Giáo án Ngữ văn 11: Truyện Kiều_ Nguyễn Du

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.

- Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.

- Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn hóa vô giá của Dân tộc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.

- Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.

2. Kĩ năng:

- Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.

C. PHƯƠNG PHÁP:

Liên hệ, phát vấn, thảo luận, phân tích,bình giảng, so sánh

 

docx4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Truyện Kiều_ Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28 Tiết PPCT : Ngày soạn : 11/03/2012 Ngày dạy: 15/03/2012 TRUYỆN KIỀU MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du. Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều. Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn hóa vô giá của Dân tộc. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÁI ĐỘ: Kiến thức: Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông. Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều. Kĩ năng: Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học. PHƯƠNG PHÁP: Liên hệ, phát vấn, thảo luận, phân tích,bình giảng, so sánh. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai không mến yêu, kính phục. Có một truyện thơ mà đã là người Việt Nam không thể không thuộc ít nhất một vài câu.Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đó chính là tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều mà bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS đọc phần I ( trang 92-93 SGK) (?) Theo em những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du? -GV: Cuối thế kỉ XVIII-đầu XIX-> “thay triều đổi đại” + Phong trào nông dân mạnh mẽ, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. ->Số phận con người điêu đứng, trà đạp : “Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” -Môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới quan điểm nhân sinh và sáng tác của tác giả. -GV: “Bao giờ ngàn hống hết cây Sông Rum hết nước họ này hết quan” GV: Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm, tận mắt chứng kiến nhiều phen thay đổi sơn hà, triều đại-> ảnh hưởng đến cách nhìn nhận cuộc đời và sáng tác của ông: “Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” GV: “Nhất đại tài danh, vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm. Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh” (?) Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du có thể chia thành mấy thể loại? Nêu các tác phẩm chính của mỗi thể loại sáng tác? -Sáng tác trong khoảng thời gian ở Thái Bình -Sáng tác khi làm quan ở Huế-QB -Ghi chép lại trong những chuyến đi sứ sang TQ. -Giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu của mỗi tập thơ. -Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu. Viết bằng thể song thất lục bát. (?) Nêu hiểu biết của em về Truyện Kiều? GV: Tóm tắt tác phẩm Gồm 3254 câu chia làm ba phần: P1:Gặp gỡ và đính ước( từ câu 1-566) P2:Gia biến và lưu lạc ( từ câu 567-2972) P3: Đoàn tụ ( từ câu 2973-3254) -GV: Lấy một số VD phân tích cho HS thấy rõ sự sáng tạo và tài năng của Nguyễn Du: (?) Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều? -Được viết bằng thể thơ truyền thống của dân tộc: thể thơ lục bát. TÌM HIỂU CHUNG TÁC GIẢ( 1765- 1820) -Tên chữ : Tố Như. Hiệu Thanh Hiên -Quê: Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh. 1. Thời đại : -Một thời đại bão táp của lịch sử. những cuộc chiến tranh kéo dài triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị trà đạp thê thảm. 2.Quê hương và gia đình: a.Quê hương: -Quê cha: Hà Tĩnh sông Lam,Núi Hồng hào kiệt. -Quê mẹ: Kinh Bắc: hào hoa cái nôi của dân ca quan họ và văn hóa dân gian. -Nguyễn Du: Kinh thành Thăng Long: ngàn năm văn hiến -Sống nhiều năm ở quê vợ Thái Bình nghèo khó. =>Tiếp nhận và hội tụ tinh hoa của nhiều vùng vă hóa lớn. b.Gia đình: -Sinh ra trong gia đình quí tộc có nhiều người học rộng làm quan to: Cha Nguyễn Nghiễm; anh Nguyễn Khản… -Có truyền thống văn hóa, văn học =>Tiếp thu truyền thống gia đình, năng khiếu văn học có điều kiện nảy nở. 3.Những giai đoạn lớn trong cuộc đời Nguyễn Du: a.Thời niên thiếu: -Sống trong vàng son nhung lụa->hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quí tộc. b.Thời thanh niên: -1783: thi đỗ Tam trường, nhận chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. -1789: Nếm trải cuộc sống bần hàn nghèo khó loạn lạc. -“Mười năm gió bụi” trên quê vợ Thái Bình->thấu hiểu cuộc sống cơ cực, nghèo khổ của người nông dan nghèo. c. Ra làm quan với triều Nguyễn( 1802-1820): -1813: đi sứ sang Trung Quốc-> in đậm dấu ấn trong thơ văn ông. -1820: được cử đi sứ sang Trung Quốc lần hai,nhưng chưa kịp đi thì mất. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 1.Sáng tác bằng chữ Hán: -Thanh hiên thi tập : 78 bài -Nam trung tạp ngâm : 40 bài -Bắc hành tạp lục : 131 bài =>Thể hiện nhân cách, tư tưởng tình cảm của Nguyễn Du. -Sự phê phán XHPK chà đạp quyền sống của con người. -Sự cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy XH 2. Sáng tác bằng chữ Nôm: -Văn tế thập loại chúng sinh. -Truyện Kiều : kiệt tác độc nhất vô nhị của Văn học trung đại Việt Nam. III. TRUYỆN KIỀU: 1.Nguồn gốc: -Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm Tài Nhân ( TQ) với tài năng nghệ thuật bậc thầy nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ. 2.Sự sáng tạo của Nguyễn Du: Kim Vân Kiều truyện Đoạn trường tân thanh Nội dung -Là truyện tình -Quan điểm về “tài mệnh tương đố” và “những điều trông thấy” Nghệ thuật -Là tiểu thuyết chương hồi -Là truyện thơ, viết theo thể thơ lục bát 3.Giá trị tác phẩm: a.Nội dung tư tưởng: -Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đọa đày. -Là lời tố cáo mạnh mẽ đanh thép: +Thế lực đen tối trong XHPK. Sức mạnh làm tha hóa con người của đồng tiền +Bằng trực cảm nghệ sĩ lên án tạo hóa và số mệnh. +Là bài ca tự do và mong ước công lí b.Nghệ thuật: -Nghệ thuật xây dựng nhân vật. -Nghệ thuật kể chuyện. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ. =>Truyện Kiều là kiệt tác số một của Văn học Dân tộc VN. Di sản văn học của nhân loài. Là một “tập đại thành”của truyền thống nghệ thuật, văn hóa VN, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa. -Là niềm cảm thương sâu sắc, là tấm lòng nghĩ tới muôn đời, là thái độ nâng niu trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người. IV. CỦNG CỐ-DẶN DÒ: -Tóm tắt Truyện Kiều. -Những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. -Soạn bài Trao duyên theo hướng dẫn của SGK. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxTruyen Kieu Tran Thi Thu Nhan.docx
Giáo án liên quan