A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài
- Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài Chiếu và cảm xúc của người viết. Từ đó hiểu thêm về thể Chiếu - thể văn nghị luận Trung đại.
- Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người tri thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng:
Đọc hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng về vai trò của người hiền trong công cuộc xây dựng đất nước.
B. Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, HDCKTKN, giáo án.
C.Cách thức tiến hành
1. Giáo viên:
- Tổ chức hs đọc diễn cảm tác phẩm.
- Định hướng hs phân tích cắt và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận.
2. Học sinh:
- Hs chủ tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm theo hệ thống câu hỏi.
D. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới.
Sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã bắt đầu kế hoạch xây dựng đất nước, củng cố triều đại mới. Nhà vua sai Tả thị lang Ngô Thì Nhậm- một danh sĩ Bắc Hà soạn tờ “ Chiếu cầu hiền” với mục đích thuyết mọi người gọi những người hiền tài khắp nơi, đặc biệt là nho sĩ, sĩ phu miền Bắc bỏ mặc cảm đem hết tài sức cộng tác với triều đình và nhà vua chấn hưng đất nước
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25+ 26: Văn bản
Bài: CHIẾU CẦU HIỀN.
- Ngô Thì Nhậm-
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài
- Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài Chiếu và cảm xúc của người viết. Từ đó hiểu thêm về thể Chiếu - thể văn nghị luận Trung đại.
- Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người tri thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng:
Đọc hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng về vai trò của người hiền trong công cuộc xây dựng đất nước.
B. Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, HDCKTKN, giáo án.
C.Cách thức tiến hành
1. Giáo viên:
- Tổ chức hs đọc diễn cảm tác phẩm.
- Định hướng hs phân tích cắt và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận.
2. Học sinh:
- Hs chủ tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm theo hệ thống câu hỏi.
D. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới.
Sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã bắt đầu kế hoạch xây dựng đất nước, củng cố triều đại mới. Nhà vua sai Tả thị lang Ngô Thì Nhậm- một danh sĩ Bắc Hà soạn tờ “ Chiếu cầu hiền” với mục đích thuyết mọi người gọi những người hiền tài khắp nơi, đặc biệt là nho sĩ, sĩ phu miền Bắc bỏ mặc cảm đem hết tài sức cộng tác với triều đình và nhà vua chấn hưng đất nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn.HS đọc tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi.
? Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Ngô Thì Nhậm ?
? Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, mục đích, thể loại của bài Chiếu cầu hiền.
HS : trả lời
? Em hãy cho biết bài chiếu chia làm mấy phần và nội dung của từng phần?
HS : trả lời
Hướng dẫn HS đọc văn bản.
- Đọc chú thích SGK và giải nghĩa từ khó.
- HS đọc văn bản. Yêu cầu đọc đúng giọng điệu.
? Quan điểm của nhà vua về người hiền tài như thế nào?
Tác giả so sánh người hiền và thiên tử với những hình ảnh nào ?
Cách so sánh như vậy có tác dụng gì ?
?Trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh, nho sỹ Bắc Hà có thái độ như thế nào? Nhận xét cách sử dụng hình ảnh và hiệu quả đạt được ?
HS : trả lời
?Tâm trạng của nhà vua ra sao qua 2 câu hỏi: Hay trẫm ít đức…? Hay đang thời đổ nát…?
HS : trả lời
? Triều đình buổi đầu của nền đại định gặp phải những khó khăn nào? Trước tình hình khó khăn ấy, vua Quang Trung đã làm gì ? Em có nhận xét như thế nào về cách nói ấy ?
HS : trả lời
? Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung là gì?Gồm những đối tượng nào ? Có bao nhiêu cách tiến cử?
HS : trả lời
Qua đường lói cầu hiền, em có nhận xét như thế nào về vua Quan Trung ?
HS : trả lời
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
HS : trả lời
?Qua bài học, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?
HS : trả lời
I. Tiểu dẫn :
1. Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn.
- Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay: Thanh Trì - Hà Nội)
- Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh
- Khi Lê – Trịnh sụp đỗ, ông theo phong trào Tây Sơn và được vua Quang Trung tín nhiệm giao nhiều trọng trách.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác :
‘Chiếu cầu hiền’ được viết vào khoản năm 1788- 1789 khi tập đoàn Lê – Trịnh hoàn toàn tan rã.
b. Mục đích :
‘ Chiếu cầu hiền’ nhằm thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng nhiệm vụ xây dựng đất nước mà Tây Sơn đang tiến hành để cộng tác phục vụ triều đại mới.
c. Thể loại :
Chiếu là một thể văn nghi luận chính trị xã hội thời trung đại thường do nhà vua ban hành.
Xuống chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị của triều đại phong kiến phương đông.
Văn thể chiếu trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.
d. Bố cục:
- Ba phần.
+Phần I: “Từng nghe.....người hiền vậy”.
Quy luật xử thế của người hiền
+Phần II:“Trước đây thời thế....của trẫm hay sao?”
Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước :
+Phần III:“Chiếu này ban xuống….Mọi người đều biết."
Con đường cầu hiền của vua Quang Trung.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu giá trị nội dung :
a. Quy luật xử thế của người hiền :
Mở đầu bằng một hình ảnh so sánh : Người hiền – ngôi sao sáng ; thiên tử- sao Bắc Thần(tức Bắc Đẩu).
+ Từ quy luật tự nhiên : Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần.Khẳng định phụng sự cho thiên tử, là xử thế đúng, là lẽ tất yếu hợp ý trời.
+ Nêu lên một phản đề : Người hiền tài mà đi ẩn dật, lánh việc đời -> ánh sáng bị che lấp, vẻ đẹp bị giấu đi.
+ Viễn dẫn luận ngữ của Khổng Tử : Vừa tạo nên tính chính danh cho văn bản vì đối với nhà Nho xưa lời của đức Khổng tử là chân lí vừa đánh trúng tâm lý sĩ phu Bắc Hà cho thấy vua QT là người có học, hiểu biết lễ nghĩa.
Cách lập luận chặt chẽ thuyết phục.
b.Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước :
- Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà :
+ Mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng "Trốn tránh việc đời".
+ Ra làm quan: sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng", hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”.
+ Một số đi tự tử “ra biển vào sông”.
à Vừa châm biếm nhẹ nhàng vừa tỏ ra người viết bài Chiếu có kiến thức sâu rộng, có tài năng văn chương.
- Hai câu hỏi:“Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”.Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự Vương hầu chăng?”
àVừa thể hiện sự thành tâm, khiêm nhường, vừa thể hiện sự đòi hỏi và cả chút thách thách của vua Quang Trung.
(Khiến người nghe không thể không thay đổi cách sống. Phải ra phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới).
- Tính chất của thời đại và nhu cầu của đất nước :
Thẳng thắn tự nhận những bất cập của triều đại mới, khéo léo nêu lên những nhu cầu của đất nước :
+Trời còn tối tăm
+Buổi đầu đại định
+Triều chính còn nhiều khiếm khuyết.
à Gặp nhiều khó khăn -> đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.
- Kết thúc đoạn 2: Hỏi mà khẳng định.
à Nhân tài không những có mà còn có nhiều. Vậy tại sao “không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”
=> Cách nói vừa khiêm nhường tha thiêt, vừa khiên quyết khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới làm cho nho sĩ Bắc Hà không thể khong thay đổi cách ứng xử.
c. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
* Đối tượng cầu hiền : quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.
* Đường lối cầu hiền:
- Biện pháp và cách thức cầu hiền :
+ Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách.
+ Cho phép các quan văn võ tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi
+ Cho phép người tài tự tiến cử.
à Tư tưởng dân chủ tiến bộ đường lối cầu hiền: rộng mở, đúng đắn. Biện pháp cầu hiền: cụ thể, dễ thực hiện.
=> chứng tỏ Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng cũng như khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự, biết giải tỏa những băn khoăn có thể có cho mọi thần dân, khiến họ yên tâm tham gia việc nước.
d. Đoạn kết : Cuối cùng tác giả kêu gọi người có tài đức cố gắng hãy cùng triều đình gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.
2. Nghệ thuật :
- Cách nói sùng cổ( thi pháp văn học trung đại).
- Lời văn ngắn gọn, súc tích ; tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt đầy sức thuyết phục về lí và tình.
III. Ý nghĩa văn bản :
Thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ sự nghiệp đất nước.
4. Củng cố bài : Đọc ghi nhớ SGK ; Con đường cầu hiền của vua Quang Trung.
5. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài : Xin lập khoa luật
Tiết 27 : Hướng dẫn đọc thêm văn bản
Bài : XIN LẬP KHOA LUẬT
( Trích: Tế cấp bát điều )
- Nguyễn Trường Tộ -
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung của luật, mối quan hệ của luật đối với mọi thành viên trong xã hội. Nắm được nội dung của luật đối với đời sóng của con người.
- Hiểu được đặc điểm loại văn bản điều trần.
2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập theo đúng qui định và sống theo đúng luật pháp.
B. Phương tiện : SGK, SGV, HD CKTKN, GA.
C. Cách thức tiến hành :
1. Giáo viên: Tổ chức cho HS cảm thụ tác phẩm bàng cách
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Định hướng tìm hiểu nội dung văn bản qua hệ thống câu hỏi bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
2. Học sinh:- Hs chủ tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm theo hệ thống thể loại.
D. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới.
Nguyễn Trường Tộ là một trí thức công giáo yêu nước , là một người am hiểu sâu sắc văn hóa phương Tây và có vốn tri thức phương Đông uyên thâm. Ông sớm nhận ra cần phải cách tân đất nước.
Tước tình hình nước ta rơi vào tay Pháp, ông càng đau lòng nên dồn hết sức lực và trí tuệ của mình vào việc cách tân đất nước bằng những bản điều trần đầy tâm huyết. Tiếc rằng Vua Tự Đức lúc bấy giờ không tiếp nhận, gần 60 bản điều trần của ông đành phải xếp lại. Tuy vậy tư tưởng đổi mới đất nước vẫn được ghi nhận, trân trọng. Những bản điều trần ông viết ra vẫn còn nguyên giá trị với hậu thế hôm nay.Chúng ta tìm hiểu văn bản.
HOẠT ĐỘNG GV & HS
NỘI DUNG
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
Học sinh đọc tiểu dẫn SGK.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trường Tộ.
HS : trả lời
Trình bày xuất xứ và mục đích của bài ‘‘xin lập khoa luật’’ ?
? Theo em văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
HS : trả lời
Hướng dẫn HS đọc văn bản.
Thảo luận nhóm.
GV định hướng nội dung nghệ thuật qua hệ thống câu hỏi
Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?
Luật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả ?
HS : trả lời
Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp?
HS : trả lời
Theo Nguyễn Tường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật không?
HS : trả lời
? Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
HS : trả lời
? Nêu ý nghĩa của văn bản.
HS : trả lời
I. Tiểu dẫn :
1. Tác giả.
Nguyễn Trường Tộ (1830-1871)
Quê : Bùi Chu – Hưng Trung – Hưng Nguyên – Nghệ An.
Là người thông thạo cả Hán học và Tây học → có tri thức rộng rãi, tầm nhìn xa trông rộng.
2. Giới thiệu: "Xin lập khoa luật".
Trích từ bản điều trần số 27 : ‘‘Tế cấp bát điều’’ bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
3. Thể loại và bố cục.
- Điều trần: Thể văn nghị luật chính trị - xã hội, trình bày vấn đề theo từng điều, từng mục.
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội.
+ Phần 2: Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật.
+ Phần 3: Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo đức.
II. Đọc – hiểu :
1. Nội dung :
a. Các lĩnh vực của luật
- Luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường...
- Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh. Không có ai (kể cả vua chúa) được đứng ngoài, đứng trên luật pháp. Nhà nước xã hội vận hành và phát triển bằng luật pháp. mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp. Đó là những nhà nước pháp quyền.
a. Vai trò của luật đối với đời sống con người :
- Luật có tác dụng cai trị xã hội, duy trì sự tồn tại của đất nước.
Quan dùng luật để cai trị nhân dân, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ hình phạt nào cũng không vượt khỏi luật. Luật phải đề cao tính dân chủ, gắn với đời sống con người.
- Luật còn là đạo đức, đạo làm người « trái luật là có tội, giữ đúng luật là dạo đức » và có « có đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư »
( Quan hệ giữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giưã đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức).
=> Cách lập luận chặt chẽ, sử dụng phương pháp liên tưởng đối chiếu mở rộng tầm nhìn.
b. Điểm hạn chế của Nho học :
- Đạo Nho là một thứ luật phong kiến nội dung : không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa.
- Theo tác giả Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê. Đến Khổng Tử cũng công nhận điều này.
2. Nghệ thuật :
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục.
3. Ý nghĩa văn bản :
Bản điều trần thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
4. Củng cố : Vai trò của luật đối với đời sống con người.
5. Dặn dò: Soạn bài : Ôn tập văn học trung đại.
Tiết 28 : Hướng dẫn tự học Tiếng Việt
Bài : THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố và nâng cao những hiểu biết về phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đông nghĩa.
- Có kĩ năng sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau, lĩnh hội các nghĩa của từ, kĩ năng lựa chọn từ đồng nghĩa cho thích hợp với ngữ cảnh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ.
- Lĩnh hội và phân tích sự khác biết cùng giá trị của từ trong nhóm từ đồng nghĩa khi được sử dụng trong lời nói.
- Dùng theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa khi sử dụng.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu quí vốn từ và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Phương tiện : SGK. SGV. HDCTKN
C. Cách thức tiến hành:
1. Giáo viên: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu bài
2. Học sinh:
- Hs chủ tìm hiểu bài mới qua hướng dẫn của GV.
D. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới.
Từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một từ có thể có nhiều nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.Tính nhiều nghĩa của từ là kết hợp của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa thường được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời chuyển nghĩa còn gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác. Để hiểu được điều này ta tìm hiểu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
? Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi ví dụ ở bài tập 1, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ.
HS : trả lời
GV : Được dùng ở các trường hợp khác nhau nhưng có điểm chung,tương đồng : là vật có hình dáng mỏng, dẹt như lá cây. Do các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau ( đều có nét nghĩa chung – chỉ thuộc tính hình dáng mỏng của lá). Cơ sở chuyển nghĩa : Hoán dụ lấy tên gọi đối tượng này gọi đối tượng khác.
? Hãy đặt câu với từ : Chân, tay, đầu, miệng, tim theo nghĩa chỉ tả con người.
HS : đặt câu
GV : Nhận xét, sửa.
? Đặt câu với từ chỉ vị giác chuyển nghĩa chỉ đặc điểm âm thanh.
HS : đặt câu
? Tìm từ đồng nghĩa với từ : Cậy, chịu và giải thích tại sao tác giả không dùng từ đồng nghĩa ?
HS : trả lời
? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào ô trống ?
HS : trả lời
GV kết luận về nghĩa của từ khi được sử dụng trong các hình thức khác nhau.
1.Bài tập 1.
a/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
+ Lá: Nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay cành, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹt.
b/ Từ lá được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau:
+ Chỉ bộ phận cơ thể; Chỉ vật bằng giấy; Chỉ vật bằng vải; Chỉ vật bằng tre, nứa, gỗ;Chỉ kim loại.
2. Bài tập 2.
- Đặt câu với mỗi từ chỉ bộ phận cơ thể con người; Mặt, miệng, lưỡi, đầu, tay, chân, tim...
“ Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nữa thì chưa thôi”
Đầu xanh: nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ
“ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Bàn tay: nghĩa chuyển, lấy bộ phận chỉ toàn thể.
Nhà có năm miệng ăn.
Năm miệng ăn: chỉ nhà có năm người
Cậu ấy có một chân trong đội bóng.
Một chân: nói cậu ấy có một vị trí trong đội bóng.
Bài tập 3.
- Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa thành chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc.
+ Âm thanh lời nói: Ngọt, chua chát, mặn nồng.
VD: Nói ngọt lọt đến xướng; giọng hát chua lét; tiếng cười nhạt thếch.
+ Tình cảm cảm xúc: Cay đắng, bùi tai, êm ái...
VD:
- Kỉ niệm ngọt ngào khiến anh áy rưng rức nuối tiếc những ngày đã qua.
- Từ lâu chị đã thấm thía nỗi cay đắng của cảnh cô đơn.
- Nó nói nghe thật bùi tai.
Bài tập 4.
- Từ đồng nghĩa với từ cậy, chịu trong câu thơ:
“Cậy em em ...sẽ thưa”.
+ Nhờ: người được nhờ có thể từ chối.
+ Cậy: người được nhờ phải bắt buộc nhận lời đồng thời thể hiện sự tin tưởng của người nhờ
+ Nhận: phải chấp nhận sự hi sinh của người được nhờ. à Đánh giá việc lựa chọn từ chính xác nhất.
Bài tập 5
a. Canh cánh: khắc hạo tâm trạng day dứt, triền miên của tác giả. Vừa biểu hiện tác phẩm vừa biểu hiện cho con người.
b. Liên can: từ ngữ trung hòa thích hợp nhất với câu.
c. Bạn: tính chất trung hòa.
2. Kết luận.
- Các từ khác nhau, có hình thức âm thanh khác nhau, nhưng nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác biệt về phạm vi sử dụng hoặc khác biệt về sắc thái biểu cảm tu từ. Khi sử dụng cần có sự lựa chọn từ thích hợp về nghĩa, về thái độ tình cảm và phù hợp với ngữ cảnh.
4. Củng cố bài:
5. Dặn dò: - Tập luyện với cách dùng từ và thay thế từ trong một văn cảnh cụ thể.
- Soạn bài : Ngữ cảnh
File đính kèm:
- van 11 tuan 10.doc