Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88: Từ ấy_ Tố Hữu

A. Mục tiêu cần đạt.

- Học sinh thấy niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản , tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản đối với cuộc đời nhà thơ.

- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: Tứ thơ, hình ảnh , ngôn gnữ , nhịp điệu . làm nổi bật tâm trạng của cái “tôi” nhà thơ.

- Thấy được tính chất tuyên ngôn lí tưởng, lẽ sống và tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ , mở đầu cho con đường cách mạng , con đường thia cacủa ông , đánh dấu mốc son : Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Chuẩn bị

- Thầy: Chân dung nhà thơ Tố Hữu , các bài thơ Tố Hữu đã học ở THCS

- Trò: Soạn bài theo HTCH SGK

C. Tiến trình hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức.

Ngày soạn

Ngày dạy

2. Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài của học sinh.

- Học thuộc lòng bài thơ “Chiều tối” – Phân tích hồn lạc quan , tình yêu thiên nhiên và cục sống của nhân vật trong thơ trong bài thơ.

3. Nội dung bài giảng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88: Từ ấy_ Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 88 Từ ấy -Tố Hữu- A. Mục tiêu cần đạt. - Học sinh thấy niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản , tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản đối với cuộc đời nhà thơ. - Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: Tứ thơ, hình ảnh , ngôn gnữ , nhịp điệu ... làm nổi bật tâm trạng của cái “tôi” nhà thơ. - Thấy được tính chất tuyên ngôn lí tưởng, lẽ sống và tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ , mở đầu cho con đường cách mạng , con đường thia cacủa ông , đánh dấu mốc son : Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Chuẩn bị Thầy: Chân dung nhà thơ Tố Hữu , các bài thơ Tố Hữu đã học ở THCS Trò: Soạn bài theo HTCH SGK C. Tiến trình hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. Ngày soạn Ngày dạy Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài của học sinh. Học thuộc lòng bài thơ “Chiều tối” – Phân tích hồn lạc quan , tình yêu thiên nhiên và cục sống của nhân vật trong thơ trong bài thơ. Nội dung bài giảng. HĐ1: Khởi động Giáo viên giới thiêu bài : Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát 1. Trình bày hiểu biết về tác giả Tố Hữu? ( GV: những nhân tố ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu: - Quể hương : Xứ Huế thơ mộng , giàu truyền thống văn hoá - Gia đình : Thân sinh là nhà nho nghèo , không đỗ đạt , thích thơ phú , ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ con nhà nho , thuộc nhiều ca dao , tục ngữ - Bản thân : Sớm gáic ngộ lí tưởng CS . Đén với thơ và CMcùng một lúc. Là tác giả của các tập thơ: Từ ấy , Việt Bắc , Gió lộng , Máu và hoa, Ra trận , Một tiếng đàn... I . Tìm hiểu chung 1. Vài nét về tác giả -Tố Hữu tên khai sinh Nguyễn Kim Thành quê ở Phù Lai – Quảng Thọ – Quảng Điền –Thừa Thiên Huế - Bản thân thủa nhỏ học trường Quốc học Huế - Ông giác ngộ CM từ rất sớm, năm 1938 trở thành nhà thơ cộng sản trẻ tuổi. ịCon đường thơ của Tố Hữu gắn liền và song hành với chặng đường cách mạng Việt namhơn 60 năm qua ( 1940 đến nay) - Ông đưẹơc coi là ngọn cờ đầu của thơ ca CMVN thế kỉ XX - ở Tố Hữu con người chính trị và con người nhà thơ luôn thống nhất chặt chẽ. 2. Nêu hiểu biết về tập thơ “ Từ ấy”? (Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu tay của Tố Hữu , là tiếng hát trong trẻo , phấn xhấn , say mê của người thanh niên cộng sản : “ Từ ấy” gồm 71 bài thơ chia làm 3 phần : Máu lửa Xiềng xích Giải phóng) GV hướng dẫn cách đọc : Giong phấn khởi , vui tươi , hồ hởi. Chú ý các từ bừng, chói , đậm hương, rộn, trang trải để ,với, đã là ,là . Nhịp thơ thay đổi theo cảm xúc từng câu , từng khổ : 2/2/3; 4/3; 2/3/2; 3/4/. Giáo viên cùng học sinh đọc – Nhận xét 2. Bài thơ a) Xuất xứ : Trích trong phần I “ Máu lửa” của tập thơ “ Từ ấy”(1937-1946) b) Thể thơ : 7 chữ/câu ; 4 câu/khổ ; 3 khổ/bài. c) Bố cục: Khổ 1 : Niềm vui sướng , say mê khi gặp lại lí tưởng của Đảng , Cách mạng. Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm GV gọi học sinh đọc khổ 1 3. Hai câu đầu được viết theo bút pháp gì ? “ Từ ấy” là khi nào? Vì sao không dùng các từ khác ( Từ đó , khi ấy)? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? Tác dụng? (Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại kỉ niệm không quên của đời mình . - Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời CM và đời thơ của Tố Hữu . Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong Đoàn TNCS Huế được giác ngộ lí tưởng CS , được kết nạp vào Đảng . - Không dùng ( Từ đó, Khi ấy ) vì các cụm từ này vừa dài , vừa nôm na, còn “Từ ấy” vừa ngắn gọn , lại giản dị , tao nhã. - Nghệ thuật : ẩn dụ và so sánh trực tiếp qua hình ảnh : + Nắng hạ: Mạnh mẽ, chói rực chứ không phải là ánh thu vàng nhẹ , hay ánh xuân dụi dàng( phù hợp với động từ “bừng” phát ra đột ngột) từ vầng “mặt trời chân lí”) + Mặt trời chân lí : Nếu mặt trời của đời thường toả ánh sáng hơi ấm và sự sống thì đó cũng là nguồn sáng kì diệu toả ra những tư tưởng đúng đắn, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Khổ thơ 1 a) Hai câu đầu - “ Từ ấy” là thời điểm đặc bioệt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu – Một nhà thơ trẻ được giác ngộ lí tưởng cộng sản , được kết nạp Đảng. - Nghệ thuật ẩn dụ và so sánh trực tiếp qua hình ảnh : +Nắng hạ : Mạnh mẽ , chói rực ( rực rỡ) + Mặt trời chân lí : Hình ảnh ẩn dụ mới lạ , hấp dẫn .Chân lí của Đảng, của CM, của CN Mác Lênin sáng rực , chói lọi , ấm áp , vĩnh viễn , cần thiết như mặt trời đúng đắn như chân lí. + Động từ “bừng”: ánh sáng phát ra đột ngột “chói” ánh sáng có sức xuyên mạnh mẽ hấp dẫn ị Nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng và chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm trong tâm hồn nhà thơ. ị Hai câu đầu diễn tả niềm vui sướng , say mê nồng nhiệt của tác giả khi bắt gặp lí tưởng mới. 4. Hai câu sau được viết theo bút pháp gì ? Niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản được thể hiện như thế nào? Nghệ thuật gì được sử dụng? GV: ( Hai câu sau viết theo bút pháp trữ tình lãng mạn, tiếp tục tả tâm trạng, tâm hồn sau khi đã tiếp nhận lí tưởng Cộng Sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa , vẻ tươi xanh của cây lá âm thhanh rộn rã của tiếng chim ca hót . Đối với vườn hoa lá còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Dối với tâm hồn người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếmlẽ yêu đời” còn gí đáng quý hơn khi có lí tưởng cao đẹo soi sáng , dẫn dắt? b) Hai câu sau : - Nghệ thuật miêu tả : Tiếp tục sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và so sánh trực tiếp : Hồn tôi: Vườn hoa lá Rất đậm hương Rộn tiếng chim ị Là hình ảnh tưởng tượng , rất mới , tươi trẻ , sống động để diễn tả tâm trạng , tâm hồn sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời.Cảm hứng lí ntưởng cuộc sốngđã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm tin yêu đời , làm cuộc sống, cảm hứng có ý nghĩa hơn. Gọi học sinh đọc khổ 2? 5. Lẽ sống mới mà người đảng viên trẻ Tố Hữu thức nhận là gì? Giai cấp tư sản , tiểu tư sản đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa ? ( Lẽ sống mới ở đây là nhận thức mối quan hệ giữa cấ nhân , bản thân cái “tôi” của nhà thơ với mọi người , với nhân dân , quần chúng , đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ. Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng. Có thể hiểu khi “cái tôi “ chan hoà trong “cái ta” khi cá nhân hoà mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội .) 2. Khổ 2 + Tôi buộc lòng tôi với mọi người + Tôi là con của vạn nhà... ị Mối quan hệ giữa cá nhân , cái tôi với mọi người với nhân dân, quần chúng , đặc biệt là những người lao động nghèo .Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng. 6. Động từ “ buộc” có ý nghĩa như thế nào ? Vì sao ? ( Không có nghĩa là bắt buộc , miễn cưỡng mà tự ràng buộc , gắn bó , tự giác . Là hành động lí trí chứ không phải ràng buộc giống như cách nói của Xuân Diệu “ Để linh hồn ràng buộc với muôn dây. Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến” ị Tự sự gắn bó đó từ nay việc xã hội chính là việc nhà , đâu phải xa lạ. Tôi thay đổi hoàn toàn từ tâm hồn đến quan hệ , từ lí trí đến tình cảm , trách nhiệm đạo lí làm người. - “Trang trải”: Liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng người cụ thể . - Động từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu vượt qua giới hạn cái tôi cá nhân để sống chan hoà với mọi người . ( Trăm nơi – Hình ảnh hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi) ị Cái tôi cá nhân hoà với cái ta chung 7. Em hiểu như thế nào về từ “khối đời” ? Từ này gợi em nhớ đến từ nào tương tự ? ý nghĩa có giống nhau không ? ( “Khối đời” – ẩn dụ trừu tượng hoá sức mạnh của tập thể , nhân dân đoàn kết chặt chẽ. Gợi hình ảnh “khối căn hờn” trong bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ . Giống nhau về biện pháp nghệ thuật nhưng khác nhau về ý nghĩa tư tưởng) 8. Nội dung của khổ 3 là gì? - Kết cấu “tôi đã là... của... Là ...của” có tác dụng như thế nào ? - Giải thích cụm từ “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ” ? Từ đó hiểu gì về quan niệm sống của tác giả ? ( GV: Nói đến cách mạng là nói đến lực lượng đông đảo quần chúng : Vạn nhà , vạn kiếp, ... đó là lực lượng chủ yếu : Quần chúng nhân dân lao động nghèo khổ là lực lượng nòng cốt . Quan niệm đó là chuẩn mực hiểu rõ thái độ quan điểm của người viết . Điều đó khác hẳn với một số nhà thơ lãng mạn đương thời thu hẹp mình trong cái tôi cá nhân: “ Tôi là con nai bị chiều giăng lưới Không biết đi đâu , dương sầu bóng tối” Xuân Diệu Chính vì vậy bài thơ không phải là sự hoài niệm mà có thể xem là tuyên ngôn về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả . 3. Khổ thơ 3: Những chuyển biến nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống. - Là con của vạn nhà. - Là anh của .... - Là em .... ị Khẳng định ý thức tự giác chắc chắn vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ , lẽ sống mang tính giai cấp của nguời Cộng Sản Tố Hữu . 9. Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thật của bài thơ? III. Tổng kết 1. Nội dung: - Bài thơ là niềm vui, giác ngộ lí tưởng , một nhận thức mới mẻ về lẽ sống và những chuyển biến về tình cảm. - Là lời tuyên bố về lẽ sống và lí tường nghệ thuật của tác giả 2. Nghệ thuật - Giọng điệu cảm xúc nhiệt tình tràn trề - Sử dụng các hình ảnh so sánh , ẩn dụ D. Củng cố & dặn dò - Tại sao bài thơ được xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả? - Học thuộc lòng bài thơ - Soạn các bài đọc thêm: Lai Tân , Nhớ đồng, Tương tư, Tiết 89 Đọc thêm Lai Tân - Nhớ đồng - Tương tư - Chiều xuân - Hồ Chí Minh - Tố Hữu - Nguyên Bính - Anh Thơ- A. Mục tiêu cần đạt. - Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học. - Nắm được nội dung , giá trị tư tưởng nghệ thuật trong các tác phẩm đọc thêm. - Củng cố hiểu sâu hơn về tác giả , tác phẩm trong chương trình chính khoá. - Học sinh biết đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi về các tác giả , tác phẩm . Từ đó bổ sung kiến thức cho phần nghị luận văn học của phần môn làm văn. B. Chuẩn bị Thầy: Chân dung Nguyễn Bính , Anh Thơ. Trò: Soạn bài theo HTCH SGK C. Tiến trình hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. Ngày soạn Ngày dạy Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài của học sinh. Nội dung bài giảng. HĐ1: Khởi động Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt 1. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? ( trên đường chuyển lao) GV hướng dẫn cách đọc – Gọi học sinh đọc 2. Chủ đề của bài thơ là gì? I . Lai tân 1. Hoàn cảnh sáng tác. - Bài thơ 97/134 trong tập “ Nhật kí trong tù” - Lai Tân là một huyện nhỏ trên đường đi từ Nam Ninh – Thiên Giang đến Liễu Châu – Quảng Tây - Trung Quốc 2. Chủ đề: Bài thơ ghi lại những cảm nhận và suy nghĩ của người tù Hồ Chí Minh về hiện trạng xã hội Trung Quốc ở huyệ Lai Tân thực chất đen tối , phủ bên ngoài yên ấm tốt lành. 3. Em hiểu như thế nào là Ban trưởng , Cảnh trưởng, Huyện trưởng ?làm gì? - Chong đèn nghĩa là làm gì? Từ đó em thấy gì về bộ mặt xã hội Trung Quốc huyện Lai Tân? 3. Nội dung và nghệ thuật của bài thơ a) Nội dung: - Bộ máy quan lai huyện Lai Tân + Ban trưởng : Giám ngục nhà tù chuyên đánh bạc . + Cảnh trưởng : Cảnh sát trưởng : ăn tiêu của phạm nhân. + Huyện trưởng: Vừa hút thuộc phiện vừa bàn công việc. ị Những đại biểu thực thi pháp luật không nghiêm minh công bằng mà còn ngang nhiên vi phạm. 4. Mặc dù những kẻ thực thi pháp luật sống và làm việc trong sa đoạ và truỵ lạc nhưng đời sống huyện Lai Tân được đánh giá như thế nào? - Đánh giá như thế nào về cuộc sống đó? - Đời sống huyện Lai Tân: Lai Tân vẫn thái bình ị Sự thái bình giả tạo , giấu bên trong sự tha hoá , mục ruỗng, thối nát. 5. 3 câu thơ đầu sử dụng hình thức nghệ thuật gì? Câu thơ cuối cùng có giọng điệu như thế nào ? b) Nghệ thuật - Nghệ thuật kể , tả chân thực khách quan. - Nghệ thuật châm biếm đả kích - Giọng thơ bình thản ẩn giấu sự phẫn nộ 6. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? GV hướng dẫn cách đọc – gọi học sinh đọc. GV hướng dẫn học sinh trả lời 4 câu hỏi SGK II. Nhớ đồng 1. Hoàn cảnh sáng tác . - Tháng 7/1939 Khi Tố Hữu bị giam trong nhà lao Thừa Phủ - Nằm trong phần 2 – “Xiềng xích” tập thơ “ Từ ấy” 2. Chủ đề . Nỗi niềm thương nhớ đồng quê , cảnh vật , con người, đồng bào đồng chí của người tù Cộng sản trẻ tuổi trong những ngày đầu bị giam ở nhà lao Thừa Phủ 3. Nội dung và nghệ thuật của bài thơ a) Nội dung - Sức gợi cảm của tiếng hò quê huqoqng vọng vào nhà tù - Âm vang của tiếng hò gợi nỗi nhớ thương của tác giả về cảnh quê , người quê. - Tình yêu tha thiết của tác giả thể hiện qua hình ảnh cánh đồng , dóng f sông, nhà tranh, ô mạ, cồn bãi , nương khoai sắn, ... b) Nghệ thuật: - Sử dụng điệp khúc - Các hình ảnh nghệ thuật giản dị gần gũi - Mạch vận động tâm trạng của bài thơ: Bị giam trong tù – trưa hiu quạnh tiếng hò gợi nhớ cảnh quê – người quê – trở về hiện tại buồn , nhớ mong – hi vọng- tiếng hò lại vọng lên. 8. Nêu nhận xét cơ bản về tác giả Nguyễn Bính? GV củng cố bổ sung. Nêu xuất xứ bài thơ? GV hướng dẫn cách đọc . - GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi SGK III. Tương tư 1. Tác giả Nguyên Bính (1918-1966) - Quê : Nam Định 2. Bài thơ “Tương Tư” a) Xuất xứ Viết năm 1939 rút trong tập thơ “ Lỡ bước sang ngang” b) Nội dung và nghệ thuật của bài thơ * Nội dung : Bài thơ là nỗi lòng mong nhớ của đôi trai gái đang yêu nhưng cùng mắc bệnh của giời: Tương tư - Trai gái nhớ nhung - Cây cối nhớ nhau - Không gian này nhớ không gian khác ị Con nguời đất đai , cây cối hoà quyện vào nhau nhưng vẫn có một không gian nhất định giữa nhà em và nhà tôi. * Nghệ thuật: - Vận dụng cách nói quen thuộc của ca dao - Biện pháp so sánh trạng thái nhớ thương của đôi trai gái với quy luật của thiên nhiên tạo vật. 10. Nêu vài nét về tác giả của bài thơ “Chiều xuân” IV. Chiều xuân 1. Tác giả Anh Thơ (1921-2005) - Sinh ra và lớn lên từ bến sông Thương (Ninh Giang – Hải Dương) - Bà có sở trường viết viề cảnh sắc nông thôn 2. Bài thơ “Chiều xuân” a) Xuất xứ - Rút từ “Bức tranh quê” – tập thơ đầu tay của Anh Thơ. b) Nội dung và nghệ thuật của bài thơ * Nội dung: Bức tranh chiều xuân nơi đòng quê Miền Bắc nước ta. - Con đò nằm im trên bến vắng - Dòng sông chầm chậm trôi xuôi - Quán tranh nghèo vắng khách - Hoa xoan tím rụng tơi bời - Cỏ non xanh biếc trên sườn đê - Đàn sáo mở vu vơ - Bướm bay rập rờn - Trâu bò thong thả gặm cỏ - Cánh đồng lúa xanh - Đàn cò bay lên - Cái giật mình của những cô gái nông dân yếm thắm đang làm cỏ . C Bức tranh cảnh đồng quê ven đê xứ Bắc . * Nghệ thuật: - Các từ láy diễn tả không gian êm đềm tĩnh lặng. - Phương pháp miêu tả trực tiếp. D. Củng cố và dặn dò. Củng cố: Đọc và hiểu về 4 bài thơ - 4 tác giả trên Dặn dò : Soạn Tiểu sử tóm tắt

File đính kèm:

  • docTiÕt 88.doc
Giáo án liên quan