Giáo án Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt

A. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

-Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

-Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt

B. Phương pháp giảng dạy

-Gợi mở

-Diễn dịch và quy nạp

-Hướng dẫn học sinh tự học

C. Phương tiện dạy học

-Giáo án giảng dạy (viết tay và powerpoint)

-SGV, SGK Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản, NXB: Giáo dục

-Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản, NXB: Hà Nội

D. Tiến trình dạy học

- Kiểm tra bài cũ (3’)

 Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu được chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

 Em hãy nêu chủ đề của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu .

- Bài học mới

+ Lời vào bài (2’)

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường hay bắt gặp những văn bản tiểu sử tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của một nhà văn, hay những văn bản tiểu sử tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của một người được giới thiệu vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước Vậy, thế nào là “Tiểu sử tóm tắt”? và cách viết một văn bản “Tiểu sử tóm tắt” như thế nào? Hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu bài “Tiểu sử tóm tắt”.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 26399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Hoàng Ngọc Phụng Ngày soạn: 16/2/2011 Ngày dạy: 21/2/2011 Lớp: 11A5 Bài dạy: TIỂU SỬ TÓM TẮT Mục tiêu bài học Giúp học sinh: -Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt -Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt Phương pháp giảng dạy -Gợi mở -Diễn dịch và quy nạp -Hướng dẫn học sinh tự học Phương tiện dạy học -Giáo án giảng dạy (viết tay và powerpoint) -SGV, SGK Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản, NXB: Giáo dục -Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản, NXB: Hà Nội Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ (3’) J Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu được chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. JJ Em hãy nêu chủ đề của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu . Bài học mới + Lời vào bài (2’) Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường hay bắt gặp những văn bản tiểu sử tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của một nhà văn, hay những văn bản tiểu sử tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của một người được giới thiệu vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước…Vậy, thế nào là “Tiểu sử tóm tắt”? và cách viết một văn bản “Tiểu sử tóm tắt” như thế nào? Hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu bài “Tiểu sử tóm tắt”. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học -GV: Yêu cầu 1 HS đọc bài, “phần I.” Câu1. Theo em, thế nào là “tiểu sử”? Thế nào là “tóm tắt”. Từ đó, em hiểu thế nào là “tiểu sử tóm tắt”? -GV gợi ý: Giải thích nghĩa của từ -HS phát biểu -GV ví dụ: +Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ +Tiểu sử một cán bộ, giáo viên Câu2.Theo em, viết văn bản tiểu sử tóm tắt là nhằm mục đích gì? -Bầu cử -Xin việc -Đối với các nhà văn, nhà thơ -HS thảo luận -GV chốt ý và cho HS ghi bài Câu3.Để viết thành công một văn bản tiểu sử tóm tắt. Theo em, người viết cần đáp ứng những yêu cầu nào? -GV gợi ý: +HS đọc kĩ sách giáo khoa trả lời -HS tranh luận -GV khái quát lại vấn đề, và cho HS ghi bài -GV cho HS tranh luận -GV giải thích đáp án -Đáp án: c và d -GV nhắc lại 3 cách và 4 bước của “Thao tác lập luận bác bỏ” -GV gợi ý cho HS phần lí thuyết: 2 bước tiến hành viết tiểu sử tóm tắt. -GV mời 1 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi: Câu 1.Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của Lương Thế Vinh. Câu 2.Bài viết gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao? Câu 1. Cuộc đời và sự nghiệp của Lương Thế Vinh. -Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở tỉnh Nam Định. -Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng. Năm 21 tuổi (1463), ông thi đỗ Trạng Nguyên. Ông là người biên tập cuốn “Đại thành toán pháp”- cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta. -Về văn chương, nghệ thuật, ông cũng có nhiều đóng góp. Cuốn “Hí phường phả lục” của ông được đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền”. -Nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế. Câu 2. Bài viết gồm 4 nội dung và được sắp xếp như sau: 1, Nhân thân 2, Các hoạt động chính 3, Đóng góp về toán học; về văn chương, nghệ thuật 4, Đánh giá chung @Củng cố và dặn dò (1’) -Học thuộc phần: Ghi nhớ -Tìm hiểu trước bài: “Đặc điểm loại hình tiếng Việt” và thử trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa I.Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt (15’) 1.Khái niệm “Tiểu sử tóm tắt” (3’) -Tiểu sử: là bản thuật lại thân thế, sự nghiệp một người -Tóm tắt: là rút ngắn, giữ lại cái cốt yếu (những nội dung quan trọng) à “Tiểu sử tóm tắt”: là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân. 2.Mục đích của tiểu sử tóm tắt (4’) -Giới thiệu cho người đọc, người nghe về: +Cuộc đời, sự nghiệp +Cống hiến của người được nói tới -Giúp các nhà quản lí phân công công việc hợp lí -Đối với các nhà văn, nhà thơ, nắm được tiểu sử tóm tắt của họà giúp chúng ta hiểu đúng và sâu hơn về tác phẩm của họ. 3.Yêu cầu của tiểu sử tóm tắt (4’) -Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới: +Số liệu, mốc thời gian +Thành tích, đóng góp nổi bật -Nội dung và độ dài của văn bản phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt -Văn phong +Cô đọng, trong sáng +Không sử dụng các biện pháp tu từ ¶Bài tập 1- trang 55- sách giáo khoa (4’) II.Cách viết tiểu sử tóm tắt (20’) -Các bước tiến hành viết tiểu sử tóm tắt (3’) B1.Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt -Sưu tầm tài liệu: Sách, báo, tạp chí -Chọn lọc tài liệu cần thiết B2.Viết tiểu sử tóm tắt (4 phần) -Giới thiệu khái quát về người được giới thiệu +Họ tên, ngày tháng năm sinh +Quê quán, gia đình +Học vấn -Hoạt động xã hội của người được giới thiệu +Làm gì? Ở đâu? +Mối quan hệ với mọi người ra sao? -Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu -Đánh giá chung 2. Bài tập thực hành (15’) ¶Bài tập “Lương Thế Vinh”- trang 54 SGK Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản (10’) -HS ghi bài tập làm mẫu -Bài tập 2- trang 55 SGK (5’) +Phân biệt: Văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch và thuyết minh. - Giống: Đều có thể viết về một nhân vật nào đó Tiểu sử tóm tắt Điếu văn Giống -Có thể viết về một nhân vật nào đó Khác -Ngoài nội dung tiểu sử của người đã mất còn thêm nhiều nội dung khác: Tiếc thương người đã mất, lời chia buồn với gia quyến… Tiểu sử tóm tắt Sơ yếu lí lịch Giống -Thuật lại nét chính liên quan đến một người nào đấy Khác -Do người khác viết -Do chính bản thân viết Tiểu sử tóm tắt Thuyết minh Giống -Có thể viết về một nhân vật nào đó Khác -Đối tượng: con người -Đối tượng: người, vật, danh lam thắng cảnh… III.Tổng kết (1’) -Phần trọng tâm bài học: Cách thức viết một văn bản tiểu sử tóm tắt Ý kiến của giáo viên hướng dẫn giảng dạy …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… HỌC SINH GHI NHỚ BÀI 1: LẬP LUẬN BÁC BỎ 1.Khái niệm “lập luận bác bỏ” -Bác bỏ: bác đi, gạt đi, không chấp nhận àLập luận bác bỏ: là cách thức đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học của mình để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. 2.Cách bác bỏ -Có 3 cách bác bỏ -Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ, lập luận bằng cách: +Nêu tác hại +Chỉ ra nguyên nhân +Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của chúng. -Có 4 bước để bác bỏ: B1. Xác định luận điểm bị bác bỏ B2. Bác bỏ bằng cách nào? B3. Xác định những luận cứ được đưa ra để bác bỏ luận điểm sai B4. Cách thức diễn đạt +Các kiểu câu được phối hợp +Các biện pháp nghệ thuật BÀI 2: TIỂU SỬ TÓM TẮT 1. Khái niệm “Tiểu sử tóm tắt” -Tiểu sử: là bản thuật lại thân thế, sự nghiệp một người -Tóm tắt: là rút ngắn, giữ lại cái cốt yếu (những nội dung quan trọng) à “Tiểu sử tóm tắt”: là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân. 2.Cách viết tiểu sử tóm tắt -Có 2 bước tiến hành viết tiểu sử tóm tắt B1.Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt -Sưu tầm tài liệu: Sách, báo, tạp chí -Chọn lọc tài liệu cần thiết B2.Viết tiểu sử tóm tắt (4 phần) -Giới thiệu khái quát về người được giới thiệu +Họ tên, ngày tháng năm sinh +Quê quán, gia đình +Học vấn -Hoạt động xã hội của người được giới thiệu +Làm gì? Ở đâu? +Mối quan hệ với mọi người ra sao? -Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu -Đánh giá chung 3. Phân biệt: Văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch và thuyết minh. - Giống: Đều có thể viết về một nhân vật nào đó Tiểu sử tóm tắt Điếu văn Giống -Có thể viết về một nhân vật nào đó Khác -Ngoài nội dung tiểu sử của người đã mất còn thêm nhiều nội dung khác: Tiếc thương người đã mất, lời chia buồn với gia quyến… Tiểu sử tóm tắt Sơ yếu lí lịch Giống -Thuật lại nét chính liên quan đến một người nào đấy Khác -Do người khác viết -Do chính bản thân viết Tiểu sử tóm tắt Thuyết minh Giống -Có thể viết về một nhân vật nào đó Khác -Đối tượng: con người -Đối tượng: người, vật, danh lam thắng cảnh…

File đính kèm:

  • docTieu su tom tat Giao an 11.doc
Giáo án liên quan