Đọc - Hiểu văn bản (tt): 35’
Hỏi: Khi nghe tin do nhữn người tản cư từ Gia Lâm cho biết “Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây”, thái độ và hành động của ông Hai như thế nào?
- Cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được.Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì cứng vào cổ cất tiếng hỏi, giọng lạc đi.
- Liệu có thật không hở bác, hay là chỉ lại
Chi tiết này gợi tả gì?
- Sự sững sờ, nhạc nhiên cao độ, đến hoảng hốt đến nghẹn giọng, lạc giọng, đến khó thở khi nghe tin đồn dữ một cách đột ngột. Một tin mà theo ông không thể xảy ra, vì ông rất yêu làng Dầu, tự hào về làng mình, cái gì với ông cũng nhất, cũng hay.
GV: Nhưng rồi ông Hai cũng phải tin vì bằng chứng quá cụ thể, quá xác thực.
Sau những giây phút ấy, ông Hai có cử chỉ gì? Vì sao?
- Ông giả vờ đứng lãng ra chỗ khác, rồi đi thẳng, những lời nói mỉa mai của người tản cư đeo đuổi ông khiến ông xấu hổ gầm mặt đi-> GV: Làng có tôi chứ ông không có tôi, tại sao ông lại xấu hổ? (vì làng là máu thịt ông). (2) Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
- Sững sờ, ngạc nhiên-> xấu hổ, nhục nhã.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 62: Làng (tiếp) (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62:
LÀNG (tt)
(Kin Lân)
Đọc - Hiểu văn bản (tt): 35’
Hỏi:
Khi nghe tin do nhữn người tản cư từ Gia Lâm cho biết “Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây”, thái độ và hành động của ông Hai như thế nào?
- Cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được.Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì cứng vào cổ cất tiếng hỏi, giọng lạc đi.
- Liệu có thật không hở bác, hay là chỉ lại…
Chi tiết này gợi tả gì?
- Sự sững sờ, nhạc nhiên cao độ, đến hoảng hốt đến nghẹn giọng, lạc giọng, đến khó thở khi nghe tin đồn dữ một cách đột ngột. Một tin mà theo ông không thể xảy ra, vì ông rất yêu làng Dầu, tự hào về làng mình, cái gì với ông cũng nhất, cũng hay.
GV: Nhưng rồi ông Hai cũng phải tin vì bằng chứng quá cụ thể, quá xác thực.
Sau những giây phút ấy, ông Hai có cử chỉ gì? Vì sao?
- Ông giả vờ đứng lãng ra chỗ khác, rồi đi thẳng, những lời nói mỉa mai của người tản cư đeo đuổi ông khiến ông xấu hổ gầm mặt đi-> GV: Làng có tôi chứ ông không có tôi, tại sao ông lại xấu hổ? (vì làng là máu thịt ông).
(2) Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
- Sững sờ, ngạc nhiên-> xấu hổ, nhục nhã.
Hỏi:
Về đến nhà, nằm vật ra giường như bị cảm, nhìn lũ con chơi sậm, chơi sụi với nhau, tâm trạng ông Hai diễn biến như thế nào?
- Nhìn lũ con nước mắt ông giàn giụa ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư, chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng đấy ư, khốn nạn… ông lão nắm bàn tay lại mà rít lên.
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lo lắng gì qua chi tiết trên?
- Ông lo nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của cái làng Việt gian.
Hỏi:
GV đọc đoạn văn “Ông lão bỗng ngừng lại.. cơ sự này chưa” Đoạn văn cho biết thêm gì vể tâm trạng của ông Hai?
- Một cuộc đấu tranh nội tâm diễn ra gay gắt:
+ Giữa một bên là lời đồn có căn cứ “không hơi đâu người ta bịa ra những chuyện ấy để làm gì? Không có lửa làm sao có khói, thằng Chánh Bệu đích thị là người làng rồi, không sai”
+ Giữa một bên là những con người ông đã biết “ông kiểm điểm từng người trong óc, không mà họ toàn là những người có tinh thần cả mà, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...”.
- Ông nghĩ: Rồi đây biết làm ăn, buôn bàn ra sao? Ai người Ta chừa. Chao ôi! cục nhọc chưa, cả làng Việt Gian.
=> Tủi nhục, đau đớn.
-> Đau đớn, tủi nhục.
Đọc:
Đoạn ông Hai trò chuyện với vợ.
Hỏi:
Tiếp tục phân tích tâm trạng thái độ của Ông?
(Gợi ý)
- Thái độ của ông với vợ như thế nào (bực bội, cố kìm nén, gắt bà vô cớ).
- Sự lo lắng, bực bội ấy đã dẫn đến kết quả như thế nào? (Trằn trọc không sao ngủ được, trở mình bên này, trở mình bên kia, thờ dài,… chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được.
-> Lo lắng, cáu gắt
Hỏi:
Tâm lý nhân vật được thể hiện qua những pd nào?
(Gợi ý)
- Hành động (vờ lảng đi chỗ khác, cúi gằm nằm vật ra giường, nắm chặt tay rít lên “chúng bay”, nhục nhã thế này”; “trằn trọc không ngủ, gắt gỏng với vợ).
- Ngôn ngữ đối thoại? (Liệu có thật hay không hở bác,… Im, khổ lắm;
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm (cúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư?...
- Miêu tả? (cụ thể, gợi cảm những diễn biến nội tâm qua ý nghĩ,hành vi ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng, gây ấn tượng mạnh về nỗi ám ảnh day dứt trong tâm trạng nhân vật.
(2) Tâm trạng của ông Hai trong 3 - 4 ngày sau đó.
Hỏi:
Thái độ của ông 3 - 4 ngày sau đó như thế nào?
Hỏi:
Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai đã bị đẩy đến tình thế khó xử như thế nào? Tâm trạng của ông trở nên quyết liệt như thế nào?
Mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu, ông chỉ quanh quẩn ở trong nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài “Một đám đông tụ lại, ông cũng để ý dăm bảy người nói cười xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông,… là ông lại lủi ra một góc nhà, nón thít. Thôi lại chuyện ấy rồi.
- Khi mụ chủ nhà khó tính đẩy y đến chỗ không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông Hai trở nên u ám, bế tắc, tuyệt vọng,…: “Biết đem nhau đi đâu bây giờ, biết đâu người ta chưa bỏ bố con ông mà đi? thật là tuyệt đường sinh sống. Hay là về làng, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ,… không thể được. Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Đọc:
HS đọc đoạn trò chuyện vớicon:
Hỏi:
Nói cảm nhận của em qua đoạn trò chuyện này?
(Gợi ý)
- Tại sao ông lại thủ thỉ trò chuyện với con (vơi đi nỗi khổ trong lòng).
- Qua những lời tâm tình đó, em thấy ông Hai là người như thế nào? (yêu con, yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến).
=> Tình yêu sâu nặng với cái làng Dầu (ông muốn đưa con nhỏ phải ghi nhớ: Nhà ta ở làng chợ Dầu).
*Tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mạng (cụ Hồ trên đầu trên cổ, xét soi cho bố con ông), tình cảm ấy sâu nặng, bền vững, thiêng liêng (cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai).
-Yêu làng, yêu nước,chung thủy với kháng chiến, với cách mạng.
Hỏi:
Nhận xét ngôn ngữ đoạn văn này nói riêng, cả truyện ngắn nói chung?
- Đậm tình khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân?
(3)
Tổng kết: 5’
Nhắc lại nội dung, nghệ thuật? (HS đọc ghi nhớ/174)
- Truyện làng đã thể hiện chân thực, sinh động một tình cảm bền chặt, sâu sắc tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng nhận vật ông Hai - một người nông dân phải rời làng đi tản cư.
- Nghệ thuật:
+ Tình huống (căng thẳng, thử thách nội tâm nhân vật)
+ Miêu tả tâm lý nhân vật (sâu sắc, tinh tế)
+ Ngôn ngữ nhân vật (sinh động, giàu tính khấu ngữ)
+ Miêu tả (linh hoạt, tự nhiên)
IV. Tổng kết
Ghi nhớ/174.
(4)
Luyện tập: 5;
B. Luyện tập
Tìm những bài văn, thơ cùng chủ đề “yêu nước, yêu cách mạng”.
- Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ (N.K.Đ)
- Đồng chí (Chính Hữu)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (P. Tiến Duật)
- Quê hương (của Tế Hanh)
1/ Tìm những bài văn thơ cùng chủ đề.
2/ Về nhà.
File đính kèm:
- TIET 62.doc