Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 24 đến tiết 39

A)Mục tiêu bài học :

Giúp h/s

ã Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố,và tác dụng biểu đạt của nó nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật

ã Cảm nhận được giá trị của thành hgữ và điển cố

ã Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trương hợp cần thiết

B) Phương tiện: SGK,SGV,STK

C) Cách thức: Thảo luận,Trao đổi,Phát vấn

Phân tích,so sánh,bình giảng

D) Tiến trình

ã ổn định tổ chức

ã kiểm tra bài cũ

ã bài mới

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 24 đến tiết 39, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 8/10/2007 Tiết soạn 24:Thực hành về điển tích điển cố A)Mục tiêu bài học : Giúp h/s Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố,và tác dụng biểu đạt của nó nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật Cảm nhận được giá trị của thành hgữ và điển cố Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trương hợp cần thiết B) Phương tiện: SGK,SGV,STK C) Cách thức: Thảo luận,Trao đổi,Phát vấn Phân tích,so sánh,bình giảng D) Tiến trình ổn định tổ chức kiểm tra bài cũ bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Thành ngữ là gì? Giá trị thành ngữ? điển cố là gì? có khác thành ngữ ko? I)ôn tập _Thành ngữ:Là một loại đơn vị ngôn ngữ có vai trò tổ chức câu tương đương với từ và cụm từ tự do (ngữ) Thành ngữ là loại cụm từ cố định đã hình thành từ trước ,thuộ loại đơn vị có sẵn ,chứ ko phảI sản phẩm nhất thời trong giao tiếp như cụm từ tự do Hơn nữa thành ngữ còn có giá trị nổi bật về +tính hình tượng +tính kháI quát về nghĩa :Tạo nên tính hàm súc triết lý thâm thuý +Tính biểu cảm:có sắc tháI tình cảm ,thái độ đánh giá +Thành ngữ có tính cân đối ,có nhịp có vần dễ nhớ _Điển cố:Không có tính cố định về cấu tạo như thành ngữ . Điển cố xuất phát từ những sự kiện,sự tích cụ thể trong các văn bản quá khứ hoặc trong c/s đã qua để nói lên những điều kháI quát trong c/s của con người . Hình thức ngắn gọn có tính hàm súc cao .Trong văn học cũng như trong giao tiếp đều có thể hình thành các điên cố mới Xác định các thành ngữ Hiệu quả sử dụng? GiảI thích các thành ngữ Xác định các điển cố? Xác định các điển tích ,điển cố được sử dung? đặt câu với các thành ngữ? đặt câu với các điển tích? II)Thục hành 1)bài tập 1 +Một duyên hai nợ +Năm nắng mười mưa =>Kết hợp với các cụm từ có dáng dấp thành ngữ “eo sèo mặt nước” “lặn lội thân cò” đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh một người vợ tảo tần đảm đang tháo vát trong công việc gia đình .Cách biểu đạt ngắn gọn nhưng nội dung lại đầy đủ sinh động nhờ dùng thành ngữ 2)Bài tập 2 _ Đầu trâu mặt ngựa:Biện pháp vật hoá chỉ bọn sai nha không khác gì lũ súc sinh _Cá chậu chim lồng:cảnh giam cầm tù hãm mất tự do _Đội trời đạp đất:chí khí phi thường 3)Bài tập 3 _Trần Phồn đời hậu Hán có người bạn là Tử Trĩ rất thân thiết gắn bó T.Phồn thường dành cho T.Trĩ riêng một cáI giường .Mỗi khi Trĩ về lại treo giường lên _Bá Nha và Chung tử Kì là 2 người bạn tri âm .Khi Bá Nha chơI đàn chỉ có Tử kì là hiểu hết cáI hay của tiếng đàn.Sau này Chung Kì mất ,Bá Nha đã đập vỡ đàn ko chơI nữa 4)bài tập 4 _Ba thu :Kinh thi có câu “nhất nhật bất kiến như tam thu hề”,câu thơ muốn đề cập đến nỗi nhớ tương tư của Kim Trọng với Thuý Kiều _Chín chữ.sinh,cúc,phủ,súc,trưởng,dục,cố,phục,phúc ý nói công lao trời bể của cha mẹ _Liễu Chương Đài : gọi chuyện xưa có người làm quan viết thư về hỏi vợ có câu “cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh .nay có còn ko hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi _Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh(lòng đen),ko ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng(lòng trắng).Từ HảI muốn đề cao Thuý Kiều 5)Bài tập 5 _ma cũ bắt nạt ma mới:Người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt với người mới đến _chân ướt chân ráo:vừa mới đến còn lạ lẫm _cưỡi ngựa xem hoa:làm việc qua loa ko đI sâu đI sát ko tìm hiểu kĩ để phát hiện vẻ đẹp của bông hoa _Nói với nó như nước đổ đầu vịt _Đó là bọn người lòng lang dạ thú _nhà thì nghèo nhưng lại quen thói con nhà lính tính con nhà quan _Mọi người chả đI guốc trong bụng nó rồi 7)Bài tập 7 _ở thời buổi bây giờ thiếu gì những gã Sở Khanh chuyên lừa gạt .. _Lớp trẻ đang tấn công vào những lĩnh vực mới với sức trai Phù Đổng _chỗ ấy chính là gót chân A sin của đối phương đấy _Dạo này nó chẳng khác gì chúa Chổm _phảI có bản lĩnh trong công việc,tránh tình trạng đẽo cày giữa đường Củng cố dặn dò: _ý thức về việc sử dung thành ngữ ,điển tích ,điển cố Rút kinh nghiệm: Ngày soạn 15/10/2007 Tiết soạn 25,26: chiếu cầu hiền Ngô thì nhậm A)mục tiêu bài học Giúp học sinh _Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược,chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung,một nhân vật kiệt xuất trong l/s nước ta.Qua đó h/s nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia _Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu,một thể văn nghị luận trung đại B) Phương tiện: SGK,SGV,STK C) Cách thức: Thảo luận,Trao đổi,Phát vấn Phân tích,so sánh,bình giảng D) Tiến trình _ổn định tổ chức _Kiểm tra bài cũ _Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Văn bản được viết ra trong hoàn cảnh nào?nhằm mục đích gì? Bài chiếu chia ra làm mấy phần? _Tác giả đặt ra vấn đề gì ở đoạn 1? _Nhận xét gì? Tiết 26(tiếp) Đối tượng bài chiếu là ai? Thái độ của họ ntn? Tác giả đã đưa ra thái độ ấy bằng cách nào ? em có nhận xét gì? Thái độ và tấm lòng của vua QT được thể hiện ntn? em có nhận xét gì? Hãy tìm những biện pháp cầu hiền của vua QT? Có nhận xét gì về nội dung cầu hiền của vua QT ? Chiếu cầu hiền thuộc thể loại nào của văn xuôI ? Các luận điểm đưa ra là gì ? Lập luận ra sao có đủ sức thuyết phục ko? Nêu nhận xét gì về vua QT? I)Tiểu dẫn 1)Tác giả: + Ngô Thì Nhậm(1746-1803) Thanh Oai Thanh Trì Hà Nội + Năm 1775 đỗ tiến sĩ(29 tuổi),từng được chúa Trịnh giao cho chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc(1788) _Khi nhà Lê sụp đổ,NTN đi theo phong trào Tây Sơn + Được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thi lang + Sau thăng chức Binh bộ Thượng thư ,có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn + Nhiều văn kiện ,giấy tờ quan trọng của Tây Sơn do ông soạn thảo. + Chiếu cầu hiền do NTN viết theo lệnh của Quang Trung 2)Văn bản a) Hoàn cảnh sáng tác và mục đích _ Hoàn cảnh sáng tác + Chiếu cầu hiền được viết vào khoảng 1788và 1789 khi tập đoàn Lê-Trịnh hoàn toàn tan rã. + Một số sĩ phu ,tri thức của triều đình cũ ,kẻ thì ở ẩn để giữ lòng trung quân của một bề tôi + kẻ thì tự vẫn người thì hoang mang chưa tin vào tân triều . _Mục đích + Chiếu cầu hiền nhằm mục đích thuyết phục đội ngũ trí thức trong làng quan lại của triều đại cũ ra cộng tác với Tây Sơn . + Bài chiếu thể hiện quan điểm đúng đắn + tấm lòng yêu nước thương dân của người đứng đầu đất nước b)Bố cục :3 đoạn + Từ đầu đến… sinh ra người hiền vậy . Tác giả đưa ra mqh giữa người hiền tài và thiên tử + Tiếp theo đến…chính quyền buổi ban đàu của trẫm Thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Hụê đem quân ra Bắc diệt Trịnh và tấm lòng khiêm nhường nhưng cương quyết trong việc cầu hiền + Phần còn lại : Con đường cầu hiền của Nguyễn Huệ II) Đọc hiểu văn bản 1) Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử + .Bằng cách sử dụng câu nói trong sách luận ngữ của Khổng Tủ Người hiền cũng như sao sáng trên trời Sao tất phải chầu về Bắc thần(chòm sao Bắc đẩu) Sao Bắc thần là h/a của vua =>Người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua + Người hiền vì thế ko nên dấu mình ẩn tiếng ,ko để đời dùng thì ko đúng với ý trời và phụ lòng người Nhận xét: .Phần mở đầu ngắn gọn cách nói h/a .T/g đã đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng ko thể phủ nhận được . Lời lẽ giàu sức thuyết phục khi t/g đứng trên quyền lợi của dân tộc ,của đất nước 2)Thái độ của các nho sỹ Bắc Hà khi Nguễn Huệ kéo quân ra bắc diệt Trịnh và tấm lòng của Quang Trung _ Đối tượng của bài chiếu là các nho sĩ Bắc Hà ,quan lại trí thức trong triều Lê-Trịnh _ Thái độ của họ lúc ấy được t/g nêu rất rõ + Cố chấp vì một chữ trung với triều đại cũ mà bỏ đi ở ẩn + Các quan lại cấp dưới thì làm việc cầm chừng + Người ở lại triều chính thì im lặng như những con ngựa xếp hàng làm nghi trượng + Có người tự vẫn Đó là thái độ thực tế của các nho sĩ Bắc Hà *.T/g đưa ra những sự kiện trên đây bằng cách vừa lấy ý từ kinh dịch + “người hiền ở ẩn cố giũ tiết tháo như da bò bền” + vừa dùng h/a “người ở triều dường như ko dám nói năng như hành trượng mã . + Đối với các quan,người giúp việc ko mang hết sức mình thì dùng h/a “đánh mõ giữ cửa”… => Các sự việc đưa ra đều có tính ẩn dụ Tuy ko nói trực tiếp nhưng cũng đủ làm các nho sĩ Bắc Hà giật mình nếu còn trung thành với đất nước dân tộc ,trong tâm lý một số nho sĩ Bắc Hà còn coi thường Quang Trung ko biết lễ nghĩa chữ thánh hiền _Thái độ của vua Quang Trung + Mong đợi hiền tài : “nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe …” + Nguễn Huệ rất thành tâm,chân thực “hay trẫn….” + Nhà vua tâm sự : (Tình hình đất nước mới thành lập . Kỷ cương còn nhiều thiếu sót . Lại lo chuyện biên ải.Dân chưa được hồi sức . Làm nên nhà lớn ko chỉ một cây gỗ ,xây dựng nền thái bình ko chỉ dựa vào mưu lược của kẻ sỹ) * Những lời lẽ rất chân thành ,da diết trong chờ đợi mong mỏi . Người viết cũng như người ban lệnh đều xuất phát từ quyền lợi của nhân dân và ý thức trách nhiệm của chính mình .Một chủ trương chiến lược tập hợp trí thức xây dựng đất nước 3)Con đường cầu hiền của vua QT + Ban chiếu xuống để quan liêu ….đều được dâng thư tỏ bày công việc (dân chủ) + Người nói được làm được thì bổ dụng + Không trách cứ những người có lời lẽ ko dùng được ,viển vông + các quan tiến cử người có tài nghệ + với những người ở ẩn cho phép được dâng thư tự cử + Thời vận ngày nay là lúc thanh bình chính là lúc người hiền gặp hội gió mây + Mục đích để làm rạng rỡ chốn vương đình ,mộy long cung kính để cùng hưởng phúc tôn vinh *_Nội dung cầu hiền vừa cụ thể vừa tác động tới mọi đối tượng . Đây cũng là tháI độ của người cầm đầu đất nước . Lời cầu hiền mở rộng con đường để những bậc hiền tài thi thố tài năng lo đời giúp nước .. Đó là tư tưởng tiến bộ nhất trong các triều đại phong kiến VN trước và sau NH III)Tổng kết _Là tác phẩm văn xuôI chính luận .Cách lập luận chặt chẽ .Lời văn ngắn gọn ,đủ thuyết phục ,vừa đề cao người hiền vừa châm biếm vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền _QT là một vị vua hết lòng vì dân vì nước .Là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ Củng cố _tầm tư tưởng của vua Quang Trung _giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại nắm đặc trưng thể loại chiếu Ngày soạn 15/10/2007 Tiết soạn 28 :Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng A)Mục tiêu bài học _Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng :hiện tượng chuyển nghĩa của từ ,quan hệ giữa các từ đồng nghĩa _có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa từ lựa chọn từ trong số từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp B) Phương tiện: SGK,SGV,STK C) Cách thức: Thảo luận,Trao đổi,Phát vấn Phân tích,so sánh,bình giảng D) Tiến trình _ _ổn định tổ chức _kiểm tra bài cũ _Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung h/s thảo luận tìm lời giải định nghĩa? Cơ sở của sự chuyển nghĩa? Đặt câu? Tại sao t/g lại sử dung ? Tìm từ thay thế gần nghĩa? Bài 1 a) Trong câu thơ “Lá vang trước gío khẽ ..” (Nguyễn Khuyến) Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc.Đó là chiếc lá đã nhuộm vàng ,khẽ bay trước làn gió nhẹ của mùa thu b) các trường hợp chuyển nghĩa _ Lá gan,lá phổi,lá mỡ..chỉ bộ phận riêng cơ thể người và động vật _ Lá thư ,lá đơn lá phiếu..chỉ hiện vật bằng giấy có nội dung khác nhau thể hiện tình cảm(lá thư)(quan hệ-lá thiếp)… _ Lá cờ,lá buồm..chỉ hiện vật nghiêng về nghi lễ (lá cờ)phương tiện đI lại(lá buồm) _ Lá cót ,lá chiếu,lá thuyền..hiện vật sử dụng trong đ/s sinh hoạt _ Lá tôn lá vàng..vật dụng bằng kim loại *Cơ sở chuyển nghĩa của từ “lá”là dựa vào phương thức hoán dụ lấy tên gọi của đối tượng này để chỉ đối tượng khác 2)Bài 2 _ Từ đầu Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra _ Từ chân Chúng nó chẳng còn mong được nữa Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng _ Từ tay Anh ấy là một tay súng giỏi _ Từ miệng Miệng người sang có gang có thép _ Từ óc CáI óc tôI nó ngu quá phảI ko anh _ Từ tim TráI tim a chia 3 phần tươI đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu 3)Bài 3 _ Từ ngọt Rằng anh có vợ hay chưa Mà sao ăn nói gió đưa ngọt ngào _ Từ cay Mình thật cay vì câu nói đó _ Từ đắng vị đắng tình yêu 4)Bài4 Cậy đồng nghĩa nhờ:chịu lời =nhận lời Tác giả sử dụng …tạo sức nặng của niềm tin..tạo thế chủ động buộc người mình nhờ cậy phảI giúp đỡ 5)Bài 5 Nhật kí trong tù …một tấm lòng nhớ nước (phản ánh,thể hiện,bộc lộ,canh cánh,biểu hiện ,biểu lộ…) Anh ấy không…gì đến việc này (dính dáng,dính dấp,quan hệ,liên hệ,liên can,liên luỵ) Việt nam muốn làm…với tất cả các nước trên thế giới (Bầu bạn,bạn hữu,bạn,bạn bè) Củng cố: Giải nghĩa từ Vân dụng đặt câu dặn dò rút kinh nghiệm Ngày soạn 22/10/2007 Tiết soạni 29,30 : Ôn tập văn học trung đại A)Mục tiêu bài học Giúp h/s _Hệ thống được những kiến thức cơ bản về VHTĐ đã học trong chương trình _Tự đánh giá được kiến thức về văn học TĐ và phương pháp ôn tập ,từ đó rút ra kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần sau B) Phương tiện: SGK,SGV,STK C) Cách thức: Thảo luận,Trao đổi,Phát vấn Phân tích,so sánh,bình giảng D) Tiến trình _ _ổn định tổ chức _kiểm tra bài cũ _Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung h/s thống kê kẻ bảng các tác phẩm đã học Câu 1 Bên cạnh những nội dung yêu nước đã có trong các giai đoạn (tk XVIII-nửa cuối tkXIX-nửa đầu thế kiXX)xuất hiện những nội dung mới Có thể nói cnnđ trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX bởi lẽ :những t/p có nội dung nhân đạo :truyện Kiều,chinh phụ ngâm,thơ HXH Câu 3:Thượng kinh kí sự ghi lại việc t/g lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”là bức tranh hiện thực về c/s nơI phủ chúa,được khắc hoạ ở 2 phương diện :c/s thâm nghiêm giàu sang ,xa hoa và thiếu sinh khí Tiết 30(tiếp) Những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của NĐC h/s so sánh h/s phân tích đặc điểm I)Nội dung Câu 1 :ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước (chiếu cầu hiền) tư tưởng canh tân đất nước(xin lập khoa luật)… cnyn trong vh nửa cuối XIX mang âm hưởng bi tráng qua các sáng tác của NĐC câu 2 Những nội dung nhân đạo chủ yếu : + thương cảm trước bi kich và đồng cảm với khát vọng của con người + khẳng định đề cao nhân phẩm + lên án tố cáo những thế lực tàn bạo trà đạp lên con người + đề cao truyền thống đạo lý,đao nghĩa của dân tộc Cảm hứng nhân đạo trong văn học giai đoạn này có những biểu hiện mới so với giai đoạn trước: + hướng vào quyền sống của con người ,nhất là con người trần thế(Truyện kiều,Hồ Xuân Hương); + ý thức về cá nhân đậm nét hơn(quyền sống cá nhân,hạnh phúc cá nhân,tài năng cá nhân)qua các tác phẩm(Độc Tiểu Thanh kí, Tự tình II, Bài ca ngất ngưởng Trịnh phủ là nơI thâm nghiêm ,đầy uy quyền . Uy quyền phủ chúa thể hiện ở những tiếng quát tháo,truyền lệnh .những tiếng dạ ran ,ở những người oai vệ và những người khúm núm sợ sệt .Phủ chúa là một thế giới riêng biệt .Người vào phảI qua nhiều cửa gác ,mọi việc đều đều phảI có quan truyền lệnh ,chỉ dẫn>Thầy thuốc khám bệnh phảI chờ,phảI khúm núm nín thở ,lạy tạ Phủ chúa là nơI cực kì giàu sang và hết sức xa hoa .Giàu sang từ nơI ở đến tiện nghi sinh hoạt .Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống… Cuộc sống nơI phủ chúa trịnh âm u thiếu sinh khí.Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng ám khí nơI phủ chúa .ám khí bao trùm lên không gian cảnh vật .ám khí ngấm sâu vào hình hài thể trạng con người .Vị chúa nhỏ Trịnh Cán cáI gì cũng quá trong sự xa hoa nhưng lại thiếu một điều căn bản ấy là sự sống ,sức sống Câu 4: Về nội dung : + Đề cao đạo lý nhân nghĩa qua truyện Lục Vân Tiên + Nội dung yêu nước qua “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”,bài thơ “chạy giặc” “vtnscg” Về nghệ thuật Đóng góp nổi bật của NĐC : + t/c đạo đức trữ tình , + màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ hình ảnh , + qua hình tượng nhân vật …. vẻ đẹp bi tráng của người nông dân n/s Cần Giuộc : + Đó là một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân n/s . + Hình tượng mang vẻ đẹp bi tráng vì nó kết hợp giữa yếu tố bi(đau thương)và yếu tố tráng(hào hùng). + Yếu tố bi được gợi lên từ trong chính c/s lam lũ vất vả đau thương mất mát của người n/s, tiếng khóc xót đau của người sống + Yếu tố tráng được gợi lên từ lòng căm thù giặc,lòng yêu nước ,hành động quả cảm ,anh hùng của n/q,sự ngợi ca công đức những người đã hi sinh vì đất nước . => Tiếng khóc trong VTNSCG là tiếng khóc đau thương mà cao cả lớn lao II)Phương pháp Câu 1 đặc điểm về phương pháp nghệ thuật của văn học trung đại 1)Tư duy nghệ thuật: + Theo mẫu nghệ thuạt có sẵn đã thành công thức 2)quan niệm thẩm mĩ: + Hướng về cáI đẹp trong quá khứ, + thiên về cáI cao cả ,tao nhã, + ưa sử dụng những điển tích,điển cố,thi liệu Hán học 3)Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ tượng trưng Câu 2:Đặc điểm một số thể loại Thơ Đường hịch chiếu cáo phú văn tế hát nói thơ cổ thể Củng cố Dặn dò,rút kinh nghiệm Ngày soạn: 29/10/2007 Tiết soạn 32:thao tác lập luận so sánh A.mục tiêu bài học _giúp h/s hiểu rõ vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận _biết cách vận dụng thao tác so sánh khi viết một bài văn ,một đoạn văn nghị luận B) Phương tiện: SGK,SGV,STK C) Cách thức: Thảo luận,Trao đổi,Phát vấn Phân tích,so sánh,bình giảng D) Tiến trình _ổn định tổ chức _kiểm tra bài cũ _bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Học sinh phân nhóm 1)xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh 2)phân tích những đặc điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh 3)phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích 4)cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác so sánh 1)Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “so đường”của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào 2)Căn cứ để so sánh những quan niệm “soi đương” trên là gì 3)Mục đích của sự so sánh đó 4)Lấy dẫn chứng từ những đoạn trích đã nêu làm rõ những điểm sau _đối tượng (sự việc,sự vật,hiẹn tượng)phảI có mối liên quan nào đó _so sánh phảI dựa trên tiêu chí rõ ràng _kết luận rút ra từ sự so sánh phảI chân thực ,giúp cho việc nhận thức sự vật ..được chính xác hơn I) mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh 1) ví dụ - đối tượng được so sánh:văn chiêu hồn _ đối tượng so sánh:chinh phụ ngâm ;cung oán ngâm ,truyên kiều _ yêu người là truyền thống của văn học .Nhưng mỗi tác phẩm lại thể hiện khác nhau + Chinh phụ ngâm,cung oán ngâm mới bàn đến một hạng người + Truyện kiều nâng cao lịch sử thơ ca thì văn chiêu hồn mở rộng địa dư của nó qua một vùng ít ai động đến:cõi chết à lập luận so sánh là thao tác nhằm làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác . so sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ cụ thể sinh động có sức thuyết phục cao II) cách so sánh _ NT đã so sánh t/g NTT với các t/g khác. Họ cũng bàn về nông thôn nhưng nói năng khác ông + ngưòi ta bàn về cảI lương hương ẩm + ngươì ta bàn về ngư ,tiều,canh, mục + NTT thì xui người nông dân nổi loạn _ NTT đã thấy được nỗi thống khổ của người nông dân trong sưu cao thuế nặng _ Mục đích của sự so sánh : Làm nổi bật cáI nhìn của NTT . Đó là cáI nhìn đúng bản chất c/s. Ông đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản của đ/s xã hội VN (1930_1945) .Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân đế quốc .Mau thuãn giữa nông dân và phong kiến địa chủ.Mâu thuẫn đó ko thể điều hoà _đối tượng …so sánh và đối tượng được so sanh phảI có môI quan hê tương đồng hoặc tương phản _giữa chúng phảI có tiêu chí rõ _kết luận rút ra từ sự so sánh châ thực.. III)Bài tập Bài tập 1 a)Nguyễn TrãI đã so sánh Bắc Nam trên các mặt +văn hiến +lãnh thổ +phong tục tập quán +anh hùng hào kiệt b)kết luận rút ra c)Sức thuyết phục của đoạn trích +thể hiện lập trường +cơ sở của niềm tin chính nghĩa,lẽ phải +hình thức lập luận :vừa so sánh tương đồng ,tương phản _củng cố,dặn dò: mục đích yêu cầu của thao tác _rút kinh nghiem Tiết soạn 33,34: kháI quát văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945 A.mục tiêu bài học _hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và xã hội và văn hoa thời kì này _Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu .. _Nắm được những kiến thức cần thiết về một số xu hướng,trào lưu …vận dụng vào tìm hiểu t/g,t/p B) Phương tiện: SGK,SGV,STK C) Cách thức: Thảo luận,Trao đổi,Phát vấn Phân tích,so sánh,bình giảng D) Tiến trình _ổn định tổ chức Chuẩn bị bài: Một số bảng biểu Học sinh ôn tập lại một số các t/g đã học _kiểm tra bài cũ _bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Nêu những nguyên nhân dãn đến quá trình hiện đại hoá..? Bản chất khái niệm hiện đại hoá là gì? Về nội dung của hiện đai hoá? So sánh sự khác biệt giữa các yếu tố …vhtđ và vhhđ Nêu đặc điểm của từng thời ki để thấy được sự vận đông Các giai đoạn có sự khác biệt căn bản nào? Nêu tên các t/g tiêu biểu ở mỗi g/đ _g/v phân tích một số dẫn chứng trong các t/p(PBC,Tản đà,Xuân diệu ,Hồ Chí Minh) Giới thiệu những nét cơ bản của mỗi dòng vh ấy? chỉ ra mqh qua lại giữa chúng? Tìm biểu hiện? Tìm nguyên nhân? Vì sao Vh có đặc điểm này? Căn cứ nào để phân chia? So sánh những biêu hiện của truyen thống nhân đạo của vh thời kì này với vhtđ? Gv phân biệt sự khac biệt giữa tiểu thuyết cổ điển và tiểu thuyết hiện đại… Phân biệt sự khác biệt thơ trung đại và thơ hiện đại.. h/s liên hệ thơ HCM,TH,.. Tiết 34(tiếp) Hai truyền thống lớn của vah VN ? So sánh với VHtđ h/s so sánh ,phân tích dẫn chứng sự phát triển và trưởng thành của từng thể loại _ củng cố,dặn dò I)Đặc điểm cơ bản của văn Việt Nam từ đầu t/k XX_ Cách mạng tháng Tám năm 1945 1)Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá ônguyên nhân _ xã hội Việt Nam …biến đổi theo hướng hiện đại hoá(kinh tế,cơ cấu xã hội,văn hoá) _ văn hoá VN có sự thay đổi,thoát dần khỏi ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc,tiếp xúc với văn hoá phương Tây(Pháp) _ Sự lãnh đạo của ĐCS (đề cương văn hoa VN 1943) _ Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh , chữ quốc ngữ thay thế dần chữ Hán,Nôm; phong trào dịch thuật phát triển; tấng lớp trí thức Tây học thay thế tầng lớp Nho sỹ,đóng vai trò trung tâm trong đ/s văn hoá thời kì này ôHiện đai hoá là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây,có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới _ Quan niệm về văn học (chức năng nhiệm vụ của văn học.)từ văn chương trở đạo lý ,thể hiện chí,chuyển sang văn chương là một hoạt động thẩm mĩ nghệ thuật ,đI tìm và sáng tạo cáI đẹp ,nhận thức và khám phá hiện thực.Không còn hiện tượng văn sử triết bất phân nữa mà tách ra thành một lĩnh vực riêng biệt _ Quan niêm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp của vhtđ :từ thi pháp VHTĐàVHHĐ _ Chủ thể sáng tạo :Từ kiểu nhà nho nhà -nhà văn ->nhà văn nghệ sĩ chuyên nghiệp _ Công chúng văn học:từ nho sĩ sang thị dân _ Hiện đại hoá các thể loại vh :xuất hiện các thể loại văn học mới (Thơ,kịch,lí luận phê bình…) ôBa giai đoạn phát triển 1.1_ giai đoạn từ (đầu thế kiXX_1920) Đây là giai đoạn chuẩn bị :chữ quốc ngữ,sự phát triển của báo chí dịch thuật + Tác phẩm mở đầu: Truyện ngắn “Thầy La-za-rô Phiền của Nguyễn Trọng Quản(1887);tiểu thuyết Hoàng Tố Oanh hàm oan(1910)của Thiên Trung được coi là 2 t/p mở đầu cho v/x viết bằng chữ quốc ngữ + Thành tựu chủ yếu:thơ văn yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh(chủ yếu là vẫn viết bằng chữ Hán,chữ Nôm và theo thi pháp VHTĐ 1.2 : giai đoạn từ (1920-1930) Đây là quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể + Tiểu thuyết và truyện ngắn của Hồ Biểu Chánh(cha con nghĩa nặng ),Phạm Duy Tốn(sống chết mặc bay),Nguyễn Bá Học (Quả dưa đỏ) + Thơ Tản Đà (Muốn làm thằng Cuội,Hâu trời,Thề non nước ) A Nam Trần Tuấn KhảI (Gánh nước đêm,Hai chữ nước nhà) + các sáng tác của Nguyễn ái Quốc viết bằng tiếng Pháp :truyện kí ,văn chính luận(Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu,Vi hành,Bản án chế độ thực dân Pháp) + Nhiều yếu tố văn học TĐ vẫn còn tồn tại từ nội dung đến hình thức (bị ràng buộc,níu kéo của cáI cũ tạo nên t/c giao thời đặc biệt của 2 giai đoạn đầu trong quá trình hiện đại hoá Vh 1.3: giai đoạn từ (1930-1945) + Văn học phát triển mạnh mẽ “Một năm của mình bằng 30 năm của người (VNP),hoàn tất quá trình hiên đại hoá với nhiều cuộc chuyển đổi sâu sắc trên mọi thể loại + Truyện ngắn và tiểu thuyết + Phong trào thơ mới + Thơ cách mạng + Phóng sự,tuỳ bút + Kịch nói… Đến giai đoạn này văn học đã thực sự hội nhập được với nền văn học thế giới 2)Văn hoc hình thành

File đính kèm:

  • docMot so giao an Ngu van lop 11.doc