I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh hiểu được:
- Đây là đoạn văn pha một sự kiện lịch sử sôi động của cả Kinh thành Thăng Long vào những năm 80 của thế kỷ XVIII: Lính kiêu binh nổi dậy tôn Trịnh Tông lên ngôi chúa tiêu diệt phe cánh Đặng Thị Huê .T/c bất lực cùng cực của các tập đoàn phong kiến đương thời .
- Những đặc sắc trong bút pháp miêu tả của tiểu thuyết lịch sử cổ điển.
+ T/c biên niên cụ thể trong bút pháp ghi chép sự kiện
+ Tính cách nhân vật được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ đối thoại
+Thái độ của tác giả biểu hiện qua ngôn ngữ phê phán trực diện hoặc qua bút pháp trào phúng.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 1 đến tiết 49, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2,3
Kiêu binh nổi loạn.
Trích “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”- Ngô GiaVăn phái
Người soạn:
Ngày soạn: ngày........tháng.......năm..........
I. Mục đích Yêu cầu:
Giúp học sinh hiểu được:
- Đây là đoạn văn pha một sự kiện lịch sử sôi động của cả Kinh thành Thăng Long vào những năm 80 của thế kỷ XVIII: Lính kiêu binh nổi dậy tôn Trịnh Tông lên ngôi chúa tiêu diệt phe cánh Đặng Thị Huê .T/c bất lực cùng cực của các tập đoàn phong kiến đương thời .
- Những đặc sắc trong bút pháp miêu tả của tiểu thuyết lịch sử cổ điển.
+ T/c biên niên cụ thể trong bút pháp ghi chép sự kiện
+ Tính cách nhân vật được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ đối thoại
+Thái độ của tác giả biểu hiện qua ngôn ngữ phê phán trực diện hoặc qua bút pháp trào phúng.
II. các bước lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra vở soạn
Bài mới
Phương pháp
Gọi 1 học sinh đọc SGK phần tiểu dẫn, yâu cầu tóm tắt SGK theo gợi ý của giáo viên về những ví dụ cụ thể sau
Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm: Số lượng phân loại, các sự kiện được phản ánh?
->Từ đó chỉ ra cho học sinh thấy được đó là những biểu hiện của bút pháp xây dựng nhân vật trong tác
phẩm tự sự lịch sử.
GV hướng dẫn H/S đọc SGK Tìm chi tiết gợi mở để học sinh they được động cơ nổi dậy và kết cục của đám kiêu binh trong cuộc biến động (Lính kiêu binh đã nổi dậy chống quân của QH,ĐTH với động cơ gì? đó có phải là một động cơ, hành động tiến bộ hay không?
Động cơ hành động của Trịnh Tông là gì? Và Trịnh Tông đã có vai trò gì trong việc thực hiện mục đích của mình? Điều đó đã nói lên bản chất của giai cấp phong kiến như thế nào? Và ý nghĩa đó được biểu hiện 1 cách sinh động qua chi tiết N/Thuật độc đáo nào?
Phương pháp lên lớp vận dụng như với mục a,b
Nội dung
A. Vài nét khái quát về tác phẩm
Đặc điểm loại thể
đặc điểm về tác giả
ND tác phẩm
Vị trí đoạn trích trong tác phẩm
B. Phân tích đoạn trích
1.Kết cấu đoạn trích
a. Trịnh Tông chuẩn bị
b. Quân sỹ hưởng ứng
c. Kiêu binh nổi loạn
2. Khái quát về đặc điểm và bút pháp XDNV trong tác phẩm tự sự lịch sử – thể hiện cụ thể trong đoạn
trích
- Số lượng nhân vật: Hàng trăm nhân vật thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
- Được phân loại theo nhiều phương diện.
- Ngòi bút biên niên chính xác, cụ thể
-Không gian lịch sử chân thực và sinh động
-Các sự kiện chủ yếu được tác giả tập trung khắc hoạ à không khí lịch sử, bộ mặt chính trị XH phong kiến Việt Nam thế kỷ thứ XVIII
3. Phân tích nhân vật
a/Hình ảnh kiêu binh trong cuộc biến động
- Động cơ nổi dậy
+ Bất bình trước việc “Bỏ trưởng lập thứ của TS”
+ Họ là những người bị lợi dụng lôi kéo vào cuộc tranh giành quyền lực.
+ T/c vô tổ chức, manh động hăng hái bốc đồng
à Một đám lính như vậy mà thắng được quân triều đình đủ thấy sự suy yếu cùng cực của triều đình G/c phong kiến thống trị đương thời.
b. Hàng ngũ G/c thống trị trong cuộc biến động
- Trịnh tông
+ Động cơ hành động: Đoạt lại ngai vàng
+ Vai trò trong việc thực hiện động cơ đó : Rất mờ nhạt, chỉ dựa vào 2 kẻ tôi tớ tầm thường.
+Được đám kiêu binh rước lên ngôi trên một chiếc mâm à T/c châm biếm mỉa mai sâu sắc.
àcái hèn nhát nấp bóng kẻ khác của tầng lớp phong kiến đương thời.
- Quận huy
+ Ngạo mạn, ngoan cố
+ Cô lập và bất lực
+ Kết cục thảm hại
-> Ngòi bút hiện thực khi miêu tả cái chết và vụ phá tan nhà quận Huy của đám lính
-> Kết thúc sự kiện kiêu binh: Sự chém giết phá phách vẫn diễn ra . Tân chúa không thể chế ngự được đám lính ngược lại chúng vẫn ngang ngạnh với triều đình.
Đây là 1 bức tranh tố cáo sự suy yếu của 1 giai cấp , của 1 chế độ bởi các phe phái thống trị không những không có sức mạnh chính trị xã hội bởi không đại diện cho yêu cầu 1 dân tộc, dân chủ nào.
C. Củng cố dặn dò
Phân tích “Sức mạnh” của kiêu binh và sự khủng hoảng của các tập đoàn phong kiến.
Nhận xét về bút pháp nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử cổ điển trong đoạn trích.
Soạn “Cách triển khai trình bày ý trong đoạn văn bài nghị luận”.
Tiết 4+5
Cách triển khai và trình bày ý trong đoạn văn bài văn nghị luận.
Người soạn:
Ngày soạn: ngày.......tháng.......năm.........
I. Mục đích yêu cầu:
1. Về tri thức: Giúp học sinh hiểu được
Các đặc trưng và cách trình bày ý theo các kiểu diễn dịch, quy nạp và tổng phân hợp..
- Các phương tiện liên kết các đoạn văn trong1 bài văn N/l.
2. Về kỹ năng: học sinh cần nắm vững được các kỹ năng
- Triển khai và trình bày rõ ý trong1 đoạn văn, 1 bài văn nghị luận.
-Tổ chức các đoạn văn luận 1 bài văn có liên kết chặt chẽ.
II. các bước lên lớp
1/ổn định tổ chức
2/Bài mới
Phương pháp
Yêu cầu học sinh phân tích ví dụ trong sgk, sau đó tự lấy được VD
-> Rút ra những ý cơ bản trong định nghĩa của sgk.
- Các ví dụ....
Phân nhóm học sinh
Nêu ví dụ phân tích sau đó gọi 1 – 2 học sinh nêu dẫn chứng, PT dẫn chứng.
Hướng dẫn học sinh phân tích VD trong sgk để hiểu được về cách liên kết trong đoạn.
Phân nhóm học sinh lấy ví dụ ở các dạng
Nội dung
I. Cách trình bày ý
1. Diễn dịch
ĐN: Là 1 thao tác tư duy lô gíc, từ 1 nguyên lý chung suy ra những hệ luận, những đoán định cụ thể từ cái chung -> riêng từ khái quát đến cụ thể
2. Quy nạp:
Ví dụ:..
Định nghĩa
Vừa là 1 thao tác tư duy lo gíc, vừa là 1 cách trình bày lập luận đi từ các ý kiến, các dẫn chứng cụ thể riêng lẻ rồi sau đó mới đi đến 1 sự tổng hợp và khái quát về các ý kiến, các sự kiện riêng lẻ đó.
3. Tổng phân hợp
-Ví dụ
-Địnhnghĩa: Đó là sự kết hợp giữa 2 cách trình bày dẫn chứng và quy nạp – Nêu vấn đề có T/c tổng hợp, khái quát sau đó phân tích hoặc giải thích, chứng minh bằng những lý lẽ, dẫn chứng và minh hoạ cụ thể cuối cùng lại tổng hợp, khái quát, nâng cao hoặc mở rộng vấn đề nêu ra ban đầu.
II. Liên kết các đoạn văn trong bài văn NL:
1. Tạo quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn
Quan hệ liệt kê
Quan hệ đối lập
Quan hệ cụ thể – khái quát
Quan hệ nhân quả
2. Lựa chọn các phương tiện liên kết phù hợp
Các từ ngữ có tác dụng liên kết
- Từ ngữ biểu thị quan hệ liệt kê
- Từ ngữ có ý nghĩa tóm tắt, tổng kết khái quát.
- Từ ngữ đối lập
- Từ ngữ biểu thị nguyên nhân
b. Câu có tác dụng liên kết
- Câu nối
+ Tóm tắt nội dung đoạn trước
+ Khái quát Nội dung trình bày ở đoạn sau.
+ Thường có các từ ngữ móc nối với đoạn trước
- Câu song hành cú pháp
III. Câu hỏi và bài tập
- Phân tích cách trình bày ý trong đoạn văn: “N/d… giá trị của con người”
- Cho đề tài: N/T truyện Kiều yêu cầu H/s trình bày theo 3 cách : Diễn dịch, quy nạp và tổng phân hợp
Tiết 6
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
Người soạn:
Ngày soạn: Ngày.......tháng.......năm.........
I. Mục đích yêu cầu
- Cần cho học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau đây: Học sinh cần hiểu được quan niệm về sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Với những nội dung xác định của nó; Nắm vững nhiệm vụ chuẩn hoá TV hiện nay, từ đó trau dồi được thêm ý thức rèn luyện nâng cao năng lực nói và viết Tiếng Việt một cách chính xác và có tính nghệ thuật.
II. Các bước lên lớp
ổn định tổ chức
Bài mới.
Phương pháp
Kiểm tra việc đọc sgk ở nhà của học sinh , yêu cầu học sinh tóm tắt sgk.
GV nêu 1 vài ví dụ vừa đủ để học sinh thấy được sự giàu đẹp của ngôn ngữ TV
Học sinh tóm tắt SGK, giáo viên hướng dẫn để học sinh lấy VD minh hoạ
Nội dung
I. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
1. Một tư tưởng có tính truyền thống.
- Từ xa xưa nhân dân ta đã sáng tạo nên 1 kho tàng văn chương dân gian phong phú là nơi TV được rèn luyện.
- Từ TK XIII – TK XIX: Những thanh tựu văn chương bằng chữ nôm là biểu hiện lòng yêu quý của các N/v với tiếng nói dân tộc.
- Những nhà thơ nhà văn ở thế kỷ XX góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt
- Năm 1374 Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu :”Không được bắt chước tiếng nói ...”
- Nguyễn Trãi khi soạn sách: Dư địa chí” “Người nước ta…. ngôn ngữ và y phục nước nhà”
- Thế kỷ XVIII Quang Trung cũng đề cao ngôn ngữ dân tộc.
- Chủ Tịch HCM:”Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc ”.
2. Nội dung cơ bản của việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .
a. Phát huy bản sắc dân tộc để TV ngày càng phát triển giàu có và tinh luyện hơn.
b. Xây dựng thói quen nói và viết sáng sủa rõ ràng, có N/t
c. Phải biết tiếp nhận những từ ngữ và những cách diễn đạt có giá trị tích cực của tiếng nước ngoài.
II. Chuẩn hoá TV:
1. Chuẩn về phát âm và chính tả
2. Chuẩn về từ ngữ
3. Chuẩn về ngữ pháp
4. Chuẩn về phong cách.
III. Bài tập vận dụng:
Bài tập 1,2 sgk
Bài tập : Chọn 1 vài VD trong tác phẩm VH để thấy được cái hay, đẹp sự giàu có của TV
Tiết 7+ 8
làm văn bài số 1.
Người soạn:
Ngày soạn: ngày.......tháng.......năm.........
Đề bài: Phân tích đoạn trích : “Kiêu binh nổi loạn” (Trích “Hoàng Lê Nhất Thống Chí “- Ngô Gia Văn Phái) để thấy được :” đây là 1 bức tranh tố cáo sự suy yếu của 1 giai cấp, 1 chế độ”.
Tiết 9
Bài ca ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ
Người soạn:
Ngày soạn: Ngày.......tháng.......năm.........
I.Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh hiểu được:
1 Bài thơ có giá trị thể hiện những đặc điểm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của NCTrứ.
2. Hình tượng N/T biểu hiện khuynh hướng khát vọng tự do
II. Các bước lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài soạn
3. Bài mới
Phương pháp
Gọi học sinh đọc SGK , hướng dẫn để học sinh tóm tắt theo những nội dung sau
Sau khi hướng dẫn học sinh đọc SGK, giáo viên giới thiệu thêm những đóng góp của NCT trong văn học.
Em hiểu gì về thể điệu ca trù ? Nó góp phần như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
Em tìm hiểu nghĩa của từ “ngất ngưởng”NCT dùng trong bài thơ là gì?
Mở đầu bài ca NCT đã thể hiện 1mâu thuẫn trong tư tưởng tâm hồn của ông như thế nào? Đó có phải là 1 bi kịch nói chung của lớp nhà nho chân chính? Nhưng vượt lên mâu thuấn đó NCT vẫn thể hiện được 1 cái tôi đáng trân trọng của mình như thế nào?
Yêu cầu học sinh nhắc lại chú thích 9 SGK
Em hiểu như thế nào về quan niệm nhân sinh NCT trong những câu thơ này? Đó là 1 quan niệm nhân sinh NTN?
Giảng giải chú thích 12 SKG.
Đằng sau cái gọi là Ngất ngưởng ấy ẩn chứa 1 tâm hồn sâu sắc NTN?
Nội dung
A. Tìm hiểu bài thơ
1. Tác giả
- Là người có tài năng
- Tuy có lúc vỡ mộng vì nhận ra bản chất của chế độ phong kiến nhưng trước sau ông vẫn là 1 nhà nho chân chính.
- Vẫn khẳng định được tài năng nhân cách một cách mạnh mẽ phóng khoáng.
2.Sự nghiệp văn chương
- Là người có công đầu chuyển các thể điệu ca trù thành một thể loạiV/h. Cùng với CBQ ông là 1 trong2 thi sỹ nổi tiếng nhất của V/h nửa đầu thế kỷ XIX.
- Bài ca N/n được làm theo loại ca trù
B. Phân tích bài thơ
- Đề tài: Bài thơ tự thuật nâng lên tầm độ triết lý sống . Đề cập đến phong cách, thái độ khinh đời ngạo thế trên cơ sở nhận thức đầy đủ về sự khác biệt giữa cá nhân và cộng đồng .
- Giải thích ý nghĩa của từ “Ngất ngưởng”: Diễn tả một tư thế, một thái độ, một tư tưởng, một con người vươn lên trên thế tục.
- Phân tích ý nghĩa trong những lời tự thuật của NCT được gửi vào một phong độ, cung cách “Ngất ngưởng”: Từ ngất ngưởng xuất hiện 5 lần, vị trí, ý nghĩa, giá trị biểu hiện của chúng mỗi lần lại khác nhau.
+ Ông ………..tay ngất ngưởng
Câu 1: Tiếng than chung cho những người tự giam mình trong vòng danh lợi của XHPK. Ngất ngưởng trong trường hợp này đồng nghĩa với thái độ xem trọng tài năng đích thực của mình và tự hào về điều đó.
+ Lúc bình tây …………..đeo ngất ngưởng
Lời tự thuật bao quát 2 thời kỳ của cuộc đời NCT. Lúc lừng lẫy uy danh khi chỉ là 1 người thường. Ông không cay cú về điều đó mà ngược lại lấy đó làm tự hào về sự trải đời , vì đã quá hiểu được bản chất của chế độ PK -> Lấy hành vi ngất ngưởng đến lập dị, kỳ quá để cười cợt và vỗ vào bộ mặt thế tục.
+ Kìa núi nọ………..ông ngất ngưởng
-> Ông không sợ người đời cười chê mà cốt sống ở cái tâm trong sáng. Chính vì vậy Ngất ngưởng đến tận nơi tôn nghiêm nhất Bụt cũng chỉ nực cười mà thôi.
+ “được ……….ai ngất ngưởng như ông”
Một bản lĩnh sống cứng cỏi thoát khỏi những ràng buộc thông thường, những thế lực tinh thần vẫn ngự trị xưa nay: Sự được – mất trong C/s và sự đánh giá của công luận. Có được bản lĩnh sống ấy là vì ông tin vào tài năng và phẩm chất cao quý của một nhà nho chân chính NCT.
-> Đặc trưng của cái gọi là Ngất ngưởng này mang ý vị trào phúng: Như say, như ngông, như cao đạo, đại ngôn, như tự cười mình nhưng hết sức phóng khoáng chủ động chân tâm và bên trong sâu thẳm là 1 nỗi đau Một thái độ, một quan niệm nhân sinh đáng trọng
* Củng cố, dặn dò:
- Sự thế hiện chân dung tinh thần NCT
- Soạn “Dương phụ hành”
Tiết 10
dương phụ hành.
Cao Bá Quát
Người soạn
Ngày soạn: ngày.......tháng.......năm.........
i. Mục đích yêu cầu
- Tính chất độc đáo trong đề tài và hình tượng nhân vật
- Giá trị nhân văn sâu sắc toát ra từ hình tượng thơ
II. các bước lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ”Bài ca ngất ngưởng”
- Sự thể hiện chân dung NCT qua “bài ca ngất ngưởng”
- Kiểm tra bài soạn
3. Bài mới
Phương pháp
Gọi 1 học sinh đọc SGK phần tiểu dẫn. Hướng dẫn để học sinh tóm tắt được được những vấn đề cơ bản về T/g
H/a người thiếu phụ phương tây được miêu tả trong hoàn cảnh không gian và thời gian ntn? Hoàn cảnh thời gian và không gian đó có tác động ntn đối với T/g?
Hình tượng người thiếu phụ được dựng lên bằng bút pháp NT gì? Nó khác biệt với bút pháp ước lệ trong văn học trung đại nói chung ra sao?
Hình tượng người thiếu phụ phương tây có gì khác biệt so với người PNVN đương thời CBQ nhìn sự khác biệt đó bằng con mắt ntn? giáo viên so sánh với hình tượng bà tú, hình ảnh người PNVN trong ca dao để thấy sự khác biệt đó.
T/g đã bộc lộ cảm xúc gì trong H/c không gian thời gian đặc biệt đó? Qua bài thơ ta hiểu thêm gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ?
Nội dung
A/Vài nét về tác giả
CBQ là 1 người có tài năng, đức độ và nhân cách cứng cỏi, phóng khoáng , có tư tưởng nhân dân (lãnh đạo phong trào nông dân khởi nghĩa)
- CBQ là 1 nhà thơ lớn . Thơ ông phong phú trong nội dung cảm hứng và đặc biệt bộc lộ 1 tâm hồn phóng khoáng, 1 trí tuệ sáng suốt.
B. Phân tích
1/Hình ảnh người thiếu phụ trong Tây Phương
* Thời gian và không gian nghệ thuật:
ánh trăng, gióbiển, đêm sương...
àThời gian và không gian đó càng khiến cho đôi vợ chồng ngoại quốc thương yêu chăm sóc nhau hơn. Trong không gian và thời gian đó T/g càng cảm nhận rõ hơn về HP êm đềm của họ. Và cũng gợi cho ông liên tưởng khát vọng thầm kín.
* Hình ảnh người thiếu phụ:
Trang phục: Đẹp đẽ duyên dáng.
Cử chỉ, điệu bộ: Hồn nhiên được người chồng quan tâm chăm sóc.
->Được xây dựng theo lối tả thực
àTất cả mọi cử chỉ thái độ của người thiếu phụ phương tây mà CBQ ghi chép lại bằng ngòi bút hiện thực đều xa lạ với hình tượng người PNVN tảo tần , hy sinh.Nhưng CBQ đã miêu tả hình ảnh người thiếu phụ với 1 thái độ tiến bộ: Ngưỡng mộ vẻ đẹp và đồng cảm với HP của họ
àCái nhìn tiến bộ giàu chất nhân văn
2/ Cảm xúc của t/g
-Được biểu hiện một cách kín đáo và ngắn gọn :”Biết ……..này” đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ta có thể hiểu đó là của cảm xúc riêng tư là khát vọng hạnh phúc. Đó là chất nhân văn trong con người trí thức tài năng, kiêu hãnh và cứng cỏi này
à Bài thơ thể hiện một tâm hồn khoáng đạt, 1 cái nhìn mới mẻ của 1 nhà thơ Việt Nam đầu thế kỷ XIX.
* Củng cố dặn dò:
Hình tượng người thiếu phụ Phương tây
-Cái nhìn mới mẻ và tiến bộ của N/thơ CBQ qua hình tượng người thiếu phụ phương tây.
- Soạn bài T/v:”Những hiểu biết của bản thân về P/c học
Tiết 11,12
Những hiểu biết cơ bản về phong cách học.
Người soạn:
Ngày soạn: ngày.......tháng.......năm.........
I. Mục đích yêu cầu
Cần giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau đây:
1. P/c học: Đưa ra những chỉ dẫn về cách thức diễn đạt giúp cho sự giao tiếp 2 phía đạt hiệu quả cao.
2. Tìm hiểu được đặc điểm và ưu thế của 2 dạng nói và và viết
3. Nắm vững được những đặc điểm về cách thức diễn đạt ở mỗi loại văn bản nhất định.
4. Làm quen với việc tìm hiểu đặc điểm diễn đạt của mỗi loại văn bản .
II. Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức
2. Bài mới
Phương pháp
Phần này yêu cầu học sinh tự tóm tắt theo sgk những vấn đề sau:
Giáo viên giảng giải để học sinh hiểu được: Mỗi 1 phong cách có thể dùng cả dạng nói và viết . Có phong cách thiên về dạng nói , lại có phong cách thiên về dạng viết.
Yêu cầu học sinh P/t VD trong sgk. Từ đó rút ra mỗi 1 P/c có tính biểu thị tình cảm khác nhau.Từ đó yêu cầu học sinh tự lấy được VD để thấy được mỗi 1 kiểu diễn đạt ở mỗi 1 loại văn bản có những đặc điểm riêng biệt.
Phần này rất phong phú, giáo viên p/t 1 số dẫn chứngđể học sinh nhận thấy: Cùng p/a 1 h/t nhưng mỗi T/g lại có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau để từ đó yêu cầu học sinh tự lấy
VD
Nội dung
I. Sơ giản về phong cách học
1. K/n: Là khoa học về cách thức lựa chọn âm thanh, từ ngữ , câu văn. Nó đưa ra những chỉ dẫn về cách thức diễn đạt , giúp ích cho sự giao tiếp hai phía đạt hiệu quả cao.
2. Nội dung:
- Tìm hiểu về P/c ngôn ngữ
- Đặc điểm tu từ của âm thanh, từ ngữ câu văn
II.Viết và nói
1. Đặc điểm của dạng nói:
- Dùng ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt -> sắc thái ý nghĩa , sắc thái tình cảm đa dạng.
- Sự giao tiếp diễn ra liên tục
-> Nói phải rõ ràngvừa đủ nghe tốc độ vừa phải dùng thêm1 số trợ từ .
2. Đặc điểm của dạng viết:
- Dùng văn tự và cách trình bày văn tự -> định hình ra giấy-> phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
III. Phong cách ngôn ngữ
1. K/n
- Sự diễn đạt bằng 2 dạng nói vàviết có thể quy về 1 số kiểu nhất định, đó là p/c ngôn ngữ.
- Là toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt ở mỗi loại văn bản nhất định.
2. Những đặc điểm về cách thức diễn đạt của phong cách ngôn ngữ.
- Cách thức sử dụng âm thanh chữ viết
- Cách sử dụng từ ngữ
- Cách sử dụng câu văn
- Cách sử dụng biện pháp tu từ và bố cục trình bày
3. Phong cách ngôn ngữ cá nhân.
- Sở trường riêng về diễn đạt để đạt được mục đích.
4. Nói và viết đúng P/c
- Là cái đích cuối cùng của việc học tập Tiếng Việt trong nhà trường.
Tiết 13+14
Tác giả nguyễn đình chiểu.
Người soạn:
Ngày soạn: ngày.......tháng.......năm.........
I. Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh hiểu được
1. NĐC Là tấm gương sáng ngời về nghị lực, về đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải cho quyền lợi của nhân dân đất nước.
2. Sáng tác của NĐC là 1 bông hoa nghệ thuật tiêu biểu cho dòng văn chương đạo đức – trữ tình, là ngọn cờ đầu của văn chương chống TDP gần 1 thế kỷ
II. Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức
2.Kiểm tra : Cái nhìn mới mẻ và tiến bộ của CBQ qua hình tượng người thiếu phụ phương tây
Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới
Phương pháp
Gọi 1 học sinh đọc SGK dựa vào SGK tóm tắt những nét chính về cuộc đời , con người NĐC – giáo viên nhấn mạnh 1 số đặc điểm như sau:
Em hiểu gì về quan niệm văn chương của NĐC? theo em đó là quan niệm ntn?
Yêu cầu 1 học sinh đọc lại phần chú thích 2,3,4 cắt nghĩa để các em hiểu về 3 dẫn chứng trong SGK chứng minh cho quan niệm văn chương của NĐC
(Chú thích 2) -> ý thức phò đời của V/h.
(3,4)-> Khẳng định tính C/đ của V/h
D/c 3: Sự thống nhất giữa vẻ đẹp N/d – N/t của văn chương
Tại sao lại chia sáng tác của NĐC làm 2 chặng trước và sau 1858? Sự thống nhất trong Q/đ nghệ thuật của nhà thơ thể hiện của 2 thời điểm đó ntn?
Hãy nêu những đặc điểm trong P/c N/t của thơ văn NĐC
Nội dung
A. Tiểu sử
- Cuộc đời NĐC là 1 tấm gương sáng ngời về đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân ,đất nước, trong 1 Đồ Chiểu có 3 con người đáng quý:
+1 nhà giáo mẫu mực
+ 1 thày thuốc coi trọng y đức
+ 1 nhà văn coi trọng chức năng giáo dục của văn học
-> NĐC được coi là lá cờ đầu của VH yêu nước chống ngoại xâm thời kỳ đấu TDP xâm lược.
B. Sự nghiệp văn chương
1. Quan niệm văn chương của NĐC:
- Văn chương phải gắn với CS, phải chân thực , người sáng tác văn học phải là người tiến bộ, chí công, đứng về phía chính nghĩa -> đó là 1 người tiến bộ tuy nhiên không phải đến NĐC mới có. nhưng đến NĐC quan niệm đó mới được nhận thức 1 cách rõ ràng , tự giác sâu sắc hơn, đặc biệt là được thực hiện một cách bền bỉ. Toàn bộ sáng tác của NĐC là 1 thành tựu suất sắc của quan niệm NT đó.
2. Thơ văn NĐC trước 1858 (LVT)
- Là khúc ca chiến thắng của những người kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu là bản án kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa.
- Tác phẩm đã trở thành 1 chuyện thơ nổi tiếng, được nhân dân Nam bộ đón nhận như sự đón nhận của nhân dân ta với T/pT Kiêù
3. Thơ văn NĐC sau 1858: Chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài đánh giặc cứu nước.
+ Phơi bày thảm hoạ mất nước, tố cáo tội ác của kẻ thù.
+ Biểu dương những tấm gương anh hùng cứu nước
-> Những biểu hiện của nội dung yêu nước ấy thực sự đã trở thành nguồn cảm xúc trữ tình để NĐC viết là những T/p không chỉ có tư tưởng yêu nước mà còn có giá trị nghệ thuật độc đáo.
4. Phong cách nghệ thuật của thơ văn NĐC:
- Không óng mượt nõn nà mà chân chất phát thực
- Nghệ thuật và hình tượng người mang sắc thái MN độc đáo.
- Chất trữ tình đạo đức gắn với chất trữ tình yêu nước; chất trữ tình yêu nước – gắn với chất hiện thực tạo ra 1 sức mạnh N/t bề thế.
-> NĐC xứng đáng được coi là lá cờ đầu của thơ văn chống ngoại xâm đầu thuộc Pháp
*Củng cố dặn dò
-Tác giả
-Nội dung
-Nghệ thuật
-Soạn “văn tế nghĩa sĩ cần giuộc”
Tiết:15,16
văn tế nghĩa sỹ cần giuộc.
Nguyễn Đình Chiểu
Người soạn:
Ngày soạn: ngày.......tháng.......năm.........
I. Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh hiểu được giá trị bài văn tế
1. Trước hết đó là 1 tiếng khóc cao cả: Khóc cho các nghĩa sỹ hy sinh và cũng khóc cho Tổ quốc đau thương
2/ Qua tiếng khóc cao cả đó hiện lên 1 tượng đài nghệ thuật hiếm có về người nông dân nghĩa sỹ tương xứng với phẩm chất vốn có của họ.
3/ Kết hợp rất đẹp giữa tính chất trữ tình và tính chất hiện thực cùng giọng điệu bi tráng đã tạo nên giọng điệu sử thi của bài văn tế.
II/ Các bước lên lớp.
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ : Trình bày những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ văn NĐC
3/ Bài mới.
Phương pháp
Gọi 1 học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK. Yêu cầu tóm tắt theo những hướng dẫn sau:
Ngoài việc hướng dẫn để học sinh tìm ra những đặc điểm của hình tượng người ND nghĩa sĩ qua những câu hỏi gợi mở : Những người nghĩa sĩ có hoàn cảnh xuất thân từ đâu? Qua những từ ngữ, hình ảnh nào mà em xác định được điều đó? Họ có những phẩm chất nào cao quý nào? Cách diễn đạt những biểu hiện của phẩm chất cao quý đó phù hợp với hoàn cảnh xuất thân của họ ra sao? Giáo viên bình giảng những chi tiết điển hình mục đích làm nổi bật lên những đóng góp của NĐC trong lịch sử Văn học thông qua hình tượng người nghĩa sĩ.
Em hiểu như thế nào về nhận định : “Thơ văn NĐC là 1 tiếng khóc vĩ đại” – qua tiếng khóc những người ND – NS)
Nội dung
A/ Tìm hiểu chung
1/ Hoàn cảnh sáng tác
2/ Đặc điểm về thể loại
a/ Đặc điểm về bố cục
b/ Đặc điểm về kiểu câu
B/ Phân tích cụ thể
1/ Lung Khởi
Qua tiếng than mở đầu bài văn tế hiện lên một tình thế căng thẳng của thời đại, tái hiện một hiện thực đau thương của lịch sử dân tộc. Nhưng cũng trong hoàn cảnh đó sáng ngời lên những phẩm chất cao quý của những người nghĩa sĩ. (Tác giả sử dụng nghệ thuật đối, từ ngữ cảm thán)
2/ Thích thực
- Tái hiện hình tượng người nghĩa sỹ
- Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống
- Thái độ căm thù giặc ngoại xâm
- Điều kiện chiến đấu
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm
- Cơ sở của khí thế chiến đấu chính là lòng mến nghĩa, là tinh thần tự nguyện hi sinh.
-> Ngòi bút của NĐC đã thoát khỏi công thức ước lệ với cảm quan hiện thực và trữ tình hoà quyện. Những người ND-NS xuất hiện đúng như họ ngoài cuộc đời. Trước NĐC chưa bao giờ trong VHVN có được hình tượng người anh hùng nông dân được diễn đạt chân thực đến mức ấy. Những con người thuộc thế giới nhỏ bé, vô danh đời không biết đến đã đi vào văn học như những hình tượng sử thi chói lọi, xứng đáng gọi là những tượng đài nghệ thuật tráng lệ.
3/ Ai vẵn :
Đằng sau nhân vật trung tâm người ND – NS là nhân vật trung tâm NĐC. Nhân vật này bao trùm tác phẩm, có mặt ở mọi câu, mọi ngữ trong bài văn tế, kể cả phần thích thực : Đằng sau những hiện thực đầy khí thế của nghĩa quân vẫn có niềm sảng khoái của nhà thơ mù yêu nước. NĐC đã nhân danh lịch sử mà cất tiếng khóc những người anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc. Đó là một tiếng khóc vĩ đại vì là tiếng khóc của những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những đứa con mất cha. Tiếng khóc của già trẻ, gái trai, cỏ cây sông nước đất trời Cần Giuộc cho những người con đã hi sinh. Tiếng khóc của nhà thơ mù yêu nước khóc cho đất nước trong cảnh ngộ đau thương.
4/ Phần kết :
Tiếp tục bộc lộ nỗi đau và ngợi ca công đức và nêu cao ý chí tiếp tục diệt thù.
-> Chất hiện thực và trữ tình hoà quyện nên bài văn tế không chỉ có yêu thương mà đau xót, chân thực mà hào hùng đã dựng lên một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân như phẩm chất vốn
File đính kèm:
- Van 11 Tiet 149.doc