Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 45 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.

 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.

 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

 1. Kiến thức:

 - Những hiểu bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua 1 sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ được phản ánh trong tác phẩm.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu bài thơ hiện đại.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

 - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

 - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

 3. Thái độ: Niềm tin chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.

B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.

 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.

 

docx6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 45 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Ngày soạn: 22. 3. 2013 Ngày giảng: A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS. - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ. 1. Kiến thức: - Những hiểu bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua 1 sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ được phản ánh trong tác phẩm. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu bài thơ hiện đại. - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: Niềm tin chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược của dân tộc ta. B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan. Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a5 9a8: 2. Bài cũ: ( 2 phút ) - Đọc diễn cảm bài thơ “Đồng chí”. - Nêu cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. - Làm bài tập 2 SGK tr. 131. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài… Nội dung bài học Hoạt động của thầy HĐcủa trò Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 1 phút. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung văn bản. Mục tiêu: HS nắm được đôi nét về tác giả và tác phẩm, bố cục và phương thức biểu đạt của bài? Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ. Thời gian: 10 phút. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả:( SGK) - Tên: Phạm Tiến Duật. - Sinh: 1941- Mất 2007. - Quê: Thanh Ba – Phú Thọ. - Là nhà thơ trẻ trong thời chống Mĩ cứu nước. 2. Tác phẩm: - Sáng tác năm 1969 và in trong tập “ Vầng trăng quầng lửa”. - Thể loại: Thơ tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần, 4 câu 1 khổ. 3. Bố cục của văn bản: - Bài thơ là cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn. 7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề - tứ thơ chủ đạo đó nên không thể và không cần chia đoạn. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về tác giả và tác phẩm. H: Những hiểu biết của em về nhà thơ Phạm Tiến Duật? H: Bài thơ được sáng tác trong thời kì nào? ( Trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi báo văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa”.) GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc đúng giọng điệu và ngôn ngữ bài thơ. Gọi HS đọc lại, chú ý các khổ 2,3,4 và sửa lỗi đọc cho HS. GV hướng dẫn HS đọc, giải thích từ khó. H: Tiểu đội nghĩa là gì? - Đơn vị gồm 12 người. H: Chông chênh? - Đu đưa, không vững chắc, không yên ổn. H: Thể loại văn bản? Thơ tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần, 4 câu 1 khổ, khác với kiểu thơ tự do của bài “ đồng chí”: Câu ngắn, các khổ thơ không đều nhau. H: Cho biết bố cục của bài thơ? - Bài thơ là cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn. 7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề - tứ thơ chủ đạo đó nên không thể và không cần chia đoạn. HS lắng nghe. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời -HS đọc. - HS đọc chú thích -HS trả lời - HS thảo luận -Đại diện trình bày - HS lớp nhận xét Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. Mục tiêu: HS phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu. Thời gian: 20 phút. II/ Tìm hiểu văn bản: - Nhan đề bài thơ: Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh. 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính: - Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: Bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. H: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính là độc đáo? - Nhan đề khá dài; có vẻ lạ, độc đáo; làm nổi bật rõ hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính – phát hiện thú vị của tác giả. Không chỉ viết về cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu là tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung ... H: Em có nhận xét gì về giọng điệu hai câu thơ đầu tiên? - Hình ảnh độc đáo: Hình ảnh thực, thực đến trần trụi. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực, được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với câu văn xuôi, lại có giọng thản nhiên: “Không có kính ... đi rồi” càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Bom đạn chiến tranh còn làm cho xe biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa “Không có ... xe có xước”. - Phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như PTD mới đưa nó trở thành hình tượng độc đáo - HS thảo luận. - HS trả lời cá nhân. - HS thảo luận nhóm và trả lời cá nhân. - HS lớp nhận xét bổ sung. -GV ghi bảng. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế, thực hành luyện tập. Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, kĩ thuật “động não”. Thời gian: 5 phút. III. Luyện tập: Hướng dẫn luyện tập. - Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.. - HS viết và trình bày Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. Thời gian: 2 phút. V/ Hoạt động nối tiếp: H: Nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Tự lập bảng thống kê và ôn tập truyện trung đại theo gợi ý SGK để làm bài kiểm tra về truyện trung đại . D. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docxTiết 45 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI SE KHÔNG KÍNH.docx