I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS cảm nhận tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ, hình ảnh độc đáo, táo bạo, tinh tế của nữ sĩ.
- Tạo cho học sinh sự cảm thông sâu sắc về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ và sự kính trọng trước một nhà thơ tài năng. Rèn cho học sinh hình thành một số kĩ năng: phân tích, đánh giá, khái quát hoa vấn đề
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, phân tích, phát vấn kết hợp diễn giảng.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK ngữ văn 11tập 1, SGV ngữ văn 11tập 1, quyển “Thơ Hồ Xuân Hương”, các bài thơ “Tự tình (I), (III)”, nghiên cứu tài liệu, soạn giảng.
- Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của Lê Hữu Trác. Nêu ý nghĩa của đoạn trích “vào phủ chúa Trịnh”
2. Giới thiệu bài mới:
Lời vào bài: HXH là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VH trung đại VN. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát khao sống mãnh liệt. Tự tình (bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 64146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Tự tình (bài ii) Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2 Ngày Soạn: 05/08/08
Tiết:5 Ngày dạy: 16/08/08
TỰ TÌNH (Bài II)
HỒ XUÂN HƯƠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS cảm nhận tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ, hình ảnh độc đáo, táo bạo, tinh tế của nữ sĩ.
- Tạo cho học sinh sự cảm thông sâu sắc về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ và sự kính trọng trước một nhà thơ tài năng. Rèn cho học sinh hình thành một số kĩ năng: phân tích, đánh giá, khái quát hoa vấn đề…
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, phân tích, phát vấn kết hợp diễn giảng.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK ngữ văn 11tập 1, SGV ngữ văn 11tập 1, quyển “Thơ Hồ Xuân Hương”, các bài thơ “Tự tình (I), (III)”, nghiên cứu tài liệu, soạn giảng.
- Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra bài cũ:
sHãy trình bày đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của Lê Hữu Trác. Nêu ý nghĩa của đoạn trích “vào phủ chúa Trịnh”
2. Giới thiệu bài mới:
Lời vào bài: HXH là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VH trung đại VN. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát khao sống mãnh liệt. Tự tình (bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung truyền đạt
Bổ sung
£ Gọi h/s đọc TD
- Cho biết một số nét chính về Hồ Xuân Hương?
∙con người?
∙sự nghiệp, nội dung thơ văn, phong cách ?
Theo dõi TD tóm tắt ý chính.
£ Cho trực quan chân dung HXH bằng ảnh màu.
£ Giải thích chiết tự:
古 Cổ
胡 Hồ
月 Nguyệt
Bà có ngôi nhà riêng ở Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường 古 月 堂 .
£ HXH có 3 bài Tự tình, đây là bài Tự tình II.
£ “Tự tình”là bày tỏ, kể lể tâm sự, bày tỏ lòng mình.
sThời gian và không gian được miêu tả trong 2 câu thơ này ntn? Lòng người trước cảnh ấy ra sao?
Theo dõi trả lời.
sCảnh vật ở đây được miêu tả ntn? Ý nghĩa?
Tìm ý, phân tích, tổng hợp.
sHình tượng thiên nhiên trong 2 câu luận được diễn tả như thế nào?Nó góp phần gợi lên tâm trạng, thái độ gì của nhà thơ trước số phận ?
sBiện pháp nghệ thuật nào đc sử dụng trong hai câu thơ?
sCó nhận xét gì về các động từ được dùng trong 2 câu này? Ý nghĩa?
Nhận xét.
sCho biết ý nghĩa của 2 từ “lại” trong câu thơ?
Lại (1): thêm lần nữa; Lại (2): trở lại à Lại quá nhanh, sợ nó quay trở lại.
£ Liên hệ với mấy câu thơ của CLViên:
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.
sHai câu kết thể hiện tâm sự gì của TG?
£ Yêu cầu HS tổng kết nội dung, nghệ thụât của bài thơ.
I. ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT:
1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương(chưa rõ năm sinh –mất). sống vào khoảng nửa cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX.
- Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo, cha làm nghề dạy học.
- Là người đa tài đa tình, phóng túng, giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi. tình duyên ngang trái, éo le, hai lần lấy chồng đều làm lẽ.
-Sáng tác tập thơ “Lưu hương kí" gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Hán,
- Nội dung sáng tác: Khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ bằng tiếng nói thương cảm, đậm đà chất dân gian. Được mệnh
2. Tác phẩm:
a) Xuất xứ:“Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm 3 bài thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm.
b) Bố cục:
Đề: Đêm khuya với nỗi buồn tủi.
Thực: Tình, cảnh thực tại của Xuân Hương.
Luận: Nỗi niềm phẩn uất.
Kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi.
II. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT:
1. Hai câu đề:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”.
- Thời gian: Đêm khuya
- Không gian: Vắng lặng, tĩnh mịch (nghệ thuật lấy động tả tĩnh).
à Dễ gợi tâm trạng.
- Lòng người: trơ trọi, từ “Trơ” đi liền với “cái hồng nhan” (đảo ngữ) à Xót xa, bẽ bàng.
- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non (to lớn - vô hạn)
à Cô đơn, lẻ loi.
=> Tác giả rất cô đơn, tâm trạng buồn đau bẽ bàng. Vừa mỉa mai nhưng vừa chua chát xót xa
2. Hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
-Cụm từ”say lại tỉnh” gợi lên cái vòng lẫn quẩn: càng buồn, càng chú ý, càng cảm nhận ra nỗi đau thân phận;
- Ngoại cảnh đã đi vào tâm cảnh, tâm cảnh tràn ra, ngấm vào cảnh vật: đêm đen, trăng khuyết… đã vắng lặng lại còn cô đơn, trơ trọi à sự đồng nhất giữa cảnh và người, trăng “bóng xế” mà vẫn “ chưa tròn”; người “say lại tỉnh”, đã “trơ” mà vẫn cô đơn .
Þ Rượu, tình đều đem lại sự cay nồng, đắng chát cho Xuân Hương với nỗi sầu duyên phận.
=> Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: Trăng = Người (Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn - Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn).
3. Hai câu luận:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
-Phép đối từng cặp;”xiên ngang>< chân mây”..kết hợp với hình thức đảo ngữ
- Các động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc” thể hiện được cá tính bướng bỉnh, ngang ngạnh của HXH.
- Rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình à Niềm phẫn uất của thân phận đất đá , cỏ cây sự phản kháng của tác giả muốn bứt phá rào cản để tự tìm hạnh phúc ..
=>Khẳng định sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
4. Hai câu kết:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
-Cụm từ” xuân đi xuân lại lại” tạo hóa như vòng lẩn quẩn, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
- Nghệ thuật tăng tiến” mảnh tình - san sẻ - tí - con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, chỉ sự ít ỏi, sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời HXH làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn.
à tâm trạng của phận làm lẽ, cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Xuân của đất trời >< Xuân của con người.
(Tuần hoàn) (Chỉ có 1 lần)
à Vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
III. TỔNG KẾT:
-Về nội dung: Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc của HXH. Điều đáng quý là dù HXH buồn bã, cô đơn, hạnh phúc không trọn vẹn nhưng nhà thơ vẫn không bi quan, chán nản. Bà vẫn mở lòng ra với đất trời, với cuộc sống, vẫn phóng khoáng, mạnh mẽ.
- Nghệ thuật đặc sắc: Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, sử dụng nhiều từ thuần Việt gợi hình, gợi cảm.
4. Củng cố: Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Hai câu đề cho thấy tâm trạng của tác giả là;
a) Niềm xót xa, căm hận. c.) Nỗi niềm buồn tủi.
b) Sự cam chịu cô đơn d). sự phản kháng mạnh mẽ.
2. Chọn đáp án đúng trong những đáp án dưới đây:
A. Bài thơ Tự tình thể hiện bi kịch của nhân vật trữ tình
B. Bài thơ Tự tình thể hiện khát vọng sống của nhân vật trữ tình.
C. Bài thơ Tự tình thể hiện khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình.
D. Cả A, B, C .
3. Từ”trơ” kết hợp “ nước non” thể hiện:
a). Cảm giác chai lì, bất chấp c). Mỉa mai, rẻ rúng.
b). Sự đau đớn tủi hổ. d). Sự bền gan, thách đố .
4.Câu”…xuân đi xuân lại lại” thể hiện :
a).Vòng lẩn quẩn của tạo hóa. c). Sự ra đi của tuổi xuân.
b). Sự trở lại của mùa xuân . . d). Câu b và c .
5. Dặn dò:
* Học bài cũ.
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích bài thơ theo phần hướng dẫn của GV.
* Soạn bài mới:
- Về nhà soạn trước bài “Câu cá mùa thu” (Đọc, tóm tắt tiểu dẫn, soạn nội dung theo câu hỏi SGK)
- Đọc trước bài “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận”
6. Rút kinh nghiệm:
Phụ lục:
TỰ TÌNH (III)
Chiếc bách(1) buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bênh.
Cầm lái mặc ai lăm đổ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai tham ván(2) cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn(3) những tấp tênh.
(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)
- (1) Chiếc bách: bài thơ Bách chu trong Cổ thi dùng hình ảnh chiếc thuyền gỗ bách để gợi tâm trạng người thiếu phụ goá chồng.
- (2) Thăm ván: chỉ việc hỏi vợ. Tục ngữ có câu: “Thăm ván bán thuyền”. Mới đi thăm ván định mua về đóng thuyền mới đã vội bán thuyền cũ. Do đó thăm ván có nghĩa là “có mới”, chỉ việc hỏi vợ, lấy vợ mới.
- (3) Ôm đàn: chỉ việc lấy chồng. Cổ thi có câu: “Bất bả tì bà quá biệt thuyền” (Không mang đàn tì bà sang thuyền người khác), ý nói không chịu lấy chồng khác.
File đính kèm:
- Tiet 5 Tu Tinh cua Ho Xuan Huong.doc