Giáo án ngữ văn 11 tiết 24 đến tiết 51

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ, điển cố

- Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố

2. Kĩ năng

Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả

3. Thái độ

Có ý thức rèn luyện, sử dụng tốt thành ngữ, điển cố

II. Phương pháp

Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

III. Phương tiện dạy học

- SGK + SGV

- Thiết kế bài soạn

 

doc79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tiết 24 đến tiết 51, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2008 Ngày dạy: 8/10/2008 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết 24 Tiếng Việt Thực hành về thành ngữ, điển cố A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ, điển cố - Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố 2. Kĩ năng Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả 3. Thái độ Có ý thức rèn luyện, sử dụng tốt thành ngữ, điển cố II. Phương pháp Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. III. Phương tiện dạy học - SGK + SGV - Thiết kế bài soạn B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1’) I. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra trong qúa trình luyện tập) II. Bài mới: * Lời vào bài (1’) Chúng ta đã biết thế nào là thành ngữ, điển cố và việc sử dụng các thành ngữ, điển cố vào các tác phẩm văn chương cũng như trong đời sống có tác dụng như thế nào? Để thấy rõ hơn điều đó, chúng ta đi vào thực hành về thành ngữ, điển cố. …………………………….*……..*……..*………………………………… I. Ôn tập về khái niệm ? Hãy nhắc lại khái niệm Thành ngữ? 1. Thành ngữ Khái niệm: là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hoá về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nghĩa của thành ngữ thường khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao 2. Điển cố ? Thế nào là điển cố? Khái niệm: là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản trong quá khứ hoặc xảy ra trong cuộc sống quá khứ. Điển cố không có tính cố định mà có thể là những từ, cụm từ. Điển cố có nghĩa hàm súc, khái quát cao II. Luyện tập Gv: chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một phần 1. Thành ngữ Nhóm 1 trình bày, cả lớp góp ý, giáo viên chốt lại Bài tập 1 - “Một duyên hai nợ”: ý nói một mình phải gánh vác mọi công việc gia đình (Duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Cảm nhận về kiếp nặng nề nhưng rất mực hi sinh của bà Tú. Đây là cách nói tăng cấp). - “Năm nắng mười mưa”: nỗi vất vả, cực nhọc, phải chịu đựng trong hoàn cảnh khắc nghiệt (Nắng ít, mưa nhiều, nói về sự vất vả gian truân của bà Tú cũng như người lao động chân lấm, tay bùn. Cách nói giàu hình ảnh). ố Các thành ngữ ngắn gọn, cấu tạo ổn định, đông thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm; các thành ngữ này phối hợp với nhau và phối hợp với các cụm từ có dáng dấp thành ngữ như “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước” đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình. Bài tập 2 - “Đầu trâu mặt ngựa”: lũ người đã biến dạng về nhân hình, tha hoá về nhân tính (Biện pháp vật hoá (biến vật thành người) chỉ bọn sai nha bắng nhắng không khác gì loại súc sinh ập vào nhà Thúy Kiều vơ vét của nả, doạ dẫm đánh đập, khua thước, múa đao (giàu biểu tượng và hàm súc). - “Cá chậu chim lồng”: cảnh sống bế tắc, tù túng, nhàm chán (Cá bị thả trong chậu, chim bị nhốt trong lồng, nay được tự do thoả sức ăn chơi, vẫy vùng (giàu biểu tượng và hàm súc). - “Đội trời đạp đất”: khí phách ngang tàng (Hình ảnh cao rộng thể hiện chí khí của Từ Hải. Câu thơ giàu biểu tượng và cảm xúc). Bài tập 6 Đặt câu với mỗi thành ngữ Gv: yêu cầu cả lớp đặt câu với mỗi thành ngữ trên - Nói với nó khác gì “nước đổ đầu vịt” - Mọi người chả “đi guốc trong bụng nó ấy chứ” - Chị ấy mẹ tròn con vuông là chúng tôi mừng lắm rồi. - Mày chỉ trứng khôn hơn vịt - Anh ấy ngày đêm nấu sử sôi kinh - Bọn chúng nó là lòng lang dạ thú (hay là con sói) - Anh thật là phú quý sinh lễ nghĩa bày đặt nhiều quá. - Tớ chả đi guốc trong bụng các cậu rồi - Thôi! tôi với bác dĩ hoà vi quý - Con chớ nên con nhà lính tính con nhà quan - Chẳng biết! tôi có phải thấy người sang bắt quàng làm họ không đây. 2. Điển cố Bài tập 3 - Gường kia:Trần Phồn đời hậu Hán có người bạn là Tử Trĩ rất thân thiết và gắn bó, Phồn thường dành riêng cho bạn cái giường. Bạn đến mời ngồi. Bạn về lại treo giường lên. - Đàn kia: Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn tri âm. Khi Bá Nha chơi đàn thì chỉ có cung Tư Kì mới hiểu được tiếng đàn tâm tư của mình. Vì vậy khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đã đập đàn không chơi nữa vì cho rằng từ nay không còn ai hiểu được tiếng đàn của mình. ố Tình bạn thắm thiết, keo sơn => Vậy điển cố là: những tích, sự kiện, con người tiêu biểu của đời xưa đáng lưu lại để đời sau suy ngẫm, học hỏi và bình xét. Học hỏi những cái tốt, suy xét tìm ra cái xấu để tránh. Bài tập 4 - Sầu đông càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê - Ba thu: kính thi có câu “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu). Khi người ta buồn thì một ngày cũng tưởng dài bằng ba tháng thu hoặc dài bằng ba năm. Tính hàm súc của điển cố ở chỗ biểu hiện thời gian tâm lí (Dùng điển cố này, câu thơ trong Truyện Kiều muốn nói Kim Trọng đã tương tư Thuý Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác như xa cách tới ba năm). - Nhớ ơn chín chữ cao sâu Một ngày một ngả bóng dâu tà tà - Chín chữ khó nhọc xuất phát từ điển cố Trung Hoa: “Cửu tự cù lai” bao gồm chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái: 1- Sinh (sinh đẻ, sinh thành, sinh ra) 2- Cúc (nâng đỡ) 3- Phủ (vuốt ve) 4- Súc (cho bú mớm) 5- Trưởng (nuôi cho lớn) 6- Dục (dạy dỗ) 7- Cố (trông nom) 8- Phục (xem tính nết mà dạy bảo) 9- Phúc (che chở) => Dẫn điển tích này, Thuý Kiều muón nói công lao của cha mẹ đối với mình, trong khi mình xa quê biền biệt, chưa báo đáp được cha mẹ. Đủ thấy giá trị thâm thuý hàm súc của việc dùng điển cố. - Chương đài: Gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ, có câu: Cây liễu ở Chương Đài xưâ xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi. Dẫn điển tích này, thuý Kiều hình dung cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về tay kẻ khác mất rồi. - Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh --> Thuý Kiều chưa có tình ý với ai Bài tập 5 a. Này các cậu! đừng có mà lấy cũ bắt nạt mới. Cậu ấy vừa lặn lội tới đây mình phải tìm cách giúp đỡ chứ. -> Ma cũ bắt nạt ma mới: ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng …bắt nạt người mới đến lần đầu. Có thể thay bằng cụm từ: bắt nạt người mới đến. b. Họ không đi thăm quan, không đi thực tế chỉ xem qua loa, không đi sâu vào chi tiết mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường. Bài tập 7 - Cậu lại theo chủ nghĩa AQ mất rồi, phép thắng lợi tinh thần chẳng giúp được gì đâu. - Chúng ta tỏ rõ sức trai Phù Đổng vươn mình đứng dậy. - Tớ biết thừa gót chân A Sin của cậu rồi - Vợ chồng mình nợ như chúa Chổm - Đừng có giở bản chất Chí Phèo ra đây với tớ. 3. Bài tập mở rộng Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong các câu sau: - Đố ai lượm đá quăng trời Đan gầu tát biển, ghẹo người trong trăng - Sụt sùi tủi phận hờn duyên Oán cha trách mẹ tham tiền bán con - Quản bao tháng đợi năm chờ Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm - Trông cái mã ngoài thì rõ oai phong bệ vệ, thế mà không ngờ lão ấy lại là thằng ba que xỏ lá bậc thầy …………………………….*……..*……..*………………………………… III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới 1. Hướng dẫn học bài - Cách phát hiện và sử dụng các thành ngữ, điển cố - Đặt câu với các thành ngữ sau: “Góc bể chân trời”, “Trai lành gái tốt”, “Lực bất tòng tâm”… 2. Chuẩn bị bài mới Soạn: “Chiếu cầu hiền” Ngày soạn: 23/9/2008 Ngày dạy: 8/10/2008 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết 25 + 26 Đọc văn Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) Ngô Thì Nhậm A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp học sinh: - Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung - Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu – một thể văn nghị luận trung đại 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng đọc hiểu thể loại chiếu 3. Thái độ Nhận thức được đúng đắn vai trò của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay II. Phương pháp Đọc sáng tạo, trao dổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở, tích hợp với bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” III. Phương tiện dạy học 1. Giáo viên: đọc tài liệu (sgk, sgv, từ điển thuật ngữ văn học….), sách thiết kế giáo án 2. Học sinh: đọc, soạn bài B/ Tiến trình dạy học * ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số I. Kiểm tra bài cũ 1. Câu hỏi ? Vì sao nói tiếng khóc trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao, cao cả? 2. Đáp án II. Bài mới Lời vào bài: Nền văn học trung đại rất phong phú về thể loại như: cáo, hịch, thơ nôm…. “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm là tác phẩm tiêu biểu của thể loại chiếu. Chúng ta cùng tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này. ……………………………..*…….*…….*…………………………………. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Học sinh đọc phần tiểu dẫn sgk ? Trình bày những nét chính về tác giả? - Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu Hi Doãn - Quê: làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội) - 1775: đỗ tiến sĩ, được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc - 1788: đi theo Tây Sơn Gv: Ông là một sủng thần của triều đình Lê – Trịnh nhưng đã thức thời theo nhà Tây Sơn. Ông có nhiều đóng góp cho phong trào Tây Sơn, nhiều văn kiện giấy tờ đều do ông soạn thảo 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời ? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? - Khoảng năm 1788 – 1789 sau đại thắng quân Thanh, Ngô Thì Nhậm thay vua viết bài chiếu Gv: Cuối thế kỉ XVIII, tình hình xã hội rất rối ren, phức tạp: mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê và chúa Trịnh, quân Thanh xâm lược, kẻ sĩ lúng túng, bi quan. Sau khi đại thắng quân Thanh, mở ra một trang sử mới cho dân tộc, vua Quang Trung quyết tâm lên kế hoạch xây dựng đất nước song tình hình khá phức tạp. Bởi vậy nhiệm vụ là phải làm sao để thuyết phục giới trí thức miền Bắc (hơn 300 năm phụng sự nhà Lê, do quan điểm đạo đức bảo thủ nên đã bất hợp tác, thậm chí chống lại Tây Sơn) hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước, ra cộng tác phục vụ triều đại mới. Tác giả đã nêu rõ sự phức tạp của tình hình để thấy rõ ý nghĩa của việc chiêu mộ hiền tài. b. Thể loại ? Em hiểu gì về thể loại chiếu? Chiếu là văn bản do vua hoặc các đại thần thừa lệnh vua viết để toàn dân đọc để thực hiện một mệnh lệnh hoặc theo yêu cầu trọng đại của đất nước. Gv: Chiếu có thể do đích thân vua viết, nhưng thường do các đại thần văn tài võ lược thay vua, theo lệnh vua viết (ví dụ Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi). ở đây Ngô Thì Nhậm – quan Tả thị lang binh bộ Thượng thư theo lệnh vua Quang Trung viết. Như vậy nội dung tư tưởng của vua Quang Trung, nghệ thuật biểu hiện, lập luận, lời văn là của Ngô Thì Nhậm. c. Bố cục ? Bài chiếu có thể chia bố cục như thế nào? - Bài Chiếu chia làm 3 đoạn + Từ đầu đến “... Sinh ra người hiền” : Tác giả đưa ra mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử. + Tiếp đó đến “Chính sự buổi đầu cho trẫm”: Thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh và tấm lòng khiêm nhường nhưng cương quyết trong việc cầu hiền. + Còn lại: Con đường cầu hiền của Nguyễn Huệ. => Tác giả khẳng định mối quan hệ người hiền tài và thiên tử nêu rõ tình trạng thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước sự kiện Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Trịnh đồng thời nêu rõ tấm lòng rộng mở đón chào người hiền ra giúp nước. II. Đọc – hiểu 1. Vai trò của hiền tài đối với đất nước ? Bài chiếu hướng tới đối tượng nào? - Đối tượng: sĩ phu Bắc Hà - những người hiền tài ? Tác giả đã đặt vấn đề gì cho người hiền trong đoạn 1? - Vấn đề: mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử à Chỉ ra quy luật xử thế của người hiền. Gv: Trong tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Thân Nhân Trung cũng viết: “Người tài cao học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội” ? Để làm rõ vấn đề đó, người viết đã dùng hình ảnh nào? - Hình ảnh: + ví người hiền như sao sáng trên trời + Thiên tử là sao Bắc Thần ? Vì sao người viết lại dùng những hình ảnh đó? à Quy luật vận động của tinh tú là chầu về Bắc Thần. Gv: người hiền cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần (chòm sao Bắc đẩu). Sao Bắc Thần là hình ảnh của thiên tử (nhà vua). Các quần thần như các vì sao khác chầu về. Nói một cách khác người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua. ? Tác giả đã mở đầu bài chiếu bằng cách nào? Tác dụng? - Mở đầu: + Bằng cách sử dụng câu nói của Khổng tử (lấy ý) từ sách luận ngữ. + Dùng hình ảnh so sánh ố Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh lấy từ sách luận ngữ của Khổng Tử (một trong những bộ sách kinh điển của Nho gia), dùng lời của Khổng Tử để đặt vấn đề, để đưa ra cách ứng xử sẽ có sức thuyết phục mạnh trí thức Bắc Hà. ? Em có nhận xét gì về cách nêu vẫn đề và lập luận của người viết trong đoạn văn này? à Nêu ra tư tưởng có tính quy luật trong triều đình phong kiến xưa nay để làm cơ sở chi việc chiêu hiền cầu hiền của nhà vua là có cơ sở, có căn cứ, là hợp lòng trời, lòng người vậy à Cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, đặc biệt là cách dẫn lời nói của Khổng Tử . Gv: Người hiền vì thế không nên giấu mình ẩn tiếng, không để đời dùng thì không đúng với ý trời và phụ lòng người. Phần mở đầu ngắn gọn, cách nói có hình ảnh, tác giả đã đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc của đất nước. Đặc biệt dẫn lời của Khổng Tử. ? Tại sao nhà vua, người có quyền cao nhất không lệnh, gọi, mời, mà phải cầu? ố Vì đây là những người tài giỏi, các bậc hiền tài, đại hiền đầy tài năng và tự trọng nên cả cácbậc vua chúa không thể gọi, mời, càng không thể ra lệnh mà phải thể hiện tấm lòng chân thành, khao khát đó là cầu, thỉnh. Ví dụ: Lưu Bị 3 lần cầu Khổng Minh, Quang Trung mấy lần cầu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. 2. Thái độ của Nho sĩ Bắc Hà và tấm lòng của nhà vua trong việc cầu hiền ? Trước việc vua Quang Trung ra Bắc diệt Trịnh, Nho sĩ Bắc Hà có thái độ như thế nào? Gv: Khi Quang Trung ra Bắc diệt Trịnh, sĩ phu Bắc Hà có cách ứng xử tuy khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ không nhiệt tình với triều đại mới - Thái độ: + Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng + Những người ra làm quan với Tây Sơn thì: hoặc sợ hãi im lặng làm bù nhìn, hoặc làm việc cầm chừng + Một số người đi tự tử uổng phí tài năng ? Tác giả đã nhắc đến những thái độ đó bằng ngôn ngữ như thế nào? Tác dụng? - Từ ngữ: “Gõ mõ canh cửa”, “ra biển vào sông”, “chết đuối trên cạn”: Không dùng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh hoặc lấy trong kinh điển Nho gia, hoặc mang ý nghĩa tượng trưng à Cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị, vừa có tính chất phê phán nhẹ nhàng, lại tỏ ra người viết bài chiếu có kiến thức sâu rộng, có tài văn chương, khiến người nghe không những không tự ái mà còn nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chưa thoả đáng của mình. ? Trước cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà như vậy, người viết đã ứng xử như thế nào, đưa ra những luận điểm gì để thuyết phục? - Phân tích thời thế: trước đây đã có nhiều kẻ sĩ phải long đong, ẩn tích mai danh, trốn tránh việc đời hoặc nhầm lẫn gây nên tội lỗi à nhà vua đều khoan thứ - Người viết đặt câu hỏi theo thế lưỡng đao, khiến người nghe không thể thay đổi cách ứng xử: + “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?” + “Hay đang thời đổ nát chưa thể phụng sự vương hầu chăng? Gv: Nhà vua khiêm tốn tự cho mình ít đức à sự băn khoăn, mong mỏi, tha thiết, chân thành - Nêu lên những khó khăn chồng chất, phức tạp của triều đình mới khí thực thi công việc nơi đô thành, nơi biên cương, việc binh, việc kinh tế… Gv: Một mình nhà vua và triều đình hiện tại dù đã rất tận tâm và cố gắng nhưng không thể làm hết, làm tốt công việc. - Khẳng định sự phong phú của hiền tài ở đất nước nghìn năm văn hiến này ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận cảu tác giả? ố Lập luận sắc bén, kết hợp lí lẽ và phân tích bằng tình cảm mềm mỏng mà kiên quyết. Qua đó cho thấy trí tuệ và tấm lòng đại trí đại nhân của vua Quang Trung 3. Con đường cầu hiền của vua Quang Trung ? Vua Quang Trung đã cầu hiền bằng cách nào? - Đưa ra những chính sách cụ thể ? Đó là những chính sách gì? + Không phân biệt quan, dân, ai có tài được phép tâu bày. Lời hay, mưu hay được dùng, được khen thưởng, khuyến khích không kể thứ bậc, lời không hợp không dùng, có sơ suất khồn bắt tội, chỉ trích + Cho phép tiến cử người hiền, tuỳ tài lục dụng + Cho phép người hiền tự tiến cử ? Em có nhận xét gì về những chính sách đó? Qua đó thấy gì về vua Quang Trung? ố Chính sách, chủ trương cầu hiền dân chủ và tiến bộ, thể hiện tầm tư tưởng chiến lược lãnh đạo sâu rộng. Quang Trung không chỉ là thiên tài quân sự mà còn là nhà quản lí, tổ chức tài ba. ? Để kêu gọi, động viên người hiền tài, vua Quang Trung đã khẳng định điều gì? Kết thúc bài chiếu như thế nào? Tác dụng? - Khẳng định: thời thế hiện tại chính là vận hội của người hiền thi thố tài năng, phụng sự cho triều đình, đất nước, nhân dân - Vẽ ra tương lai tốt đẹp cho đất nước ố Tác dụng: động viên, giục giã, xoá hết phân vân, kêu gọi hành động làm phấn chấn lòng người. * Củng cố: tham khảo phần ghi nhớ sgk III. Tổng kết 1. Nội dung ? Nêu giá trị nội dung của bài chiếu? Chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm kêu gọi, động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. 2. Nghệ thuật ? Nêu giá trị nghệ thuật của bài chiếu? Sự kết hợp giữa lí và tình. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo, thể hiện được tình cảm đối với đất nước của tác giả. * Luyện tập ?Em hãy nêu nhận xét của mình về cách lập luận trong đoạn văn mở đầu và từ đó nêu luận điểm? - Cách lập luận rất chặt chẽ. Lời văn ngắn gọn đủ thuyết phục vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền. - Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng. + Biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh. - Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân vì nước - Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ. …………………………….*…….*……..*……………………………….... III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới 1. Hướng dẫn học bài - Học sinh cần thấy được chủ trương chớnh sỏch cầu hiền của vua Quang Trung. - So sỏnh điểm giống và khỏc trong nghệ thuật lập luận giữa “Chiếu dời đụ” và “Chiếu cầu hiền” 2. Chuẩn bị bài mới Chuẩn bị bài đọc thêm “Xin lập khoa luật” Ngày soạn: 25/9/2008 Ngày dạy: 11/10/2008 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết:27 Đọc thêm Xin lập khoa luật Nguyễn Trường Tộ A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nắm được những đặc điểm của văn điều trần: văn bản mà cấp dưới trình bày một vấn đề quan trọng gì đó để đề bạt lên cấp trên, thuộc văn nghị luận chính trị-xã hội: biết phân tích hệ thống luận điểm và cách lập luận của bài điều trần. - Hiểu được tầm quan trọng của luật với sự nghiệp canh tân đất nước và tấm lòng nhiệt thành của NTT - Thấy được lòng yêu nước thương dân của NTT, của người Việt nói chung không phân biệt tôn giáo. 2. Kĩ năng Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội vai trò của bài văn điều trần , của lập luận trong văn chính luận.. 3. Thái độ Tôn trọng tài năng, tâm huyết của NTT, ý thức vai trò của luật với đời sống con người. II. Phương pháp Kết hợp các đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. III. Phương tiện dạy học 1. Giáo viên: SGK + SGV + Bài soạn 2. Học sinh: Đọc trước bài. B. Tiến trình lên lớp I. Kiểm tra bài cũ: 5’ 1. Câu hỏi: Bài “ Chiếu cầu hiền” gồm mấy phần? đường lối cầu hiền của vua Quang Trung có gì tiến bộ? 2. Đáp án: - Bài chiếu gồm 3 phần: Phần 1: Mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử Phần 2: Cách ứng sử của bậc hiền tài bắc hà và nhu cầu đất nước. Phần 3: Đường lối cầu hiền và lời kêu gọi bậc hiền tài ra giúp nước. - Đường lối tiến bộ, rộng mở và đúng đắn: + tất cả mọi người dân đều được phép dâng thư bày tỏ sự việc + Cách tiến cử cũng mở rộng và dễ làm: tự mình dâng thư bày tỏ công việc, các quan tiến cử, , dâng thư tự cử. + Kêu gọi những người tài đức hãy cùng triều đình gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài. Gv kết luận thêm. II. Dạy bài mới: Giới thiệu bài mới: Cùng với bài Chiếu cầu hiền chúng ta nhận thấy cái nhìn đổi mới cho một tương lai mới cho đất nước khi đó. Những người có công như NTN vẫn còn. Họ đóng góp không chỉ công sức, sự tận tuỵ mà còn hiến những kế sách hay, việc nên làm .. Bài Xin lập khoa luật là 1 ví dụ như thế : ……………………………*……….*………*……………………………… I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ? Nêu khái quát vài nét về tác giả Nguyễn Trường Tộ? - Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) - Là trí thức yêu nước, theo đạo thiên chúa - Sớm tiếp xúc với tư tưởng phương Tây nên ông có nhiều tư tưởng tiến bộ. Ông đã dâng lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần có giá trị , tập trung ở “Tứ cấp bát điều” nhưng tiếc là không được chấp nhận 2. Văn bản ? Văn bản được sáng tác theo thể loại nào? - Thể loại: văn bản điều trần: dưới thời phong kiến đây là loại văn bản do bầy tôi viết ra để dâng lên vua, trong đó trình bày kế sách trị nước. - Đọc: chậm, ngắt nghỉ rành mạch thể hiện rõ nội dung điều trần II. Đọc – hiểu Gv: Yêu cầu học sinh đọc hiểu theo hệ thống câu hỏi trong sgk Câu hỏi 1: - Theo NTT luật bao gồm: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia. Gv: Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương; nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng đồng thời cũng phải có chính lênh( chính sách và pháp luật mới tạo ra được kỉ cương và uy quyền). Đây là mối quan hệ của luật với mọi người. Vì vậy NTT nói: Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước. Như vậy luật bao trùm tất cả. ố NTT đặt vấn đề trực tiếp, thẳng thắn, ngắn gọn -> Người nghe hiểu ngay vấn đề. Ông cũng giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây: phàm những ai…không giáng chức được họ một bậc…-> củng cố niềm tin cho mọi người, thuyết phục được mọi người tin theo. Câu hỏi 2: - Vai trò và vị trí của luật với đời sống xã hội. Ông e nhà vua sẽ hiểu lầm, cho là luật chỉ tốt cho việc cai trị, nên tự đặt ra sự phản bác và giải đáp: Luật là đạo đức- cái đức vô tư và lớn nhất- đức trời, không phải đi tìm cái khác-> Cần phải học luật. --> Như vậy ông chủ trương vua quan đều phải có ý thức trước pháp luật.-> Luật không chỉ có tác dụng cai trị xã hội, mà còn là đạo đức hành vi, đạo làm người. Câu hỏi 3: - Nho giáo truyền thống không tôn trọng luật pháp là vì: Nói xuông, không có tác dụng bằng luật. Tác giả đưa ra lời Khổng Tử: Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc, mà muốn làm việc được thì phải có luật. Câu hỏi 4: - Đạo đức và pháp luật phải đi liền với nhau. Gv: Phần đầu NTT nói đến vai trò và vị trí của luật với đời sống xã hội, phần 2 phản bác rồi giải đáp, phần 3 khẳng định phải học luật. Câu hỏi 5: - Dùng Khổng Tử để phê phán nhà nho là phương pháp Gậy ông đập lưng ông trong văn nghị luận. Phê phán những mặt hạn chế của nho gia, NTT đưa ra thực tế đáng buồn và không ai có thể phủ định được tình hình nho sĩ hiện nay do nho giáo đào tạo nên: Suốt đời đọc sách..mà tại sao có nhiều người, cuộc đời của họ và sự ứng xử cuả họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác? Vì sao có tình trạng đó? Vì họ không được học luật. -> Cách lập luận của NTT vừa sắc sảo, vừa chặt chẽ. Văn ngắn gọn, kiệm lời mà tính chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn ……………………………*……..*…….*…………………………………. C. Hướng dẫn học bài và làm bài tập:1’ 1. Bài cũ: Nắm nội dung của bài, hoàn chỉnh bài học bằng những câu hỏi trong sách bài tập.. 2. Bài mới: Chuẩn bị bài “Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng” Ngày soạn: 28/9/2008 Ngày dạy: 14/10/2008 Lớp dạy: 11A,B,G Tiếng việt: Tiết: 28 Thực hành về từ vựng A. Phần chuẩn bị: I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa. 2. Kĩ năng Kĩ năng chuyển nghĩa từ, lựa chọn từ trong số từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ Có ý thức luyện tập sưu tầm để bổ sung vốn từ, khả năng giao tiếp linh hoạt. II. Phương pháp Gợi ý, thảo luận, trả lời câu hỏi, giải bài. III. Phương tiện dạy học 1. GV: SGK + SGV + Bài soạn 2. Hs: Xem trước bài tập sgk theo hướng dẫn B. Tiến trình lên lớp I. Kiểm tra bài cũ:5’ 1. Câu hỏi: Câu 1: Tìm những từ ngữ quen thuộc với mọi người nhưng được tác giả dùng theo cách kết hợp mới, theo nghĩa mới trong đoạn thơ sau: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. A.Biếng lười, nằm, mặc, đứng. B.Đổ, biếng lười, đứng, trôi. C.Đổ, êm êm, vắng, nằm, đứng. D.Biếng lười, đứng, rụng, tơi bời Câu 2: Nói “ Ruột để ngoài da” có nghĩa là gì: Tính người hay bộp chộp, không giấu kín được chuyện gì. Tính người hay tò mò. Tính người hiền lành, không bực tức với ai bao giờ. Tính người hay quên. Câu 3: Tác dụng chính của việc dùng thành ngữ là: Ngắn gọn, xúc tích, có tính khái quát, tríêt lí cao. Thể hiện khả năng giao tiếp linh hoạt. Bộc lộ được vốn từ ngữ phong phú của người nói, người viết. Chứng tỏ được sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt. 2. Đáp án: Câu 1: A Câu 2: A Câu 3: A II. Dạy bài mới: 39’ * Giới thiệu bài mới: Trong thức tế, ngôn ngữ của

File đính kèm:

  • docgiao an 11 tiet 24 51.doc
Giáo án liên quan