Giáo án Ngữ văn 11: Tiểu sử tóm tắt luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

A. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về tiểu sử tóm tắt ( khái niệm, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của tiểu sử tóm tắt).

- Nắm được cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt (của một danh nhân hoặc một người mà cuộc đời, sự nghiệp, sự cống hiến được HS biết rõ).

- Có ý thức quan tâm đến các văn bản tiểu sử tóm tắt trên sách vở, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, để hiểu biết thêm về tấm gương của những con người đáng được noi theo).

B. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, SGV

- HS:

+ Đọc bài trước ở nhà, xác định các ý chính, tìm ví dụ tiểu sử tóm tắt trên sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng

+Chia cả lớp thành 4 nhóm, tiến hành thảo luận trước ở nhà để viết tiểu sử tóm tắt của 4 nhân vật:

 Trần Đại Nghĩa

 “Phù thủy công nghệ” Steve Jobs

C. Lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, dạy học dự án nhỏ (vào vai), phát vấn, đối chiếu – so sánh

- Lời giới thiệu:

Trong cuộc sống hằng ngày, ta rất hay tiếp xúc với các văn bản tiểu sử tóm tắt. Có thể là một mẩu tin trên truyền hình, một bài báo, một buổi lễ giới thiệu, hay là quen thuộc hơn là phần tiểu dẫn về một tác giả trong SGK Ngữ Văn Tuy nhiên, chúng ta chỉ nghe và đọc lướt qua chứ chưa một lần thử tìm hiểu nó được sử dụng trong hoàn cảnh nào, tác dụng gì, yêu cầu thế nào, cách viết ra sao Bài học hôm nay sẽ mang lại cho các em những kiến thức đó, giúp cho các em có thể viết một văn bản tiểu sử tóm tắt bất kì lúc nào, đồng thời giúp các em phân biệt tiểu sử tóm tắt với các loại văn bản “gần” loại khác.

 

docx4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Tiểu sử tóm tắt luyện tập viết tiểu sử tóm tắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM Trường Đại học Sư phạm TPHCM Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa Đoàn thực tập sư phạm 2012 GVHD: Nguyễn Phong Djinh Giáo sinh: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp thực tập: 11A2 Bộ môn: Ngữ văn Bài: TIỂU SỬ TÓM TẮT LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT Tuần: Tiết: Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: Nắm được những kiến thức cơ bản về tiểu sử tóm tắt ( khái niệm, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của tiểu sử tóm tắt). Nắm được cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt (của một danh nhân hoặc một người mà cuộc đời, sự nghiệp, sự cống hiến được HS biết rõ). Có ý thức quan tâm đến các văn bản tiểu sử tóm tắt trên sách vở, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, để hiểu biết thêm về tấm gương của những con người đáng được noi theo). Chuẩn bị GV: Giáo án, SGK, SGV HS: + Đọc bài trước ở nhà, xác định các ý chính, tìm ví dụ tiểu sử tóm tắt trên sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng… +Chia cả lớp thành 4 nhóm, tiến hành thảo luận trước ở nhà để viết tiểu sử tóm tắt của 4 nhân vật: Trần Đại Nghĩa “Phù thủy công nghệ” Steve Jobs Lên lớp Ổn định Kiểm tra bài cũ: Bài mới Phương pháp: Thảo luận nhóm, dạy học dự án nhỏ (vào vai), phát vấn, đối chiếu – so sánh… Lời giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, ta rất hay tiếp xúc với các văn bản tiểu sử tóm tắt. Có thể là một mẩu tin trên truyền hình, một bài báo, một buổi lễ giới thiệu, hay là quen thuộc hơn là phần tiểu dẫn về một tác giả trong SGK Ngữ Văn…Tuy nhiên, chúng ta chỉ nghe và đọc lướt qua chứ chưa một lần thử tìm hiểu nó được sử dụng trong hoàn cảnh nào, tác dụng gì, yêu cầu thế nào, cách viết ra sao…Bài học hôm nay sẽ mang lại cho các em những kiến thức đó, giúp cho các em có thể viết một văn bản tiểu sử tóm tắt bất kì lúc nào, đồng thời giúp các em phân biệt tiểu sử tóm tắt với các loại văn bản “gần” loại khác. Hoạt động Kết quả cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tiểu sử tóm tắt. Chia cả lớp thành 4 nhóm, vào vai như sau: + Nhóm 1, 3: Vào vai biên tập viên của đài truyền hình đưa tin về sự qua đời của Steve Jobs ( Sử dụng tiểu sử tóm tắt). + Nhóm 2, 4: Vào vai người giới thiệu về tiểu sử Trần Đại Nghĩa trong buổi lễ kỉ niệm thành lập trường. Cả 4 nhóm đều xác định rõ: Hoàn cảnh viết tiểu sử? Yêu cầu nhóm đặt ra? Bố cục bài tiểu sử của nhóm? Qua bài tiểu sử đó, nhóm biết được điều gì? GV cho HS xem 2 đoạn clip ngắn và cho tư liệu về Steve Jobs và Trần Đại Nghĩa (vi.wikipedia). Thời gian cho các nhóm là 7ph. à GV cho nhóm xung phong trình bày, hỏi ý nhóm cùng làm đề tài, nhận xét, chốt ý àĐưa ra đặc điểm, yêu cầu, tầm quan trọng...của tiểu sử tóm tắt. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt. GV hỏi: Viết để giới thiệu Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng có giống với viết để giới thiệu Hồ Chí Minh là một nhà văn không? Từ đó xác định bước đầu tiên trong tiến trình viết tiểu sử tóm tắt là gì? àHS suy nghĩ trả lời: bước đầu tiên khi viết tiểu sử tóm tắt là xác định viết về ai và viết để làm gì? Thảo luận: Xác định dàn ý bản tiểu sử tóm tắt của Lương Thế Vinh, SGK Ngữ văn 11, cơ bản, tập 2. (GV phát, vì đây là bản chuẩn). GV hỏi: Vì sao có thể coi một dàn ý như vậy là hợp lý? (Về nội dung, trình tự sắp xếp...) GV phát văn bản tiểu sử tóm tắt của Nguyễn Huy Tưởng theo Từ điển văn học, yêu cầu các nhóm thảo luận xác định dàn ý của bản tiểu sử tóm tắt đó và cho biết có phải mọi bản tiểu sử tóm tắt đều bắt buộc phải có 4 phần? GV hỏi: Em có nhận xét gì về văn phong của các bản tiểu sử tóm tắt mà em từng đọc? GV đặt tình huống: Viết TSTT về một nhân vật để tìm hiểu, nghiên cứu có khác gì với viết về một cá nhân với mục đích giới thiệu, giao lưu, có gì khác với viết TSTT dưới dạng sơ yếu lí lịch tự thuật? GV phát cho HS xem một văn bản điếu văn, 1 văn bản TSTT, một sơ yếu lý lịch àYêu cầu các nhóm thảo luận phát hiện ra những điểm khác nhau giữa 3 văn bản. Hoạt động 3: GV chốt lại một số ý cơ bản. TIỂU SỬ TÓM TẮT Đặc điểm Viết về một cá nhân, không có tiểu sử của một tập thể, của nhiều người. Là lịch sử thu nhỏ về cuộc đời của cá nhân đó từ khi sinh ra cho đến thời điểm được viết tiểu sử được thuật lại một cách ngắn gọn, khách quan, trung thực. Kết cấu thường dựa theo trình tự thời gian. VD: SGK Yêu cầu Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: ghi cụ thể, chính xác số liệu, mốc thời qian, thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động của người đó. Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mụch đích viết tiểu sử tóm tắt. Văn phong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ Tầm quan trọng Đọc: biết rõ hơn về những người mình kính phục, hâm mộ, tìm hiểu để bầu cử, quản lý công việc...Đối với học môn Ngữ văn, đọc tiểu sử tóm tắt giúp chúng ta hiểu đúng, hiểu sâu về các sáng tác của họ. Viết: cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản nhất về con người mà họ có nhu cầu tìm hiểu. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT Các bước tiến hành B1: Xác định viết cho ai, viết để làm gì? B2: Tìm tư liệu, thông tin phục vụ cho bài viết. B3: Thiết lập dàn ý B4: Tiến hành viết Mô hình khái quát Phần 1: Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn...) của người được giới thiệu. Phần 2: Hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người. Phần 3: Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu. Phần 4: Đánh giá chung. Những lưu ý Phải hiểu biết, có thông tin về người được viết tiểu sử tóm tắt, đồng thời xác định những cái chính và cái phụ, tránh sa vào những chi tiết vụn vặt, rườm rà. Văn phong gần gũi với bản tin: trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn, cô đọng. Dàn ý phụ thuộc không ít vào những đặc điểm cụ thể của người được giới thiệu: mảng hoạt động chính, những thành tựu chủ đạo, những thông tin ...( VD) Tùy vào mục đích viết: + Nếu viết TSTT về một nhân vật với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu cần trình bày những nội dung cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp và đặc biệt phải có thêm phần đánh giá về vị trí, vai trò của cá nhân trong cuộc sống. + Nếu viết về một cá nhân với mục đích giới thiệu, giao lưu thì chỉ nêu một số ý ngắn gọn. + Nếu viết TSTT dưới dạng sơ yếu lý lịch tự thuật cần trình bày theo khuôn mẫu. - Xem bảng phụ lục. Tiết 2: Luyện tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tổ chức lớp thuyết trình Hoạt động 1: Họp báo, lấy thông tin và tiến hành viết TSTT một bạn trong lớp với mục đích: Giới thiệu bạn HS đó tham gia ứng cử giải “Tài năng trẻ” cấp quốc tế. Các nhóm lần lượt giơ tay ra hiệu xin ý kiến, đặt câu hỏi phù hợp và tiến hành viết. Thời gian họp báo: 10ph. Thời gian viết 10ph. Trình bày trước lớp: 1ph. Các tổ tiến hành họp báo, viết nhanh TSTT và GV gọi trình bày. Hoạt động 3: GV củng cố kiến thức Tố 1 thuyết trình, các tổ còn lại quan sát. Tố 2 thuyết trình, các tổ còn lại quan sát. Tố 3 thuyết trình, các tổ còn lại quan sát. Tố 4 thuyết trình, các tổ còn lại quan sát. Chú ý lắng nghe, tái hiện lại tất cả kiến thức vừa học, vừa được thực hành. Bảng phụ lục: Văn bản Giống nhau Khác nhau Tiểu sử tóm tắt Đều viết về một nhân vật nào đó Đều phải nắm được những nét chính về tiểu sử của nhân vật được nói tới Do người khác viết Ko nhất thiết phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Tập trung các quan hệ có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người được viết TS Chú ý đến cống hiến, đóng góp Điếu văn Đọc trong lễ truy điệu Ngoài tiểu sử còn có thêm những lời tiếc thương chia buồn cùng gia quyến Sơ yếu lí lịch Do chính bản thân viết Có mẫu, cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Nhấn mạnh nhân thân và các mối quan hệ Củng cố: Dặn dò: Chuẩn bị bài Tham khảo: - Phan Trọng Luận, thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2010. Rút kinh nghiệm: Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Tp.HCM, ngày / tháng / năm 2012 Giáo sinh ký tên Họ và tên:

File đính kèm:

  • docxTIEU SU TOM TAT.docx
Giáo án liên quan