Giáo án ngữ văn 7 tuần 12

A / MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 

 

 

 

 

01

 

 

 

 

Kiến thức CẢNH KHUYA

- Nắm được những nét chính về Hồ Chí Minh

- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước được biểu hiện trong bài thơ.

- Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc của bài thơ

RẰM THÁNG GIÊNG

- Thấy được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của vị lãnh tụ yêu nước cao cả Hồ Chí Minh

- Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngô ngữ đặc sắc của bài thơ

 

 

02

 

Kỹ năng -Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

-Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch thơ Rằm tháng giêng

GD- KNS: Nhận thức, tư duy.

* Tích hợp Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước và bản lĩnh của người chiến sỹ cách mạng

03 Thái độ: - Giáo dục lòng kính yêu Bác

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS.

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 7 tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn: 24 / 10 / 2013 TUẦN : 12 Vằn - Ngày dạy: 6 / 11 / 2013 TIẾT : 45 A / MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 01 Kiến thức CẢNH KHUYA - Nắm được những nét chính về Hồ Chí Minh - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước được biểu hiện trong bài thơ. - Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc của bài thơ RẰM THÁNG GIÊNG - Thấy được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của vị lãnh tụ yêu nước cao cả Hồ Chí Minh - Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngô ngữ đặc sắc của bài thơ 02 Kỹ năng -Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. -Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch thơ Rằm tháng giêng GD- KNS: Nhận thức, tư duy... * Tích hợp Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước và bản lĩnh của người chiến sỹ cách mạng 03 Thái độ: - Giáo dục lòng kính yêu Bác - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS. B / CHUẨN BỊ: 01 Giáo viên SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống Soạn giáo án 02 Học sinh SGK , tìm thêm các tư liệu có liên quan Soạn bài( Trả lời các câu hỏi trong SGK) Các tài liệu liên quan bài học 03 Phương pháp *Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp và gợi tìm , phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái tạo, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhón, phương pháp thuyết trình (bình giảng, thuyết giảng) * Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật gia nhiệm vụ,kĩ thuật chia nhóm C / TIẾN TRÌNH BÀI DẠY KHỞI ĐỘNG ( Khám phá) 01 Ổn định lớp Giáo viên Học sinh -Ổn định nề nếp của học sinh -Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp - Kiển tra tác phong của H/S - Kiểm tra vệ sinh lớp học 1 phút 02 Kiểm tra bài củ Giáo viên Học sinh Đọc thuộc lòng diễn cảm khổ thơ cuối “ Bài ca nhà tranh...” và nêu cảm nhận của em về bài thơ? HS đọc thuộc lòng bài thơ & cảm nhận về nội dung , nghệ thuật của bài thơ :Bài thơ giúp người đọc hiểu được lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phảI sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực… Bài thơ được viết theo bút pháp hiện thực , tái hiện lại những chi tiết các sự việc nối tiếp từ đó khắc hoạ bức tranh về cảnh ngộ nhngx người nghèo khổ.Sự kết hợp các yếu tố tự sự miêu tả và biểu cảm. 5 phút 03 Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs -Phương pháp: thuyết trình, nhóm, hỏi đáp -Thời gian: 1p 75phút CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( Kết nối ) TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG HOẠT ĐỘPNG 2: HDHS Tìm hiểu chung -Mục tiêu: Nắm được tác giả tác phẩm, thể thơ -Phương pháp: Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp và gợi tìm , phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái tạo, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhón, phương pháp thuyết trình (bình giảng, thuyết giảng -Thời gian: 10p I/ TÌM HIỂU CHUNG ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? Hồ là lấy họ của ông Hồ Học Lãm là đại ân nhân của Nguyễn Tất Thành và mẹ của ông Lãm là mẹ nuôi của bà Nguyễn Thị Thanh ( chị của Bác Hồ) Chí Minh lấy tên Hầu Chí Minh là một đại ân nhân của Nguyễn Tất Thành ở trong tù + Hồ -> tiếng Hán là cổ nguyệt ( cổ là cũ, nguyệt là trăng => Cổ nguyệt trăng xưa + Chí -> nơi để tâm vào đáy là chí + Minh -> sáng => Hố Chí Minh -> VÀNG TRĂNG SÁNG NHẤT . Tác giả Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc và nhân loại. Với quan điểm văn chơng là vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trong cuộc hành trình khắp năm châu bốn biển tìm con đờng cứu nớc cứu dân, Ngời đã để lại những tác phẩm chính luận, những truyện ngắn đặc sắc: Bản án chế độ thực dân Pháp, "Vi hành", Lời kêu gọi của bà Trưng Trắc,... Ngày 2 - 9 - 1945, trớc toàn thể quốc dân đồng bào, trớc công luận thế giới, Ngời đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 1/ Tác giả: Hồ Chí Minh (19/05/1890- 2/09/1969) Là một danh nhân văn hóa thế giới , một nhà văn lớn. RẰM THÁNG GIÊNG - Năm 1948, trên chiếc thuyền ở neo giữa dòng sông ở chiến khu Việt Bắc oanh liệt. Bác đã cùng trung ương Đảng mở họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp ( 1947- 1948) . - Khi cuộc họp đã kết thúc thì đêm đã về khuya . Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất lan tỏa trên dòng sông bao la . Trước cảnh đẹpthơ mộng hùng vĩ ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ. CẢNH KHUYA Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947, Thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , lúc tình hình đất nước rất khó khăn, gian khổ, cam go. ? Tóm tắt vài nét về xuất xứ của hai văn bản? Cảnh khuya và Rằm tháng riêng là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ. 2 / Tác phẩm : a) Xuất xứ :. Viết ở chiến khu Việt Bắc , trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Cảnh khuya : Năm 1947 - Rằm tháng giêng: Năm 1948 - Số tiếng ( chữ ) : 7 chữ - Số câu : 4 câu - Gieo vần ở các chữ cuối các câu 1,2,4 ( Cảnh khuya : xa - hoa- nhà; Nguyên tiên : viên – thiên – thuyền) - Ngắt nhịp : + Cảnh khuya : ( câu 1: 3/4 ; câu 2,3: 4/3; câu 4: 2/5) + Nguyên tiêu : nhịp 4/3 b)Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt ( cả 2 bài) - Hai bài thơ , được viết theo thể thơ gì? - Chỉ ra đặc điểm của thể thơ? CẢNH KHUYA Tiếng suối trong / như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ, Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà. RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu) Phiên âm Kim dạ nguyên tiêu / nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ / tiếp xuân thiên; Yên ba thâm xứ / đàm quân sự, Dạ bán quy lai / nguyệt mãn thuyền. Dịch thơ Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn mầu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. *Về thể loại,so với những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã học, 2 bài thơ: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng có những điểm giống và khác là: -Giống: +Mỗi bài có 4 câu. Mỗi câu 7 chữ +Gieo một vần ở chữ cuối của các câu 1,2,4 (bài 1 vần a; bài 2 vần iên) +Cấu trúc nội dung bài thơ cũng theo trình tự: (khai, thừa, chuyển, hợp ) với 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau thể hiện tâm trạng. -Khác: +Bài 1: nhịp thơ có chút thay đổi ở câu 1 và câu 4 (câu 1 nhịp 3/4 ; câu 4 nhịp 2/5) Về nghệ thuật có 2 điểm có thể coi là cách tân trong thơ tứ tuyệt hiện đại : Tiết tấu ( nhịp ) và kết cấu ( bố cục) - Nhịp truyền thống 4/3 + Câu 1 nhịp ¾ ( tiếng suối trong / như tiếng hát xa) + Câu 4: nhịp 2/5( chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà) - So với bố cục thơ truyền thống ( khai , thừa, chuyển, hợp) , bài thơ này có nét khác là + 2 câu đầu và nữa câu 3 ( cảnh khuya như vẽ ) -> tả cảnh thiên nhiên + Phần còn lại : biểu hiện tâm trạng. - Câu 1-> âm thanh - Câu 2-> ngắm nhìn cảnh - Nữa câu 3: -> cảm nhận về cảnh vật - Nữa câu 3 -> sự thao thức - Câu 4: -> Nguyên nhân ( nỗi lo nước) ? Bố cục của mỗi bài thơ được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần ? - 2 câu đầu tả cảnh - 2 câu sau tả tình c)Bố cục: ( Khai, thừa , chuyển , hợp) - Tả cảnh thiên nhiên - 2 phần - Tả tâm trạng con ng Gv: Gọi hs đọc phần chú thích sgk/124 - Đọc chú thích d) Từ khó : SGK HOẠT ĐỘPNG 3: HDHS Phân tích chi tiết. - Mục tiêu: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.Tâm hồn chiến sĩ- nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế, vừa ung dung bình tình lạc quan. - Phương pháp: Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp và gợi tìm , phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái tạo, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhón, phương pháp thuyết trình (bình giảng, thuyết giảng - Thời gian: 20p II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN : CẢNH KHUYA HOẠT ĐỘNG 2: - Mục tiêu: Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng đẹp và sống động. Tình yêu thiên và cảm nhận tinh tế của tâm hồn người chiến sĩ- nghệ sĩ. - Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp và gợi tìm , phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái tạo, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhón, phương pháp thuyết trình (bình giảng, thuyết giảng - Thời gian: 20p 1. CẢNH KHUYA - Gv : Cho học sinh đọc 2 câu thơ đầu - Học sinh đọc 2 câu thơ đầu ?) Hai câu đầu miêu tả cảnh gì? ở đâu? - Cảnh trăng ở rừng chiến khu Việt Bắc a) CẢNH ĐÊM TRĂNG RỪNG VIỆT BẮC: Tiếng suối trong như tiếng hát xa –> So sánh -> trong trẻo , ấm ấm Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa-> Điệp từ -> Lung linh , huyền ảo => Tình yêu thiên nhiên ? Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya được miêu tả thông qua những sự vật nào? - ( suối, trăng, cổ thụ, hoa) ? Em đã học bài thơ nào miêu tả tiếng suối ?( bài ca côn sơn) Côn sơn có suối nước trong Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm ?So sánh điểm khác nhau của 2 câu thơ của Nguyễn Trãi – Bác Hồ Bác Hồ - Bác ví tiếng suối như tiếng hát xa - Nghe tiếng suối trong Nguyễn Trãi Tiếng suối ví như tiếng đàn Suối nước trong LỜI BÌNH - Một vẽ đẹp vừa đậm màu sắc dân gian vừa trang nghiêm cổ kính cảnh có hình vật, có ánh sáng có âm thanh trên Nền cành núi rừng Việt Bắc vắng vẻ , huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối thanh trong như ngọc . Câu thơ của Bác khuyến ta nhớ lại câu thơ của Nguyễn Trãi . -- Nguyễn Trãi ví tiếng suối như tiếng đàn, Bác ví tiếng tiếng với tiếng hát, Nguyễn trãi tả nước suối trong còn Bác nghe tiếng suối trong. Người cảm nhận âm thanh chứ không tả cảnh vật , tả màu sắc. Trong đâm khuya thanh vắng giữa chốn rừng Việt Bắc nghe tiếng hát trong trẻo . Ngay câu thơ mở đầu , đã đưa người đọc vào thế giới thiên nhiên hiền hòa. CÂU 1 ?Tiếng Suối được miêu tả với đặc điểm gì? - (suối trong như tiếng hát xa) ? Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - So sánh ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó - (hình ảnh so sánh đặc sắc: tiếng suối là âm thanh của TN với tiếng hát là âm thanh của con người) - (Làm cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trở nên gần gũi với con người hơn và mang sức sống trẻ trung hơn) => Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất? => trong trẻo ,, ấm ấm ? Ở câu thơ 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? -> Điệp từ ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - quấn quýt , lung linh, huyền ảo ? Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên qua câu thơ thư 12 -=> lung linh , huyền ảo ? Vậy, qua hai câu thơ này, Tình cảm của Bác đối với thiên nhiên? - Tình yêu thiên nhiên LỜI BÌNH ( CÂU 2) Câu thơ thứ 2 của bài thơ thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp Nhìn lên : vầng trăng cao lồng cổ thụ - nét họa có nét trang nghiêm cổ điển Nhìn xuống thấp : bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại in lồng trong hoa câu thơ vẽ ra một không gian ba tầng với những mảng màu đen trắng lồng lẫn nhau . Bởi tâm hồn Bác giàu chất thơ, mà Bác quen nhìn các sự vật, các hiện tượng trong mối quan hệ tự nhiên biện chúng của chúng phát hiện ra những vẽ đẹp độc đáo của thiên nhiên. - Hs đọc 2 câu thơ cuối - Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh hay tả tâm trạng? - Đó là tâm trạng của ai? - Tâm trạng - Tâm trạng của Bác 2. TÂM TRẠNG CỦA BÁC : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ , -> so sánh -> Say mê ngắm cảnh( thi sĩ ) Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà -> Điệp từ-> Lo nỗi nước nhà ( chiến sĩ ) => Lòng yêu nước - Câu thơ thứ 3 sử dụng biện pháp tu từ gì ? - So sánh - Đây là một nhận xét thiên về tư duy , sau khi ngắm nhìn thiên nhiên . Nhưng là sự rung động sâu sắc trước vẻ đẹp của thiên nhiên của một tâm hồn thi sĩ - Như vậy Việt bắc hiện lên huyền ảo nên thơ lung linh mà không ghê sơ , bức tranh đêm khuya Việt Bắc thể hiện tình yêu thiên nhiên , đất nước vô cùng và tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm của nhà thơ. - Câu 3 “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” .”Chưa ngủ” vì lí do gì ? - Say mê ngắm cảnh - Giữa câu 3, và câu 4 có sự chuyển ý lặp từ rất hay , độc đáo đó là từ nào ? - Vậy từ “ chưa ngủ” lặp lại 2 lần ở đây sử dụng biệt pháp tu từ gì ? - Từ “ Chưa ngủ” - Điệp từ - Bằng nghệ thuật điệp từ” chưa ngủ” , câu thơ thứ 4 lý giải vì sao Bác không ngủ ? - Lo nỗi nước nhà - Từ tả cảnh tác giả chuyển sang biểu hiện tâm trạng : + Thao thức chưa ngủ ( ở câu 3) + Bồn chồn chưa ngủ ( câu 4 ) - Bài thơ dừng lại ở nỗi nước nhà . Qua từ nỗi người đọc liên tưởng đến tình hình đát nước khó khăn năm 1947 đang trong thời điểm gay go. => - Bác chưa ngủ là vì cảnh đẹp của thiên nhiên hay là vì lí do gì khác? - Bác chưa ngủ không phải để thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên mà là vì nỗi lo việc nước - Hai câu thơ đầu đã dẫn người đọc chúng ta vào một thế giới thiên nhiên huyền ảo, trong trẻo , truyền thống. - Đến câu thơ thứ ba vừa như khắc đậm , gói lại phần trên như mở chuyển cho phần kết thúc. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngũ Cảnh đẹp tựa như tranh vẽ kia , người làm sao nhắm mắt được , Người thao thức vì cảnh đẹp chăng ? Vì sao người chưa ngữ được ? Thật bất ngờ cảnh khuya kết thúc . Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà - Hai câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? - ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? - Miêu tả theo lối ước lệ của thơ cổ điển: cảnh đẹp như tranh vẽ - Làm cho cảnh trở nên sống động và đậm nét. - Điệp từ chưa ngủ - Nhấn mạnh thêm nỗi lo nước nhà của Bác và thể hiện rõ cốt cách của nhà thơ Cách Mạng. ? Bài thơ đã cho em hiểu gì về Bác? - Bác là người yêu nước, yêu TN và có tinh thần trách nhiệm đối với nước, với dân. - Thì ra cái nguyên nhân chủ yếu khiến người chưa ngủ không phải là cảnh khuya như vẽ ở câu 3 chưa phải chứa đựng mối quan hệ nhân quả chính- mà là “ nỗi nước nhà” là bản lề giữa hai bài của bài thơ - Là kết quả từ hai phía nguyên nhân . Ba từ đó nêu lên được cái thực tế nhìn được để mở sâu va2oca1i hiện thực. Từ nào được lặp lại nhiều lần?Tác dụng của việc lặp lại Hai từ “chưa ngủ” ở câu thơ thứ ba lặp lại ở đầu câu thơ thứ tư cho thấy niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước.Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác , nhà thơ – người chiến sĩ -Câu thứ tư “chưa ngủ vỡ lo nỗi nước nhà” mở ra vẻ đẹp chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ cũn chớnh là vỡ lo vận mệnh của đất nước. HOẠT ĐỘNG 4: HDHS Tổng kết -Mục tiêu:HS hiểu nội dung nghệ thuật của bài. -Phương pháp: Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp và gợi tìm , phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái tạo, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhón, phương pháp thuyết trình (bình giảng, thuyết giảng -Thời gian: 6 p III/ TIỂU KẾT ? Tóm tắt vài nét về nghệ thuật của bài thơ ? 1. Nghệ thuật : - Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - Sử dụng biện pháp nghệ thuật : so sánh, điệp từ . - Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1,4 Nội dung bài thơ nói lên vấn đề gì ? 2. Nội dung : Bài thơ thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước. 2. RẰM THÁNG GIÊNG: Hd đọc : Bản phiên âm đọc với nhịp: 4/3 - 2/2/3; bản dịch thơ: 2/2/2 - 2/4/2. - - Hs đọc 2 câu thơ đầu a) SÔNG NƯỚC ĐÊM TRĂNG: - Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì? - Sông nước đêm trăng Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên; Rằm xuân lồng lộng trăng soi, ® Tròn đầy, tỏa sáng Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; ® Điệp từ® Tràn ngập sắc xuân. => Xuân trong lòng người Nhà thơ Xuân Thủy kể lại: Đầu năm 1948, Bác chủ trì cuộc Hội nghị Trung ương mở rộng , nhằm vạch ra phương hướng và nhiệm vụ giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam . Sau cuộc họp , Bác xuôi thuyền về nơi căn cứ . Nhân đêm trăng sáng, cảnh đẹp. Trong phút thi hứng ấy, Bác đọc bài thơ “ Rằm tháng giêng” để lại cho chúng ta một tuyệt tác. - Cảnh đêm rằm tháng giêng được miêu tả thông qua những sự vật nào? - Trăng, sông , nước , trời - Mở đầu là đêm rằm tháng giêng ( rằm xuân lồng lộng trăng soi) Chỉ với 3 chữ “ Nguyệt chính viên” Bác đã đặc tả tận cùng của cái đẹp của vầng trăng rằm tháng giêng” Lồng lộng trăng soi” Vừa cao vời vời , vừa lộng lẫy , và như thế cái sức soi sáng tỏ ra của ánh trăng mới mênh mông làm sao. - Nhà thơ Xuân Thủy khi dịch thơ thêm chữ {lồng) mà mất đi chữ ( chính viên) trăng tròn ở độ viên mãn nhất. + Không gian ( kim dạ) + Thời gian( nguyên tiêu) + Cảnh vật( nguyệt chính viên) => Ba cái như hài hòa . đan tựa vào nhau , tạo nên một bức tranh cảnh dặc sắc. Đây là sự học tập của thơ Đường ( ngắn gọn, cô đúc) - Giải nghĩa các từ Hán việt trong câu 1 - Kim -> nay - Dạ-> đêm - Nguyên tiêu-> Rằm tháng giêng - Nguyệt-. Trăng - Chính-> vừa , đúng - Viên-> tròn - Câu 1: Nguyệt chính viên có nghĩa là gì? - Trăng tròn nhất ( Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó , đây là một đêm trăng đẹp ( nguyệt chính viên) hơn nữa đây là đêm trăng đầu tiên của năm , bao sự tinh khôi, mới mẻ, tinh liệng tronhg đêm rằm tháng giêng. => Qua sự phân tích trên , em có nhận xét gì về hình ảnh ánh trăng trong câu thơ đầu tiên. Tròn đầy, tỏa sáng ? Giải nghĩa các từ Hán Việt câu thơ 2 Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên -> Điệp từ -> Tràn ngập sắc xuân. ( Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) - Xuân giang: dòng sông mùa xuân - Xuân thủy : nước mùa xuân - Tiếp: liền - Xuân thiên: bầu trời mùa xuân CÂU 2 - Khi miêu tả dòng sông, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Sử dụng điệp từ - Câu thơ thứ 2 nhà thơ không chỉ tả tiết xuân đến khắp muôn nơi một cách thông thường mà khác họa cái sắc xuân ấy rõ nét đến từng đường viền chi tiết . Trong thơ xưa cũng đã từng nói đến( sông xuân, trời xuân) nhưng ( nước xuân) thì có lẽ Bác Hồ của chúng ta mới có . Phải người có tâm hồn thi sĩ đến nhường nào thì mới nhìn cảnh vật thi vị đến thế. - Trên dòng sông xuân đẹp đến thế , con thuyền của Bác neo đậu giữa dòng sông họp bàn việc quân sự . ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Ý nghĩa: Thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân , tạo cảm giác sức sống ấy đay ùn ùn nổi dậy . Đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên. - Em có nhận xét gì ? cảnh sắc xuân trong câu thơ thứ 2? - Tràn ngập sắc xuân . Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền b) Bàn bạc việc quân: - Đọc 2 câu thơ cuối , em hình dung ra cảnh gì ? Yên ba thâm xứ đàm quân sự,-> Bàn việc kháng chiến Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền.-> Liên tưởng-> Niềm vui phơi phới => Thể hiện tinh thần yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan . Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền - yên : khói - ba ;sóng - thâm: sâu - xứ : nơi - đàn: bàn bạc - quân sự : việc quân - dạ bán : lúc nửa đêm - quy lai: trở về - nguyệt : trăng - mãn: đầy - Thuyền : thuyền -Khói sóng trong thơ cổ điển thì đã có + Yên ba giang thượng sử nhân sầu( Thôi Hiệu – Hoàng Hạc Lâu) + Yên ba thâm xứ hữu ngư châu ( cao Bá Quát ) Ở đây “ Yên ba thâm xứ “ của Hồ chí Minh đã làm mới mẽ vẽ đẹp thơ cổ , Nơi xa xăm khói sóng không còn là nỗi buồn nhớ cánh hạc vàng không trở lại mà yên ban thâm xứ của Bác là để bàn bạc việc quân , để hành động. Mặc dù bác đã vận dụng thơ cổ điển . - Em hiểu “ Yên ba thâm xứ “ có nghĩa là gì ? - là nơi tận cùng của khói sóng vừa kín đáo vừa yên tĩnh - Em hiểu như thế nào về chi tiết: “đàm quân sự”? - Bàn công việc kháng chiến chống Pháp, bàn việc hệ trọng của dân tộc. => Câu thơ thứ 3 nêu lên vấn đề hệ trọng gì ? => Bàn việc kháng chiến - Em hiểu về hình ảnh “ Trăng ngân đầy thuyền” Hình ảnh đó biểu tượng ý nghĩa gì ? - con thuyền như chở đầy ánh trăng - Thuyền đầy trăng - Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền ( Trương Kế) - da bán quy lai nguyệt mãn thuyền ( Hồ Chí Minh) - Tâm trạng của Bác lúc đó ra sao ? => Niềm vui phơi phới - Giống : Đều có hình ảnh con thuyền và dòng sông Qua hai câu thơ cuối , em có nhận xét gì tình cảm của Bác đối với đất nước? Và phong thái của Bác? => Thể hiện tinh thần yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan . Khác: + Gợi sự u ẩn , thoát tục ẩn dật + Con thuyền cách mạng, chở niềm tin phơi phới. HOẠT ĐỘNG 4: TỔNG KẾT III/ TỔNG KẾT - Nét đặc sắc về nghệ thuật của 2 bài thơ ? 1. Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Sử dụng hiệu quả biện pháp điệp từ, so sánh, liên tưởng. - Ngôn từ bình dị, gợi cảm. - Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. - Nêu nội dung chính của hai bài thơ ? - Qua hai bài thơ, em học được đều gì ở Bác ? + + + + 2. Nội dung: - Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc huyền ảo, tràn đầy sức sống. - Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan. HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu:HS biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. - Phương pháp: Hỏi đáp, giải thích H/S (THỰC HÀNH ) Thảo luận nhóm Cử đại diện phát biểu II LUYỆN TẬP: ( PHÚT ) 4 CỦNG CỐ ( 4 PHÚT) - Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học. - Phương pháp: Hỏi đáp - Thời gian: 6 p - Tóm tắt vài nét về tác giả, tác phẩm - Nội dung , nghệ thuật HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( VẬN DỤNG) 5 DẶN DÒ ( 5 PHÚT) - Chuẩn bị “ Kiểm tra Tiếng Việt” - D/ RÚT KINH NGHIỆM - Võ Hoàng Trúc Tường THCS Thạnh Đông - Ngày soạn: 08 / 11 / 2013 - TIẾT : 46 Tiếng Việt - Ngày dạy : 11 /11 / 2013 - TUẦN : 12 I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm kiểm tra sau khi học xong phần Tiếng việt từ tuần 9 đến tuần 12 - Với hình thức đánh giá năng lực rèn luyện kĩ năng viết diễn đạt trình bày một đoạn văn. II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Đề kiểm tra : Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận tự lớp. - Thời gian: 45 phút. III/ THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức đã học phần Tiếng việt ( Từ tuần 09- 12) - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. KHUNG MA TRẬN TÊN CHỦ ĐỀ (Nội dung, chương..) NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG CỘNG TL TL THẤP CAO Từ đồng âm Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Thành ngữ - Khái niệm từ đồng nghĩa và phân loại. - Khái niệm từ trái nghĩa . - Khái niệm từ đồng âm - Khái niệm thành ngữ - Cách hiểu nghĩa của thành ngữ - Tác dụng của thành ngữ - Tìm ví dụ về từ đồng nghĩa - Tìm ví dụ ? Nhận dạng từ đồng âm, xác định từ đồng âm? Nhận dạng thành ngữ - Viết một văn có sử dụng thành ngữ Số câu : Số điểm: Tỉ lệ % Số câu : 2 Số điểm:4 Tỉ lệ 40 % Số câu : 2 Số điểm: 4 Tỉ lệ 40 % Số câu : 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % Số câu : Số điểm: Tỉ lệ % Số câu :5 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100 % IV/ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: ( ĐỀ KIỂM TRA ) Câu 1 : ( 2,0 điểm ) Thế nào là từ đồng nghĩa ? Một từ có nhiều nghĩa thì hiện tượng đồng nghĩa trong từ đó sẽ như thế nào? Từ đồng nghĩa được chia làm mấy loại ? Cho ví dụ ? Câu 2: ( 1,0 điểm ) Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ . Câu 3: ( 2,5 điểm) Từ đồng âm là từ như thế nào? Làm thế nào để nhận biết hai từ đồng âm với nhau? Trong ví dụ sau từ “ đường” có phải là từ đồng âm hay không? ( Cô ấy mang đường và hoa quả vượt qua 20 km đường đến thăm tôi) Câu 4: ( 2,5 đểm) Thế nào là thành ngữ ? Tác dụng ? Nghĩa của thành ngữ ? Tìm và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau Rồi đến chiều , tự nhiên chị ấy máy mắt thì đâm lo thành ra ruột nóng như cào. Thật không muốn có chuyện lôi thôi trong nhà , đàng nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ. Câu 5: ( 2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng thành ngữ ? V/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: CÂU HỎI NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM Câu 1: ( 2,0 điểm ) - Khái niệm : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau - Phân loại: Chia làm 2 loại + Đồng nghĩa hoàn toàn + Đồng nghĩa không hoàn toàn - Ví dụ : 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2: ( 1,0 điểm) - Khái niệm : Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau - Ví dụ 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3: ( 3 điểm ) - Khái niệm : Là những

File đính kèm:

  • doctuan 12 ngu van 7.doc
Giáo án liên quan