn đề nghị luận, chính trị xã hội hay văn học.
- Thái độ yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị
1. Phương tiện: SGK, GA, SGV
2. Thiết bị: Không
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định
Lớp
Ngày giảng
Tiết
Sĩ số
HS vắng
11A
11D
11E
11G
2. Bài cũ
(?) Em hãy nêu quá trình lập dàn ý bài văn nghị luận?
3. Bài mới
HĐ của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
HĐ 1. Tìm hiểu phần I.
- HS đọc, trả lời câu hỏi SGK.
- GV Nhận xét, củng cố.
HĐ 2. Tìm hiểu phần II.
- HS thực hiện yêu cầu của SGK. Trả lời.
- GV định hướng, nhận xét, chốt ý.
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
1. Phân tích ngữ liệu.
- Ý kiến đánh giá của t/g về Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cho sự đồi bại trong truyện Kiều.
- Các luận cứ làm sáng tỏ (phân tích ý kiến)
+ Sở Khang sống bằng nghề đồi bại, bất chính.
+ Giả làm người tử tế, đánh lừa mọt người con gái ngây thơ, hiếu thảo; trở mặt một cách tráo trở; thường xuyên lừa bịp, tráo trở.
- Ngữ liệu kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp. Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp của Sở Khanh, tác giả tổng hợp, khái quát bản chát của hắn: “…mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”.
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận, phân tích.
- Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xét một cách kĩ càng ND, hình thức và mói quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng.
- Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
II. Cách phân tích.
1/ Ngữ liêu 1 (SGK, trang 26)
- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt vừa có tác dụng xấu.
- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân - hệ quả.
+ Nguyễn Du chủ yếu vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền (kết quả)
+ Vì một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền gây ra (giải thích nguyên nhân)
- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. Phân tích sức mạnh tác oai, tác quái của đồng tiền -> thái độ khinh bỉ của t/g khi nói về đồng tiền.
- Luôn kết hợp giữa phân tích và tổng hợp
2/ Ngữ liêu 2.
- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng – các ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ dân số.
+ Thiếu lương thực, thực phẩm.
+ Suy dinh dưỡng, suy thoái nòi giống.
+ Thiếu việc làm, thất nghiệp.
- Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp.
3. Kl. (SGK trang 2)
4. Củng cố.
- Ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài mới
File đính kèm:
- GA Van 11 tiet8.doc