Giáo án ngữ văn 11 tiết 13 đến tiết 16

A. Mục tiêu

- Giúp học sinh hiểu được phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà Nho. Hiểu vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. Hiểu đúng nghĩa khái niệm “Ngất ngưởng”.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu thể hát nói

- Thái độ trân trọng tài năng, phong cách sống của tác giả.

B. Chuẩn bị

1. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV

2. Thiết bị: Không

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tiết 13 đến tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 06/09/09 Tên bài BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (T1) Tiết 13 Nguyễn Công Trứ A. Mục tiêu - Giúp học sinh hiểu được phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà Nho. Hiểu vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. Hiểu đúng nghĩa khái niệm “Ngất ngưởng”. - Rèn kĩ năng đọc hiểu thể hát nói - Thái độ trân trọng tài năng, phong cách sống của tác giả. B. Chuẩn bị 1. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV 2. Thiết bị: Không C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định Lớp Ngày giảng Tiết Sĩ số HS vắng 11A 11D 11E 11G 2. Bài cũ (?) Đọc thuộc lòng bài “Vịnh khoa thi hương”, nêu cảm nhận về bài thơ? 3. Bài mới HĐ của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cơ bản HĐ 1 - Gọi HS đọc và tóm tắt Tiểu dẫn. - GV chốt ý. HĐ 2 - Gọi 2 hs đọc bài, chia bố cục nêu ND cơ bản? HĐ 3 - NCT giới thiệu về mình ntn qua 6 câu đầu? qua đó cho ta thấy gì về con người ông? - HS thảo luận trả lời, GV nhận xét, chốt lại ý. I. Tiểu dẫn. - Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), hiệu Hi Văn, xuất thân nhà Nho, quê Nghi Xuân – Hà Tĩnh. - Từ nhỏ -> 41 tuổi sống nghèo khổ, hay tham gia SH ca trù vốn có gốc ở Cổ Đàm gần quê ông. - 1819 đỗ Giải nguyên, làm quan. Là người tài năng trên nhiều lĩnh vực (nhà thơ, võ quan cao cấp, có công lớn quai đê lấn biển ở Thái Bình, Ninh Bình) - Con người thẳng thắn, có tài nhưng bị thăng giáng thất thường. - Về thơ văn, chủ yếu s/t bằng chữ Nôm, theo thể hát nói - một điệu của ca trù. Là người có công đem đến cho hátnói ND phù hợp. II. Đọc hiểu. * Bố cục: 3 phần - Sáu câu đầu: Tài năng danh vị XH của NCT (sự ngất ngưởng trong triều) - Mười hai câu thơ tiếp:Phong cách sống khác đời, ngao du giải trí khác người, bản lĩnh, phẩm chất của NCT (sự ngất ngưởng khi về hưu) - Câu thơ cuối: Khẳng định lại phong cách sống của mình. => NGẤT NGƯỞNG: không phải là diễn tả hình dáng cao vượt hăn xung quanh với tư thế ngả nghiêng mà diễn tả thái độ, tinh thần, bản lĩnh của NCT. 1. Sáu câu đầu. - Câu thơ đầu “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta). -> Lời g/t khái quát, đầy tự tin thể hiện sự trang trọn. + 1819: đỗ thủ khoa thi Hương (Khi thủ khoa) + 1833: Lam Tham tán quân vụ, sau thăng Tham tán đại thần ( Khi Tham tán) + 1835: Giữa chức Tổng đốc Hải An (Khi tổng đốc Đông) + 1840 – 41: Chỉ huy quân sự Tây Nam Bộ (Bình Tây cờ đại tướng) + 1848: Làm phủ doãn Thừa Thiên. -> Tự nhận mình có “tài bộ” (tài hoa), ở vị trí nào ông cũng k/đ được tài năng của mình. - Cách s/d từ H – V mang nghĩa trang trọng, uy ngiêm tạo âm điệu nhịp nhàng. -> Đây là 1 trong những đặc trưng của thể hát nói. - Lời tự thuật thể hiện tài năng, lý tưởng trung quân, ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ. Tài năng ấy vượt lên trên thiên hạ. - Ông sống ngất ngưởng vì ông có tài năng, danh vị hơn người. Dù biết làm quan là gò bó “vào lồng” nhưng ông vẫn ra làm quan để k/đ tài năng, để thể hiện sự ngất ngưởng của mình. Với ông công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm. Vì thế ông tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc. => Đoạn thơ thể hiện tài năng hơn người của ông trong công việc. Thái độ ngất ngưởng khi tại vị. 4. Củng cố. - ND sau câu thơ đầu. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài thơ, chuẩn bị tiếp t2. Ngày soạn 06/09/09 Tên bài BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (T2) Tiết 14 Nguyễn Công Trứ A. Mục tiêu - Tiếp tục giúp học sinh hiểu được phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà Nho. Hiểu vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. Hiểu đúng nghĩa khái niệm “Ngất ngưởng”. - Rèn kĩ năng đọc hiểu thể hát nói - Thái độ trân trọng tài năng, phong cách sống của tác giả. B. Chuẩn bị 1. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV 2. Thiết bị: Không C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định Lớp Ngày giảng Tiết Sĩ số HS vắng 11A 11D 11E 11G 2. Bài cũ - Đọc thuộc lòng bài thơ, lý giải sự ngất ngưởng khi tại vị của NCT? 3. Bài mới HĐ của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cơ bản HĐ 1 - So sánh điểm giống và khác nhau giữa 6 câu đầu và 12 câu tiếp? HĐ 2 - Thảo luận tìm ra ý nghĩa câu thơ cuối? HĐ 3 - Nêu nhận xét về thể thơ? I, II, 1 (T1) 2. Mười hai câu tiếp. - Tự thuật lại quãng đời khi ông đã về hưu nhưng bản lĩnh, cá tính không thay đổi. Ông vẫn sống theo ý chí và sở thích cá nhân, vượt lên trên thế tục. + Ông cưỡi bò vàng đeo lạc ngựa, lấy mo cau che phần trên đuôi bò nói là che miệng thế gian. -> NGÔNG, KHÁC NGƯỜI. “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” + Mang những cô hầu gái (ca kỹ)lên chùa đi vãn cảnh. “Gót tiên theo ... ông ngất ngưởng” -> Cảnh thanh tịnh, tôn nghiêm nơi cửa phật cũng bị ông phá quấy. + Công khai thừa nhận những thú chơi của mình: Hát ả đào, uống rượu... -> Công khai lối sống tự do không theo thế tục “Khi ca khi tửu ... không vướng tục” => Nhà nho (cao tuổi) không tuân theo tiết tháo Nho gia - khắc kỉ thu mình mà tự do phá lễ. - Bình thản chẳng đoán hoài : được - mất, phú quý - bần hàn, thăng – giáng, khen – chê. -> Luôn phơi phới như ngọn gió mùa xuân. Bởi ông là người tài năng và đó mới là điều nhân thế nhớ về ông. - Từ cách sống của mình, ông tự sánh với các bậc hiền nhân thuở trước. “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hán, Phú” => Từ ngữ hóm hỉnh, ý vị trào phúng nhưng thể hiện quan niệm nhân sinh hiện đại, k/đ cá tính. 3. Câu thơ cuối. Lời tổng kết lại con người mình. “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” + Trong triều đình – chốn quan trường: Ông là người cương trực, thẳng thắn, nghĩa vua tôi vẹn tròn trọng trách. + Trong triều đại - thời thế: Mấy ai đã làm được những việc như ông: tài năng, không coi trọng danh vọng, sống phóng khoáng, tự tại. => Hiểu theo cách nào ông đều trên thiên hạ, đáng để hậu thế noi theo học tập. - Thái độ ngất ngưởng của ông là nhất quán. Tạo thành phong cách con người ông dù cho h/c có đổi thay. - Câu thơ kết bài lần nữa k/đ một nhân cách cứng cỏi, một tài năng, phẩm giá của danh sĩ nửa cuối thế kỉ XIX. - Bài thơ có kết cấu tự do, không theo khuôn khổ định sẵn: xen lẫn cả câu chữ Hán và Nôm, dùng từ Hán - Việt và thuần Việt, Số câu không hạn chế. => Tự do, phóng khoáng, không gò bó. Góp phần thể hiện cá tính nhà thơ đồng thời định hình đặc điểm của thể hát nói. 4. Củng cố. - Ghi nhớ SGK - Rút ra bài học cho bản thân. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, chuẩn bị Tiết 15 “Sa hành đoản ca” Ngày soạn 10/09/09 Tên bài BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca) Tiết 15 (Cao Bá Quát) A. Mục tiêu - Giúp học sinh nắm được tinh thần phê phán của tác giả với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của nha Nguyễn. Góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông sau này. - Rèn kĩ năng đọc hiểu thể Hành - Thái độ trân trọng tài năng, nhân cách của tác giả B. Chuẩn bị 1. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV 2. Thiết bị: Không C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định Lớp Ngày giảng Tiết Sĩ số HS vắng 11A 11D 11E 11G 2. Bài cũ (?) Đọc thuộc lòng bài “Bài ca ngất ngưởng”, lý giải sự “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ? 3. Bài mới HĐ của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cơ bản HĐ 1 - Gọi Hs đọc phần tiểu dẫn. Nêu nét khái quát cần nắm? HĐ 2 - Gọi Hs đọc bài. - Bài thơ có thể chia bố cục ntn? HĐ 3 - Chỉ ra giá trị h/ả BÃI CÁT và tâm trạng t/g qua 4 câu đầu? HĐ 4 - Cách so sánh và ý nghĩa sự so sánh ấy trong 6 câu thơ tiếp? HĐ 5 - Thái độ, tâm trạng của kẻ sĩ qua 6 câu cuối biểu hiện ntn? I. Tiểu dẫn. - Cao Ba quát (1809 – 1855), tự Chu Thần, hiêu Cúc Đường, mẫn Hiên. Quê Gia Lâm, Hà Nội. - Ông kà người có tài năng, bản lĩnh. Thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ PK nhà Nguyễn bảo thủ. Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Bài ca ngán đi trên bãi cát có thể được s/t sau những lần đi thi hội nhưng không đỗ. - Bài thơ thể hiện sự bế tác của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. II. Đọc hiểu. - Bố cục: 3 đoạn + Bốn câu đầu: tâm trạng người đi đường + Sáu câu tiếp: Thực tế cuộc sống và tâm trạng chán ghét phường danh lợi. + Sáu câu cuối: Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn 1. Bốn câu đầu. - Những h/ả tả thực trên bãi cát. + Bãi cát dài lại bãi cát dài: bãi nọ nối bãi kia -> Gợi con đường bất tận mờ mịt -> Gợi cảm giác mệt mỏi, chán nản. + Đi một bước lại lùi một bước: Vì cát trôi nên cảm giác càng bước mạnh về phía trước càng tụt lùi về phía sau. + Thời gian đã chiều muộn “mặt trời lặn mà vẫn còn đi”. Không gian bao vây bởi núi, biển -> gợi cảm giác bế tắc. - T/g tả cảnh thật con đường trên cát. Nhưng đó cùng là h/ả tượng trưng về con đường đời, con đường công danh xa xôi, mờ mịt của t/g cũng như bao trí thức đương thời. => Bốn câu đầu cho ta thấy tâm trạng mệt mỏi, chán nản và sự bế tắc của cuộc đời. “Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi” 2. Sáu câu tiếp. - Câu 5, 6: hiện rõ nỗi chán nản của t/g vì tự mình phải hành hạ thân xác theo đuổi công danh. Chỉ có tiên ông có phép lạ mới bình thản đi qua được bãi cát. - Bốn câu thơ sau: Người đi đường có nhiều loại + Phường danh lợi, tất cả trên đường. + Có vô số người say vì hơi men, người tỉnh thì ít. => danh lợi cũng là thứ rượu ngon dễ làm say lòng người. Những người ham danh lợi phải chạy xuôi nhọc nhằn. Vì vậy càn phải ra khỏi những cơn say danh lợi vô nghĩa. 3. Sáu câu cuối. - Người đi đường bỗng dừng lại: Nỗi băn khoăn choán đầy tâm trí. + Đi tiếp thì “đường mờ mịt, đường ghê sợ thì nhiều” + Không đi thì đi đâu “đường cùng, trước núi, sau biển” => CBQ có tầm tư tưởng cao rộng. Ông chỉ rõ t/c vô nghĩa của lối khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Ông nhận thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, chông gai. Tuy chưa tìm ra con đường đi khác song ông thấy không thể đi trên con đường cũ – bãi cát danh lợi. KL: Bằng cách dùng nhiều đại từ xưng hô (Khách, ta, anh), h/ả bãi cát giàu g/t hiện thực và biểu tượng, s/d nhiều cau hỏi, câu cảm thán, bài thơ đã khắc hoạ chân dung người trí thức cô dộc, nhỏ nhoi nhưng hết sức mạnh mẽ vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đầy gian chuân, mờ mịt. Điều này giúp lý giải nguyên nhân ông khởi nghĩa sau này. 4. Củng cố. - Ghi nhớ SGK. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ, chuẩn bị “Luyện tập thao tác lập luận phân tích” Ngày soạn 11/09/09 Tên bài LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH Tiết 16 A. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố và nâng cao nhận thức về thao tác lập luận, phân tích. - Rèn kĩ năng lập luận, phân tích - Thái độ tự lập, chủ động, sáng tạo khi viết văn. B. Chuẩn bị 1. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV 2. Thiết bị: Không C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định Lớp Ngày giảng Tiết Sĩ số HS vắng 11A 11D 11E 11G 2. Bài cũ (?) Thế nào là thao tác lập luận phân tích? Các cách phân tích đói tượng nghị luận? 3. Bài mới HĐ của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cơ bản HĐ 1 - Nhắc lại Lý thuyết. HĐ 2. Nhóm 1 - HS đọc yêu cầu đề, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - Gv nhận xét, chốt. HĐ 3. Nhóm 2 - HS đọc yêu cầu đề, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - Gv nhận xét, chốt. I. LÝ THUYẾT - Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xét một cách kĩ càng ND, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. - Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận. II. LUYỆN TẬP. 1. Đề 1: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác, Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên. Lập dàn ý Mở bài. Thân bài. a. Biểu hiện, tác hại của thái độTỰ TI - Biểu hiện. + Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết của mình. + Nhút nhát, tránh những chỗ đông người. + Không dám mạng dạn đảm nhận những NV được giao. - Tác hại + Tự xa rời mọi người, thu mình trong vỏ. + đàn đàn mọi người xa lánh. b. Những biểu hiện, tác hại của thái đọ TỰ PHỤ. - Biểu hiện + Luôn đề cao quá mức bản thân + Luôn coi mình là đúng. + Khi làm được việc gì đó thì coi thường người khác. - Tác hại. + Không biết vai trò của tập thể, đân bị tập thể xa lánh, không có bạn. c. Xác định một thái độ hợp lý. - Phát huy thế mạnh, hạn chế nhược điểm. Kết bài 2. Đề 2. Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.” Lập dàn ý. Mở bài. Thân bài - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, phép đối, đảo ngữ. + NT dùng từ giàu hình ảnh, hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm oẹ. + Biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh vào dáng điệu và hàn độn của sĩ tử và quan trường. + Sự đối lập giữa sĩ tử ><quan trường (cả hai đều hài hước) +Cảm nghĩ về cảnh thi cử. - Nêu cảm nghĩ về cảnh thi cử dưới thời phong kiến. Kết bài. 4. Củng cố. - HS biết cách phân tích một vấn đề đưa ra. 5. Hướng dẫn về nhà. - Xem lại các bài tập, viết thành bài hoàn chỉnh. Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 11 Tiet 13 den 16.doc
Giáo án liên quan